Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang54/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   62

263- Trần Nhân Tông (1258-1308): Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba triều Trần, con cả Trần Thánh Tông, lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông (1285-1288), sau nhường ngôi cho con, đi tu ở núi Yên Tử, trở thành vị Tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm.

264- Trần Thái Tông (1218-1277): Trần Thái Tông, quê huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, tên là Trần Cảnh, vị vua đầu tiên của nhà Trần. Ông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ nhất thắng lợi, nhường ngôi cho con để tập trung nghiên cứu giáo lý nhà Phật và soạn tập Khóa hư lục.

265- Trần Thánh Tông (1240-1290): Trần Thánh Tông, vua thứ hai triều Trần, nhân từ, có nhiều chính sách tích cực, và là một nhà thơ lớn, trị vì 20 năm (1258-1278), sau nhường ngôi cho con là Trần Nhân Tông.

266- Trần Huyền Trân (1913-1989): Tên thật là Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Việt Minh, làm việc ở đoàn kịch Tháng Tám, lên Việt Bắc chống Pháp. Sau 1954, Trần Huyền Trân chuyển sang hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sân khấu. Cùng với một số người bạn như Lộng Chương, Lưu Quang Thuận, Hà Văn Cầu, Nguyễn Đình Hàm..., các ông đã bỏ tiền túi ra thành lập nhóm chèo Cổ Phong để có nơi bảo lưu những giá trị nghệ thuật của dân tộc và đào tạo nghề cho các lớp diễn viên. Ông là người đã dày công sưu tầm, chỉnh lý những tích chèo cổ, những trích đoạn đã trở thành mẫu mực của nghệ thuật chèo (như Vân Dại, Quan Âm Thị Kính...). Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.

267- Phan Văn Trị (1830-1910): Người làng Hạnh Thông, huyện Bảo An, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh), đỗ Cử nhân (1849) nhưng không ra làm quan. Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, ông lui về Cần Thơ dạy học và chủ trương chống Pháp, không hợp tác với địch. Là bạn của Đồ Chiểu, ông làm nhiều thơ yêu nước được sĩ phu mến mộ, đi tiên phong trong cuộc bút chiến với Tôn Thọ Tường.

268- Phan Chu Trinh (hoặc Phan Châu Trinh) (1872-1926): Tự Huy Mã, hiệu Tây Hồ, người làng Tây Lộc, huyện Tiền Phước, tỉnh Quảng Nam. Năm 1901, đỗ Phó bảng, làm quan Bộ Lễ rồi bỏ về hoạt động yêu nước, chịu ảnh hưởng của Cách mạng Dân chủ Trung Quốc, chủ trương đấu tranh ôn hòa. Pháp bắt năm 1908 nhân phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, đày ông ra Côn Đảo, nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp mới được tha, ông lánh sang Pháp. Năm 1925, ông trở về nước hoạt động ở Sài Gòn, rồi mất. Nhiều nơi, trong đó có Hà Nội tổ chức truy điệu ông.

269- Triệu Việt Vương (?-571): Triệu Việt Vương là miếu hiệu của Triệu Quang Phục, quê huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước Triệu Việt Vương phò Lý Nam Đế lập nước Vạn Xuân (544), rồi tự mình lên ngôi, xây căn cứ Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) chống quân xâm lược nhà Lương, sau bị Lí Phật Tử đánh bại, chạy về đến cửa Đại An (Nam Định) thì mất.

270- Trần Bình Trọng (1259-1285): Danh tướng đời Trần, quê huyện Thanh Liêm, Hà Nam, vốn họ Lê do có công lớn nên được ban họ vua. Trong trận đánh ở sông Thiên Mặc, ông bị giặc Nguyên bắt dụ hàng, ông khẳng khái nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” và chịu chết.

271- Trúc Khê (1901-1947): Học giả, nhà văn, tên thật là Ngô Văn Triện, các bút danh: Ngô Sơn, Kim Phượng. Trúc Khê quê ở làng Canh Thị Cấm, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Học chữ Nho rồi học trường Pháp Việt. Làm thợ đóng sách nhà in và viết báo, làm thơ từ năm 20 tuổi cho các báo Trung Bắc tân văn, Thực nghiệp dân báo, Văn học tạp chí, chủ bút báo Bắc Hà. Từ năm 1935, ông chuyên giúp Nhà xuất bản Tân Dân ra Tiểu thuyết Thứ bảy, Phổ thông bán Nguyệt san, Tao Đàn… Ông còn cộng tác với báo Tri ân, nước Nam. Khoảng năm 1927, ông tham gia Việt Nam quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học, bị bắt giam Hỏa Lò, quản thúc 5 năm ở quê. Sau mở Trúc Khê thư cục xuất bản sách và viết các báo, viết sách về danh nhân Lịch sử, dịch sách Trung Quốc, viết Tiểu thuyết… Tác phẩm chính: Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Trần Thủ Độ, Chu Mạnh Trinh, Đò Chiều, Nát Ngọc, Trăm lạng vàng, Chợ chiều (thơ); Truyền kỳ mạn lục, Tang thương ngẫu lục, Lý Bạch, Kinh thi (dịch). Ông mất năm 47 tuổi trong kháng chiến chống Pháp ở Trại Bo, huyện Quốc Oai.

272- Phan Văn Trường (1876-1933): Người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, làm thông ngôn Phủ Thống sứ, sau sang Pháp dạy ở trường Viễn Đông bác ngữ học, đậu Tiến sĩ Luật, làm Luật sư ở Paris, rồi về sống ở Sài Gòn (1923). Ông liên hệ mật thiết với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, tham gia phong trào vận động dân chủ, tìm hiểu chủ nghĩa Mác, viết báo La Cloche feslée (Tiếng chuông rè), làm chủ bút tờ LAnNam (Nước Nam) bằng tiếng Pháp, công kích chủ nghĩa thực dân Pháp, bị bắt và bị kết án tù. Đời ông đau đáu nỗi đau mất nước. Ông mất tại quê ngày 23 tháng 4 năm 1933.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   50   51   52   53   54   55   56   57   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương