Microsoft Word 04-ktxh-quan minh nhut(26-36)627



tải về 6.45 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích6.45 Mb.
#51012
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
04-KTXH-QUAN MINH NHUT(26-36)627

2  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

2.1  Cơ sở lý thuyết, mô hình và giả thuyết 

nghiên cứu 

2.1.1  Cơ sở lý thuyết 

  Theo ông Stephen King của Tập đoàn WPP: 

“Sản  phẩm  là  những  gì  được  sản  xuất  trong  nhà 

máy, thương hiệu là những gì khách hàng mua. Sản 

phẩm  có  thể  bị  bắt  chước  bởi  các  đối  thủ  cạnh 

tranh nhưng thương hiệu là tài sản riêng của công 

ty. Sản phẩm có thể nhanh chóng bị lạc hậu, nhưng 

thương  hiệu  (nếu  thành  công)  thì  có  thể  còn  mãi 

với thời gian”. 

  Kevin  Lane  Keller  (1998)  định  nghĩa:“Giá 

trị  thương  hiệu  dựa  trên  khách  hàng  là  sự  ảnh 

hưởng  phân  biệt  mà  kiến  thức  thương  hiệu  tạo  ra 

trên phản ứng của khách  hàng với việc  marketing 

thương hiệu. Giá trị xuất hiện khi người tiêu dùng 

có mức độ nhận biết và quen thuộc với thương hiệu 

cao và có những liên tưởng thương hiệu mạnh mẽ, 

có lợi và độc nhất trong tâm trí”. 

  Lê Đăng Lăng và ctv. (2012) cho rằng, trên 

thực  tế  tại  Việt  Nam  không  có  nhiều  công  trình 

nghiên cứu khoa học về vấn đề giá trị thương hiệu, 

trong khi các nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới 

như  David  A.Aker  (1991,  1996),  Keller  (1993, 

1998),  Yoo  và  cộng  sự  (2000)…  đã  nghiên  cứu 

nhiều nhưng chỉ thực hiện tại các nước phát triển. 

Dựa  trên  cơ  sở  mô  hình  đo  lường  giá  trị  thương 

hiệu của các tác giả trên cùng với mô hình nghiên 

cứu  phù  hợp  với  thực  tiễn  tại  Việt  Nam,  Nguyễn 

Đình Thọ và ctv. (2002) đã xây dựng mô hình đo 

lường giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam. 

Theo ông, giá trị thương hiệu được đo lường bởi 03 

thành  phần:  Nhận  biết  thương  hiệu  (Brand 

Awareness);  Chất  lượng  cảm  nhận  (Perceived 




Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ  

 

Tập 48, Phần D (2017): 26-36 

 

28 



Quality);  Lòng  đam  mê  thương  hiệu  (Brand 

Passion). 

  Thái  độ  người  tiêu  dùng  (Consumer 

Attitudes)  là  một  khái  niệm  cực  kỳ  quan  trọng 

trong Marketing. Có rất nhiều mô hình về thái độ, 

tuy nhiên, mô hình về 03 thành phần của thái độ là 

mô  hình  được  chấp  nhận  hơn  cả,  bao  gồm:  Nhận 

biết, xu hướng hành vi và cảm xúc (Schiffman LG 

& Kanuk LL,2000). Trong thực tiễn, nhiều nghiên 

cứu cho rằng ba thành phần này có thể gộp chung 

lại  còn  hai  thành  phần:  trong  đó  thành  phần  cảm 

xúc  và  xu  hướng  hành  vi  gộp  chung  lại  với  nhau 

(Nguyễn Đình Thọ và ctv.,2007). 

a.  Thái độ của người tiêu dùng đối với quảng 

cáo và giá trị thương hiệu  

Quảng cáo đóng vai trò then chốt trong việc gia 

tăng  nhận  biết  thương  hiệu  cũng  như  tạo  ra  các 

thuộc tính đồng hành cùng thương hiệu mạnh. Tại 

Việt Nam, lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam 

vào  quảng  cáo  rất  cao,  nhất  là  những  mẫu  quảng 

cáo đăng tải trên phương tiện đại chúng có uy tín, 

có độ tin cậy. Cho nên, ta có thể khẳng định rằng, 

nếu một người tiêu dùng có thái độ tích cực đối với 

một chương trình quảng cáo của một thương hiệu 

bột  giặt  nào  đó  thì  họ  sẽ  nhận  biết  được  thương 

hiệu đó trên thị trường và phân biệt thương hiệu đó 

với các thương hiệu cạnh tranh khác; bên cạnh đó, 

những thông tin này giúp cho người tiêu dùng cảm 

nhận được chất lượng của thương hiệu đó (Nguyễn 

Đình Thọ, 2002); khi người tiêu dùng có thái độ tốt 

với một chương trình quảng cáo thì họ sẽ thích thú 

về  nó  và  có  xu  hướng  tiêu  dùng  thương  hiệu  của 

quảng cáo đó.  

b.  Thái độ của người tiêu dùng đối với khuyến 

mại và giá trị thương hiệu            

Khuyến mại nhất là khuyến mại về giá, dù đem 

lại lợi ích về mặt tài chính ngay lập tức nhưng có 

thể  làm  giảm  giá  trị  thương  hiệu  trong  tương  lai. 

Khuyến mại không thể là cách tốt để xây dựng giá 

trị thương hiệu bởi vì nó dễ bị sao chép và phản tác 

dụng  (Aaker,  1991).  Như  vậy,  khuyến  mại  có  thể 

làm  cho  người  tiêu  dùng  quan  tâm  và  mua  sản 

phẩm nhiều hơn. Nhưng khuyến mại không làm gia 

tăng  giá  trị  thương  hiệu,  đôi  lúc  có  thể  làm  giảm 

giá  trị  thương  hiệu  (Nguyễn  Đình  Thọ  và ctv.

2007). Khi người tiêu dùng có thái độ tích cực đối 

với một chương trình khuyến mại thương hiệu nào 

đó  thì  nó  không  đồng  nghĩa  với  nâng  cao  giá  trị 

thương hiệu đó.  

c.  Thái độ của người tiêu dùng đối với quan 

hệ công chúng (PR) và giá trị thương hiệu              

Quan hệ công chúng (PR) là một công cụ chiêu 

thị  quan  trọng  mà  ngày  càng  được  nhiều  đơn  vị 

quan  tâm.  Chức  năng  chính:  giúp  doanh  nghiệp 

truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những 

nhóm  công  chúng  quan  trọng  của  họ,  giúp  sản 

phẩm dễ đi vào nhận thức, cụ thể hơn là giúp khách 

hàng  dễ  dàng  liên  tưởng  tới  mỗi  khi  đối  diện  với 

một thương hiệu. Thái độ của người tiêu dùng đối 

với  một  hoạt  động  PR  của  một  thương  hiệu  cũng 

tương  tự  như  đối  với  quảng  cáo.  Khi  người  tiêu 

dùng có thái độ tốt với một hoạt động PR thì những 

thông tin từ hoạt động đó sẽ giúp cho họ nhận biết 

về thương hiệu, họ sẽ có thái độ thích thú và có xu 

hướng tiêu dùng, cũng như cảm nhận về chất lượng 

của thương hiệu.  



2.1.2   Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 

Dựa  trên  các  nghiên  cứu  đi  trước,  cơ  sở  lý 

thuyết, các giả thuyết đặt ra nêu trên, ta có thể đề 

xuất mô hình nghiên cứu như sau:  

  Biến phụ thuộc trong mô hình là từng thành 

phần  của  giá  trị  thương  hiệu  (BE),  là  Nhận  biết 

thương  hiệu  (Y1),  Chất  lượng  cảm  nhận  thương 

hiệu (Y2), Lòng đam mê thương hiệu (Y3). 

  Các  biến  độc  lập  là:  thái độ đối với quảng 

cáo (AD), thái độ đối với khuyến mại (SP) và thái 

độ đối với quan hệ công chúng (PR). (X1, X2, X3) 


tải về 6.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương