Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang55/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   62

273- Trường Chinh (1907-1988): Ông tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9 tháng 2 năm 1907, ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Do truyền thống gia đình, được sự giáo dục của cha, từ nhỏ, ông đã làm quen với Tứ thư, Ngũ kinh, thơ Đường và được đào tạo bài bản về Văn hóa và Lịch sử theo truyền thống Nho học. Khi lớn lên, ông bắt đầu tiếp xúc Tây học và theo học bậc Thành chung tại Nam Định. Từ năm 1925, ông đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh. Năm 1926, ông bị trường đuổi học. Năm 1927, ông chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mạitham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, ông tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản ĐảngBắc Kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của đảng. Năm 1930, ông được chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm này, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936, ông được trả tự do. Giai đoạn 1936-1939, ông là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ cùng Hoàng Văn ThụHoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, ông được cử làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp. Ông từng giữ các chức vụ: Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Cố vấn của Trung ương Đảng, là nhà Lí luận, nhà Văn hóa, nhà thơ (với bút danh Sóng Hồng). Ông đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng.

274- Phan Trọng Tuệ (1917-1991): Người huyện Thanh Trì, tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi. Năm 1939-1940, ông là Bí thư Đảng ủy Cộng sản liên tỉnh Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây, Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 27 năm tù giam và đày ra Côn Đảo. Từ năm 1974 đến 1976, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bí thư Đảng ủy của Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, Khóa IV, đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa IV.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương