Microsoft Word 01-xhnv-do xuan hai(1-14)


nghiên cứu – Kết quả - Thảo luận



tải về 454.96 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2022
Kích454.96 Kb.
#53157
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14
example 2

nghiên cứu – Kết quả - Thảo luận (IMRD) trong 
tiếng Anh) và mang tính có đóng góp nguyên gốc 
(originality) (Đỗ Xuân Hải & Thái Công Dân, 
2013; Nguyễn Văn Tuấn, 2011, 2013). Trong 
nghiên cứu này, chúng tôi không khảo sát các bài 
nghiên cứu mang tính lý thuyết (theoretical 
articles), các bài nghiên cứu tổng quan (review 
articles), và các nghiên cứu thông tin ngắn (short 
communications). Chúng tôi cũng chỉ chọn bài báo 
thường nghiệm trong các số tạp chí xuất bản định 
kỳ và không xem xét các bài báo cùng loại trong 
các số chuyên đề của các tạp chí. 
3.2 Qui trình nghiên cứu 
3.2.1 Xây dựng khối liệu 
Tác giả nghiên cứu dựa trên những tiêu chí cơ 
sở tương đương đã trình bày ở trên, chọn ra các bài 
báo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã đề ra. Sau đó, 
trong mỗi tập hợp bài báo được chọn (tiếng Anh và 
tiếng Việt), tác giả nghiên cứu chọn 10 bài báo viết 
bởi 10 tác giả khác nhau, thể hiện bằng họ và tên 
của tác giả duy nhất hay là tác giả đầu tiên trong 
nhóm tác giả của bài báo. Trong số 10 bài báo, mỗi 
mảng nghiên cứu (giảng dạy ngôn ngữ và dụng học 
và phân tích diễn ngôn) gồm 05 bài báo. Phần dẫn 
nhập của 20 bài báo tiếng Anh và tiếng Việt được 
chọn sau đó được tách làm khối liệu để phân tích. 
Phần dẫn nhập bài báo trong khối liệu tiếng Anh 
được gán ký hiệu từ E01 đến E10, còn phần dẫn 
nhập bài báo trong khối liệu tiếng Việt mang ký 
hiệu từ V01 đến V10.
3.2.2 Phân tích khối liệu
Trọng tâm đối chiếu của nghiên cứu này là cấu 
trúc tu từ phần dẫn nhập của các bài báo nghiên 
cứu tiếng Anh và tiếng Việt trong khối liệu ở cấp 
độ hành động tu từ, sử dụng mô hình CARS 1990 
của Swales (1990). Để thực hiện việc phân tích 
khối liệu, trước hết chúng tôi đọc lướt qua toàn bộ 
bài báo, đặc biệt là tựa đề bài báo và phần tóm tắt 
để nắm nội dung chính. Sau đó, chúng tôi tập trung 
đọc kỹ phần dẫn nhập của mỗi bài báo trong khối 
liệu, tham chiếu chặt chẽ với mô tả các hành động 
tu từ theo mô tả của Swales (1990, 2004). Bên 
cạnh đó, chúng tôi còn lưu ý các đặc điểm ngôn 
ngữ có thể vận dụng để xác định các hành động tu 
từ (Kanoksilapatham, 2005, 2007, 2011; Martin-
Martin & Perez, 2009; Phó Phương Dung, 2009, 
2013; Swales, 1990), và tiến hành xác định các 
hành động tu từ trên cơ sở vận dụng các bước thể 
hiện tiêu biểu của mô hình CARS 1990, cũng như 
một số lưu ý thêm của chúng tôi như đã trình bày 
trong phần cuối mục 2.2. Hành động tu từ đầu tiên 
trong mô hình CARS 1990 của Swales (1990) được 
gán ký hiệu là M1, và hai hành động tu từ sau đó 
được gán ký hiệu là M2, và M3. 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 1-14 

Chúng tôi có một số lý do quan trọng để tin 
tưởng rằng việc khối liệu được phân tích chỉ bởi 
tác giả nghiên cứu có thể sẽ không ảnh hưởng tiêu 
cực đến kết quả phân tích. Lý do đầu tiên là lĩnh 
vực nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng là chuyên 
ngành chúng tôi khá quen thuộc do nền tảng học 
vấn có được từ chương trình đào tạo chúng tôi ở 
bậc Đại học và Cao học cũng như mối quan tâm 
đến lĩnh vực nghiên cứu này, từ những năm học 
cuối bậc Đại học đến nay của bản thân, đặc biệt là 
các mảng nghiên cứu được chọn. Ngoài ra, chúng 
tôi cũng thường đọc các bài báo nghiên cứu đăng 
tải trên các tạp chí được chọn cho nghiên cứu này, 
và đã nghiên cứu kỹ mô tả của Swales (1981, 1990, 
2004) để thực hiện phân tích thử một phần cấu trúc 
tu từ CARS 1990 trên một khối liệu nhỏ khác trong 
tiếng Việt (Đỗ Xuân Hải & Thái Công Dân, 2013). 
Trong suốt quá trình phân tích, chúng tôi luôn có ý 
thức cẩn trọng do vậy chúng tôi cho rằng kết quả 
phân tích trong nghiên cứu này có tính tin cậy và 
tính giá trị cao. 

tải về 454.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương