ĐẶng đĂng khoa sản xuất phân bón lá



tải về 4.1 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/52
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2022
Kích4.1 Mb.
#53227
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   52
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Quy trình sản xuất kẹo Noutgar
1.3.2. Nghiên cứu trong nước 
Tỷ lệ enzyme protease từ B. subtilis S5 sử dụng để thủy phân với cơ chất là 


16 
phụ phẩm đầu xương cá tra đạt hiệu quả cao là 2,5 ÷ 3%, nhiệt độ thủy phân thích 
hợp là 50
0
C, pH= 8 và trong thời gian là 10 giờ, hiệu suất thủy phân cao nhất là 
25,68%. (Nguyễn Thị Nếp, 2005). Để thủy phân cá phèn, cá ngân dạng cá phế liệu 
thu được sau công đoạn fillet bằng phương pháp thủy phân kết hợp, thủy phân bằng 
enzyme trước, thủy phân bằng acid sau. Trong đó, sử dụng chế phẩm enzyme 
protease từ vi khuẩn B. subtilis C10. Kết quả với điều kiện thủy phân bằng enzyme: 
tỷ lệ muối 3%, tỷ lệ dịch chiết enzyme 20% (dạng lỏng), tỷ lệ nước 30%, nhiệt độ 
50
0
C, điều kiện thủy phân bằng acid: tỷ lệ muối 3%, nhiệt độ thủy phân 90
0
C, thể 
tích HCl 7N là 20 %, trung hòa bằng Na
2
CO
3
20% cho hiệu quả thủy phân cao. 
Dịch đạm thu được có hàm lượng đạm tổng số 39 g/l, đạm formol 21,6 g/l, đạm 
amoniac 3,95 g/l. Sử dụng enzyme papain thô ly trích trực tiếp từ mủ đu đủ để thủy 
phân bánh dầu đậu nành tạo sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao ứng dụng trong 
chăn nuôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy điều kiện tối ưu cho enzyme papain trên cơ 
chất bánh dầu đậu nành là nhiệt độ 55
0
C và pH= 7. Với tỉ lệ enzyme:cơ chất là 
0,75:100 (w:w), hoạt tính đặc hiệu của enzim là 91,12 TU/mg, thời gian thủy phân 
là 24 giờ cho hiệu suất thủy phân cao nhất 11,8%. (Dương Thị Hương Giang, 
2006). Phối trộn phế phẩm cá và mùn cưa theo các tỷ lệ 4 cá : 1 mùn cưa; 3 cá : 1 
mùn cưa và 9 cá : 4 mùn cưa sau đó phun chế phẩm PMET vào các mẫu đã phối 
trộn với liều lượng 1 lít/m
3
và đem ủ kị khí. Trong quá trình ủ có đảo trộn và phun 
PMET định kỳ. Kết quả cho thấy các mẫu phân phối rộng theo tỷ lệ 3 : 1 và 9 : 4 
đều đạt tiêu chuẩn quy định trong sản xuất phân bón về hàm lượng chất hữu cơ và 
axit humic. Tuy nhiên cũng có một vài chất không đạt như hàm lượng kali vì vậy 
các tác giả khuyến cáo cần bổ sung thêm chất này trong quá trình ủ phân. (Lê Công 
Toàn, 2007). Võ Thị Hạnh và ctv (2009) đã nghiên cứu chế phẩm sinh học từ trùn 
quế để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm phân bón cho cây... Một ưu điểm nổi 
trội của các chế phẩm này là vẫn giữ nguyên mùi trùn tươi, các chất dinh dưỡng 
không bị mất đi hoặc biến chất theo thời gian. Chế phẩm BIO-BL, đã được dùng để 
bón cho cây trà ô long và một số cây hoa màu, cây kiểng...Kết quả sau khi sử dụng 
cho thấy búp trà tươi, màu sắc đẹp hơn, mùi hương của trà cũng thơm hơn. BIO-BL 


17 
được tạo thành từ trùn quế tươi phối trộn với hỗn hợp vi sinh vật hữu ích và enzyme 
dùng trong trồng trọt, lên men tạo sản phẩm có mùi trùn, giàu đạm protein và amin 
cao, enzyme tiêu hóa có hoạt lực cao, vi khuẩn có lợi. 
Nhóm tác giả cho biết ưu điểm của phương pháp chế biến trùn quế bằng công 
nghệ vi sinh là không cần dùng thiết bị đông lạnh hay thiết bị sấy nên không tốn chi phí 
điện, năng lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với công nghệ đơn giản, các hộ nông 
dân ở các vùng xa xôi có thể áp dụng dễ dàng. Việc có thêm các chế phẩm sinh học 
mới có giá thành rẻ góp phần làm cho ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng 
trọt phát triển tốt hơn. 
Hiện nay, để xử lý các loại phế phẩm nông nghiệp, rác thải sinh hoạt thì có 
các chế phẩm từ xạ khuẩn Streptomyces sp., nấm Trichoderma sp., vi khuẩn 
Bacillus sp.) được sử dụng để ủ phân gia súc, chất thải hũu cơ như rơm, rạ, rác thải 
sinh hoạt hữu cơ (đã tách riêng rác vô cơ). Việc sử dụng chế phẩm có thể giúp rút 
ngắn thời gian ủ hoai phân chuồng, phân xanh, rác từ 2 - 3 lần so với cách ủ thông 
thường. 
Trung tâm công nghệ sinh học thành phố Hồ Chí Minh đã tạo 4 loại phân 
bón có thành phần chủ yếu là dịch chiết từ trùn quế tươi với hàm lượng axit amin 
cao (Aspartic acid – 2.000 ppm; Leucine – 1.200 ppm; Alanine – 1.000 ppm; 
Glutamic acid – 1.000 ppm; Valine – 800 ppm). Ngoài ra còn chứa một số nguyên 
tố đa lượng và vi lượng cần thiết. Đa lượng: N – 5.0 %; P – 1.0 %; K – 3.0 %. Vi 
lượng: B – 200 ppm; Zn – 200 ppm; Mg – 120 ppm; Ca – 120 ppm; Fe – 100 ppm. 
Chúng có tác dụng kích thích tăng trưởng, ra hoa và tăng tỷ lệ đậu trái. 
Nguyễn Xuân Trình (2008), khi nghiên cứu công nghệ sản xuất bột cá, dịch 
đạm từ phụ phẩm cá da trơn và cá basa. Kết quả cho thấy các tác giả đã xác định 
được 180 phút là thời gian thủy phân để lượng protein hòa tan và acid amin tạo 
thành đạt cao nhất. Tỷ lệ enzyme trên cơ chất cũng có ảnh hưởng quan trọng đến 
hiệu suất thủy phân, tỷ lệ enzyme: cơ chất 0,2% ở nhiệt độ 60
0
C và pH= 5 cho hiệu 
quả thủy phân cao nhất. Khi so sánh hoạt tính giữa enzyme dịch dứa, enzyme tủa từ 
dịch dứa và enzyme Alcalase (là enzyme thủy phân có nguồn gốc từ vi khuẩn 


18 
Bacillus lischenifermic), kết quả cho thấy mẫu thủy phân bằng Alcalase có hàm 
lượng protein hòa tan và acid amin cao nhất, kế đến là enzyme dịch dứa, mẫu có 
enzyme tủa có hàm lượng protein và acid amin thấp nhất có thể là do hoạt tính 
enzyme bị mất đi trong quá trình tủa. 
Trần Thanh Nhãn (2009), khi sử dụng alcalase để sản xuất Gelatin từ da cá 
basa thì kết quả cho thấy nồng độ enzyme là 0,05%; thời gian thủy phân 25 phút, 
nhiệt độ thủy phân 43
0
C và pH môi trường thủy phân tốt nhất là 8. 
Theo Trần Thanh Nhãn và Trần Nguyễn Tú Oanh (2009), khi xử lý máu cá 
basa bằng enzyme alcalase thì các thông số tối ưu của quy trình là: pH = 7,05; thời 
gian thủy phân 2,81 giờ, nồng độ enzyme là 1,5% và cho hiệu suất thủy phân là 
5,91%. 
Theo Mạc Xuân Hòa và Trần Bích Lam (2012), khi thủy phân phế phẩm từ 
quá trình sản xuất fillet cá tra bằng enzyme Alcalase 2.4l nhằm thu nhận protein 
hydrolysate thì kết quả cho thấy điều kiện thủy phân tối ưu là: hàm lượng enzyme 
0,3% (v/w), nhiệt độ 67
0
C, và thời gian 130 phút. 

tải về 4.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương