Microsoft Word 01-xhnv-do xuan hai(1-14)



tải về 454.96 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu13.09.2022
Kích454.96 Kb.
#53157
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
example 2

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1 Khái niệm thể loại của Swales (1981, 1990)
Trong chuyên khảo Aspects of article 
introductions (1981), Swales sử dụng thuật ngữ thể 
loại khi đề cập đến cấu trúc tu từ của phần dẫn 
nhập của bài báo nghiên cứu. Theo Swales (1981), 
thể loại là “một sự kiện giao tiếp tương đối chuẩn 
hóa có một hay một số các mục đích được cùng 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 1-14 

nhau hiểu bởi những người tham gia trong sự kiện 
đó và xuất hiện trong một bối cảnh chức năng thay 
vì bối cảnh xã hội hay cá nhân” (tr. 10, chúng tôi 
dịch). Cũng theo Swales (1981), việc khái niệm 
hóa thể loại từ cách tiếp cận này sẽ thuận lợi cho 
việc thiết lập các tuyên bố khái quát có thể ứng 
dụng được trong giảng dạy nhờ vào việc giới hạn 
phạm vi mục đích giao tiếp, xem xét tính chất qui 
ước, và mối quan hệ giữa chức năng và hình thức 
ngôn ngữ sử dụng của một loại văn bản.
Swales (1990) đã phát triển khái niệm thể loại 
ông giới thiệu năm 1981 sau khi xem xét tổng quan 
khái niệm này được sử dụng trong các nghiên cứu 
văn hóa dân gian (folklore), văn chương, ngôn ngữ 
học, và tu từ học (rhetoric) trong tiếng Anh. Ông 
nhận xét rằng thể loại là khái niệm rất hấp dẫn, 
nhưng mang tính không rõ ràng (fuzzy). Tuy nhiên, 
trên cơ sở tổng quan này, Swales đã phát hiện được 
những đặc điểm chung quan trọng sau đây của các 
nghiên cứu về khái niệm thể loại trong bốn lĩnh 
vực ông tìm hiểu: 
(i) Không tin vào việc phân loại và áp đặt vội 
vàng hay dễ dãi. 
(ii) Cảm nhận tầm quan trọng của thể loại trong 
việc tích hợp quá khứ với hiện tại. 
(iii) Thừa nhận rằng thể loại nằm trong cộng 
đồng diễn ngôn. Trong các cộng đồng diễn ngôn, 
niềm tin và tập quán đặt tên thể loại mang tính có 
liên quan. 
(iv) Nhấn mạnh mục đích giao tiếp và hành 
động xã hội. 
(v) Hứng thú với cấu trúc thể loại (và lý do tồn 
tại của thể loại). 
(vi) Hiểu khả năng sản sinh kép của thể loại: 
thiết lập các mục đích tu từ và phát triển thành tựu 
của các mục đích này. 
Những đặc điểm chung quan trọng của khái 
niệm thể loại ở trên đã giúp Swales (1990) phát 
triển định nghĩa tạm thời nhưng được coi là đầy đủ 
về thể loại cho các nghiên cứu trong lĩnh vực Tiếng 
Anh cho mục đích chuyên biệt (Hancioglu và ctv
2008): 
Một thể loại bao gồm một lớp các sự kiện giao 
tiếp mà những thành viên của lớp sự kiện giao tiếp 
này có chung một số mục đích giao tiếp. Những 
mục đích này được nhận ra bởi các thành viên là 
chuyên gia của cộng đồng diễn ngôn chứa thể loại 
và như thế tạo ra lý do cho sự tồn tại của thể loại 
ấy. Lý do này tạo khuôn hình cho cấu trúc của diễn 
ngôn, ảnh hưởng và giới hạn sự lựa chọn nội dung 
và phong cách. Mục đích giao tiếp vừa là tiêu chí 
ưu tiên, vừa hoạt động để giữ cho phạm vi của thể 
loại được xem là chỉ tập trung vào hành động tu từ 
có thể so sánh được. Ngoài mục đích, những ví dụ 
của một thể loại cho thấy nhiều mức độ giống nhau 
về cấu trúc, phong cách, nội dung, và đối tượng 
độc giả mà thể loại hướng đến. Nếu tất cả những 
kỳ vọng xác suất cao đều được đáp ứng thì ví dụ đó 
được xem là mang tính điển hình bởi cộng đồng 
diễn ngôn chứa thể loại. Tên của thể loại được 
thừa hưởng, tạo ra bởi cộng đồng diễn ngôn, và 
được những cộng đồng diễn ngôn khác tiếp thu. 
Tên của thể loại góp phần xây dựng sự giao tiếp 
mô tả nhân chủng có giá trị, nhưng thông thường 
cần phải được xác định giá trị thêm. 
(Swales, 1990, tr. 58, chúng tôi dịch) 
Định nghĩa về thể loại ở trên của Swales (1990) 
đã có ảnh hưởng cực kỳ lớn cho các nghiên cứu 
trên cơ sở thể loại trong lĩnh vực nghiên cứu ESP - 
Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt từ thời gian đó 
đến nay (Paltridge, 2013). Qua định nghĩa này, 
Swales (1990) đã tạo bước phát triển mới cho lĩnh 
vực phân tích diễn ngôn trước đó bằng cách chuyển 
trọng tâm khái niệm thể loại từ việc xem xét các 
đặc điểm ngôn ngữ của văn bản dùng cho mục đích 
phân loại sang khái niệm thể loại như một lớp các 
sự kiện giao tiếp có mục đích giao tiếp chung và 
được thừa nhận bởi các thành viên của cộng đồng 
diễn ngôn, đặc biệt là các thành viên chuyên gia. 
Nói cách khác, với định nghĩa này, Swales (1990) 
đã mở rộng phạm vi phân tích diễn ngôn theo cách 
tiếp cận văn bản truyền thống trước đó với việc 
bước đầu xem xét bối cảnh tu từ xã hội của văn bản 
bằng việc đặt khái niệm thể loại trong mối quan hệ 
với khái niệm cộng đồng diễn ngôn và mục đích 
giao tiếp khi xem xét khái niệm thể loại trong lý 
thuyết của mình.
Swales (1990) cho rằng các sự kiện giao tiếp 
được xem là thể loại bao gồm không chỉ văn bản, 
mà còn là các qui trình mã hóa và giải mã hóa được 
điều chỉnh bởi các khía cạnh của vai trò văn bản và 
môi trường văn bản. Bhatia (2004) diễn giải quan 
điểm trên của Swales (1990) rõ ràng hơn, giải thích 
rằng Swales (1981, 1990) và những người nghiên 
cứu thể loại theo truyền thống ESP - Tiếng Anh cho 
mục đích chuyên biệt khác (ví dụ, Bhatia, 1993; 
Kanoksilapatham, 2005; Samraj, 2002) diễn giải 
cấu trúc diễn ngôn trong các văn bản không phải 
đơn giản xét theo khuôn mẫu lược đồ (schematic 
patterns) mang tính cá nhân tác giả, mà xem xét 
cấu trúc diễn ngôn văn bản theo các hành động tu 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần C: Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục: 33 (2014): 1-14 

từ (moves) mà phần lớn các tác giả của một cộng 
đồng diễn ngôn sử dụng để xây dựng và diễn giải 
các diễn ngôn chuyên biệt. Do vậy, có thể nói rằng 
các khuôn mẫu tổ chức văn bản thường xuyên 
được sử dụng trong cộng đồng diễn ngôn mang 
tính nhận thức xã hội (Bhatia, 2004). 
Đồng thời, định nghĩa này của Swales (1990) 
cũng bổ khuyết một hạn chế lớn trong các nghiên 
cứu diễn ngôn trước đó: tuy các nhà nghiên cứu 
xác định và thống kê được tần suất xuất hiện của 
một hay một số đặc điểm ngôn ngữ (ngữ pháp 
hoặc/và từ vựng) trong một hay một tập hợp các 
văn bản nhưng các tác giả nghiên cứu không đưa ra 
lời giải thích tại sao các tác giả văn bản sử dụng 
nhiều hoặc ít các đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản 
của mình (ví dụ: Barber, 1962; Huddleston, 1971, 
dẫn theo Swales, 1990). Định nghĩa của Swales 
(1990) giúp giải thích được lý do tồn tại của thể 
loại là dựa vào mục đích giao tiếp của thể loại như 
được thừa nhận bởi cộng đồng diễn ngôn. Đến lượt 
nó, lý do tồn tại của thể loại qui định cấu trúc tu từ 
của thể loại, nội dung trình bày và việc sử dụng các 
đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản. Cách tiếp cận 
thể loại của Swales (1990) còn có nhiều ưu điểm 
quan trọng khác như tính điển dạng, theo đó các 
văn bản thuộc về một thể loại có thể có các mức độ 
tương ứng khác nhau so với một văn bản điển hình 
cho thể loại đó (Paltridge, 2001). Bên cạnh đó, do 
tên gọi của thể loại dựa vào cách gọi tên của những 
người trong cộng đồng diễn ngôn chứ không phải 
do người bên ngoài cộng đồng diễn ngôn đặt cho, 
nên tên gọi của thể loại mang tính giá trị chính
xác cao.
Trong lĩnh vực nghiên cứu ESP - Tiếng Anh 
cho mục đích chuyên biệt, có thể thấy khái niệm 
thể loại, qua sự giới thiệu, sử dụng và phát triển 
của Swales (1981, 1990), đã trở thành khái niệm 
nghiên cứu then chốt, đóng góp to lớn cho sự bùng 
nổ nghiên cứu cho lĩnh vực, đặc biệt từ những năm 
1990 đến nay (xem Bax 2011; Bawarshi & Reiff 
2010; Bhatia, 2004; Bruce 2009, Freedman và 
Medway 1994; Hyland 2009; Hyon 1996; Johns và 
ctv. 2006; Paltridge 2001; Swales 1990, 2004). 

tải về 454.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương