Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang60/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62

296- Ngô Gia Tự (1908-1935): Nhà cách mạng tiền bối của Đảng Cộng sản cách mạng Việt Nam, người xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Học trường Bưởi, bị đuổi vì bãi khóa. Gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1927, ông sang Quảng Châu dự huấn luyện, về nước được vào tỉnh bộ Bắc Ninh, Kỳ bộ Bắc Kỳ. Ông là một trong bảy người lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở phố Hàm Long (3-1929). Thành lập Đảng, ông làm Bí thư lâm thời Xứ ủy Nam Kỳ. Cuối năm 1930, ông bị bắt và kết án tù chung thân, năm 1933, ông bị đày ra Côn Đảo. Tháng 01/1935, ông cùng một số đồng chí vượt Côn Đảo và mất tích giữa biển đông.

297- Nguyễn Huy Tự (1743-1790): Người làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông đậu Hương cống năm 1760, dạy Thái tử Trịnh Sâm, làm quan đến chức Đốc đồng Hưng Hóa và trấn Sơn Tây. Khi Thăng Long có loạn kiêu binh (1786), ông cáo ốm từ quan về quê. Thời Quang Trung, được Ngô Thì Nhậm tiến cử, ông vào Phú Xuân làm Thị lang ít năm rồi mất ở quê nhà. Ông là tác giả truyện Nôm bằng thơ: Hoa tiên.

298- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960): Nhà văn Việt Nam Hiện đại, người làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Từ khi đi học, ông đã tham gia phong trào yêu nước của học sinh Hải Phòng, làm Thư ký nhà Đoan, rồi về Hà Nội viết văn để sống. Tác phẩm của ông phần lớn đều lấy đề tài Lịch sử, đăng lần đầu ở Tạp chí Tri tân (1942) là tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì. Năm 1943, ông tham gia Văn hóa cứu quốc, đại biểu dự hội nghị Tân Trào. Sau cách mạng, hoạt động Văn nghệ. Kháng chiến, lên Việt Bắc góp phần thành lập và xây dựng Hội Văn nghệ Việt Nam. Hòa bình lập lại, ông thành lập và là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng. Ông là nhà văn Hà Nội viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Hà Nội, nhất là tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô và kịch bản Lũy Hoa.

299- Lê Hữu Tựu (1944-1972): Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông tham gia quân đội làm xạ thủ súng máy 12,7mm, chiến đấu hơn 50 trận, diệt 31 máy bay Mỹ ở chiến trường Tây Nguyên, bắt nhiều tổ lái máy bay địch. Ông nhiều lần bị thương, nhiễm chất độc hóa học nhưng vẫn không chịu rời vị trí chiến đấu. Ông được tặng Huân chương chiến công hạng 1, 2, 3 và là Đại đội phó Đại đội phòng không số 3, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 2, Liên khu V.

300- Tô Ngọc Vân (1906-1954): Họa sĩ - chiến sĩ quê gốc làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên, sinh ở Hà Nội, học khóa II trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-1931), sau trở thành Giáo sư Hội họa của trường. Ông tham gia hoạt động bán công khai trong Mật trận Việt Minh, sau Cách mạng tháng Tám, ông là một trong những Họa sĩ đầu tiên được vào vẽ Bác Hồ. Ông đã chiến thắng trong hành trình đi từ cái đẹp vì cái đẹp sang cái đẹp vì cuộc đời. Ông mất trong kháng chiến chống Pháp sau 28 năm cống hiến cho Hội họa Việt Nam Hiện đại, để lại nhiều tác phẩm sơn dầu giá trị, được lưu giữ trong các bảo tàng quốc gia và thế giới. Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

301- Trần Cao Vân (1866-1916): Quê huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Ông tham gia khởi nghĩa Võ Trứ ở Phú Yên, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, sau cùng Thái Phiên vận động vua Duy Tân chống Pháp ở Huế, việc không thành, bị Pháp bắt và bị xử chém ở cửa An Hòa (Huế).

302- Chế Lan Viên (1920-1989): Tên chính là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở Nghệ Tĩnh, sinh ở Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, học ở Qui Nhơn, đỗ Trung học rồi dạy tư. Chế Lan Viên nổi tiếng từ khi còn ít tuổi với tập thơ Điêu tàn (1938), tiếp đó là tập văn xuôi Vàng sao (1942). Từ Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên hoạt động Văn nghệ và Báo chí ở Liên khu IV rồi chuyển ra hoạt động ở Việt Bắc, tham gia nhiều khóa Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách bao gồm Thơ, Bút ký, Lý luận - Phê bình với bút pháp sắc sảo, thông minh và giàu chất trí tuệ. Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

303- Hoàng Quốc Việt (1902-1992): Nhà cách mạng vô sản tiền bối, tên thật là Hạ Bá Cang, nguyên quán Đáp Cầu, nay thuộc thành phố Bắc Ninh. Ông tham gia phong trào yêu nước từ khi học trường Kỹ nghệ thực hành Hải Phòng, vào Nam Kỳ gây dựng An Nam Cộng sản Đảng. Bị bắt đày ra Côn Đảo, nhờ Mặt trận Bình dân Pháp, ông được trả tự do. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng sản Đông Dương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VII, ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   54   55   56   57   58   59   60   61   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương