Mục tiêu nghiên cứu



tải về 0.85 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.85 Mb.
#16949
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Như kết quả của bảng 3.6, chúng tôi chọn mức cân nặng dưới 1650g là ngưỡng để xác định trẻ CPTTTC có giá trị chẩn đoán bệnh lý với độ nhạy 87%, độ đặc hiệu 80%, giá trị tiên đoán dương tính là 67 % và giá trị tiên đoán âm tính là 93%. So sánh với biểu đồ bách phân vị số 3.1, ngưỡng dưới 1650g tương ứng với đường bách phân vị 10 ở tuổi thai 33 tuần. Như vậy kết quả cho thấy đường bách phận vị 10 là ngưỡng gây bệnh lý có giá trị chẩn đoán với độ nhạy và độ đặc hiệu hợp lý nhất ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai.

Trong thực tế lâm sàng, cần phải xác định những trẻ có nguy cơ CPTTTC trước khi sinh để có những can thiệp trước sinh kịp thời. Việc chẩn đoán trẻ nhẹ cân so với tuổi thai có thể cảnh báo các nhà lâm sàng phòng ngừa và điều trị sớm các biến chứng của trẻ sơ sinh và thời điểm 33 tuần là thời điểm thích hợp ngay trước thời điểm thai có tốc độ phát triển nhanh dễ biểu hiện CPTTTC và cũng là thời điểm sớm để có kế hoạch điều trị khi thai còn trong tử cung.

Trên thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi trong việc lựa chọn đặc điểm nào để xác định trẻ nhẹ cân so với tuổi thai. Nếu chọn tỉ lệ tử vong là biến để nghiên cứu thì sẽ tương ứng với đường bách phân vị <3 và lúc đó các can thiệp đã quá muộn. Chỉ cần có 1 trong các bệnh lý như trong nghiên cứu của chúng tôi cũng đã là nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Vì thế việc lựa chọn những bệnh lý mà chúng tôi đã nêu trên để tìm ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến thai CPTTTC có phần để phòng ngừa sớm các biến chứng do thai CPTTTC. Như vậy tỉ lệ bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn của các tác giả khác. Mặc dù vậy ngưỡng cân nặng được chúng tôi khuyến cáo cũng là đường bách phân vị 10, tương đương với các tác giả nước ngoài.

4.4.2. Sự liên quan giữa chỉ số cân nặng-chiều dài và trẻ CPTTTC

Chúng tôi tính chỉ số cân nặng- chiều dài của 124 trẻ nói trên. Trong số 124 trẻ có 46 trẻ só chỉ số cân nặng chiều dài dưới đường bách phân vị 10 (≤2,06). Điều đó phù hợp với đối tượng nghiên cứu chiếm 50% là những trường hợp mẹ mắc bệnh TSG nặng, bệnh lý chủ yếu gây ra tình trạng trẻ CPTTTC thể không cân xứng ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi đưa vào tính độ nhạy, độ đặc hiệu của ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến trẻ CPTTTC, biểu đồ 3.28 cho thấy điểm cắt ≤2,06 là ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để chẩn đoán bệnh. Tương ứng với ngưỡng chỉ số này, độ nhạy để chẩn đoán bệnh là 85%, độ đặc hiệu là 85,7% với giá trị tiên đoán dương tính là 73,9% và giá trị tiên đoán âm tính là 92,3% (bảng 3.7). Kết quả trên cho thấy cùng với cân nặng, chỉ số cân nặng- chiều dài cũng có giá trị cao trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến trẻ CPTTTC và nên đưa vào áp dụng lâm sàng để phân loại trẻ CPTTTC thể cân xứng và không cân xứng, đồng thời có ý nghĩa chẩn đoán và tiên lượng tình trạng bệnh lý của trẻ sau sinh.

4.4.3. Xác định ngưỡng cân nặng để chẩn đoán trẻ sơ sinh quá cân

Định nghĩa thai to dựa vào cân nặng trẻ sơ sinh lúc đẻ khác nhau rất nhiều giữa các chủng tộc. Ví dụ cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh Mỹ lúc 40 tuần là 3495g ± 290g, trẻ ≥ 4000g chiếm 9,8%, trẻ ≥ 4500g chiếm 1,5%. Ở Việt Nam, trong lượng trung bình của trẻ sơ sinh 40 tuần là 3270g ± 280g, trong đó tỉ lệ trẻ ≥ 4000g chiếm 2,78% . Do vậy giới hạn cân nặng bao nhiêu là thai to cần phải xác định riêng cho từng nước để có giá trị áp dụng lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chọn những trường hợp đủ tháng có tuổi thai từ 38 tuần trở lên và cân nặng từ 3300g trở lên (cân nặng tương ứng với trên đường bách phân vị 15 ở tuần tuổi thai 38). Như vậy số trường hợp thỏa điều kiện trên là 600 trường hợp. 293 trường hợp đẻ thường (chiếm 48,8%) và 297 trường hợp mổ đẻ (49,5%), còn lại là đẻ forceps. Chúng tôi chọn những trường hợp mổ đẻ có thể liên quan đến thai to như CTC mở hết đầu không lọt, nghiệm pháp lọt ngôi chỏm thất bại, ngôi thai và CTC chậm tiến triển, cơn co tử cung cường tính và forceps vì mẹ rặn không chuyển được chọn làm biến số bệnh lý gây khó đẻ do thai to (chiếm 79 trường hợp). Ngưỡng cân nặng 3650 tương ứng với đường bách phân vị 90 ở tuổi thai 40 tuần là ngưỡng để chẩn đoán đẻ khó do thai to ở phụ nữ Việt nam với độ nhạy 77%, độ đặc hiệu 78%, giá trị tiên đoán dương tính là 48% và giá trị tiên đoán âm tính là 92,3%. Các tác giả nước ngoài lấy ngưỡng cân nặng trên đường bách phân vị 97 làm ngưỡng thai to gây bệnh lý của trẻ sơ sinh. Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn ngưỡng cân nặng tương ứng với đường bách phân vị 90 là ngưỡng gây khó đẻ. Vì các bệnh lý được chọn khác nhau nên ngưỡng cân nặng gây bệnh lý cũng khác nhau. Hơn nữa, vì chiều cao và đặc biệt là khung chậu (yếu tố liên quan trực tiếp đến cuộc đẻ) của người phụ nữ Việt Nam thấp hơn so với các phụ nữ châu Âu nên mức cân nặng tuyệt đối gây đẻ khó cũng thấp hơn nhiều (3650g ở phụ nữ Việt Nam so với 4500g ở phụ nữ châu Âu).

nn S, ole T, Preece M, et al. Growth charts for ethnic populations in UK. KẾT LUẬN

1. Xác định giá trị một số chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai theo các đường bách phân vị

1.1. Cân nặng của trẻ sơ sinh theo tuổi thai (TT) từ 28-42 tuần tăng trưởng theo 2 giai đoạn từ 28-34 tuần và từ 35-42 tuần được biểu thị ở biểu đồ sau:

1.2. Chiều dài và vòng đầu của trẻ sơ sinh từ 28-42 tuần tăng trưởng theo biểu đồ sau

1.3. Chỉ số cân nặng-chiều dài của trẻ tương ứng với tuổi thai 28-42 tuần tăng trưởng theo các đường bách phân vị được biểu thị ở biểu đồ 3.26.

1.4. Các chỉ số cân nặng, chiều dài, vòng đầu của trẻ trai đều lớn hơn so với trẻ gái, đặc biệt ở các lớp tuổi thai gần đủ tháng và đủ tháng.

2. Đánh giá giá trị ứng dụng của biểu đồ, xác định giới hạn bất thường của các số đo nhân trắc của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai.

2.1. Ngưỡng cân nặng bệnh lý liên quan đến trẻ CPTTTC ở tuổi thai 33 tuần là dưới 1650g, tương ứng với đường bách phân vị 10. Ở điểm cắt này các giá trị để chẩn đoán trẻ CPTTTC là: độ nhạy 87,5%, độ đặc hiệu 80%.

2.2. Ngưỡng chỉ số cân nặng-chiều dài bệnh lý liên quan đến trẻ CPTTTC ở tuổi thai 33 tuần là dưới 2,06 (tương ứng với đường bách phân vị 10) với các giá trị để chẩn đoán trẻ CPTTTC là: độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 85,7%.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương