Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang50/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   62

238- Cao Thắng (1864-1893): Quê ở làng Yên Đức, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông tham gia khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng chỉ huy năm 1885 và đã hy sinh trong một trận đánh đồn Pháp ở Thanh Chương (Nghệ An). Ông được cụ Phan Đình Phùng tin cẩn giao trách nhiệm chỉ huy quân sự. Nhờ có Cao Thắng, nghĩa quân trưởng thành nhanh chóng, mở rộng địa bàn, thanh thế vang dội ở 4 tỉnh miền Trung. Cao Thắng đã chế tạo được súng trường để trang bị cho nghĩa quân, làm cho các sĩ quan Pháp và kỹ sư Âu châu phải kinh ngạc.

239- Tôn Đức Thắng (1888-1980): Sinh ra trong gia đình nông dân cù lao “Ông Hổ”, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, An Giang. Ông lên Sài Gòn làm thợ xưởng Ba Son, lãnh đạo bãi công (1912). Ông vào lính thợ, sang Pháp, tham gia cuộc binh biến trên chiến hạm Pháp ở Biển Đen năm 1919, bị trục xuất về Sài Gòn, làm thợ Nhà Đèn. Năm 1926, gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Năm 1930, bị bắt, đày đi Côn Đảo, ông đã thành lập Chi bộ trong tù để đấu tranh. Cách mạng tháng Tám thành công, ông về Nam Bộ kháng chiến. Năm 1946, ông ra Bắc làm Phó Hội trưởng Liên Việt, năm 1960 là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ năm 1969-1980, là Chủ tịch nước. Ông được tặng giải thưởng Hòa Bình quốc tế, Huân chương sao vàng, Huân chương Lênin.

240- Lê Văn Thiêm (1918-1991): Sinh tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Ông là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ toán ở Pháp và làm giáo sư toán ở Đại học Zurích, Thụy Sĩ. Năm 1949, ông về nước tham gia kháng chiến ở Việt Bắc, lập trường Khoa học cơ bản, trường Sư phạm cao cấp và là Hiệu trưởng hai trường này. Từ 1951, ông là Hiệu trưởng trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Viện trưởng Viện Toán học. Ông là tác giả của trên 30 công trình khoa học về toán lý được trong nước và quốc tế công nhận, ông còn là đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Khoa học nhà nước, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

241- Lương Khánh Thiện (1903-1941): Quê xã Liêm Chính, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông hoạt động trong phong trào công nhân nhà máy sợi Nam Định, cảng Hải Phòng, vào Đảng Cộng sản, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Trở về Hà Nội, ông tiếp tục hoạt động, chỉ đạo cuộc bãi công ở Nhà Máy Xe lửa Gia Lâm (1938), được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng và phụ trách các tỉnh ven biển, vùng mỏ. Sau, ông bị địch bắt, kết án tử hình và hành quyết tại Kiến An.

242- Nguyễn Thiếp (1723-1804): Là nhà giáo và là danh sĩ cuối đời Hậu LêTây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông quê ở Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), được Hoàng đế Quang Trung ban hiệu La Sơn Phu Tử vì có công phò trợ Vua Bắc tiến, thống nhất quốc gia, cai trị đất nước. Ông đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước), hai là "Dân tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên".


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   46   47   48   49   50   51   52   53   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương