Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang52/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   62

250- Nguyễn Đức Thuận (1916-1985): Tên chính là Bùi Phong Tự, quê ở xã Bản Ngữ, huyện Vụ Bản, Nam Định, nhà nghèo, lớn lên phải ra Hà Nội làm thợ. Năm 1937, ông tham gia Đảng Cộng sản, làm Bí thư Chi bộ, tham gia Thành ủy, phụ trách phong trào công nhân. Năm 1940, ông bị địch bắt, kết án khổ sai, đày đi Sơn La, rồi đưa ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền, được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, sau tham gia Xứ ủy Nam Bộ. Kháng chiến toàn quốc, ông làm Bí thư Khu ủy khu VIII, Phó Chủ tịch mặt trận Nam Bộ, Trưởng ban mặt trận, Phó chủ tịch mặt trận Nam Bộ. Từ 1951, ông hoạt động bí mật ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. 1956 bị bắt giam tại Sở Thú Sài Gòn, P42… Bị tra tấn vô cùng dã man, ông vẫn giữ vững chí khí chiến đấu của người Cộng sản, địch lại đày ông ra Côn Đảo. Năm 1964, ra khỏi nhà tù đế quốc, ông ra vùng tự do rồi ra Bắc, làm nhiều công tác quan trọng của Đảng, Mặt trận… Năm 1980-1985, ông là Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Ủy viên thường vụ Liên hiệp công đoàn thế giới. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa IV đến khóa VII, Ủy viên Ủy ban Thường vụ quốc hội, Ủy viên Hội đồng nhà nước, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1976-1982). Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 2007.

251- Cầm Bá Thước (1858-1895): Ông là người dân tộc Thái ở châu Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, con cụ quản cơ Cầm Bá. Ông nguyên là tù trưởng dân tộc thiểu số ở thượng du Thanh Hóa. Đáp ứng tiếng gọi kháng chiến dưới cờ nghĩa của Phan Đình Phùng, ông cầm đầu các đội quân thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sau đó, ông cũng tham gia cuộc khởi nghĩa Tống Duy Tân, từng được cử làm Bang biện hai châu Thường Xuân và Lang Chánh. Chính ông đã chủ trương kinh tài bằng cách đem ngọc quế để Nghĩa đảng bán lấy tiền mua quân lương khí giới. Ông tích cực hoạt động và hi sinh năm 1895. 

252- Mai Xuân Thưởng (1860-1887): Quê làng Phú Lạc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, đỗ cử nhân. Ông lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp sau khi kinh thành Huế thất thủ. Nghĩa quân hoạt động trong ba tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Tháng 6 năm 1887, ông sa vào tay giặc và bị sát hại.

253- Xuân Thủy (1912-1985): Tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, quê huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông từng giữ các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Paris, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội đồng Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông là nhà thơ, để lại các tác phẩm Đường xuân, Thơ Xuân Thủy

254- Tôn Thất Thuyết (1835-1913): Quê xã Xuân Long (Thừa Thiên Huế). Năm 1868, ông được bổ nhiệm Án sát Hải Dương, rồi làm Tán tương quân vụ. Năm 1873, ông tham gia trận đánh Pháp ở Cầu Giấy lần thứ nhất cùng với quân Cờ Đen, giết tên phó tướng địch là Bomri. Năm 1883, được sung vào Viện Cơ mật, khi vua Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần. Tháng 7 năm 1885, ông chủ động tấn công các căn cứ của Pháp ở Huế. Cuộc tấn công thất bại, ông đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị, xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi toàn dân kháng chiến. Nghiệp lớn không thành, ông bị bắt và đầy sang Trung Quốc.

255- Hoàng Như Tiếp (1910-1982): Quê xã Nam Phố Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ra mở Văn phòng thiết kế chung với kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện. Thời kỳ 1935-1936, ông hoạt động trong mặt trận Bình dân. Ông là thành viên sáng lập và là Tổng thư ký đầu tiên của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông là tác giả thiết kế nhiều công trình như: Khu tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 02 ở Việt Bắc, Bảo tàng Kim Liên, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên). Ông còn chỉ đạo đề án cải tạo quy hoạch đô thị các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên. Ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

256- Nguyễn Văn Tố (1889-1947): Hiệu Ứng Hòe, người Hà Nội, nhà nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán rồi học ở trường Thông ngôn. Sau đó ông làm việc tại Trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội. Trước năm 1945, ông tham gia Hội truyền bá chữ Quốc ngữ. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời, được bầu làm đại biểu Quốc hội (năm 1946) và làm Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Bộ trưởng trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuối năm 1946, ông cùng Chính phủ kháng chiến lên Việt Bắc và hy sinh trong Chiến dịch Việt Bắc. Ông nghiên cứu các vấn đề Văn hóa, Văn học, Lịch sử, có nhiều công trình khảo cứu Sử học, khảo cứu Văn học sử và Văn bản học đã gây được tiếng vang lớn. Nguyễn Văn Tố thật sự là một nhà chí sĩ yêu nước chân chính, uyên bác và có những cống hiến xuất sắc trong việc xây dựng nền văn hiến của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   48   49   50   51   52   53   54   55   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương