Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang56/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   62

275- Tôn Thất Tùng (1912-1982): Anh hùng lao động, Giáo sư - Bác sĩ, nhà Bác học Việt Nam, nổi tiếng thế giới về phẫu thuật gan. Ông là người Thừa Thiên-Huế. Năm 27 tuổi, ông đã được Đại học Tổng hợp Paris tặng huy chương bạc về Luận án Tĩnh mạch gan. Năm 1939, ông mổ thành công ca cắt gan đầu tiên ở Paris. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Thứ trưởng Bộ Y tế, góp phần xây dựng Trường Đại học Y. Sau hòa bình, ông làm Chủ nhiệm khoa Ngoại Trường Y, Giám đốc Bệnh viện Việt-Đức, cống hiến nhiều công trình có giá trị cho ngành Y, đào tạo nhiều lớp bác sĩ, được bầu là Viện sĩ của nhiều Viện Hàn lâm trên thế giới, giảng dạy nhiều trường Đại học lớn của các nước. Ông từng được tặng Huy chương Vàng Quốc tế Lannơlônggiơ của viện Hàn lâm phẫu thuật Paris (1977), được giới Y học toàn cầu đánh giá cao. Ông mất ngày 7 tháng 5 năm 1982 tại Hà Nội, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

276- Lê Hữu Trác: xem tiểu sử Hải Thượng Lãn Ông.

277- Nguyễn Trác (1904-1986): Quê ở xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1930, ông làm công cho hãng buôn Charner ở Sài Gòn. Tháng 7 năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tại Chi bộ của hãng. Ba tháng sau, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Tháng 01 năm 1931, ông bị địch bắt, bị kết án 10 năm và đày đi Côn Lôn. Tháng 7 năm 1936, ông được đại xá, trở về tiếp tục xây dựng cơ sở Đảng ở Quảng Nam và các tỉnh khác, được bầu vào Xứ ủy Trung kỳ kiêm Bí thư Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cho đến cuối năm 1938 thì bị địch bắt lại và đày đi Qui Nhơn, Buôn Ma Thuột và đưa đi an trí ở Darto (Đắc Tô - Kon Tum) cho đến năm 1945. Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng như: Giám đốc Tư pháp Liên khu 4, Giám đốc Vụ Hình hộ Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huân chương Hồ Chí Minh.

278- Bùi Xương Trạch (1451-1528): Danh nhân thời Lê Sơ, sinh ở làng Định Công, huyện Thanh Trì, sau chuyển sang cư ngụ ở làng Thịnh Liệt, nay thuộc quận Hoàng Mai, lập ra dòng họ Bùi khoa bảng. Ông đỗ Tiến sĩ khoa 1478, được cử vào Hàn Lâm Viện, làm đến chức Thượng thư Bộ Binh, Đô ngự sử, Tế tửu Quốc Tử Giám, tước Quảng Văn Hầu, truy tặng là Thái phó Quảng quận công. Ông là tác giả bài ký Quảng Văn Đình nổi tiếng.

279- Nguyễn Trãi (1380-1442): Nhà tư tưởng lớn, hiệu Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín, Hà Nội), quê gốc ở Chí Linh (Hải Dương), đỗ Thái học sinh năm 1400 thời nhà Hồ, làm Chánh trưởng Ngự sử đài. Quân Minh xâm lược nước ta, bắt cha ông là Nguyễn Phi Khanh giải về giam lỏng ở Đông Quan. Nghe lời cha, ông trốn vào Lam Sơn theo Lê Lợi, dâng sách Bình Ngô, tham gia cuộc bao vây địch ở Đông Quan, giành toàn thắng, theo lệnh vua Lê Thái Tổ, ông viết bài Bình Ngô đại cáo được coi như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử nước ta. Ông giữ chức Nhập nội Hành khiển, trở thành nhà chiến lược, nhà ngoại giao, nhà tư tưởng - văn hóa lớn của dân tộc, để lại nhiều tác phẩm thơ văn mang tính nhân đạo tiêu biểu. Cuối đời bị vu oan, ông về ở ẩn tại Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), rồi chịu án “Lệ chi viên” tru di ba họ. Hai mươi năm sau, Lê Thánh Tông mới minh oan cho ông. Tác phẩm để lại: Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập…Mấy thế kỷ qua, Nguyễn Trãi luôn luôn được mọi người ngưỡng mộ. Năm 1980, ông được xếp vào hàng Danh nhân Văn hóa thế giới.

280- Đinh Công Tráng (1842-1887): Quê làng Trinh Xá, huyện Thanh Liêm (nay là xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông là một lãnh tụ của phong trào Cần Vương chống Pháp ở vùng Ninh Bình, Thanh Hóa, lập chiến khu Ba Đình. Ông tử trận trong cuộc chiến ở Đô Lương (Nghệ An).

281- Hoàng Tích Trí (1903-1958): Quê gốc Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh, ông sinh tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm. Ông là Bác sĩ, nhà Vi trùng học - Dịch tễ học có nhiều đóng góp vào sự nghiệp y tế Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Y tế đầu tiên trong Chính phủ cách mạng, Tổng giám đốc Viện Vi trùng học Pasteur, giảng dạy nhiều năm ở các trường đại học về Vi sinh vật học, Ký sinh trùng học. Ông là một trong 09 giáo sư đầu tiên của ngành y được công nhận năm 1955, là tác giả nhiều công trình khoa học ngành y.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   52   53   54   55   56   57   58   59   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương