MỤc lục phần II: thực trạng ngành hàng không việt nam 11


THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY VIỆT NAM



tải về 0.91 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.91 Mb.
#2156
1   2   3   4   5   6   7   8   9

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY VIỆT NAM

Mạng CHK-SB toàn quốc có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ: Pháp thuộc, Nhật thuộc, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và sau khi giải phóng thống nhất Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ, mạng CHK-SB đều có sự thay đổi về số lượng, quy mô, chất lượng và chức năng sử dụng.

Sau kháng chiến chống Mỹ, trên cả nước đã có hơn 300 SB và bãi đậu các loại. Các SB phân bổ trên khắp các miền đất nước, hầu như tại mỗi địa phương đều có ít nhất một SB. Trong chiến tranh, các SB này chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu hoạt động quân sự, còn sử dụng cho mục đích dân dụng thì rất hạn chế. Vì vậy kể cả ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, mạng SB cả nước do quân sự quản lý là chính, còn HKDD chỉ hoạt động kết hợp.

Sau khi thống nhất Tổ quốc đến nay, ngành HKDD Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế tăng nhanh, một số SB được nâng cấp mở rộng bảo đảm cho hoạt động HKDD và quân sự như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng trở thành SB quốc tế, một số SB khác cũng được sửa chữa khôi phục.

Do nhu cầu cấp thiết của việc quy hoạch hệ thống CHK-SB, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc từ năm 1993. Theo đề án Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc, trong phần đánh giá hiện trạng tổng kết có 313 SB lớn nhỏ, 260 bãi đáp trực thăng trên cả nước. Có 30 SB hoạt động, trong đó có 13 SB quân sự quản lý hoàn toàn, 09 SB dùng chung (dân dụng và quân sự), 08 SB HKDD quản lý hoàn toàn, 03 SB quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng). Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg ngày 24/10/1997. Theo đó có 138 sân bay các loại gồm:



  • Cảng hàng không, sân bay: 61

  • Bãi hạ cánh dự bị: 67

  • Đoạn quốc lộ hạ cất cánh: 10.

Sau 12 năm thực hiện Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg ngày 24/10/1997 và để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không dân dụng trong thời kỳ mới, giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/1/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển giai thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mạng cảng hàng không, sân bay có hoạt động bay dân dụng được xác định như sau:

  • Đến năm 2020:

Đến năm 2020 có 26 CHK được đưa vào khai thác, sử dụng, trong đó có 10 CHK quốc tế (CHKQT) là Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc và 16 cảng hàng không nội địa (CHKNĐ) là Điện Biên Phủ, Nà Sản, Lào Cai, Quảng Ninh, Gia Lâm, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu.

Tổng diện tích đất các CHK đến năm 2020 khoảng 23.000 ha, trong đó diện tích đất do HKDD quản lý khoảng 11.200 ha, đất dùng chung với quân sự khoảng 6.500 ha, đất do quân sự quản lý khoảng 5.300 ha.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch các địa phương, trong giai đoạn đến năm 2020 nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các sân bay phục vụ cho hoạt động hàng không chung, bay airtaxi bằng tàu bay trực thăng và tàu bay cánh bằng các loại nhỏ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh chưa có CHK.


  • Phân chia cảng hàng không theo khu vực:

+ Khu vực phía Bắc gồm 09 CHK: 02 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi), 07 CHKNĐ (Điện Biên, Nà Sản, Lào Cai, Gia Lâm, Quảng Ninh, Vinh, Đồng Hới).

+ Khu vực miền Trung gồm 07CHK: 04 CHKQT (Đà Nẵng, Chu Lai, Phú Bài, Cam Ranh), 03 CHKNĐ (Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku).

+ Khu vực phía Nam gồm 10 CHK: 04 CHKQT (Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc), 06 CHKNĐ (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu).

Các sân bay nhỏ, sân bay chuyên dụng và bãi đáp trực thăng:

+ Nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các sân bay phục vụ cho hoạt động bay trực thăng và tàu bay cánh bằng loại nhỏ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh chưa có CHK như: Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Đắc Nông, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Thuận, An Giang … đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với quy hoạch phát triển các vùng và các địa phương. Trong giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên quy hoạch, xây dựng các sân bay Lai Châu (tỉnh Lai Châu), Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).

+ Để tận dụng tối đa năng lực các CHK cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong khai thác, đến năm 2020 việc khai thác các hoạt động bay hàng không chung (bay nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chất, tìm kiếm cứu nạn, huấn luyện, thể thao …) sẽ được thực hiện tại các CHK đã được quy hoạch nêu trên. Trong giai đoạn sau 2020, trên cơ sở nhu cầu thực tế sẽ nghiên cứu, quy hoạch các sân bay chuyên dụng riêng phục vụ cho các mục đích này.

+ Các hoạt động bay trực thăng phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ, bay phục vụ kinh tế quốc dân sẽ tiếp tục được thực hiện tại các CHK đã được quy hoạch nêu trên. Đối với nhu cầu khai thác bay trực thăng, tàu bay cánh bằng loại nhỏ phục vụ các mục đích khác (phục vụ hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân), các bãi đáp trực thăng sẽ được xem xét, cấp phép cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở quy hoạch của từng vùng, yêu cầu về an ninh, quốc phòng của từng địa phương.


  • Đến năm 2030:

+ Tiếp tục phát triển các CHK hiện có bao gồm 10 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc) và 16 CHKNĐ (Điện Biên Phủ, Nà Sản, Gia Lâm, Lào Cai, Quảng Ninh, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tàu). Nghiên cứu trị trí, quy mô CHKQT thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội khi nhu cầu vận tải hành khách hàng không trong vùng vượt quá 50 triệu HK/năm. Nếu nhu cầu thị trường đủ lớn, trong giai đoạn này có thể phát triển một số sân bay như Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết thành các cảng hàng không.

+ Tổng diện tích đất các CHK, sân bay đến năm 2030 khoảng 25.000 ha.

+ Trong giai đoạn này tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng thêm các sân bay nhỏ phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, airtaxi, các hoạt động hàng không chung tại các tỉnh, thành phố chưa có CHK.

Các Cảng hàng không quốc tế:

+ Tiếp tục đầu tư, mở rộng các giai đoạn tiếp theo đối với CHKQT Long Thành để cảng đảm bảo vai trò thay thế CHKQT Tân Sơn Nhất, trở thành CHKQT quan trọng nhất của khu vực phía Nam, là CHKQT lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế. CHKQT Long Thành đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO với tổng công suất từ 80 đến 100 triệu HK/năm.

+ Đầu tư mở rộng CHKQT Nội Bài về phía Nam với việc xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3; hệ thống đường lăn song song, đường lăn nối; hệ thống sân đỗ tàu bay; nhà ga T3 công suất 20-25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa công suất 0,5 – 1 tấn/năm; cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay thân lớn cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ kèm theo. Giai đoạn sau 2020, CHKQT Nội Bài đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I. Tổng công suất đạt 50 triệu HK/năm.

+ Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách, hàng hóa tại CHKQT Cát Bi, đáp ứng công suất 4 – 5 triệu HK/năm và 80 – 100.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT – II của ICAO.

+ Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao khả năng khai thác của CHKQT Đà Nẵng phù hợp với yêu cầu phát triển chính trị, kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Công suất CHKQT Đà Nẵng đạt 10 – 15 triệu HK/năm và 250.000 – 300.000 tấn HH/năm trong giai đoạn 2020 – 2030.

+ Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách tại CHKQT Phú Bài, đáp ứng công suất 4 – 5 triệu HK/năm và 200.000 – 300.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT – II của ICAO.

+ Tiếp tục đầu tư, phát triển CHKQT Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực với việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 (4.000m x 60m), hệ thống nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm, ga hành khách 4 triệu HK/năm.

+ Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách tại CHKQT Cam Ranh, đáp ứng công suất 4 – 5 triệu HK/năm và 200.000 – 300.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT – II của ICAO.

+ Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách, hàng hóa tại CHKQT Cần Thơ, đáp ứng công suất 5 triệu HK/năm và 400.000 – 500.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT – II của ICAO.

+ Ưu tiên phát triển CHKQT Phú Quốc trở thành CHK của trung tâm du lịch và giao thương, đảm bảo khai thác tàu bay B747 hoặc tương đương với công suất 6 triệu hành khách/năm và 300.000 tấn HH/năm.

Các Cảng hàng không nội địa:



Tiếp tục đầu tư mở rộng, tăng cường năng lực khai thác các CHKNĐ, đặc biệt cần tập trung đầu tư, mở rộng năng lực khai thác các CHK nằm tại các khu vực có tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế, có vai trò quan trọng về quốc phòng như Quảng Ninh, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Quốc, Côn Sơn, Cà Mau … làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của các địa phương và của cả nước.

  1. Kết cấu mạng cảng hàng không - sân bay

Tính đến tháng 12/2015, HKVN đã quản lý, khai thác 21 CHKSB, trong đó có 08 CHKQT và 13 CHKNĐ. Các CHK được chia theo 03 khu vực: Bắc - Trung - Nam, ở mỗi khu vực có các CHKQT đóng vai trò trung tâm và các CHKNĐ vây quanh tạo thành một Cụm CHK, cụ thể:

  • Khu vực miền Bắc:

Hiện có 06 CHK là:

  • 02 CHK QT: Nội Bài và Vinh

  • 04 CHK,SBNĐ: Điện Biên, Cát Bi, Đồng Hới, Thọ Xuân.

Ngoài ra có 02 CHK hiện không khai thác là Nà Sản (đóng cửa để chờ nâng cấp từ 5/2004) và CHK Gia Lâm ( chủ yếu bay quân sự).

  • Khu vực miền Trung:

Hiện có 07 CHKSB đang khai thác gồm:

  • 03 CHK QT: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài.

  • 04 CHK NĐ: Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Chu Lai.

  • Khu vực miền Nam:

Hiện có 08 CHK đang khai thác gồm:

  • 03 CHKQT: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc

  • 05 CHKNĐ: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Côn Đảo,Cà Mau.

Số liệu tổng hợp chung về các CHK như sau:

TT

Tên CHK

Tỉnh, Thành phố

Toạ độ

(Vĩ Bắc –

Kinh Đông)

Diện tích chiếm đất (ha)

Hiện trạng khai thác

1

Điện Biên

Điện Biên

21023’ - 103000’

44,1ha (31,5ha chung với quân sự, HKDD quản lý 12,6ha)

Đang khai thác

2

Nà sản

Sơn La

21013’ - 104002’

187,51 ha (122,19ha chung với quân sự, HKDD quản lý 16,46ha)

Đang nâng cấp

3

Nội Bài

Hà Nội

21013’ - 105048’

941,2ha (228ha chung với quân sự, HKDD quản lý 241,3ha)

Đang khai thác

4

Cát Bi

Hải Phòng

20049’ - 106043’

436,9ha (166,5ha chung với quân sự, HKDD quản lý 3ha)

Đang khai thác

5

Vinh

Nghệ An

18045’ - 105040’

416,62ha (228ha chung với quân sự, HKDD quản lý 35,28ha)

Đang khai thác

6

Đồng Hới

Quảng Bình

17005’ - 106035’

177 ha (114ha chung với quân sự, HKDD quản lý 33ha)

Đang thi công, chưa khai thác

7

Phú Bài

Thừa Thiên – Huế

16024’ - 107041’

243,27ha (101ha chung với quân sự, HKDD quản lý 142,27ha)

Đang khai thác

8

Chu Lai

Quảng Ngãi

15025’ - 108042’

2.022,4ha (180ha chung với quân sự, HKDD quản lý 219,71ha)

Đang khai thác

9

Đà Nẵng

Đà Nẵng

16002’ - 106012’

861,29ha (153,92ha chung với quân sự, HKDD quản lý 38,88ha)

Đang khai thác

10

Phù Cát

Bình Định

13057’ - 109003’

1018ha (1593,2ha chung với quân sự, HKDD quản lý 14,49ha)

Đang khai thác

11

Tuy Hoà

Phú Yên

13003’ - 109020’

1.200ha (180ha chung với quân sự, HKDD quản lý 90,82ha)

Đang khai thác

12

Cam Ranh

Khánh Hoà

11059’ - 109013’

715,05ha (440ha chung với quân sự, HKDD quản lý 239,05ha)

Đang khai thác

13

Plei Ku

Gia Lai

14001’ - 108001’

247,53 ha (79,42ha chung với quân sự, HKDD quản lý 15,56ha)

Đang khai thác

14

Buôn Ma Thuột

Đắc Lắc

12040’ - 108006’

259,6ha (88ha chung với quân sự, HKDD quản lý 171,6ha)

Đang khai thác

15

Liên Khương

Lâm Đồng

11045’ - 106025’

330,11ha (153,9ha chung với quân sự, HKDD quản lý 176,21ha)

Đang khai thác

16

Tân Sơn Nhất

Tp. HCM

10049’ - 106040’

1.150ha (400ha chung với quân sự, HKDD quản lý 205ha)

Đang khai thác

17

Côn Sơn

Bà Rịa –Vũng Tầu

08044’ - 106038’

103,1ha (93,96ha chung với quân sự, HKDD quản lý 8,21ha)

Đang khai thác

18

Cần Thơ

Cần Thơ

10005’ - 105045’

268,0ha (58ha chung với quân sự, HKDD quản lý 35ha)

Đang thi công, chưa khai thác

19

Phú Quốc

Kiên Giang

10013’ - 103058’

92,87 ha (84ha chung với quân sự, HKDD quản lý 8,87ha)

Đang khai thác

20

Rạch Giá

Kiên Giang

9057’ - 105008’

58,6ha (13ha chung với quân sự, HKDD quản lý 45,6ha)

Đang khai thác

21

Cà Mau

Cà Mau

9011’ - 105010’

92,0ha (13ha chung với quân sự, HKDD quản lý 69ha)

Đang khai thác

  1. Quy mô của các cảng hàng không

  1. Các cảng hàng không quốc tế

Theo tiêu chuẩn phân cấp của ICAO, hầu hết các CHKQT của Việt Nam thuộc cấp 4E, đường cất hạ cánh được trang bị các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh (tr CHKQT Vinh chưa được nâng cấp và hiện đang là CHK đạt cấp 4C).

Các nhà ga hành khách đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng công suất hiện tại đạt gần 60 triệu hành khách/năm (Nội Bài: 21 triệu, Vinh: 2,3 triệu, Phú Bài: 1,5 triệu, Đà Nẵng: 4 triệu, Cam Ranh: 1,5 triệu, Tân Sơn Nhất: 25 triệu, Phú Quốc: 2,65 triệu, Cần Thơ: 2 triệu). Tổng diện tích chiếm đất các CHKQT hiện nay là khoảng 5.400 ha trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là khoảng 1.800 ha (chưa có số liệu đo đạc cụ thể và do lịch sử để lại, nhiều cảng hàng không trải qua nhiều giai đoạn xây dựng khác nhau và bị lấn chiếm khi không có hệ thống tường rào).



  1. Các cảng hàng không nội địa

Các CHKNĐ của Việt Nam hiện nay có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 80% số CHK này có khả năng tiếp thu tàu bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh.

Hiện nay có đa số các CHKNĐ đã được trang bị đèn đêm là Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Pleiku, Phù Cát, Liên Khương, Tuy Hòa. Các CHK còn lại sẽ được lắp đặt dần trong thời gian tới, trước mắt ưu tiên trang bị cho các CHK có mật độ khai thác khá hoặc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng. Hầu hết các CHK đều đã được đầu tư xây mới nhà ga, số còn lại cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc thực hiện đầu tư.

Tổng công suất của các CHKNĐ tính đến tháng 8/2015 là 7,65 triệu hành khách/năm. Tổng diện tích chiếm đất các CHKNĐ hiện nay là 6.160 ha trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là 2.300ha (bao gồm cả khu vực dùng chung của nhiều cảng do HKDD đang quản lý)


  1. Thực trạng khai thác các cảng hàng không

  1. Về sản lượng khai thác

Giai đoạn 2005-2015, sản lượng khai thác tại các CHK đạt mức tăng trưởng bình quân 19,2%/năm về hành khách, 10%/năm về hàng hóa và 10,8%/năm về cất hạ cánh.

Năm 2015, tổng sản lượng hành khách thông qua hệ thống CHK Việt Nam đạt trên 63 triệu lượt khách, trong đó quốc tế đạt 18 triệu HK, nội địa đạt 45 triệu HK. Tỷ trọng hành khách tại 03 CHKQT chiếm khoảng 70% % tổng sản lượng trên tổng sản lượng hành khách thông qua hệ thống CHK,SB (50,4 triệu HK/36 triệu HK):



  1. Về loại hình và chất lượng dịch vụ

Các CHKNĐ mới chỉ tập trung thực hiện các dịch vụ HK (phục vụ trực tiếp vận chuyển HK). Tại các CHKQT, mặc dù lĩnh vực phi HK (thuê mặt bằng, quảng cáo, bến bãi, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm...) đã từng bước được quan tâm nhưng mức độ đa dạng và chất lượng của dịch vụ còn hạn chế.

  1. So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

  • Về mật độ xây dựng CHKSB: Mật độ các CHK đang khai thác (21 CHK trong đó có 8 CHKQT) trên diện tích cả nước đạt khoảng trên 16.000 km2/CHK. Số lượng và mật độ CHK của một số nước trong khu vực theo bảng thống kê tại mục 5 này thì tuy trình độ phát triển kinh tế có khác nhau nhưng có thể nhận thấy mật độ quy hoạch xây dựng và số lượng các CHK tại Việt Nam đạt ở mức trung bình so với một số nước trong khu vực.

  • Về quy mô và năng lực: Nếu lấy CHK quy mô nhất của Việt Nam là CHKQT Tân Sơn Nhất (tổng công suất nhà ga là 25 triệu khách/năm) để so sánh với các nước thì quy mô CHK quốc tế của Việt Nam vẫn ở dạng bé, chưa đạt quy mô là cảng hàng không trung chuyển của khu vực về năng lực và sản lượng thực tế. Thể hiện cụ thể tại Bảng số liệu dưới đây.

Bảng thông tin một số Cảng HK trung chuyển khu vực Châu Á

Cảng Hàng không

Changi

Chek Lap Kok

Suvarnabhumi

(AOT)

Incheon

Kuala Lumpur

Guangzhou Baiyun

Quốc gia

Singapore

Hong Kong

Thailand

Korea

Malaysia

China

Công suất phục vụ tại thời điểm hiện tại/năm

67 triệu HK

87 triệu HK; 9 triệu tấn HH

45 triệu HK

30 triệu HK; 2,7 triệu tấn HH

35 triệu HK; 1,2 triệu tấn HH

45 triệu HK; 1 triệu tấn HH

Số lượng nhà ga HK, năm đưa vào khai thác

-T1: 1981: 24tr

-T2: 1990: 21tr

-T3: 2008: 22tr


- T1: 1998:

- T2: 2007:



- 01 nhà ga đơn: 45triệu HK

- Nhà ga chính: 30tr

- Nhà ga phụ



- Nhà ga chính: 35triệu HK

- Nhà ga LCC



- Nhà ga A

- Nhà ga B



Số lượng đường CHC

02 đường CHC song song 4000 x 60 m; 01 đường CHC 2750 x 60m

02 đường CHC song song độc lập

3800 x 60 m



02 đường CHC song song độc lập

4000 x 60 m

3800 x 60 m


03 đường CHC

4000 x 60 m

3750 x 60m

3750 x 60m



02 đường CHC song song độc lập

4214 x 60 m

4056 x 60 m


02 đường CHC song song độc lập 3800 x 60 m

3600 x 60m



Thời gian xây dựng giai đoạn 1

1975 -1981

1993-1998

2002-2008

1992-2001

1993-1998

2000 - 2004

Tổng mức đầu tư đến thời điểm hiện nay

4,16 tỷ SGD

21,6 tỷ USD

5,4 tỷ USD

5,8 tỷ USD

5,06 tỷ USD

19,8 tỷ CNY ≈ 3.17 tỷ USD

Diện tích sử dụng đất

1.300 ha

1.255 ha

3.200 ha

5.615 ha

2.500 ha

1.500 ha

Sản lượng HK, HH năm 2013

53.7 triệu HK;

1.85 triệu tấn



59.9 triệu HK;

4.12 triệu tấn



51.4 triệu HK;

41.7 triệu HK;

2.46 triệu tấn;



47.5 triệu HK; 713.000 tấn

52.4 triệu HK; 1.3 triệu tấn

Sản lượng CHC năm 2013(lượt)

343.800

382.040

295.712

254.000

283.000

394.000

Doanh thu (USD)

1.778.682.000

1.694.286.000

1.012.650.000

1.486.798.000

1.099.880.000

767.000.000

Lợi nhuận (USD)

553.045.000

694.000.000

204.100.000

470.934.000

122.295.000

123.600.000

Công suất tối đa theo QH đến năm 2030

135 triệu HK

102 triệu HK; 9 triệu tấn HH

100 triệu HK

100 triệu HK;

10 triệu tấn HH



100 triệu HK

80 triệu HK; 2,5 triệu tấn HH

Каталог: Resources -> Docs -> QUAN-LY-VAN-TAI
Docs -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
Docs -> Mẫu số 02: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Ban hành nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ

tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương