Microsoft Word 01-xhnv-do xuan hai(1-14)



tải về 454.96 Kb.
Chế độ xem pdf
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2022
Kích454.96 Kb.
#53157
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
example 2

nhau về cặp thoại trong ngôn ngữ học và qua ngữ 
liệu thực tế sẽ xác định đơn vị cặp thoại trong hội 
thoại dạy học … (M3) 
(V01) 
Phải thừa nhận rằng tuyên bố sứ mệnh (TBSM) 
đáng được chú trọng ở các trường đại học bởi vì 
nó có thể là một phần động lực thúc đẩy các 
trường đại học đạt được những mục tiêu định sẵn. 
(M1) 
… 
Bài viết này phân tích đặc trưng về cấu tạo diễn 
ngôn, cú pháp và từ vựng của 200 mẫu TBSM thu 
thập từ các trang thông tin điện tử của 100 trường 
đại học ở Mĩ … (M3) 
(V07) 
Tuy nhiên, có một số khác biệt quan trọng 
trong cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên 
cứu trong hai tập hợp phần dẫn nhập tiếng Việt và 
tiếng Anh. Trong phần dẫn nhập tiếng Anh, hiện 
tượng lặp lại hành động tu từ xảy ra nhiều hơn và 
đa dạng hơn. Trong khối liệu tiếng Việt, chỉ một 
hành động tu từ được lặp lại được phát hiện là M3. 
Trong khi đó, cả ba hành động tu từ M1, M2, M3 
đều được lặp lại trong khối liệu tiếng Anh. Một 
khác biệt quan trọng nữa là trong khi 100% các 
phần dẫn nhập bằng tiếng Anh đều có sử dụng M2, 
thì chỉ một nửa số tác giả người Việt (5/10) sử 
dụng hành động tu từ này trong phần dẫn nhập của 
mình. Có thể thấy rằng các tác giả bài báo nghiên 
cứu người Việt thể hiện ít nỗ lực tu từ trong phần 
dẫn nhập của mình hơn là các tác giả người Anh 
bởi khuynh hướng phổ biến trong cấu trúc tu từ 
phần dẫn nhập của các tác giả trong khối liệu chỉ là 
giới thiệu đề tài nghiên cứu (M1) tiếp theo đó là 
trình bày về nghiên cứu mà tác giả thực hiện (M3). 
Trái lại, trong phần dẫn nhập bài báo của mình, bên 
cạnh hai hành động tu từ M1 và M3, các tác giả 
người Anh luôn trình bày thêm một hành động tu 
từ nữa là đặt nghiên cứu của mình vào môi trường 
nghiên cứu thuận lợi (M2) được phát hiện thông 
qua việc lược khảo một số nghiên cứu đã được 
thực hiện trước đó. Trong một số trường hợp, họ 
còn thực hiện việc lặp lại các hành động tu từ trong 
phần dẫn nhập, một nỗ lực tu từ nữa nhằm thuyết 
phục người đọc về giá trị khoa học của nghiên cứu 
mà họ thực hiện. 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 1-14 
10 
Các tác giả người Việt không phải là đối tượng 
duy nhất ít sử dụng hành động tu từ M2 hơn các tác 
giả người Anh trong phần dẫn nhập bài báo
nghiên cứu. Hiện tượng này đã được báo cáo trong 
các nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ phần dẫn 
nhập bài báo nghiên cứu với nhóm tác giả người 
Anh của các tác giả là người Ả Rập (Al-Quatani, 
2006), người Thái Lan (Jogthong, 2001; 
Kanoksilapatham, 2007), người In-đô-nê-xi-a 
(Mirahayuni, 2001; Safnil, 2000) người Trung 
Quốc (Loi, 2010; Loi & Evans, 2010; Taylor & 
Chen, 1991; Zhang & Hu, 2010), người Tây Ban 
Nha (Sheldon, 2011), người Braxin (Hirano, 2009), 
người Hàn Quốc (Lee, 2001; Shim, 2005) và người 
Ma-lai-xi-a (Ahmad, 1997). Thực tế này cho thấy, 
ở cấp độ hành động tu từ, các tác giả là người 
không phải là người Anh bản ngữ có thể có khuynh 
hướng sử dụng cấu trúc tu từ không đầy đủ (thiếu 
M2) của mô hình CARS (1990) khi viết phần dẫn 
nhập cho bài báo nghiên cứu xuất bản trong phạm 
vi đất nước của họ và bài viết vẫn được chấp thuận 
cho xuất bản. Tuy nhiên, nếu muốn đăng bài viết 
trong một tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh thì 
các tác giả này cần phải thực hiện ít nhiều sự thay 
đổi trong cách cấu trúc hành động tu từ phần dẫn 
nhập bài báo của mình so với cách thức họ thường 
tiến hành khi viết bài bằng bản ngữ (không phải là 
tiếng Anh) của họ (Adnan, 2014). Như tên gọi của 
Swales (1990) cho mô hình CARS – Create A 
Research Space cho thấy, tác giả phần dẫn nhập bài 
báo nghiên cứu trong tiếng Anh thường đặt nghiên 
cứu của mình vào bối cảnh các nghiên cứu khác đã 
được thực hiện hay thông tin nền về đề tài (M1), và 
giải thích lý do tiến hành nghiên cứu của mình là 
do phát hiện được một số hạn chế của các công 
trình trước, hay đề tài chưa có ai, hoặc ít người 
nghiên cứu (M2) (Swales, 1990), từ đó dẫn đến 
trình bày nghiên cứu mà tác giả tiến hành (M3). 
Theo mô hình này thì hành động tu từ M2 trong 
cấu trúc tu từ điển hình M1-M2-M3 có vai trò chủ 
chốt vì, bên cạnh việc giải thích lý do tiến hành 
nghiên cứu, nó còn làm bản lề để liên kết hành 
động tu từ trước nó (M1) và hành động tu từ theo 
sau nó (M3), qua đó làm rõ mối quan hệ giữa thông 
tin khái quát về đề tài, được nhấn mạnh hơn (M1) 
và thông tin cụ thể về đề tài mà tác giả bài báo thực 
hiện, ít được nhấn mạnh hơn (M3) (Shehzad, 2008; 
Swales & Feak, 2004).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, bên 
cạnh một số điểm giống nhau, còn có những khác 
biệt quan trọng ở cấp độ hành động tu từ trong cấu 
trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu 
thường nghiệm tiếng Việt và tiếng Anh chuyên 
ngành ngôn ngữ học ứng dụng với các mảng 
nghiên cứu trọng tâm là giảng dạy ngôn ngữ và 
phân tích diễn ngôn và ngữ dụng học. Chúng tôi 
cho rằng các tác giả người Việt chưa có nhiều kinh 
nghiệm xuất bản nhưng có quan tâm đến nghiên 
cứu và xuất bản nghiên cứu chuyên ngành ngôn 
ngữ học ứng dụng trong tiếng Việt và tiếng Anh 
cần lưu ý đến những điểm giống nhau và khác nhau 
trên để viết phần dẫn nhập bài viết của mình tốt 
hơn trong cả hai ngôn ngữ. Bởi như Swales (1981) 
đã chỉ ra, trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu, 
tác giả không chỉ mô tả nghiên cứu được thực hiện, 
mà còn phải thuyết phục độc giả về giá trị khoa học 
của nghiên cứu. 
Theo chúng tôi, trên cơ sở kết quả nhiều 
nghiên cứu thể loại phần dẫn nhập bài báo nghiên 
cứu đã thực hiện, trong đó có công trình này của 
chúng tôi, mô hình CARS 1990 của Swales (1990) 
là một lựa chọn sáng giá để tác giả bài viết có thể 
thực hiện tốt cả hai yêu cầu nói trên cho phần dẫn 
nhập bài báo. Trong trường hợp nghiên cứu được 
thiết kế và thực hiện tốt, và phần dẫn nhập của bản 
thảo bài báo cũng được viết tốt, thỏa mãn hai yêu 
cầu mà Swales (1981) đề cập, thì xác suất bản thảo 
được chấp nhận bình duyệt cho xuất bản hẳn sẽ 
được gia tăng đáng kể, qua đó, tăng cơ hội cho 
nghiên cứu được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng 
khoa học chuyên ngành. Hẳn nhiên, việc xuất bản 
bài báo nghiên cứu mang lại nhiều lợi thế cho uy 
tín học thuật của tác giả bài báo (Nguyễn Văn 
Tuấn, 2011, 2013), chí ít là trong cộng đồng khoa 
học chuyên ngành.

tải về 454.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương