Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang53/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   62

257- Ngô Tất Tố (1894-1954): Nhà báo, nhà văn hiện đại, người làng Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông đỗ đầu xứ nhưng bỏ nho học, đi làm báo, viết văn dịch thuật. Những tác phẩm nổi tiếng trước Cách mạng như Tắt đèn, Việc làng, Lều chõng…Cùng với các bài báo bình luận xuất sắc, những sách nghiên cứu phê bình như Nho giáo, Lão tử, Mặc Tử, dịch thơ văn Hán - Nôm và truyện Trung Quốc, đã đưa ông thành cây bút hiện thực lớn. Ông tham gia Văn hóa cứu quốc, đi kháng chiến chống Pháp, làm báo cách mạng và mất tháng 4/1954 tại Yên Thế, Bắc Giang.

258- Tố Hữu (1920-2002): Tên thật là Nguyễn Kim Thành, là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam, quê làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1936, ông gia nhập Đoàn thanh niên. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Tháng 4 năm 1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Cuối 1941, ông vượt ngục, về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy xã Hà Tân huyện Hà Trung Thanh Hóa. Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên-Huế. Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

259- Trần Tống (1916- 1988): Quê thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia cách mạng rất sớm, đến năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 10 năm 1939, ông bị Thực dân Pháp bắt, giam tù tại các nhà lao Quảng Nam, Hội An, nhà tù Buôn Ma Thuột và nhà ngục Đăk Mil. Tháng 5 năm 1945, ông ra tù, tham gia giành chính quyền tại Quảng Ngãi và đảm nhiệm nhiều công tác, chức vụ Đảng ở Khu V. Sau năm 1957, ông được giao nhiều chức vụ quan trọng như Phó Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Phó Giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

260- Nguyễn Trường Tộ (1828-1871): là giáo dân làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, được một Giám mục người Pháp đưa sang học ở Paris. Năm 1861, ông về nước, có kiến thức rộng, muốn cải cách xã hội, chấn hưng đất nước bằng công nghiệp nhưng do triều Tự Đức thủ cựu đã gạt bỏ 58 bản điều trần tiến bộ của ông từ năm 1863 đến 1871.

261- Phan Phu Tiên (Thế kỷ XIV-XV): Tự Tín Thần, người làng Vẽ (Đông Ngạc), huyện Từ Liêm, đỗ Thái học sinh (1393) thời Trần Thuận Tông. Làm quan An phủ Phó sứ phủ Thiên Trường, bác sĩ Quốc Tử Giám kiêm Quốc sử viện (1445) triều Lê. Ông là nhà Sử học, nghiên cứu Văn học, nhà giáo nổi tiếng là tác giả Đại Việt Sử ký tục biên ghi Sử liệu từ năm 1225-1427, tiếp bộ Đại Việt sử ký (do Lê Văn Hưu soạn) và có công tuyển soạn bộ sách thơ Nôm đầu tiên ở nước ta: Việt âm thi tập.

262- Trần Quốc Toản (1267-1285): Tước Hoài Văn Hầu, vì còn nhỏ không được dự Hội nghị Bình Than đã tức giận bóp nát quả cam, sau mộ quân treo cờ “Phá cường địch, báo Hoàng ân”, tham gia vào các chiến thắng Tây Kết, Chương Dương.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương