Microsoft Word 01-xhnv-do xuan hai(1-14)


Mô hình CARS của Swales (1990) và các



tải về 454.96 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2022
Kích454.96 Kb.
#53157
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
example 2

2.2 Mô hình CARS của Swales (1990) và các 
mô hình có liên quan của Swales (1981, 2004) 
Trên cơ sở định nghĩa về khái niệm thể loại 
năm 1990 của mình, Swales đã đề xuất mô hình 
CARS 1990 để mô tả và giải thích cho cấu trúc tu 
từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu thường 
nghiệm trong tiếng Anh. Mô hình này được phát 
triển dựa trên mô hình 1981 của Swales. Trong mô 
hình 1981, cấu trúc tu từ của phần dẫn nhập bài 
báo nghiên cứu bao gồm bốn hành động tu từ: (1) 
thiết lập lãnh vực, (2) tóm tắt những nghiên cứu đã 
công bố, (3) chuẩn bị cho nghiên cứu hiện tại, và 
(4) giới thiệu nghiên cứu hiện tại. Swales (1990), 
sau đó, đã rút gọn số hành động tu từ đồng thời 
chỉnh sửa, phát triển và chi tiết hóa hơn các hành 
động tu từ trong mô hình mới CARS 1990. Swales 
(1990, tr. 142) cho rằng mô hình CARS 1990 của 
ông, với cấu trúc tu từ gồm ba hành động tu từ 
(moves) và các bước thể hiện (steps) tiêu biểu cho 
các hành động tu từ đã nắm bắt được các tính chất 
đặc trưng của phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu: 
(i) sự cần thiết phải tái thiết lập tầm quan trọng của 
lĩnh vực nghiên cứu trong mắt cộng đồng diễn 
ngôn, (ii) sự cần thiết phải đặt nghiên cứu thực 
hiện vào môi trường thuận lợi trong tầm quan trọng 
đó, và (iii) sự cần thiết phải trình bày việc môi 
trường thuận lợi này sẽ được chiếm lĩnh và bảo vệ 
như thế nào. Tương ứng với ba sự cần thiết này, 
Swales (1990) đã phát triển tên gọi cho ba hành 
động tu từ ông đề nghị trong mô hình CARS 1990: 
Thiết lập lãnh địa (M1), Thiết lập môi trường 
thuận lợi (M2) và Chiếm lĩnh môi trường thuận lợi 
(M3). Theo ông, trật tự M1–M2 –M3 là trật tự điển 
hình, tuy nhiên không loại trừ hiện tượng lặp lại 
các hành động tu từ, nhất là các hành động tu từ 
đầu tiên (M1, M2) và việc tác giả bắt đầu bằng 
hành động tu từ thứ 3 (M3) trong phần dẫn nhập 
bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh (Swales, 
1990). Kết quả của nhiều nghiên cứu phân tích thể 
loại đã thực hiện sau đó, cũng như kết quả nghiên 
cứu chúng tôi báo cáo trong bài viết này, đã xác 
nhận ý kiến này của Swales (ví dụ: Del Sal-Rubio, 
2011; Hirano, 2009; Kanoksilapatham, 2011; 
Sheldon, 2011). 
Hành động tu từ được Swales & Feak (2000, tr. 
35) định nghĩa là “một thuật ngữ mang tính chức 
năng dùng để chỉ một hành động giao tiếp xác 
định, có ranh giới, [và] được thiết kế để đạt được 
một mục đích giao tiếp chính”. Những thể hiện ý 
định giao tiếp cụ thể của một hành động tu từ được 
gọi là bước thể hiện (Bhatia, 1993; Swales, 1990). 
Trong nghiên cứu phân tích thể loại theo truyền 
thống ESP - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt
hành động tu từ và các bước thể hiện thường được 
xác định theo nghĩa, mang tính chức năng và đóng 
góp vào mục tiêu giao tiếp chung của thể loại bên 
cạnh sự hỗ trợ nhận diện của một số đặc điểm ngôn 
ngữ điển hình cho các hành động tu từ này trong 
văn bản (Kanoksilapatham, 2011; Phó Phương 
Dung, 2009, 2013; Swales 1990, 2004).
Trong mô hình CARS 1990 của Swales (xem 
Bảng 1), các hành động tu từ và các bước thể hiện 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 1-14 

tiêu biểu không bị hạn chế bởi cú pháp, nên chúng 
có thể là mệnh đề, câu, một đoạn văn, hay nhiều 
đoạn văn (Kanoksilapatham, 2011; Swales & Feak, 
2000). Tuy vậy, trong thực tế, đa phần các nghiên 
cứu cấu trúc tu từ của phần dẫn nhập các bài báo 
khoa học xem đơn vị phân tích cơ bản là đơn vị 
câu (Al-Quahtani, 2006; Kanoksilapatham, 2005, 
2007, 2011), và đây cũng là cách tiếp cận trong 
nghiên cứu này của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng 
sự lựa chọn này đóng vai trò quan trọng cho sự 
chính xác kết quả phân tích khối liệu trong nghiên 
cứu này của chúng tôi vì nó giúp thiết lập cơ sở 
tham chiếu nhất quán cho việc xác định các hành 
động tu từ trong các phần dẫn nhập. Mặt khác, đơn 
vị cơ bản là câu vẫn để ngỏ khả năng các câu kết 
hợp với nhau trong việc thể hiện một hành động tu 
từ, đồng thời tránh được sai sót xác định thiếu hành 
động tu từ nếu hành động này chỉ được thể hiện 
bằng một câu.

tải về 454.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương