Microsoft Word 04-ktxh-quan minh nhut(26-36)627


Hình 2: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng



tải về 6.45 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích6.45 Mb.
#51012
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
04-KTXH-QUAN MINH NHUT(26-36)627

Hình 2: Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng 

bột/nước giặt OMO 

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp, năm 2015) 


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  

 

Tập 48, Phần D (2017): 26-36 

 

31 



  Nhân  tố  F2:  Chất  lượng  cảm  nhận  gồm 

06  biến  quan  sát  sau:  Chất  lượng  sản  phẩm  đúng 

như  những  gì  được  quảng  cáo;  Chất  lượng  sản 

phẩm  được  cải  tiến  liên  tục;  Dùng  OMO  ít  hao, 

nhiều bọt; Dùng OMO giặt quần áo rất sạch; Chất 

lượng OMO rất cao; Giặt bằng OMO có mùi thơm 

dễ chịu. 

  Nhân tố F3: Nhận biết thương hiệu gồm 

05 biến quan sát sau: Tôi có thể dễ dàng nhận biết 

OMO  với  các  loại  bột  giặt  khác;  Đặc  điểm  của 

OMO  đến  với  tôi  một  cách  nhanh  chóng;  Tôi  có 

thể  dễ  dàng  phân  biệt  OMO  với  các  loại  bột  giặt 

khác; Khi nhắc đến OMO tôi dễ dàng hình dung ra 

nó; Tôi có thể nhớ và nhận biết logo của OMO một 

cách nhanh chóng. 

3.3.2  Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ở 

thang đo thái độ người tiêu dùng đối với các công 

cụ chiêu thị 

Trong nghiên cứu này, thái độ đối với công cụ 

chiêu  thị  -  là  thang  đo  đơn  hướng,  (có  nghĩa  là 

nhân tố trong mô hình là biến tiềm ẩn), bao gồm 03 

thành  phần:  thái  độ  của  người  tiêu  dùng  đối  với 

quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng (PR) 

với  các  hệ  số  Cronbach  Alpha  phù  hợp,  kết  quả 

phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau: 

  Thang đo Thái độ đối với quảng cáo: Hệ số 

KMO = 0,748≤ 1 (đạt yêu cầu), Sig. = 0,000 < 0,05 

(các  biến  quan  sát  có  mối  tương  quan  với  nhau), 

kết  quả  EFA  cho  thấy  một  yếu  tố  được  trích  tại 

Eigenvalue là 2,517 ≥ 1 (đạt yêu cầu), phương sai 

trích được là 83,9% (mức yêu cầu ≥ 50%) có nghĩa 

là nhân tố này lấy được 83,9% phương sai của 03 

biến  quan  sát  đo  lường  khái  niệm  thái  độ  người 

tiêu dùng đối với quảng cảo; cả 03 trọng số đều lớn 

hơn  0,7  cùng  với  hệ  số  tin  cậy  Cronbach  Alpha 

bằng 0,902 thì thang đo thái độ đối với quảng cáo 

đạt  yêu  cầu,  chứng  tỏ  các  biến  quan  sát  có  tương 

quan với nhân tố đại diện. 

  Thang  đo Thái độ  đối với khuyến mại:  Hệ 

số KMO=0,806≤1 (đạt yêu cầu), Sig.= 0,000<0,05 

(các  biến  quan  sát  có  mối  tương  quan  với  nhau), 

kết  quả  EFA  thì  một  yếu  tố  được  trích  tại 

Eigenvalue  là  2,830≥1  (đạt  yêu  cầu),  phương  sai 

trích được là 70,7% (mức yêu cầu ≥50%) có nghĩa 

là nhân tố này lấy được 70,7% phương sai của 04 

biến  quan  sát  đo  lường  khái  niệm  thái  độ  người 

tiêu dùng về vai trò khuyến mại và cả 04 trọng số 

đều  lớn  hơn  0,8  cùng  với  hệ  số  tin  cậy  Cronbach 

Alpha bằng 0,862, thang đo thái độ đối với khuyến 

mại cũng đạt yêu cầu và các biến quan sát có tương 

quan với nhân tố đại diện. 

  Thang  đo Thái độ  đối với quan hệ công 

chúng: Hệ số KMO = 0,840≤ 1 (đạt yêu cầu), Sig.= 

0,000<0,05 (các  biến  quan  sát  có  mối  tương quan 

với nhau), một yếu tố được trích tại Eigenvalue là 

3,246≥  1  (đạt  yêu  cầu),  phương  sai  trích  được  là 

81,1% (yêu cầu ≥ 50%) có nghĩa là nhân tố này lấy 

được  81,1%  phương  sai  của  04  biến  quan  sát  đo 

lường  khái  niệm  thái  độ  người  tiêu  dùng  đối  với 

quan hệ công chúng và 04 trọng số đều lớn hơn 0,8 

cùng với hệ số tin cậy Cronbach Alpha bằng 0,922, 

thang  đo  thái  độ  đối  với  quan  hệ  công  chúng  đạt 

yêu  cầu.  Đồng  thời,  kiểm  định  Bartlett  có  Sig.= 

0,000<0,05,  chứng  tỏ  các  biến  quan  sát  có  tương 

quan với nhân tố đại diện. 


tải về 6.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương