Một trong những nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu



tải về 0.96 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.96 Mb.
#30917
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

3. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-LIBI


3.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-LIBI

Việt Nam và Libi có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/3/1975. Hai nước đã đặt Đại sứ quán tại thủ đô của nhau. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Chính phủ và nhân dân Libi đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ nhiệt tình. Sau ngày Việt Nam thống nhất (1975), Chính phủ Libi đã cho Việt Nam vay 800.000 tấn dầu thô với lãi suất 2,5% trả chậm sau 3 năm.

Ngày 17/10/1983, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Thông qua việc trả nợ Libi bằng hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường Libi và được người tiêu dùng Libi chấp nhận. Thời gian qua, quan hệ thương mại giữa hai nước chủ yếu là Việt Nam trả nợ Libi bằng hàng hoá, mỗi năm khoảng 10 triệu USD (xin xem phụ lục 12).

Các mặt hàng Việt Nam đã xuất khẩu trả nợ Libi gồm:

- Gạo: Việt Nam xuất sang Libi gạo 5% tấm đóng gói nhỏ trong lượng 5-10kg, có thể bán ngay cho người tiêu dùng.


  • Chè: Chủ yếu là chè đen thành phẩm chất lượng trung bình và cao

  • Hải sản: Libi chủ yếu nhập cá ngừ đóng hộp với hương vị và gia vị phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Libi.

  • Hàng may mặc: Áo jacket, quần áo bảo hộ lao động trên bờ và dùng cho thuỷ thủ đánh cá.

Tính đến 8/1998, việc thanh toán nợ cơ bản đã hoàn thành.

Hiện tại, trao đổi thông thường giữa hai nước vẫn còn khiêm tốn mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đã khá tích cực chào hàng, đặt cọc tiền để đăng ký xuất khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2003, Việt Nam mới chỉ xuất được 625.431 USD hàng hoá gồm cao su, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2004, sau khi Bộ Thương mại tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gồm đại diện một số doanh nghiệp Việt Nam sang Libi, kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường này đã có sự tăng trưởng: đạt 6 triệu USD. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Libi, gạo chiếm tới 5,8 triệu (96% giá trị xuất khẩu). Các mặt hàng còn lại gồm sản phẩm gỗ (135.000 USD) và hàng hoá khác (140.000 USD). Trong cán cân thương mại với Libi ta luôn xuất siêu tuyệt đối (xin xem phụ lục 13).

Về xuất khẩu lao động, trong suốt thời gian qua, Bộ Quốc phòng vẫn cung cấp công nhân cho Libi. Hiện tại có khoảng 300 người đang làm việc tại thị trường này.

3.2. NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-LIBI

  • Thuận lợi


Hai nước có quan hệ truyền thống tốt đẹp và mong muốn đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại nói riêng và trong các lĩnh vực khác nói chung. Điều này được thể hiện rất rõ trong nội dung các Biên bản cuộc họp Uỷ ban Liên Chính phủ Việt Nam-Libi (kỳ họp lần thứ 9 gần đây nhất diễn ra tại Tripoli).

Việt Nam và Libi đã mở Đại sứ quán tại mỗi nước, ký Hiệp định Thương mại từ năm 1983 trong đó dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc. Đây cũng là những thế mạnh để thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương.

Tuy dân số không đông, khoảng 5,5 triệu người (2003) nhưng do thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, đặc biệt với việc giá dầu lửa trên thế giới ngày càng tăng mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, Libi đã thành một thị trường hấp dẫn, có nhiều triển vọng đối với hàng hoá Việt Nam, nhất là hàng nông sản, hải sản và tiêu dùng. Do nông nghiệp không đáp ứng được tiêu dùng trong nước, Libi phải nhập khẩu đến 70% nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Đa số các mặt hàng bạn cần ta lại có thế mạnh. Một số sản phẩm Việt Nam đã trở nên quen thuộc và có chỗ đứng tại đây do việc Việt Nam xuất hàng trả nợ sang Libi. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải phát huy ưu thế này, nhất là các mối quan hệ được thiết lập với công ty bạn hàng của Libi đặc biệt là gạo, chè, cá ngừ, quần áo may sẵn.

Ngoài lĩnh vực thương mại, hai bên cũng có thể hợp tác trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, lao động.

Trong lĩnh vực lao động, năm 1999, Việt Nam đã từng gửi tới 5000 công nhân sang làm việc tại Libi. Hiện nay, Libi đang xây dựng dự án “Dòng sông nhân tạo vĩ đại” (Great Man Made River) cần nhiều nhân công, nhất là châu Á. Do vậy ta có thể tận dụng cơ hội này để tiếp tục gửi người lao động Việt Nam sang làm việc.

Việc Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Libi tháng 11/2003 và việc thực hiện chính sách mở cửa kinh tế của nước này là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.


  • Khó khăn

Nguyên nhân giá trị xuất khẩu của ta sang thị trường Libi còn khiêm tốn là do:

Hàng hoá của ta chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường này do khoảng cách xa, chi phí vận chuyển và lưu kho lớn.

Doanh nghiệp hai nước còn thiếu thông tin về nhau. Mặc dù Việt Nam đã đặt Đại sứ quán tại Libi nhưng ta chưa có đại diện thương mại tại đó. Do vậy, việc cung cấp thông tin còn hạn chế.

Trong những năm qua, Libi bị cấm vận đường hàng không nên việc đi lại khó khăn, hơn nữa do khả năng thanh toán còn hạn chế nên buôn bán trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Libi không phát triển được.

Thương mại của Libi thường hướng tới EU, các nước A rập và một số nước lớn trên thế giới. Khi mở rộng giao thương với châu Á, họ cũng thường chú ý đến các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản...

Trao đổi thương mại thông thường giữa hai nước còn chưa đáng kể. Hơn nữa, Việt Nam luôn trong tình trạng xuất siêu tuyệt đối nên việc tăng nhanh xuất khẩu vào thị trường Libi không phải là chuyện dễ dàng.

Về hợp tác lao động, trong những năm 90, ta đã từng có tới 5000 người lao động làm việc tại Libi nhưng phần lớn công nhân Việt Nam sang Libi làm việc thông qua các hợp đồng của nước thứ ba (Nam Triều Tiên, Ba Lan, Italia). Nguyên nhân chính là do khâu thanh toán chậm chạp của bạn.

Tóm lại, quan hệ Việt Nam-Libi vẫn nặng về tình hữu nghị, quan hệ kinh tế-thương mại chưa được phía Libi chú trọng lắm.


E. CỘNG HOÀ TUYNIDI

1. TỔNG QUAN VỀ TUYNIDI

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Tuynidi nằm ở khu vực Bắc Phi, giáp Địa Trung Hải, Libi và Angiêri, có vị trí chiến lược ở phần giữa Địa Trung Hải. Với thủ đô là Tunis, Tuynidi có diện tích là 163.610 km2, dân số 9,9 triệu người (2003). Ngôn ngữ chính là tiếng A-rập, tiếng Anh và tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi trong thương mại. Đồng tiền quốc gia là dinar Tuynidi (1 USD=1,1 dinar).

Địa hình có núi cao ở phía Bắc, đồng bằng ở vùng trung tâm, phía Nam bán khô cằn tiếp giáp với sa mạc Xa-ha-ra.

Khí hậu ôn đới ở phía Bắc với mùa đông có mưa và ấm áp, mùa hè nóng ẩm; khí hậu sa mạc ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền Bắc là 100C, ở miền Nam là 210 C; tháng 7 tương ứng với các miền : 26 và 330C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 100mm ở miền Nam và 1000 mm ở miền Bắc.

Tài nguyên thiên nhiên có dầu lửa (trữ lượng 1,7 tỷ thùng), phốt phát (1 triệu tấn/năm), sắt, chì, kẽm nhưng không nhiều.



Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 0.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương