Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang58/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62

286- Nguyễn Công Trứ (1778-1858): Hiệu Ngộ Trai, Hy Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ giải nguyên (1819), làm Tri huyện rồi đến Tổng đốc, Thượng thư nhưng đầy chìm nổi, có lúc bị cách làm lính. Ông có tài thao lược, có công khai hoang lấn biển vùng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, lập ra các huyện mới: Tiền Hải, Kim Sơn… Ông còn là nhà thơ tài hoa, sáng tác nhiều bài ca trù nổi tiếng.

287- Lê Trực (thế kỷ XIX): Người làng Thanh Thủy, Quảng Bình. Năm 1882, ông đang là đề đốc Hà Nội, vì không giữ được thành, rút chạy lên Sơn Tây nên bị cách chức về quê. Ngày 5 tháng 7 năm 1885, kinh đô Huế bị Pháp chiếm, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra Hà Tĩnh, xuống chiếu Cần vương, kêu gọi sĩ phu và nhân dân đánh giặc Pháp, Lê Trực triệu tập nghĩa binh khởi nghĩa ở vùng Quảng Bình. Sau đó bị giặc đánh ráo riết, ông chạy ra Hà Tĩnh. Ở đây ông hợp sức với Tôn Thất Đàm (con cả Tôn Thất Thuyết) tiếp tục kháng chiến. Cho tới ngày vua Hàm Nghi bị bắt, thấy bất lực, ông giải tán nghĩa binh, về sống ẩn ở quê nhà.

288- Nguyễn Trung Trực (1838-1868): Người phủ Tân An, tỉnh Đình Tường (nay thuộc Long An), còn có tên Nguyễn Văn Lịch - một nông dân kiêm ngư nghiệp, hăng hái nổi lên chống Pháp khi chúng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ. Ông từng đánh đắm chiếm hạm Hy Vọng (Espérence) trên sông Vàm Cỏ (1861), được giao trấn thủ Hà Tiên. Pháp chiếm xong Nam Kỳ, ông lập căn cứ ở Hòn Chuông tiếp tục chiến đấu cho đến khi bị Pháp bắt và đem hành hình ở Rạch Giá. Ông để lại câu nói nổi tiếng: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

289- Trưng Vương: Tháng 3, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).

290- Nguyễn Tuân (1910-1987): Nhà văn Việt Nam, người làng Mọc Thượng Đình, sinh tại phố Hàng Bạc, nhưng sống với gia đình thời trẻ ở miền Trung. Làm báo, viết văn, đóng phim từ năm 1930. Nổi tiếng với thể loại Tùy bút mang phong cách riêng độc đáo. Ông tham gia chống Pháp, đi Nam tiến, làm Thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam, tham dự các chiến dịch sông Thao, đường số 4. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị: Thiếu quê hương, Vang bóng một thời, Tóc chị Hoài, Sông Đà, Hà nội ta đánh Mỹ giỏi….

291- Mai Anh Tuấn (1815-1855): Tên thật là Mai Thế Tuấn, quê xã Thạch Giản, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông là danh thần đời Thiệu Trị, đỗ Thám hoa và được bổ chức Hàn Lâm viện trước tác, sung chức Hành tẩu Bí thư sở tòa thuộc nội các, Hàn lâm thị độc học sĩ. Sau một thời gian, ông dâng sớ can hoàng đế Tự Đức không nên phái đoàn quan chức đem thuyền nhà nước tiễn viên quan nhà Thanh, vì quá tốn kém, mà chỉ nên gửi họ theo thuyền buôn. Vua Tự Đức không hài lòng, kết tội ông "khi quân bất kính" và hạ chức, phái đi làm án sát tỉnh Lạng Sơn. Đến Lạng Sơn, ông lo dẹp thổ phỉ để giữ gìn trị an. Năm 1851, quân thổ phỉ nhà Thanh tràn sang cướp phá vùng Tiên Yên, tiến sâu vào Lạng Sơn. Ông cùng Chưởng vệ Nguyễn Đạc đem quân đuổi đánh, bước đầu thắng lợi. Nhưng sau đó Nguyễn Đạc bị thương. Mai Anh Tuấn đem quân tiếp cứu nhưng gặp địa hình hiểm trở, cả ông và Nguyễn Đạc đều bị hy sinh trong cuộc chiến.

292- Tuệ Tĩnh (1341-1385): Tên thật là Nguyễn Bá Thành, quê phủ Hồng Châu (nay thuộc huyện Cẩm Giàng), tỉnh Hải Dương. Ông có tài chữa bệnh, được cử sang Trung Quốc chữa bệnh cho hoàng hậu, bị lưu lại và mất ở bên đó. Ông là tác giả các bộ sách về thuốc Nam dược thần hiệuHồng Nghĩa Giác tự y thư.

293- Đào Duy Tùng (1924-1998): Quê xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Năm 1945, ông lãnh đạo cướp chính quyền huyện, vào Đảng Cộng sản làm Chủ nhiệm Việt Minh huyện Kim Anh. Sau làm tới Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Ông được tặng Huân chương Hồ Chí Minh.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương