Mục tiêu nghiên cứu


Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có bảng sau



tải về 0.85 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.85 Mb.
#16949
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Dựa vào công thức tính các giá trị tương ứng với đường bách phân vị ta có bảng sau:

Bảng 3.5. Các giá trị bách phân vị về chỉ số cân nặng-chiều dài theo tuổi thai từ 28-42 tuần

Tuổi thai Số NC SD Phân bố chỉ số cân nặng-chiều dài trẻ sơ sinh

theo đường bách phân vị

3% 5% 10% 50% 90% 95% 97%

28 108 0.198 1.65 1.70 1.77 2.02 2.28 2.35 2.40

29 126 0.205 1.71 1.76 1.83 2.10 2.36 2.43 2.48

30 154 0.212 1.77 1.82 1.89 2.17 2.44 2.51 2.56

31 209 0.217 1.82 1.87 1.95 2.23 2.51 2.59 2.64

32 238 0.222 1.87 1.93 2.01 2.29 2.58 2.66 2.71

33 250 0.225 1.92 1.98 2.06 2.35 2.64 2.72 2.77

34 284 0.227 1.97 2.02 2.11 2.40 2.69 2.77 2.83

35 234 0.229 2.01 2.07 2.15 2.44 2.74 2.82 2.87

36 213 0.229 2.06 2.11 2.19 2.48 2.78 2.86 2.91

37 227 0.227 2.09 2.15 2.23 2.52 2.81 2.89 2.95

38 345 0.225 2.13 2.18 2.26 2.55 2.84 2.92 2.97

39 495 0.221 2.16 2.21 2.29 2.58 2.86 2.94 2.99

40 359 0.216 2.19 2.24 2.32 2.59 2.87 2.95 3.00

41 148 0.210 2.21 2.26 2.34 2.60 2.88 2.95 3.00

42 30 0.202 2.23 2.28 2.36 2.61 2.87 2.95 2.99

Từ bảng trên vẽ được biểu đồ sau

Biểu đồ 3.7. Biểu đồ bách phân vị về chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ sơ sinh theo tuổi thai từ 28-42 tuần

MỤC TIÊU II

3.2. Đánh giá giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị

Nội dung kiểm định giá trị ứng dụng lâm sàng của các biểu đồ bách phân vị là:

- Liệu biểu đồ bách phân vị về cân nặng trẻ sơ sinh theo tuổi thai có thể được sử dụng để xác định thai nhẹ cân dưới mức trung bình thường liên quan đến biến chứng mà Lubchenco gọi là CPTTTC: điểm cắt về cân nặng (ngưỡng cân nặng) tương ứng với đường bách phân vị bao nhiêu có khả năng chẩn đoán thai bệnh lý nói trên tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

- Biểu đồ bách phân vị có thể sử dụng để xác định thai to và ngưỡng cân nặng tương ứng với đường bách phân vị nên dùng ứng với thai to.

3.2.1. Kiểm định ngưỡng cân nặng trẻ dưới mức trung bình có liên quan đến biến chứng và tử vong con theo Luchenco phân loại là thai CPTTTC

Chọn 62 trẻ sơ sinh có tuổi thai 33 tuần của các bà mẹ không có bệnh và 62 trẻ sơ sinh 33 tuần của những bà mẹ có bệnh TSG nặng (những trẻ này có cân nặng dưới mức trung bình) . Những trẻ này được cân và đo, sau đó theo dõi các bệnh lý có liên quan đến CPTTTC như suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh... trong thời kỳ sơ sinh (28 ngày sau đẻ). Trong 62 trường hợp mẹ không có bệnh, có 9 trường hợp trẻ măc bệnh. Số trẻ mắc bệnh trong 62 trường hợp mẹ bị TSG nặng là 31 trường hợp. Vậy có tổng cộng 40 trường hợp mắc một trong các bệnh lý có liên quan đến trẻ CPTTTC.

Bảng 3.6. Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC với tuổi thai 33 tuần ở ngưỡng cân nặng tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Cân nặng Độ nhạy Độ đặc hiệu


≤ 1550 65,0 92,9

≤ 1600 80,0 89,9

≤ 1650 87,5 80

≤ 1700 90 69

≤ 1750 92,5 67,9





Ngưỡng cân nặng được chọn để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC là 1650g, tương ứng với điểm đường cong ROC đổi chiều.

So với bảng 3.2 ở lớp tuổi thai 33 tuần, cân nặng ≤ 1650g tương ứng với đường bách phân vị 10. Vậy đường bách phân vị 10 là ngưỡng cân nặng để chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC.

3.2.2. Kiểm định sự liên quan giữa chỉ số cân nặng-chiều dài với trẻ CPTTTC

Trong nhóm 124 trẻ có tuổi thai 33 tuần được đưa vào kiểm định ở phần trên, chúng tôi tính chỉ số cân nặng- chiều dài (PI) của từng trẻ. Sau đó tính số trẻ mắc bệnh và không mắc bệnh ở từng lớp chỉ số PI, từ đó tính được độ nhạy, độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh lý theo bảng sau:

Bảng 3.7. Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC với tuổi thai 33 tuần ở ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài tương ứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Chỉ số cân nặng-chiều dài Độ nhạy Độ đặc hiệu

≤ 2.04 77.5 91.7

≤ 2.05 80 86.9

≤ 2.06 85 85.7

≤ 2.07 85 78.6

≤ 2.10 85 76.2

≤ 2.35 87.5 70.7




Ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài được chọn để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC là 2.06.

So với bảng 3.5 ở lớp tuổi thai 33 tuần, chỉ số cân nặng-chiều dài ≤2,06g tương ứng với đường bách phân vị 10. Vậy đường bách phân vị 10 là ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán bệnh lý thai CPTTTC.

3.3.1.4. Kiểm định ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến thai to

Dựa vào mục đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2, chúng tôi chọn những trường hợp đủ tháng có tuổi thai ≥38 tuần và cân nặng ≥ 3300g. Trong đó đẻ thường có 293 trường hợp, có 297 trường hợp mổ đẻ, 10 trường hợp forceps.

Trong nhóm 297 trường hợp mổ lấy thai có 69 trường hợp chỉ định mổ lấy thai và 10 trường hợp forceps có liên quan đến đẻ khó do thai to

Bảng 3.31. Giá trị chẩn đoán bệnh lý thai to ở ngưỡng cân nặng

có độ nhạy và độ đặc hiệu cao

Cân nặng ≥ Độ nhạy Độ đặc hiệu

3475 0.95 0.49

3550 0.90 0.69

3650 0.76 0.78

3675 0.72 0.78

3725 0.55 0.85

3775 0.55 0.87

Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC để chẩn đoán ngưỡng cân nặng liên quan đến khó đẻ do thai to

Ngưỡng cân nặng được chọn để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến đẻ khó do thai to là 3650g.

So với bảng 3.2 ở lớp giữa của nhóm tuổi thai đủ tháng là 40 tuần, cân nặng ≤ 3650g tương ứng với đường bách phân vị 90. Vậy đường bách phân vị 90 là ngưỡng cân nặng để chẩn đoán bệnh lý khó đẻ do thai to ở tuổi thai 40 tuần.

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1. Bàn luận về đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.2. Bàn luận về đặc điểm của đôi tượng nghiên cứu

4.3. Bàn luận về các biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh theo tuôi thai

4.3.1. Bàn luận về biểu đồ bách phân vị trọng lượng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương