MỤc lục phần II: thực trạng ngành hàng không việt nam 11



tải về 0.91 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.91 Mb.
#2156
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nguồn tham khảo:

1.http://www.changiairport.com/our-business/media#/pressreleases/another-record-breaking-year-for-changi-airport-in-2013-954032

2. https://www.hongkongairport.com/eng/media/press-releases/pr_1122.html

3. http://www.anna.aero/2014/03/20/thailands-traffic-16pc-2013

4. http://www.aerothai.co.th/eng/stat_approach_en.php

5. http://www.airport.kr/iiacms/pageWork.iia?_scode=C3002010000

6.http://www.aci.aero/News/Releases/Most-Recent/2014/03/31/Preliminary-World-Airport-Traffic-and-Rankings-2013--High-Growth-Dubai-Moves-Up-to-7th-Busiest-Airport-

THỐNG KÊ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ HÀNG KHÔNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC




























TT

Tên nước

Diện tích
(Km2)

Tổng số CHK

CHK nội địa

CHK quốc tế

Mật độ Km2/

CHK


Số lượng CHK có đường CHC >3.000m

SL Hãng Hàng Không

1

Malaysia

330.000

37

29

8

8915

7 (7 CHKQT)

14

2

Singapore

697

2

1

1

348,5

1 (1 CHKQT)

7

3

Việt Nam

331,212

21

12

7

16.560

9 (5 CHKQT và 4 CHKMNĐ)

5

4

Hàn Quốc

1.000.032

20

12

8

5.001

5 (5 CHKQT)

7

5

Philippines *

300.000

46

38

8

6.252

5 ( 5 CHKQT)

24

6

Thái Lan

513.000

34

26

8

19.000

11 (8 CHKQT và 3 CHK nội địa)

14

7

Nhật Bản*

377,906

53

24

29

7130

18 (5 CHKQT và 13 CHKNĐ)

25

8

Indonesia

1.919.440

69

60

9

27818

10 (5 CHKQT và 5 CHKNĐ)

54


  1. Đánh giá về hệ thống cảng hàng không Việt Nam

Thực tế khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống CHK-SB đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hoà trên toàn bộ lãnh thổ và các vùng miền. Một số CHK chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà vận chuyển và khai thác nhưng đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Hệ thống CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước.

Đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, hầu hết các CHK trong hệ thống CHK toàn quốc là CHK dùng chung nên đã có những hoạt động hiệp đồng nhịp nhàng đảm bảo tốt nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, bạo loạn trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển hệ thống CHK theo quy hoạch.



  1. Mặt được

  • Quy hoạch mạng CHK,SB

  • Đã hoàn thành quy hoạch 25/26 CHK, SB đạt tỷ lệ 96%, cụ thể: Miền Bắc đạt 09/09 CHK đã phê duyệt quy hoạch theo Quyết định 21/QĐ-TTg : 02 CHKQT (Nội Bài và Cát Bi), 07 CHK nội địa (Điện Biên Phủ, Nà Sản, Gia Lâm, Vinh, Đồng Hới, Lào Cai, Quảng Ninh); Miền Trung đạt 07/07 CHK gồm: 04 CHKQT (Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai), 03 CHK nội địa (Tuy Hoà, Phù Cát, Pleiku); Miền Nam đạt 09/10 CHK: 04 CHKQT (Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc), 05 CHK nội địa (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn. (Riêng quy hoạch CHK Vũng Tàu đã hoàn thành và trình Bộ GTVT xem xét, phê duyệt trong tháng 8/2015, dự kiến Bộ GTVT sẽ phê duyệt trong quý IV/2015); và một số sân bay: Miền Bắc: 02 sân bay (Thọ Xuân, Lai Châu), Miền Trung: 02 sân bay (Quảng Trị, Kon Tum), Miền Nam: 02 sân bay (Phan Thiết, An Giang).

  • Như vậy kết thúc năm 2015 dự kiến sẽ hoàn thành 100% quy hoạch các CHKSB toàn quốc theo Quyết định 21/QĐ-TTg. Hệ thống mạng CHK,SB hiện nay được quy hoạch là hợp lý cả về số lượng, quy mô, sự phân bố tại các vùng miền, đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương và phù hợp với yêu cầu phát triển hiện tại, tương lai. Về cơ bản đảm bảo 100% quy mô quy hoạch 10 cảng hàng không quốc tế đều đáp ứng yêu cầu khai thác các loại tàu bay code E như A330, B777. Các cảng hàng không, sân bay nội địa được quy hoạch đảm bảo 10/16 cảng khai thác được tàu bay loại trung như A320/321 (là loại tàu bay chính của các hãng hàng không trong nước như Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines dùng để khai thác nội địa), đạt tỷ lệ 76,3%, còn lại 04 cảng hàng không được quy hoạch đáp ứng khai thác loại tàu bay code C như ATR72, CRJ900 trở xuống (gồm Điện Biên Phủ, Côn Đảo, Rạch Giá, Vũng Tàu).

  • Công tác điều chỉnh quy hoạch: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, Cục HKVN đã rà soát và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch điều chỉnh các cảng hàng không, sân bay, đáp ứng nhu cầu khai thác, nhu cầu đầu tư phát triển của từng cảng. Tính đến tháng 11/2015, đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch 10 cảng hàng không, sân bay gồm: Nội Bài, Vinh, Nà Sản, Thọ Xuân, Cam Ranh, Phú Bài, Pleiku, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cà Mau; đồng thời đã trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 02 cảng hàng không là Lào Cai, Phù Cát, dự kiến Bộ Giao thông vận tải phê duyệt trong quý IV/2015. Như vậy tính đến hết năm 2015, Cục Hàng không Việt Nam hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch 12 cảng hàng không, sân bay.

  • Một số CHK,SB đã được quy hoạch nâng cấp thành CHKQT như CHKQT Vinh và bổ sung sân bay Thọ Xuân vào quy hoạch mạng CHK,SB.

  • Tình hình khai thác CHK,SB: Có 21 CHK hiện đang khai thác ( Nội Bài, Cát Bi, Điện Biên Phủ, Đồng Hới, Vinh, Thọ Xuân , Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku , Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Rạch Gía, Côn Đảo). Hoạt động của hệ thống CHK đã đóng góp tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước nói chung và từng vùng miền nói riêng.

  • Việc hoàn thiện quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc theo Quyết định 21/QĐ-TTg cũng như việc điều chỉnh quy hoạch các cảng hàng không, sân bay kịp thời đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển đồng bộ hệ thống cảng hàng không, sân bay phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, xu thế phát triển hàng không dân dụng quốc tế và đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải hàng không của Việt Nam; bảo đảm dây chuyền hoạt động cảng hàng không, sân bay thống nhất, đồng bộ, liên tục, hiệu quả; đồng thời bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, công tác phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay, giữa các cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng và quân sự liên quan đến sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

  • Về mật độ xây dựng CHKSB: Mật độ các CHK đang khai thác (21 CHK trong đó có 8 CHKQT) trên diện tích cả nước đạt khoảng trên 16.000 km2/CHK. Số lượng và mật độ CHK của một số nước trong khu vực theo bảng thống kê tại Phụ lục 6 thì tuy trình độ phát triển kinh tế có khác nhau nhưng có thể nhận thấy mật độ quy hoạch xây dựng và số lượng các CHK tại Việt Nam đạt ở mức trung bình so với một số nước trong khu vực.

  • Đầu tư phát triển cảng hàng không

  • Việc đầu tư phát triển CHK,SB đã bám sát Quy hoạch. Xây mới, nâng cấp đồng bộ hệ thống CHK,SB cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hàng không và các hãng.

(Chi tiết danh mục đầu tư như Phụ lục 7A1, 7A2 đính kèm)

  • Nâng cao năng lực tiếp thu cả về số lượng và chất lượng: Đa số CHK,SB tiếp nhận được tàu bay thân rộng. Góp phần tái cơ cấu của đội tàu bay của các hãng HKVN như loại bỏ dòng tàu bay Fokker và giảm dòng tàu bay ATR.

  • Đã xây dựng và đang nỗ lực triển khai Đề án Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không. Đã phê duyệt kế hoạch đầu tư 5 năm của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

  • Việc sáp nhập 3 Tổng công ty CHK miền Bắc, miền Trung, miền Nam thành Tổng công ty CHKVN đã góp phần tập trung nguồn lực vào đầu tư nâng cấp hệ thống CHK.

  1. Hạn chế/Tồn tại

  • Quy hoạch mạng CHK,SB

  • Quy hoạch CHK,SB: Một số chỉ tiêu dự báo tăng trưởng trong quá trình lập quy hoạch chưa phù hợp với số liệu tăng trưởng thực tế như: Số liệu dự báo tăng trưởng hành khách chưa theo kịp với nhu cầu, số liệu phát triển thực tế tại cảng hàng không, sân bay Thọ Xuân, Vinh, Đà Nẵng, Phù Cát, Tân Sơn Nhất; Số liệu dự báo tăng trưởng hàng hóa chưa theo kịp với nhu cầu, số liệu phát triển thực tế tại cảng hàng không QT Nội Bài.

  • Việc điều chỉnh quy hoạch đến nay bị chậm so với nhu cầu phát triển chung. Do quy hoạch các cảng hàng không, sân bay phần lớn được thực hiện từ giai đoạn năm 2005-2008, đến nay đã được 7-10 năm và công nghệ hàng không phát triển, trang thiết bị dẫn đường phát triển, đội tàu bay phát triển với các loại tàu bay hiện đại hơn, lớn hơn, đòi hỏi cơ sở hạ tầng tốt hơn. Vì vậy, cần phải rà soát và tiến hành điều chỉnh đồng bộ quy hoạch bao gồm quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc và quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, sân bay.

  • Các CHK đều có tính chất dùng chung dân dụng và quân sự; chưa có ranh giới cụ thể của các khu vực dùng riêng, dùng chung.

  • Đầu tư phát triển CHK,SB

  • Do hạn chế về nguồn vốn, nhiều nội dung đầu tư tại các CHK,SB chưa được triển khai đồng bộ, chưa được đầu tư nâng cấp hiện đại để nâng cao năng lực tiếp nhận. Một số CHK,SB chưa được đầu tư đồng bộ các hệ thống tường rào an ninh, trang thiết bị dẫn đường ILS, đèn tín hiệu sân bay, quan trắc khí tượng AWOS, hệ thống cảnh báo gió đứt và công cụ dự báo khí tượng hàng không mới theo phương pháp số trị, phương tiện thiết bị cứu hộ, cứu nạn, phương tiện cung ứng dịch vụ hàng không như xăng dầu, phục vụ kỹ thuật mặt đất... cần sớm được hoàn thiện.

  • Về huy động nguồn vốn XHH đầu tư: Nguồn vốn XHH chưa được mạnh về chất; chưa được khai thác tối đa so với tiềm năng; chưa huy động được nhiều nguồn vốn xã hội hóa từ các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CHKSB: Giai đoạn 2001-2014 lượng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân (5.291 tỷ đồng/48.317 tỷ đồng, chiếm 11%) là không đáng kể, chủ yếu sử dụng nguồn vốn nhà nước chiếm đến 89%. Chưa được đa dạng về hình thức huy động vốn xã hội: Thời gian qua việc huy động nguồn vốn xã hội cho đầu tư KCHT hàng không chủ yếu thực hiện theo hình thức đầu tư trực tiếp, thành lập công ty cổ phần đầu tư; rất ít dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP (hiện chỉ có 2 dự án đang được triển khai theo hình thức hợp đồng BOT.

  • Dự án, công trình lớn chậm tiến độ như: Nhà ga hành khách T2-CHKQT Nội Bài, Nhà ga hành khách QT Tân Sơn Nhất, Nhà ga hành khách Đà Nẵng.

  1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ - BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY

  1. Quy mô và năng lực điều hành

Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 02 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh với hệ thống đường hàng không gồm 28 đường nội địa và 36 đường quốc tế. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển Đông cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

  1. Hệ thống cơ sở hạ tầng

  1. Kiểm soát không lưu

Hệ thống điều hành bay gồm 01 trung tâm thông báo hiệp đồng bay, 2 trung tâm kiểm soát đường dài (ACC/Hà Nội và ACC/Hồ Chí Minh), 3 cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP/Nội Bài, APP/Tân Sơn Nhất, APP/Đà Nẵng) và 21 đài kiểm soát không lưu tại các CHK với trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn ICAO và có đầy đủ năng lực kiểm soát, điều hành các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý.

Các cơ sở thủ tục bay, đánh tín hiệu tàu bay được thiết lập tại 21 cảng hàng không.



  1. Các mạng kỹ thuật phục vụ không lưu

Mạng thông tin HK được trang thiết bị khá hiện đại, đảm bảo tầm phủ toàn bộ vùng trời do Việt Nam quản lý, đáp ứng được nhu cầu hiện nay về thông tin HK gồm 09 trạm VHF tầm xa và các hệ thống thiết bị VHF/HF khác, hệ thống AFTN/AMHS, hệ thống các trạm vệ tinh mặt đất, liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở điều hành bay (AIDC). Mạng dẫn đường HK bao gồm 22 đài dẫn đường VOR/DME, 33 đài dẫn đường NDB bảo đảm phủ sóng trên tất cả các đường bay và 17 hệ thống tiếp cận hạ cánh bằng thiết bị ILS tại 10 sân bay, 19 hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay. Hệ thống ra đa giám sát HK bao gồm 9 trạm ra đa hiện đại và 11 trạm ADS-B (có 02 trạm tại đảo Trường Sa lớn và Song Tử Tây); hệ thống thiết bị liên lạc dữ liệu và giám sát tự động (CPDLC/ADS-C).

  1. Cơ sở khí tượng hàng không

Hiện nay có 2 trạm ra đa thời tiết C-band, 2 trạm thu sản phẩm dự báo thời tiết toàn cầu (SADIS), 1 trạm thu ảnh vệ tinh, 15 trạm quan trắc khí tượng tự động. Tại từng CHK có các trạm quan trắc, vườn khí tượng theo tiêu chuẩn tối thiểu của ICAO. Về tổ chức, hiện tại có 1 trung tâm cảnh báo phòng thời tiết tại Gia Lâm, 3 cơ sở khí tượng tại 3 CHKQT (Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất) và 18 trạm khí tượng hàng không tại các sân bay. Hệ thống tổ chức, trang thiết bị khí tượng của Ngành đáp ứng đầy đủ theo qui định của ICAO.

  1. Cơ sở tìm kiếm cứu nạn

Về tổ chức có Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìn kiếm cứu nạn của Cục HKVN và các đơn vị hàng không; 21 cơ sở tìm kiếm cứu nạn và khẩn nguy tại các sân bay; 01 Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không, 03 Trung tâm hiệp đồng tìm kiếm khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác này đều ở mức tối thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO. Hàng năm, Cục HKVN đều tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn HK và khẩn nguy CHK với sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài Ngành có liên quan. Cục HKVN cũng thường xuyên trao đổi và thoả thuận về phối hợp triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra tình huống với các nước kế cận vùng FIR của Việt Nam .

  1. Sản lượng điều hành bay

Từ chỗ điều hành 127.074 lần chuyến bay tương ứng 63,2 triệu km điều hành vào năm 1995, sau 10 năm Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã nâng sản lượng điều hành lên gấp hơn 2 lần về số lần chuyến và gấp hơn 5 lần về km điều hành quy đổi. Năm 2007 đạt 299.345 lần chuyến bay và 378 triệu km điều hành.

Năm 2015, đã tổ chức điều hành 640.848 tăng 17,6% so với năm 2014 (295.480 chuyến bay đi-đến và 345.368 chuyến bay quá cảnh qua vùng FIR). Hiện nay lưu lượng bay tiếp tục gia tăng.



  1. Đánh giá về hệ thống quản lý, bảo đảm hoạt động bay

  1. Đạt được

  • Quy hoạch quản lý, bảo đảm hoạt động bay

  • Hệ thống quản lý và bảo đảm hoạt động bay đã được đầu tư, nâng cấp và triển khai thực hiện đúng nội dung và thời gian quy hoạch.

  • Đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống CNS/ATM HKDD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2339/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2011); Chiến lược phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Kế hoạch 5 năm, Danh mục đầu tư và nhu cầu vốn giai đoạn 2012-2015 và dự kiến giai đoạn 2016-2020 cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.

  • Đảm bảo không bị tụt hậu về công nghệ CNS/ATM mới, sử dụng công nghệ vệ tinh và kỹ thuật số, hoàn thành dự án JICA, kịp thời lập kế hoạch nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU) phù hợp với chiến lược, kế hoạch của ICAO và phù hợp với xu thế phát triển hiện đại hóa của thế giới đảm bảo phối hợp sử dụng hiệu quả các hệ thống thiết bị CHK,SB, bảo đảm hoạt động bay và khai thác tàu bay.

  • Đã đầu tư các hệ thống kỹ thuật, nâng cao tầm phủ, độ tin cậy và chất lượng tín hiệu như các trạm VHF tầm xa ứng dụng công nghệ liên lạc thoại Off-set, các đài VOR/DME, các hệ thống ra đa và ATM mới, công nghệ giám sát mới ADS-C và ADS-B trong đó có các trạm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (đảo Song Tử Tây, Trường Sa lớn) và ở Côn Đảo nâng cao tầm phủ liên lạc và giám sát cho FIR Hồ Chí Minh, đồng thời cung cấp tín hiệu kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay hỗ trợ HKDD Singapore. Triển khai áp dụng công nghệ dẫn đường mới theo tính năng (PBN) cho bay đường dài, bắt đầu áp dụng cho vùng trời sân bay;

  • Tối ưu hóa tổ chức vùng trời trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh giảm tắc nghẽn trên không, nâng cao năng lực thông qua của vùng trời và tăng cường an toàn hoạt động bay. Triển khai thực hiện chương trình tối ưu hóa đường HK và phương thức bay trong các FIR Việt Nam và các FIR kế cận rút ngắn cự ly bay tạo điều kiện cho các hãng HK Việt Nam và quốc tế tiết kiệm chi phí hàng chục triệu đô la mỗi năm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

  • Tại thời điểm lập Quy hoạch, lĩnh vực quản lý hoạt động bay HKDD Việt Nam được đánh giá về công nghệ, năng lực điều hành đạt trình độ trung bình khá trong khu vực. Sau 5 năm triển khai thực hiện Quy hoạch, lĩnh vực này được nhận xét thuộc tốp 5 của khu vực ASEAN, tốp 10 của khu vực châu Á. Hiện nay đang cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay hàng ngày với trung bình khoảng 1.800 chuyến bay trong 2 FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh (có diện tích khoảng 1,2 triệu km2) và một phần vùng trời trong FIR Phnôm-pênh do phía Căm-pu-chia ủy quyền.

  • Cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động bay và duy trì đảm bảo không có tai nạn tàu bay từ năm 1992 đến nay. Mặc dù số lượng và tốc độ tăng trưởng điều hành tăng cao (năm 2009 là 311.932 lần chuyến bay và năm 2015 là 640.848 lần chuyến bay), nhưng vẫn giữ vững an toàn, điều hòa, hiệu quả. Hệ thống bảo đảm hoạt động bay được Hiệp hội vận tải quốc tế (IATA) trao giải thưởng Đại bàng năm 2009 và Tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (CANSO) trao giải thưởng An toàn toàn cầu năm 2015 vì những cố gắng vượt bậc trong thời gian qua.

  • Đầu tư phát triển

  • Kết cấu hạ tầng bảo đảm hoạt động bay được đầu tư đã bám sát quy hoạch, kế hoạch tổng thể, kế hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm và có trọng tâm, trọng điểm.

  • Có 10 CHK đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay đáp ứng yêu cầu của ICAO: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Phú Quốc, Cần Thơ, Đồng Hới, Thọ Xuân, Vinh, Liên Khương Việc đầu tư, nâng cấp này đảm bảo tàu bay cất, hạ cánh an toàn và nâng cao năng lực tiếp thu của các CHK.

  1. Hạn chế

  • Quy hoạch quản lý, bảo đảm hoạt động bay:

  • Kế hoạch của ICAO về CNS/ATM mới có sự điều chỉnh và công nghệ quản lý, bảo đảm hoạt động bay trên thế giới thường xuyên thay đổi ảnh hưởng đến việc quyết định đầu tư, khai thác sử dụng;

  • Các dự án đã được Bộ trưởng phê duyệt tại Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống CNS/ATM theo kế hoạch không vận mới của ICAO (Quyết định số 2339/QĐ-BGTVT) đang chậm triển khai có thể dẫn đến sự tụt hậu của ngành quản lý hoạt động bay Việt Nam trong vòng 5 năm tới;

  • Chưa tổ chức thiết lập xong cấu hình mạng viễn thông ATN toàn ngành. Chưa hoàn tất việc xây dựng mô hình dự báo khí tượng hàng không theo phương pháp số trị và hệ thống tự động xử lý, in ấn bản đồ HK bao gồm bản đồ số, hệ thống quản lý tự động chướng ngại vật hàng không. Thiếu phương tiện thiết bị, nhân lực cho công tác tìm kiếm cứu nạn và khẩn nguy sân bay; chưa có chương trình trợ giúp tìm kiếm tàu bay bị nạn bằng máy tính;

  • Chưa có quy chế quản lý hoạt động bay ngoài đường hàng không; hoạt động hàng không còn gặp khó khăn về phối hợp tổ chức khu vực hoạt động bay, đảm bảo liên lạc và công tác quản lý, điều hành vì phần lớn hoạt động ở tầm thấp;

  • Trình độ kiểm soát viên không lưu, nhân viên kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến còn để xảy ra các sự cố hoạt động bay nghiêm trọng do không đảm bảo phân cách, vụ mất điện tại ACC Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến hoạt động bay và uy tín của ngành HK.

  • Đầu tư phát triển quản lý, bảo đảm hoạt động bay:

  • Các dự án đã được Bộ trưởng phê duyệt tại Kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống CNS/ATM theo kế hoạch không vận mới của ICAO (Quyết định số 2339/QĐ-BGTVT) đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

  • Một số CHK,SB chưa được đầu tư hoàn thiện thiết bị hỗ trợ hạ cánh ILS, đèn tín hiệu sân bay, AWOS, hệ thống cảnh báo gió đứt và công cụ dự báo khí tượng hàng không mới theo phương pháp số trị.

  • Chưa nhanh nhạy trong việc tìm giải pháp huy động vốn.

  1. Каталог: Resources -> Docs -> QUAN-LY-VAN-TAI
    Docs -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
    Docs -> Mẫu số 02: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Ban hành nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
    Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
    Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
    Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
    Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ

    tải về 0.91 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương