Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang51/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   62

243- Nguyễn Gia Thiều (1741-1798): Tước Ôn Như Hầu, người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh trưởng trong một gia đình quý tộc, từ bé học trong phủ chúa Trịnh, thông minh, am hiểu nhiều ngành nghệ thuật: Nhạc, Họa, Kiến trúc… Năm 18 tuổi, ông được làm Hiệu úy rồi thăng Tổng binh, trấn thủ Hưng Hóa, được phong tước hầu. Tây Sơn thống nhất đất nước, ông về làng ẩn dật rồi mất. Ông là tác giả Cung oán ngâm khúc nổi tiếng.

244- Lê Đức Thọ (1911-1990): Tên thật là Phan Đình Khải, quê làng Dịch Lễ, nay thuộc xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương, bị Pháp bắt tù đày ở Côn Đảo, Hỏa Lò, Sơn La, Hòa Bình… Ra tù, ông tham gia phát động cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa. Kháng chiến toàn quốc, ông công tác ở miền Nam, giữ cương vị chủ chốt trong Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục miền Nam. Năm 1955, ông được bổ sung vào Bộ Chính trị, phụ trách công tác tổ chức của Trung ương Đảng, Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, tham gia Quân ủy Trung ương, sau trở lại miền Nam công tác. Ông là cố vấn đặc biệt của phái đoàn Chính phủ ta tại hội nghị Paris, ký hiệp định với Mỹ giải quyết hòa bình vấn đề Việt Nam. Năm 1975, ông vào Nam chỉ đạo cuộc tổng tiến công mùa xuân và chiến dịch Hồ Chí Minh thống nhất đất nước.

245- Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996): Sinh tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 1930, ông học Luật ở Paris; năm 1948, tham gia Mặt trận Liên Việt; năm 1949, được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Những năm 50, ông hoạt động tích cực trong phong trào trí thức phản đối sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương, bị địch bắt giam 02 lần (1950-1952 và 1954). Được tự do, ông hoạt động trong phong trào đòi hòa bình thống nhất đất nước. Năm 1960, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tổ quốc thống nhất, ông là đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Quyền chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức lớn, giàu lòng yêu nước, hoạt động cách mạng liên tục 50 năm. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

246- Đặng Phúc Thông (1906-1951): Quê ở xã Cự Khối, Gia Lâm, nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội. Ông tốt nghiệp Đại học Mỏ, Đại học Cầu cống Paris. Về nước làm kỹ sư Sở Công chính Đông Dương. Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Thứ trưởng Bộ Giao thông Công chính, trực tiếp chỉ huy các đoàn tàu chở lương thực và đoàn quân Nam tiến chống Pháp. Năm 1946, ông tham gia phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Phôngtennơblô (Pháp). Kháng chiến toàn quốc, ông lên chiến khu Việt Bắc làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng Giao thông Công chính. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I.

247- Nguyễn Thông (1827-1884): Tiểu danh là Thiệu, tự Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên bảo nhân, biệt hiệu Độn Am, sinh tại thôn Bình Thạnh, tổng Thanh Hội Hạ, huyện Tân Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An). Trong lịch sử nước nhà ở phía Nam nửa cuối thế kỷ 19, Nguyễn Thông là nhà hoạt động xã hội toàn diện. Ông là nhà thơ, nhà văn hóa lớn nhưng cũng tham gia cầm quân đánh giặc từ buổi đầu đất nước bị xâm lược (tháng 02 năm 1859). Những năm tháng cuối đời của Nguyễn Thông rơi vào thời kỳ đất nước dồn dập diễn ra nhiều sự kiện đen tối. Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có: Ngọa Du sào văn tập, Độn Am văn tập, Kỳ Xuyên văn sao, Dưỡng chính lục…

248- Phạm Huy Thông (1916-1988): Giáo sư, Viện sĩ, nhà thơ, nhà Sử học, nhà Sư phạm. Ông quê làng Đại Xá, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Tôt nghiệp cử nhân Luật ở Hà Nội (1937), ông sang Pháp học đậu Tiến sĩ Luật (1942), Thạc sĩ Sử - Địa (1944), làm việc ở Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (1944-1950). Ông biết nhiều thứ tiếng, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp (1949). Ở Pháp, ông hoạt động trong giới Việt kiều yêu nước, làm thư ký cho Hồ Chủ Tịch và phái đoàn ta sang Pháp (1946). Ông bị trục xuất về nước năm 1952 và bị bắt giam tại Sài Gòn hai năm. Ra tù, ông làm Tổng thư ký phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn, địch lại bắt đưa ra Hải Phòng, năm 1955 được cách mạng giải thoát. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng: Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (1956-1967), Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Quyền Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên, Chủ tịch Hội du lịch Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban hòa bình thế giới, Đại biểu Quốc hội khóa II, III, Giải thưởng quốc gia Hồ Chí Minh (2000). Ông là một trong những người khởi xướng “Thơ mới”, tác giả nhiều tập thơ và kịch thơ, chủ trì đề xuất nghiên cứu thời Hùng Vương. Ông còn chỉ đạo biên soạn những bộ Ngữ pháp Tiếng Việt, từ điển Pháp - Việt cùng các công trình nghiên cứu tư tưởng xã hội Việt Nam.

249- Hoàng Văn Thụ (1906-1944): Là bậc tiền bối cách mạng, dân tộc Tày, quê xã Nhân Lý, huyện Văn Yên, nay là Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Ông tham gia cách mạng từ năm 1927, đại biểu dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1943, ông bị Pháp bắt tại Hà Nội, nhưng vẫn đấu tranh kiên cường bất khuất, bị chúng kết án tử hình. Ngày 24 tháng 5 năm 1944, chúng xử bắn ông tại trường bắn Tương Mai. Những hoạt động của Hoàng Văn Thụ rất đa dạng. Ông rất giàu kinh nghiệm đối với công tác tuyên truyền trong công nhân, binh sĩ. Ông là chủ bút nhiều tờ báo bí mật như: Tranh đấu, Lao động nhằm phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng cho đồng bào miền núi. Ông cũng sử dụng thơ ca phục vụ cho lý tưởng cách mạng của mình. Có nhiều bài Sli, lượn do Hoàng Văn Thụ sáng tác đã trở thành phổ biến và đi vào kho tàng văn nghệ dân gian dân tộc.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   47   48   49   50   51   52   53   54   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương