Mục tiêu nghiên cứu


Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng đầu của trẻ sơ sinh



tải về 0.85 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.85 Mb.
#16949
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

1.5. Vòng đầu của trẻ sơ sinh tương ứng với tuổi thai và biểu đồ vòng đầu của trẻ sơ sinh.

Các số đo về cân nặng , chiều dài, vòng đầu của một trẻ sơ sinh lúc đẻ so với vị trí trên biểu đồ tăng trưởng thai không chỉ đơn thuần chỉ ra là trẻ đó nặng hay nhẹ so với tuổi thai mà còn cho phép chúng ta đánh giá môi trường trong tử cung mà thai đó đã phát triển. Một trẻ nhẹ cân hơn so với tuổi thai với một chiều dài và vòng đầu tương đối bình thường có thể do kém dinh dưỡng trong tử cung do rối loạn chức năng bánh rau. Một trẻ nhẹ hơn so với tuổi thai với chiều dài và vòng đầu nhỏ tương ứng thì có thể là bình thường (do thể tạng hoặc do yếu tố gia đình) hoặc những vấn đề liên quan đến thai nghén 3 tháng đầu (VD: nhiễm khuẩn trong tử cung, bất thường về nhiễm sắc thể).

- Đối với các trường hợp sơ sinh non tháng, biểu đồ tăng trưởng cân nặng thai có thể được ứng dụng tương tự biểu đồ tăng trưởng sơ sinh, nó có thể giúp so sánh mức độ tăng cân thực của trẻ với sự tăng cân lý tưởng của trẻ cùng độ tuần tuổi thai. Nhất là sự tăng kích thước vòng đầu của trẻ có liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí thông minh của trẻ. Nếu kích thước vòng đầu của thai tăng theo mức bình thường thì sự phát triển trí tuệ của trẻ có thể sẽ không bị ảnh hưởng thậm chí khi cân nặng của thai tăng dưới đường cong chuẩn.

1.6. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ phát triển bất thường trong tử cung

1.6.1. Ứng dụng biểu đồ bách phân vị về các chỉ số nhân trắc của trẻ sơ sinh trong chẩn đoán trẻ chậm phát triển trong tử cung.

1.6.1.1. Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung

Định nghĩa trẻ CPTTTC

Các yếu tố liên quan đến trẻ CPTTTC

Đặc điểm bệnh lý của trẻ sơ sinh CPTTTC

1.6.2. Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng thai.

Hầu hết các tác giả đều nhất trí với định nghĩa trẻ nhẹ cân so với tuổi thai là trẻ có trọng lượng dưới đường bách phân vị thứ 10 tương ứng với tuổi thai. Tỉ lệ tử vong sơ sinh ở trẻ nhẹ cân so với tuổi thai cao hơn so với trẻ có cân nặng bình thường so với tuổi thai. Ví dụ ở trẻ sơ sinh 38 tuần, tỉ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân là 1% trong khi trẻ có cân nặng bình thường tỉ lệ này là 0,2%.

Tuy nhiên, có nhiều trẻ có cân nặng lúc đẻ ở dưới đường bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai nhưng lại không phải là trẻ CPTTTC có bệnh lý mà đơn giản những trẻ đó nhẹ cân là do yếu tố thể tạng (ví dụ con của những bà mẹ thấp bé thì thường nhẹ cân). Do đó để xác định ngưỡng cân nặng để chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung có bệnh lý (pathological growth retardation), một số tác giả đã nghiên cứu để tìm ra cân nặng của trẻ tương ứng với đường bách phân vị nào thì có liên quan thực sự đến tỉ lệ tử vong và tỉ lệ bệnh lý của trẻ trong thời kỳ sơ sinh.

1.6.2.1. Ý nghĩa của giá trị cân nặng thai trung bình- độ lệch chuẩn trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung

1.6.2.2. Ý nghĩa của các giá trị tương quan giữa các chỉ số nhân trắc trên biểu đồ tăng trưởng trong chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung

1.6.3. Ứng dụng của biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán trẻ sơ sinh quá cân (SSQC) so với tuổi thai.

1.6.3.1. Định nghĩa SSQC

- Một số yếu tố liên quan đến SSQC:

- Những khó khăn và biến chứng trong chuyển dạ của SSQC

1.6.3.2. Ý nghĩa của các đường bách phân vị trên biểu đồ tăng trưởng thai trong chẩn đoán thai to so với tuổi thai.

Hầu hết các tác giả trên thế giới xác định thai to là trẻ có trọng lượng lúc sinh trên đường bách phân vị 90 so với tuổi thai. Ví dụ dựa vào bảng phân bố đường bách phân vị của trọng lượng trẻ khi sinh theo tuổi thai của Lubchenco (1963), trẻ 39 tuần có trọng lượng trên 3700g được gọi là trẻ to hay trẻ SSQC, trong khi ở tuần tuổi 40, số đo cân nặng này phải trên 3800g mới được gọi là SSQC so với tuổi thai. Một cách định nghĩa khác về trẻ SSQC khi đủ tháng là trẻ có trọng lượng thô khi sinh trên mức bình thường. Ở Việt Nam gọi là SSQC khi thai có trọng lượng >3500g đối với con so và >4000g đối với con rạ , ở các nước phát triển SSQC là thai có trọng lượng >4000g hoặc >4500g.

Vấn đề đặt ra là thai có cân nặng “trên mức bình thường” có được gọi là “bất thường” không? Ngưỡng cân nặng nào được cho là giới hạn bình thường của thai mà trên mức đó thì là bất thường? Liệu ngưỡng cân nặng gọi là bất thường chỉ đơn thuần về mặt toán học hay cân nặng thai ở trên ngưỡng đó có thể gây ra những bệnh lý trong quá trình thai nghén và chuyển dạ?

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1:

2.1.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:

Về phía mẹ:

- Thai phụ khỏe mạnh, là người Việt Nam có chồng là người Việt Nam vào khám thai và đẻ tại các bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và Phụ Sản Hải Phòng, có một thai sống, có tuổi từ 18-40, tuổi thai của thai phụ từ 28 đến hết 42 tuần

Về phía trẻ sơ sinh: Là con của các bà mẹ nói trên.

2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

* Đối với mẹ: Không nhớ KCC và không có siêu âm trong ba tháng đầu. Mẹ có bệnh mạn tính nội khoa hoặc phụ khoa làm ảnh hưởng đến phát triển thai.

* Đối với thai nhi: thai bệnh lý có liên quan đến sự phát triển của con

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2:

Nội dung mục tiêu 2 nhằm xác định điểm cắt về số đo tương ứng với đường bách phân vị nào có giá trị để tiên lượng thai dưới mức trung bình và trên mức trung bình (WHO gọi là thai CPTTTC và thai to) có liên quan đến biến chứng khi sinh và sau sinh. Do vậy đối tượng nghiên cứu bao gồm 2 phần: thai có cân nặng dưới mức trung bình có liên quan đến biến chứng (CPTTTC) và thai có mức cân nặng trên mức trung bình liên quan đến biến chứng (thai to).

2.1.2.1.Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 phần 1:

- Tiêu chuẩn chọn lọc: Các trẻ sơ sinh có cân nặng dưới mức trung bình bao gồm 2 nhóm: Nhóm trẻ sơ sinh có liên quan biến chứng sau đẻ như ngạt, hạ đường huyết, hạ canci huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh, đa hồng cầu, tử vong (những trẻ này được Lubchenco liệt vào nhóm thai CPTTTC). Nhóm thứ hai là thai nhẹ cân dưới mức trung bình nhưng bình thường với số lượng gấp đôi nhóm 1.



tải về 0.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương