Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011



tải về 1.54 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

- Giai đoạn từ nay đến năm 2015:


+ Khai thác hết công suất của các dây chuyền đã đầu tư, trong giai đoạn trước mặt tập trung chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất các thuốc thuộc nhóm thuốc thiết yếu, các hoạt chất chưa có số đăng ký nhưng với dạng bào chế thông thường trên các dây chuyền đã có để khai thác hết công suất.

+ Khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất thuốc generic, thuốc thiết yếu tại các vùng chưa có nhà máy sản xuất thuốc



- Giai đoạn từ năm 2015-2020:

+ Khuyến khích kêu gọi đầu tư một số nhà máy có dây chuyền sản xuất các dạng bào chế thuốc có công nghệ hiện đại, thuốc có dạng bào chế đặc biệt.


- Giai đoạn từ 2020 - 2030


Theo định hướng phát triển kinh tế -xã hội, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, thu nhập bình quân đầu người tăng và đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc sẽ tăng đáng kể. Về cơ cấu bệnh tật, ngoài những bệnh của vùng nhiệt đới, những bệnh "thế kỷ" do tăng dân số, do tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường, những bệnh dịch mới phát sinh (SARS) và sẽ phát sinh, chúng ta ngày càng phải đối mặt với những căn bệnh của các nước phát triển, như các bệnh tim mạch, tâm thần, tiểu đường, béo phì, mất trí nhớ của người cao tuổi…

Những hướng phát triển sản xuất hoá dược trong giai đoạn này nên tập trung vào việc khai thác hết công suất của các nhà máy mới đầu tư trong giai đoạn 2010-2020 và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất các thuốc phòng dịch, cung ứng thuốc khẩn cấp trong các trường hợp cấp bách,… Ngoài ra, nâng cao chất lượng thuốc để tăng khả năng xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Âu.

Như vậy, nếu thực hiện đúng lộ trình về đầu tư và phát triển thì đến năm 2020 chúng ta có thể sản xuất đủ để cung ứng 70% nhu cầu về thuốc và đến có khả năng tự ứng cứu trong các trường hợp bệnh dịch cũng như tăng khả năng xuất khẩuvào năm 2030.

3. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế

3.1. Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ


Việc sử dụng vắc xin để phòng và chữa bệnh cho nhân dân chủ yếu qua Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin sử dụng với hình thức dịch vụ với tỷ lệ không cao (chỉ tính trên số lượng, không tình đến giá trị). Từ sau giải phóng, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã thường xuyên đào tạo cho các cán bộ từ tuyến huyện, xã đến tuyến tỉnh, trung ương về viẹc sử dụng. tiêm, bảo quản,… vắc xin và đã trang bị hệ thống về cơ sở vật chất, con người để thực hiện việc bảo quản và sử dụng đúng cách. Với nhu cầu sử dụng vắc xin hiện nay, không cần thiết phải quy hoạch các nhà máy sản xuất vắc xin theo vùng, miền mà mục tiêu chủ yếu vẫn là cung ứng đủ vắc xin và thông qua Chương trình tiêm chủng mở rộng để cung ứng cho toàn hệ thống phòng dịch trong cả nước. Mặt khác hiện nay, tại Miền bắc, miền Trung, miền Nam đều đã có các nhà máy sản xuất vắc xin.

3.2. Định hướng phát triển theo thành phần kinh tế


Các doanh nghiệp sản xuất sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế tiền thân là các Viện, các Công ty do nhà nước đầu tư nên trong cơ chế thị trường hiện nay xuất hiện nhiều bất cập. Để phát triển hệ thống sản xuất vắc xin, trước hết phải thực hiện việc chuyển đổi các doanh nghiệp sản xuất vắc xin từ 100% vốn nhà nước sang hình thức tư nhân hóa để kêu gọi nguồn vốn đầu tư và nâng cấp các Công ty này.

Trình độ công nghệ sản xuất vắc xin tại Việt Nam hiện nay còn yếu kém so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới: Hàn Quốc, Nhật Bản,….do đó để phát triển trước hết phải kêu gọi liên doanh, liên kết với các nước để tăng trình độ công nghệ cũng như thực hiện việc chuyển giao công nghệ.

Do đó, Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách chủ động kêu goi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết đầu tư vào các cơ sở sản xuất vắc xin hiện có. Quảng bá, kêu gọi các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư trong việc xây dựng các nhà máy đạt chuẩn sản xuất các loại vắc xin đơn giá Việt Nam chưa đủ trình độ công nghệ sản xuất và đặc biệt là vắc xin phối hợp.

3.3. Định hướng quy mô và cơ cấu sản phẩm


Tính đến nay toàn quốc mới chỉ có hơn 8 cơ sở bào chế vắc xin và sinh phẩm y tế. Trong đó, 5 doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế. Giá trị sản xuất vắc xin trong nước chỉ đạt khoảng 10% tổng trị giá tiền vắc xin sử dụng.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần đầu tư vào công nghệ tiên tiến để làm sản xuất các vắc xin giá trị sử dụng cao đặc biệt là vắc xin đa giá. Số lượng các cơ sở bào chế vắc xin chưa nhiều và chưa có các cơ sở bào chế hiện đại đáp ứng được yêu cầu mới. Với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật ngày nay nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng vào công nghiệp bào chế vắc xin.

Bảng 44: Danh mục các Dự án cần đầu tư và nâng cấp công nghệ sản xuất vắc xin

STT

Tên cơ sở

Dây chuyền đang đầu tư hiện nay

Các dự án khuyến khích đầu tư

1

Sản xuất vắc xin đa giá




2

Sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất vắc xin




Các dự án đầu tư nâng cấp về công nghệ sản xuất

1

Trung tâm nghiên cứu SX vắc xin & sinh phẩm y tế

Vắc xin sởi giảm độc lực đông khô

2

Viện vắc xin và sinh phẩm y tế

Vắc xin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván hấp phụ

Đóng thành phẩm vắc xin và sinh phẩm y tế



3

Công ty vắc xin và sinh phẩm số 1

Vắc xin viêm não Nhật Bản, Vắc xin viêm gan B tái tổ hợp và vắc xin tả uống

Đóng thành phẩm vắc xin và sinh phẩm y tế



4

Công ty vắc xin Pasteur Đà Lạt

Vắc xin thương hàn

Đóng thành phẩm vắc xin và sinh phẩm y tế



Các dự án cần đầu tư nâng cấp để đạt chuẩn




Công ty vắc xin và sinh phẩm số 2






    Bảng 45: Danh mục các dự án phục vụ phát triển công nghệ vắc xin

STT

Tên dự án

Nội dung

Vốn đầu tư (Tr. USD)

Thời điểm đầu tư



Dự án nâng cấp Viện kiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn Quốc tê

Nhà nước đầu tư nâng cấp và hoàn thiện Viện kiểm định quốc gia về vắc xin và sinh phẩm y tế với nhân lực, trang thiết bị cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

20,0

2010-2020



Đề án chuyển đổi các công ty sản xuất vắc xin, sinh phẩm

Kêu gọi đầu tư, Thực hiện hợp tác công tư, chuyển đổi cổ phần hóa các doanh nghiệp sản xuất vắc xin nhằm tăng trình độ công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu vắc xin có chất lượng cao cho hệ thống y tế dự phòng

5,0

2010-2020

3

Đề án thành lập 02 trung tâm nghiên cứu quốc gia

Đầu tư cho xây dựng 2 trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ sinh công nghệ sinh học và sản xuất vaccin sinh phẩm tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh


20,0







Tổng




45,0

2010-2020

3.2. Định hướng phát triển theo thời gian


Căn cứ vào nhu cầu sủ dụng thuốc trong thời gian tới và căn cứ vào khả năng khai thác, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất, dự kiến đầu tư trong thời gian tới như sau:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2015:


+ Trong giai đoạn 2010 -2015 dự kiến đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất vắc xin chưa đạt tiêu chuẩn GMP và nâng cấp trình độ khoa học công nghệ của các cơ sở sản xuất vắc xin đã đạt chuẩn GMP, khai thác hết công suất của các dây chuyền đáp ứng nhu cầu vắc xin của Chương trình tiêm chủng mở rộng, ngoài ra ứng cứu được trong những trường hợp bệnh của vùng nhiệt đới, những bệnh "thế kỷ" do tăng dân số, do tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường, những bệnh dịch mới phát sinh (SARS) và sẽ phát sinh,…

- Giai đoạn từ 2015 - 2020:


+ Nghiên cứu chuyển hầu hết các sản phẩm mới từ nghiên cứu phòng thí nghiệm, qua nghiên cứu thử nghiệm Pilot, chuyển sang triển khai diện rộng đến giai đoạn sản xuất vắc xin đa giá, thương phẩm mới về vaccin, sinh phẩm nguyên liệu làm thuốc và một số sản phẩm khác.

- Giai đoạn từ 2020 - 2030:


Những hướng phát triển sản xuất vắc xin trong giai đoạn này nên tập trung vào việc đầu tư công nghệ sản xuất vào vắc xin đa giá, các vắc xin bào chế với công nghệ hiện đại mà Việt Nam chưa sản xuất dược, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước xung quanh khu vực. Sản xuất các vắc-xin thế hệ mới để sử dụng trong nước và cho xuất khẩu. Chủ động phát triển mạnh mẽ công nghệ sinh học hiện đại, tập trung vào công nghệ gen, công nghệ protein tái tổ hợp, công nghệ tế bào gốc trong sản xuất vaccin sinh phẩm và tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc. Hình thành chương trình nghiên cứu về gen và protein tái tổ hợp và tế bào gốc ứng dụng trong Y Dược

Như vậy, nếu thực hiện đúng lộ trình về đầu tư và phát triển thì đến năm 2020 chúng ta có thể sản xuất đủ để cung ứng 100% nhu cầu về vắc xin phục vụ chương trình Tiêm chủng mở rộng, có khả năng sản xuất vắc xin đa giá và đảm bảo có trình độ công nghệ sản xuất hiện đại vào năm 2030.




tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương