MỤc lục phần II: thực trạng ngành hàng không việt nam 11



tải về 0.91 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.91 Mb.
#2156
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Lĩnh vực không lưu:

  • Hoàn thành chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay;

  • Nghiên cứu, thiết lập cơ sở kiểm soát trung tận cụm vùng trời sân bay: Đà Nẵng - Phú Bài- Chu Lai - Nước Mặn;

  • Thiết lập cơ sở kiểm soát tiếp cận Cần Thơ, Cát Bi, Phú Bài, Côn Sơn, Phú Quốc, Liên Khương;

  • Thiết lập Đài kiểm soát không lưu và cơ sở kiểm soát tiếp cận cho CHKQT Long Thành.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đảm bảo hoạt động bay cho CHKQT Long Thành

  • Nâng cấp trạm thông báo bay tại Trường Sa thành Đài kiểm soát không lưu

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Tiếp tục triển khai Đề án bay HKDD ra Trường Sa thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao.

  • Hoàn thành việc áp dụng quản lý luồng không lưu (ATFM) tại Việt Nam và kết nối, tích hợp khai thác với các hệ thống ATFM của các nước trong khu vực. Thực hiện quản lý không lưu tự động tiến tới áp dụng hình thức tàu bay tự phân cách phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO và công nghệ của thế giới;

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động bay và hợp tác quốc tế. Đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO về khái niệm quản lý không lưu tự động mới, đảm bảo không bị tụt hậu so với khu vực.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 (Block 1) vào 2023, triển khai giai đoạn 2 (Block2) từ năm 2023-2028 và giai đoạn tiếp theo của Chương trình nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU);

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu của ICAO và hoạt động bay, phù hợp với công nghệ mới của thế giới.

  • Hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống thiết bị sang hệ thống CNS/ATM mới.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Triển khai theo kế hoạch không vận của ICAO.

c) Lĩnh vực thông tin: Hoàn thành việc mở rộng tầm phủ và nâng cao khả năng dự phòng của hệ thống CNS. Áp dụng chủ yếu mạng liên lạc VHF/HF dữ liệu, ATN/AMHS, AIDC phục vụ công tác quản lý không lưu.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Triển khai theo kế hoạch không vận của ICAO

d) Lĩnh vực dẫn đường: Áp dụng chủ yếu các công nghệ dẫn đường theo tính năng (PBN) cho hoạt động bay.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Triển khai theo kế hoạch không vận của ICAO

đ) Lĩnh vực giám sát: Hoàn thành việc mở rộng mạng giám sát ADS-B bảo đảm tối thiểu 27 trạm trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh; Nghiên cứu, đầu tư, nâng cấp hệ thống ra đa Mode S; Đầu tư, sử dụng công nghệ giám sát đa chiều (MLAT) tại các Cảng HKQT.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO, yêu cầu hoạt động bay và phù hợp với công nghệ mới của thế giới. Đảm bảo công nghệ, thiết bị ngang tầm với khu vực và thế giớ, gồm 25 trạm tại CHK và 02 trạm tại Trường Sa.

e)Lĩnh vực khí tượng:

  • Hoàn thành chương trình triển khai mạng D-ATIS và đầu tư hệ thống thiết bị cảnh báo gió đứt tại tất cả các CHKQT;

  • Tiếp tục đầu tư, hiện đại hóa các trạm quan trắc tự động tại tất cả các CHK, đầu tư mới trạm ra đa thời tiết tại các CHK có mật độ bay cao và điều kiện khí tượng phức tạp;

  • Hoàn thành việc kết nối hệ thống thông tin khí tượng hàng không toàn cầu;

  • Hoàn thành việc áp dụng dự báo khí tượng theo phương pháp số trị.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO và yêu cầu đảm bảo dịch vụ khí tượng phục vụ hoạt động, đảm bảo không bị tụt hậu so với khu vực.

  • Nâng cao chất lượng các sản phẩm khí tượng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý không lưu mới.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO và đảm bảo tương thích với công tác quản lý không lưu mới.

g) Lĩnh vực thông báo tin tức hàng không:

  • Hoàn thành việc kết nối hệ thống thông báo tin tức hàng không tự động toàn cầu;

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO và đảm bảo tương thích với công tác quản lý không lưu mới.

  • Hoàn thành việc chuyển đổi từ dịch vụ thông báo tin tức hàng không (AIS) sang quản lý thông báo tin tức hàng không (AIM).

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO, đảm bảo không bị tụt hậu so với khu vực.

h)Lĩnh vực tìm kiếm – cứu nạn: Tiếp tục đầu tư các tàu bay trực thăng và cánh bằng, hệ thống trang thiết bị chuyên dụng TKCN hàng không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của ICAO.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đảm bảo năng lực đầy đủ về TKCN đáp ứng yêu cầu hoạt động bay, yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO.

i) Bay hiệu chuẩn: Nâng cấp hệ thống thiết bị, hạ tầng kỹ thuật và nhân lực đảm bảo đầy đủ khả năng bay hiệu chuẩn thiết bị và phương thức bay PBN tại Việt Nam và phát triển ở các nước trong khu vực.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đảm bảo đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn của ICAO về công nghệ dẫn đường PBN, yêu cầu phát triển hoạt động bay trong môi trường CNS/ATM mới.

  1. QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP HÀNG KHÔNG

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Lấy phát triển CNHK làm một phần của kế hoạch phát triển đồng bộ Ngành HKDD Việt Nam trên cơ sở đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng.

  • Phát triển CNHK đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt gắn CNHK với phát triển nền công nghiệp quốc gia.

  • Kết hợp tiềm lực trong và ngoài Ngành, tận dụng tối đa hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập để phát triển CNHK. Tập trung và ưu tiên cho phát triển công nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và các trang thiết bị kỹ thuật HK, sản xuất vật tư, phụ tùng thay thế nhập khẩu.

  • Từng bước phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam, đảm bảo năng lực cung ứng đồng bộ, hiện đại các dịch vụ kỹ thuật hàng không; tiến tới tham gia vào dây chuyền quốc tế thiết kế, chế tạo thiết bị tàu bay và các trang thiết bị chuyên ngành.

  1. Mục tiêu

  • Tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm giảm sự lệ thuộc nước ngoài, đến năm 2020 đảm bảo tự chủ hoàn toàn trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay cho các hãng HK trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng HK nước ngoài.

  • Đến năm 2020 tập trung nghiên cứu, tham gia chế tạo một số phụ tùng, phụ kiện tàu bay và các trang thiết bị kỹ thuật hay phải thay thế trên cơ sở hợp tác, liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất tàu bay lớn trên thế giới. Trong giai đoạn 2020-2030 tiếp tục mở rộng, tiến tới hợp tác chế tạo phụ tùng tàu bay và từng phần tàu bay. Việc sản xuất tàu bay nhỏ mang thương hiệu Việt Nam sẽ thực hiện trong giai đoạn sau năm 2030.

  • Đến năm 2020 đảm bảo 100% nhu cầu bảo trì và 1/2 nhu cầu sửa chữa các trang thiết bị chuyên ngành quản lý bay. Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số dụng cụ, phầm mềm, sản phẩm thiết bị chuyên ngành quản lý bay như đèn hiệu, thiết bị dẫn đường... cung cấp cho nhu cầu trong Ngành và một số quốc gia trong khu vực.

  1. Nội dung điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

a) Điều chỉnh lộ trình phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam. Phát triển, mở rộng các trung tâm bảo dưỡng tàu bay tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai. Hình thành các trung tâm có tầm cỡ khu vực về bảo dưỡng, đại tu động cơ và các thiết bị hàng không tại Long Thành và Chu Lai.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Mục tiêu phát triển công nghiệp hàng không theo Quyết định 21 đã không đạt được về lĩnh vực đại tu (bảo dưỡng lớn) động cơ tàu bay theo quy hoạch. Quy hoạch điều chỉnh xác định ưu tiên phát triển năng lực bảo dưỡng tàu bay, đại tu động cơ tàu bay làm nòng cốt cho việc phát triển công nghiệp hàng không, sản xuất thiết bị kỹ thuật quản lý bay, tiến tới sản xuất thiết bị tàu bay, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, công nghiệp hàng không toàn cầu.

- Tạo điều kiện hoạt động cho các hãng hàng không tại các CHKQT cửa ngõ chính, phù hợp định hướng phát triển của mạng đường bay và hệ thống CHK;
b) Các nội dung điều chỉnh của từng lĩnh vực:

  • Lĩnh vực kỹ thuật tàu bay:

+ Tập trung phát triển hệ thống bảo dưỡng tàu bay làm nòng cốt cho việc phát triển công nghiệp hàng không. Ưu tiên quỹ đất, tiếp tục phát triển hệ thống các cơ sở bảo dưỡng tàu bay nhằm đạt các tiêu chuẩn EASA/FAR 145;

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Cần ưu tiên quỹ đất để phát triển các cơ sở bảo dưỡng tàu bay

+ Nâng cấp các trung tâm bảo dưỡng tàu bay tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất; thành lập các trung tâm bảo dưỡng tàu bay tại Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:. Cơ sở quan trọng của các CHKQT cửa ngõ, đáp ứng các yêu cầu khai thác tàu bay của các hãng hàng không và phù hợp định hướng phát triển của mạng đường bay và hệ thống CHK.

  • Lĩnh vực trang thiết bị kỹ thuật khác:

  • Phát triển Công ty Kỹ thuật Quản lý bay chuyên sản xuất các thiết bị có trình độ kỹ thuật công nghệ cao như công nghệ thông tin, tự động, điều khiển kết hợp với các sản phẩm cơ khí chế tạo;

  • Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế hoặc cho phép các công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất các trang thiết bị kỹ thuật hàng không.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

  • Từng bước làm chủ kỹ thuật, công nghệ chế tạo tàu bay, linh kiện tàu bay.

  • Cụ thể hóa mục tiêu phát triển CNHK, trong đó nhấn mạnh bước đi, lộ trình phát triển phù hợp với thực tiễn, các nguồn lực dành cho CNHK.

      • Đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp ước, Hiệp định quốc tế.

  1. Định hướng quy hoạch đến năm 2030

  • Lĩnh vực kỹ thuật tàu bay:

  • Phát triển một số công ty kỹ thuật hàng không của Việt Nam hoặc liên doanh với nước ngoài nhằm đảm bảo thực hiện sửa chữa, đại tu các loại tàu bay và động cơ mà các công ty, hãng hàng không của Việt Nam khai thác. Hình thành các trung tâm có tầm cỡ khu vực về bảo dưỡng, đại tu động cơ và các thiết bị hàng không tại Long Thành và Chu Lai;

  • Thực hiện liên minh cung ứng vật tư, phụ tùng và bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay với các đối tác sử dụng tàu bay và phương tiện kỹ thuật tương tự nhằm thiết lập kho vật tư, phù tùng, động cơ dùng chung để đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả khai thác;

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Giảm chi phí đầu tư, thiết lập mức dự trữ vật tư, phụ tùng theo xu thế chung của thế giới.

  • Gắn các chương trình đầu tư tàu bay dài hạn với việc hợp tác về bảo dưỡng đại tu động cơ tàu bay, sản xuất phụ tùng, cấu kiện tàu bay. Từng bước gia công, chế tạo một phần linh kiện tàu bay. Tiến hành hợp tác liên doanh sản xuất một phần cấu hình tàu bay;

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Chuyển giai đoạn thực hiện của định hướng trên từ trước năm 2020 sang sau năm 2020.

  • Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế hoặc cho phép các công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất các cấu kiện tàu bay, phụ tùng tàu bay tại Việt Nam.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Khuyến khích kêu gọi đầu tư nước ngoài vào đầu tư sản xuất các cấu kiện tàu bay, phụ tùng tàu bay tại Việt Nam.

  1. QUY HOẠCH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Mở rộng phạm vi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giảm tối đa phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp hàng không.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu của Nhà nước và Chính phủ

  • Tăng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không; đảm bảo quyền lợi của nhà nước trong việc khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đảm đảm quyền lợi nhà nước trong việc khai thác kết cấu hạ tầng hàng không được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước phù hợp với Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý khai thác Cảng hàng không.

  • Lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng không, hàng không chung:

  • Phát triển lực lượng vận tải hàng không phù hợp với điều kiện tự do hoá thị trường hàng không.

  • Phát triển các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam theo hướng mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới; khuyến khích các hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam, tạo sự năng động và thúc đẩy tính cạnh tranh của lực lượng vận tải hàng không Việt Nam; đồng thời gắn liền với việc thực hiện lộ trình tự do hóa vận tải hàng không trên cơ sở song phương, đa phương; chủ động hội nhập, tham gia tích cực vào Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM).

  • Các hãng hàng không Việt Nam kinh doanh trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, đồng thời có sự hợp tác, bổ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ khai thác, bảo dưỡng, kỹ thuật thương mại mặt đất .. nhằm giảm chi phí chung.

  • Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không chung và vận chuyển hàng hóa.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

+ Điều chỉnh nhằm triển khai lộ trình thực hiện chính sách tự do hóa, mở cửa bầu trờ, đồng thời phù hợp với các thỏa thuận song phương, đa phương về tự do hóa đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc tham gia Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM).

+ Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong 2 lĩnh vực chưa phát triển là hàng không chung và vận chuyển hàng hóa.

  • Mô hình tổ chức của các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thương mại khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm tạo sự năng động và huy động các nguồn lực cả về vốn, công nghệ, trình độ.

  • Khai thác tối đa lợi thế về mạng CHK được phân bổ đều khắp đất nước và lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam đối với giao lưu HK trong khu vực. Giảm dần phụ thuộc của HKVN vào dịch vụ của nước ngoài.

  1. Mục tiêu

  • Đẩy mạnh việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Đề án của Chính phủ.

  • Phát triển các doanh nghiệp hàng không có đủ năng lực cạnh tranh cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Phát triển đội tàu bay hiện đại và nâng cao tỷ trọng đội tàu bay sở hữu.

  • Tiếp tục phát triển Vietnam Airlines là nòng cốt của lực lượng vận tải hàng không Việt Nam, có năng lực cạnh tranh quốc tế thuộc nhóm hàng đầu ASEAN; giữ cổ phần nhà nước đến 65%;

  • Tiếp tục thực hiện phương án cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, giữ cổ phần Nhà nước đến 65%; có cơ chế phù hợp giao nhiệm vụ quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng sân bay cho doanh nghiệp cảng hàng không sau cổ phần hóa, không sử dụng vốn ngân sách.

  • Tiếp tục tái cơ cấu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam theo hướng Nhà nước chỉ nắm giữ các lĩnh vực cung cấp dịch vụ điều hành bay, thông báo tin tức hàng không và tìm kiếm-cứu nạn

  • Khuyến khích việc thành lập, phát triển các hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không chung, hãng hàng không chở hàng riêng.

  • Xác định cảng hàng không chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế vùng-địa phương để có chính sách quản lý khai thác phù hợp

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

  • Đảm bảo thực hiện các chính sách của Nhà nước và quy định của Chính phủ về cổ phần hóa và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tỷ lệ nắm giữ vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp vận tải hàng không, doanh nghiệp khai thác kết cấu hạ tầng hàng không.

  • Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong 2 lĩnh vực chưa phát triển là hàng không chung và vận chuyển hàng hóa.

  • Phù hợp với các định hướng về huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không vừa phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

  1. Nội dung Quy hoạch đến năm 2020

a) Đẩy mạnh việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Đề án của Chính phủ. Sau 2020, mở rộng phạm vi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giảm tối đa phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp hàng không.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

b) Tiếp tục phát triển Vietnam Airlines là nòng cốt của lực lượng vận tải hàng không Việt Nam, có năng lực cạnh tranh quốc tế thuộc nhóm hàng đầu ASEAN; giữ cổ phần nhà nước đến 65%.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Phù hợp với Đề án cổ phần hóa Vietnam Airlines đã được phê duyệt và thực hiện.

c) Tiếp tục thực hiện phương án cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; giữ cổ phần nhà nước đến 65%; có cơ chế phù hợp giao nhiệm vụ quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng sân bay cho doanh nghiệp khai thác cảng hàng không sau cổ phần hóa, không sử dụng vốn ngân sách;



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Phù hợp với Đề án cổ phần hóa ACV đã được phê duyệt và thực hiện.

- Phù hợp với quy định của Nghị định 102/2015/NDD-CP ngày 20/10/2015 về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay trong điều kiện không cổ phần hóa khu bay.

d) Tiếp tục tái cơ cấu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam theo hướng Nhà nước chỉ nắm giữ các lĩnh vực cung cấp dịch vụ không lưu, thông báo tin tức hàng không và tìm kiếm-cứu nạn.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Căn cứ vị trí, vai trò của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đối với hệ thống quản lý vùng trời, quản lý bay của Việt Nam; không cổ phần hóa các lĩnh vực cung cấp dịch vụ điều hành bay, thông báo tin tức hàng không và tìm kiếm-cứu nạn.

- Áp dụng mô hình xã hội hóa lĩnh vực khí tượng, lĩnh vực đầu tư, khai thác thiết bị kỹ thuật cung cấp dịch vụ thông ti, dẫn đường, giám sát.

đ) Thành lập doanh nghiệp đảm bảo an ninh hàng không 100% vốn nhà nước để thực hiện cung cấp dịch vụ an ninh hàng không tại các cảng hàng không.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Tính chất quan trọng của lĩnh vực an ninh hàng không trong hệ thống bảo đảm an ninh quốc gia, trong điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp cảng hàng không.

e) Xác định cảng hàng không mang tính công ích, chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế vùng - địa phương để có chính sách quản lý khai thác phù hợp.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Căn cứ Luật HKDDVN năm 2014, Nhà nước chăm lo phát triển hệ thống cảng hàng không chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng, địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đồng thời đảm bảo sự phát triển vượt bậc của hệ thống cảng hàng không có tính chất thương mại.

  1. Nội dung Quy hoạch đến năm 2030

  • Căn cứ nhu cầu thị trường, tiếp tục cho phép thành lập thêm các hãng hàng không Việt Nam kinh doanh vận chuyển hàng không.

  • Tiếp tục khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung, hãng hàng không chở hàng riêng.

  • Mở rộng phạm vi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giảm tối đa phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp hàng không. Nghiên cứu mô hình, tổ chức quản lý, khai thác khu bay thuộc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

  • Xác định cảng hàng không chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế vùng-địa phương để có chính sách quản lý khai thác phù hợp.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Đáp ứng nhu cầu thị trường về việc tham gia kinh doanh vận tải hàng không theo luật định.

- Khuyến khích phát triển hãng hàng không chở hàng riêng để tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa của Việt Nam.

- Tăng cường hiệu quả của chính sách tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nhằm giảm sức ép về vốn đối với Ngân sách nhà nước và tăng cường tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hàng không

- Xác định các CHK chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế địa phương để định hướng cho đầu tư đối với các CHK khai thác không có hiệu quả kinh tế chỉ nhằm mục tiêu gián tiếp là phát triển kinh tế- xã hội của địa phương hoặc vùng miền.

- Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không tại Việt Nam theo hướng phát triển bền vững, quy hoạch bổ sung cụ thể nội dung xem xét cho phép thành lập thêm hãng hàng không trong giai đoạn đến 2030 trên cơ sở nhu cầu thị trường.

- Bổ sung các nội dung liên quan cho phù hợp với đường lối chính sách của Đảng , pháp luật của Nhà nước.

  1. QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Ưu tiên hợp lý việc đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên cho các lĩnh vực kĩ thuật tàu bay; quản lý điều hành bay và khai thác CHK trên cơ sở tiêu chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng hoạt động trong từng ngành.

  • Kết hợp tốt giữa đào tạo cơ bản và đào tạo lại, cấp nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giữa đào tạo trong nước và đào tạo tại nước ngoài trên cơ sở phải có kế hoạch dài hạn về huy động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực.

  • Xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo trong Ngành phải phù hợp yêu cầu phát triển trong từng lĩnh vực, từng thời kỳ cũng như cần coi trọng việc tiêu chuẩn hoá các nội dung, chương trình đào tạo, bổ túc cán bộ theo trình độ quốc tế.

  • Phát huy, tăng cường nguồn ngân sách nhà nước, tận dụng các nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

  1. Mục tiêu

  • Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu và có trình độ, đủ năng lực để làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như công tác điều hành sản xuất kinh doanh.

  • Tăng cường cơ sở vật chất cho tất cả các cơ sở đào tạo trong Ngành nhằm nâng cao cả về năng lực, chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo và sử dụng lao động trong Ngành ở tất cả các bậc học, tiến tới mở rộng, phát triển và tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học và trên đại học cho các quốc gia trong khu vực.

  1. Nội dung quy hoạch đến năm 2020

a) Tiếp tục tăng năng suất lao động, duy trì tăng trưởng lao động ở mức thấp hơn tăng trưởng sản lượng. Đảm bảo tối thiểu 60% lực lượng phi công, 90% lực lượng kỹ thuật là người Việt Nam; 100% đội ngũ giám sát có trình độ đáp ứng theo tiêu chuẩn của ICAO.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Nhằm mục tiêu tăng năng suất lao động của ngành hàng không, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng năng lực cạnh tranh của ngành.

- Định hướng mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành hàng không.

- Bỏ định hướng cụ thể về số lượng lao động toàn ngành, để doanh nghiệp tự chủ và xác định lực lượng lao động của doanh nghiệp.

b) Xã hội hóa việc phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của định hướng xã hội hóa việc phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không, đào tạo nhân viên hàng không chuyên môn sâu (phi công, kỹ thuật tàu bay, quản lý bay) thông qua các doanh nghiệp sử dụng lao động, gắn liền với sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các cơ sở đào tạo chuyên ngành, là những định hướng lớn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

c) Xây dựng mạng lưới cơ sở đào tạo về hàng không đảm bảo nhu cầu nhân lực chuyên ngành hàng không, tương thích với trình độ đào tạo quốc tế.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo, huấn luyện chuyên ngành HK hiện chưa được quy hoạch cụ thể, lâu dài; các đơn vị thiết lập hệ thống đào tạo theo nhu cầu trước mắt, chưa tiếp cận trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Việc liên kết, hợp tác giữa các cơ sở đào tạo trong và ngoài ngành và hợp tác, liên kết đào tạo quốc tế hiệu quả chưa cao.

d) Thực hiện cổ phần hóa Học viện Hàng không Việt Nam, tập trung đào tạo các lĩnh vực chuyên ngành hàng không.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Định hướng lớn về cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước đối với Học viện hàng không.

đ) Bỏ cấp đào tạo trung cấp, cao đẳng nhân viên hàng không, tập trung xây dựng các trung tâm nghề, tăng cường mối liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp hàng không.



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Tăng chất lượng đầu tuyển sinh nghề, giảm thời gian, chi phí đào tạo của xã hội đối với nhân viên hàng không.

e) Thiết lập tối thiểu một Trung tâm đào tạo phi công cơ bản đầy đủ đến 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đào tạo phi công thương mại (CPL).



Căn cứ, lý do điều chỉnh:

- Mục tiêu thiết lập hệ thống Trung tâm đào tạo phi công cơ bản chưa được thực hiện; cần đặt mục tiêu và lộ trình cụ thể.

  1. Nội dung quy hoạch đến năm 2030

a) Nguồn nhân lực

- Tiếp tục tăng năng suất lao động, duy trì tăng trưởng lao động ở mức thấp hơn tăng trưởng sản lượng. Nguồn nhân lực bổ sung chủ yếu dành cho lao động trực tiếp, lao động có trình độ cao;

- Phát triển đội ngũ chuyên gia chuyên ngành bậc cao có năng lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay, quản lý bay, cảng hàng không, sân bay, đảm bảo nền công nghệ kỹ thuật chuyên ngành hàng không đạt trình độ tiên tiến của khu vực.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng cho phát triển ngành hàng không vì vậy, cần đào tạo, phát triển, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn của ngành hàng không dân dụng Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế.


  1. Các cơ sở đào tạo

  • Đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ngành về phi công, kiểm soát viên không lưu, thợ kỹ thuật;

Căn cứ, lý do điều chỉnh: tăng cường vai trò của cơ sở đào tạo trong việc đáp ứng các yêu cầu về phi công, kiểm soát viên không lưu, thợ kỹ thuật của ngành hàng không.

  • Phát triển Học viện Hàng không Việt Nam thành một trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật chuyên ngành hàng không;

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

  • Định hướng lớn nhằm phát triển, lập lại vị trí, vai trò của Học viện đối với ngành.

  • Mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động các cơ sở đào tạo nhân viên hàng không ra thị trường quốc tế.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

  1. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Quan điểm về bảo vệ môi trường trong phát triển giao thông hàng không.

Với xu thế phát triển nhanh của ngành hàng không đã và đang kéo theo những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Ngoài các ô nhiễm đáng quan tâm là khí phát thải của động cơ tàu bay, tiếng ồn tàu bay, còn có các ô nhiễm ở các khu vực xung quanh CHK-SB. Mỗi một sân bay lớn như một thành phố nhỏ, là tổ hợp nhiều hoạt động khác nhau: các hoạt động nhà ga, sân bay, các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và các thiết bị khác, các cơ sở dịch vụ, sản xuất, cung ứng đang ngày làm ô nhiễm môi trường sống xung quanh, giống như hiện tượng của các khu đô thị mắc phải. Lưu lượng khách qua sân bay cùng với số lượng người làm việc tại các cảng hàng không sân bay ngày càng tăng, các cảng hàng không đã và sẽ gặp các vấn đề về nước sạch, nước ngầm bị khai thác quá mức, tình trạng lưu lượng nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại gia tăng nhiều hơn dễ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát.

Trước sức ép từ nhiều phía, ngành hàng không cần phải nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc bảo vệ môi trường, giảm khí phát thải nhà kính, hạn chế tiếng ồn tàu bay, giảm các ô nhiễm tại các cảng hàng không, sân bay. Phát triển nhanh nhưng phải đi đôi với bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cần phải làm để hướng đến một ngành hàng không năng động và phát triển bền vững.



  1. Mục tiêu

Giảm thiểu tác động xấu của hoạt động hàng không đến môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai đồng bộ các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng năng lượng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả từ hoạt động khai thác tàu bay, quản lý hoạt động bay, khai thác cảng hàng không, sân bay và nơi có hoạt động hàng không dân dụng.

Từng bước xây dựng hệ thống giao thông vận tải hàng không an toàn, thuận lợi và bền vững với môi trường.

Hạn chế khí thải, nhằm tạo ra một chương trình hành động thống nhất cùng với các quốc gia thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế. Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện các chính sách về giảm khí phát thải trong hoạt động hàng không; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp vận tải hàng không, quản lý hoạt động bay, khai thác cảng hàng không trong việc giảm khí CO2, sử dụng năng lượng tiết kiệm vào hiệu quả


  1. Nội dung thực hiện

Xây dựng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho kết cấu hạ tầng Cảng hàng không, sân bay (CHK,SB) trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những dự báo, đánh giá về mức độ tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng với kết cấu hạ tầng CHK, SB;

Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng CHK, SB.

Xây dựng các hướng dẫn về ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch chi tiết CHK, SB.

Xây dựng Đề án nghiên cứu ứng phó với biến đổi khí hậu đối với kết cấu hạ tầng quản lý bay (gió, bão, nước biển dâng…).

Áp dụng các giải pháp nhằm giảm lượng khí phát thải của người khai thác tàu bay, khai thác cảng hàng không, cơ sở sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại CHK, SB.

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn trong hoạt động hàng không dân dụng.

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về giảm phát thải khí CO2 trong hoạt động hàng không dân dụng.

Lập bản đồ tiếng ồn của tất cả cảng hàng không, sân bay.

Xây dựng chính sách quản lý tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay.

Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.

Xây dựng và áp dụng các tiêu chí sân bay sinh thái (Eco-airport) cho các CHK- SB Việt Nam.

Xây dựng đề án “Khảo sát, công bố khu vực xả nhiên liệu, hành lý, hàng hóa, các đồ vật khác từ tàu bay và ban hành các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cho khu vực này”.

Tăng cường đào tạo huấn luyện nội bộ về công tác bảo vệ môi trường.

Triển khai thực hiện tối ưu hóa đường hàng không nhằm sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, giảm lượng khí phát thải từ ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Thực hiện phân loại chất thải tại các cảng hàng không sân bay, nhằm tăng khả năng tái sử dụng chất thải, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng mặt trời nói riêng. Khuyến khích mô hình xây dựng các dự án sử dụng năng lượng mặt trời, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo.

Triển khai thực hiện tối ưu hóa đường hàng không nhằm sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả, giảm lượng khí phát thải từ ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Thực hiện công tác quản lý sử dụng đất đúng theo quy định, không gây lãng phí nguồn tài nguyên đất tại các cảng hàng không, sân bay.



  1. Nội dung ưu tiên thực hiện

a) Đến năm 2020:

  • Triển khai các quy định của ICAO, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong ngành hàng không.

  • Lập bản đồ tiếng ồn của tất cả cảng hàng không, sân bay khai thác; xây dựng chính sách quản lý tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay.

  • Xây dựng các tiêu chí sân bay sinh thái (Eco-airport).

b) Đến năm 2030:

  • Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch hành động giảm phát thải khí CO2 trong ngành hàng không.

  • Triển khai áp dụng các tiêu chí sân bay sinh thái (Eco-airport) tại tất cả các cảng hàng không quốc tế.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

+ Bổ sung nội dung mới về bảo vệ môi trường trong Quyết định 21 điều chỉnh.

+ Bảo vệ môi trường là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững theo yêu cầu của chiến lược phát triển bền vững và yêu cầu của Liên Hợp quốc, ICAO.

  1. TẦM NHÌN ĐÉN NĂM 2050

  1. Vận tải hàng không

  • Phát triển thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 3 trong ASEAN (sau Thái Lan, Indonesia).

  • Tự do hóa hoàn toàn thị trường vận chuyển hàng không quốc tế đi/đến Việt Nam.

  • Tiếp tục phát triển các hãng hàng không Việt Nam về số lượng, chất lượng dịch vụ cạnh tranh hàng đầu trong khu vực; đầu tư vốn thành lập các hãng hàng không tại nước ngoài.

  • Về mạng đường bay: Tiếp tục hoàn thiện mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức; phát triển mạng đường bay quốc tế với tần suất cao đến tất cả các khu vực, châu lục trên thế giới, bao gồm Châu Phi và Nam Mỹ; mạng đường bay nội địa phát triển rộng khắp theo mô hình “điểm-điểm”; phát triển mạnh các loại hình hoạt động hàng không chung.

  • Về đội tàu bay: Tiếp tục tập trung đầu tư đội tàu bay sở hữu, theo công nghệ tiên tiến nhất, ưu tiên tàu bay lớn, tải trọng cao.

  1. Quản lý, đảm bảo hoạt động bay

Phát triển lĩnh vực quản lý, bảo đảm hoạt động bay theo Chương trình, Kế hoạch của ICAO.

  1. Cảng hàng không

  • Triển khai đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đạt công suất 80-100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

  • Triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn 3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

  • Triển khai đầu tư xây dựng CHKQT Đà Nẵng đạt công suất 40 triệu hành khách/năm.

  • Triển khai đầu tư hạ tầng CHKQT Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế lớn của khu vực; dần thay thế vai trò của CHKQT Đà Nẵng về vận chuyển hành khách.

  • Tiếp tục đầu tư, xây dựng các cảng hàng không trong hệ thống mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc theo nhu cầu vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế.

  1. Công nghiệp hàng không

  • Xây dựng các tổ chức thiết kế, chế tạo một phần tàu bay hoặc các cấu kiện của tàu bay thương mại tại Việt Nam; tiến tới sản xuất được các tàu bay loại nhỏ theo tiêu chuẩn của FAA/EASA.

  • Cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị cho thị trường quốc tế;

  • Sản xuất một số hệ thống trang thiết bị kỹ thuật hàng không có tỷ lệ chất xám cao cung cấp cho thị trường hàng không.

  • Nâng cao năng lực của đội ngũ giám sát an toàn hàng không có đủ năng lực thực hiện các công tác phê chuẩn các thiết kế, chế tạo tàu bay, động cơ và các thiết bị tàu bay theo tiêu chuẩn của FAA/EASA.

Căn cứ, lý do điều chỉnh: Bổ sung tầm nhìn đến 2050 là cần thiết đối với các định hướng dài hạn trong ngành hàng không phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với tầm nhìn dài hạn của một số ngành, địa phương.

  1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động HKDD

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, ngành HKDD Việt Nam đã không ngừng phát triển từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn và công nghệ hiện đại đến việc tăng số lượng máy bay thương mại với những chủng loại máy bay hiện đại đủ sức để đáp ứng tiến trình hội nhập và mở cửa. Sản lượng hành khách và hàng hóa hàng năm ngày một tăng.

Phát triển là đồng nghĩa với quá trình gia tăng ô nhiễm môi trường bởi vì: “Chất thải là một phần của sự đổi mới”. điều này đã được Ủy ban bảo vệ môi trường thế giới, Ngân hàng thế giới và các tổ chức khu vực rất coi trọng. việc đề ra những cơ sở dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường lại hết sức cần thiết đối với các nhà quản lý khi tiến hành xây dựng và dự báo kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm của đơn vị (ví dụ đề ra kế hoạch phải đảm bảo cung ứng 1 tỷ m3 nước sinh hoạt cho một Cảng HKQT/năm thì cũng đồng nghĩa với việc phải có kế hoạch xử lý 1 tỷ m3 nước thải tương ứng).



Trong giai đoạn phát triển của ngành HKDD, những yếu tố được xem xét nhằm đưa ra những cơ sở dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường trong hoạt động HKDD đó là:

  • Quy hoạch đội tàu bay đến 2030.

  • Dự báo sản lượng hàng hoá thông qua các CHK không giai đoạn đến 2030.

  • Dự báo sản lượng hành khách thông qua các Cụm cảng hàng không giai đoạn đến 2030.

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động bay

Qua các số liệu về Quy hoạch đội tàu bay, Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua các CHK đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2030, Dự báo sản lượng hành khách thông qua các CHK đến năm 2020 và giai đoạn đến năm 2030, dự kiến mức ồn và khí thải tại các CHK đến năm 2016 sẽ vượt hoặc xấp xỉ bằng giới hạn cho phép.

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm do nước thải tại các CHK

Trên cơ sở kết quả dự báo, lượng nước sử dụng hàng ngày tại CHK vào năm 2020 sẽ khoảng 10.000m3/ngày đêm. Lượng nước thải dự báo tương ứng với lượng nước trên. Vì vậy, nếu trong trường hợp nước thải không được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm chính sẽ là (tính theo số lượng hành khách sử dụng nhà vệ sinh là 20%):

  • BOD5(200C) : 131g/m3 (mg/l)

  • COD : 248g/m3 (mg/l)

  • SS : 350g/m3 (mg/l)

Nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp 20mg/l đối với nguồn tiếp nhận loại A và 50mg/l đối với nguồn tiếp nhận loại B theo (TCVN 5945- 1995).Vì vậy, công tác xây dựng và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải đạt Tiêu chuẩn tại các Cảng hàng không sân bay là bắt buộc theo Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường. Các giá trị BOD, COD và SS cần được loại bỏ tương ứng là 85%, 86% và 80% nếu xem nguồn tiếp nhận cần Tiêu chuẩn loại A.

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm do chất thải rắn, chất thải lỏng tại các CHK

Nguồn chất thải rắn tại các Cảng hàng không sân bay chủ yếu là chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thức ăn thừa, chất thải có nguồn gốc khác như giấy, bao bì, carton, giẻ vụn, nhựa, da, cao su, gỗ, thủy tinh, kim loại và gạch ngói, sành sứ. Các nguồn chất thải này được thải ra từ quá trình hoạt động bay của tàu bay, từ hoạt động khai thác thương mại tại nhà ga, kho hàng, khu chế biến xuất ăn, Xí nghiệp sửa chữa máy bay, khối cơ quan văn phòng và của khách đón tiễn. Từ kết quả tổng hợp thống kê phân tích về tần suất chuyến bay và lưu lượng hành khách qua các Cảng hàng không theo chu kỳ trong các năm. Theo kết quả nghiên cứu tại Cảng HKQT Nội Bài năm 2003, khi lượng hành khách cứ tăng lên 100.000 khách/năm thì sẽ có khối lượng chất thải tăng như sau:

  • Tổng lượng chất thải rắn tăng 1m3/ngày.

  • Tổng lượng chất thải lỏng tăng 0,6 m3/ngày.

Đặc biệt nguồn chất thải được thải ra từ tàu bay là nguồn chất thải được coi là nguy hiểm cần phải được xử lý ngay trong khu vực sân bay trước khi thải ra các bãi thải của cộng đồng đối với chất thải rắn và trước khi thải ra môi trường tự nhiên đối với chất thải lỏng.

Tại các Cảng hàng không sân bay sự tăng trưởng kinh tế, tăng hiệu quả khai thác thương mại là đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do vậy cần phải có kế hoạch và những chính sách đúng trong phát triển kinh tế đi đôi với việc BVMT. Trước mắt cần có những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm đặc thù do hoạt động hàng không gây ra đó là tiếng ồn, khí thải và chất thải rắn, chất thải lỏng tại các cảng hàng không.



  1. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành hàng không

  1. Phương pháp giảm tiếng ồn và khí thải của tàu bay

Để bảo vệ môi trường, giảm thiểu những tác động của ô nhiễm tiếng ồn, khí thải do hoạt động hàng không gây ra cần thực hiện ngay các chính sách và tiêu chuẩn mới về tiếng ồn và khí thải tàu bay do Tổ chức bảo vệ môi trường Hàng không CAEP (Aviation Envitonmental Protection) trực thuộc Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra. Cụ thể là thành phần o xit ni tơ (NOx) trong khí thải của động cơ tàu bay phải giảm 12% so với tiêu chuẩn đang sử dụng hiện nay. Trong đó cần phải thực hiện đồng bộ 04 giải pháp:

  • Giảm ồn từ nguồn gây tiếng ồn;

  • Giảm ồn nhờ thực hiện đúng quy trình khai thác tàu bay;

  • Hạn chế khai thác tàu bay tại những thời điểm nhất định;

  • Quản lý quy hoạch cảng hàng không.

  1. Thực hiện đúng quy trình khai thác tàu bay

Cần thực hiện tốt Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/1/ Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

  1. Mua, thuê tàu bay đạt tiêu chuẩn của ICAO về tiếng ồn và khí phát thải

Hiện nay các loại tàu bay thương mại mà ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đang sử dụng như B777, B767, A321, A320, ATR 72, đều đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn theo quy định về giới hạn tiếng ồn tại chương 3 và chương 4 tập I, Phụ chương 16 – Công ước Chicago. Các tàu bay này cũng đạt tiêu chuẩn khí phát thải, khói của các loại động cơ tàu bay tại tập II - Phụ chương 16 – Công ước Chicago.

Thực hiện tốt Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.



  1. Quản lý quy hoạch các Cảng hàng không

Quy hoạch cảng Hàng không là việc làm có hiệu quả bảo đảm chắc chắn là các hoạt động gần các sân bay thích hợp với hoạt động hàng không. Mục đích chính của việc quy hoạch là làm cho ảnh hưởng của sự ô nhiễm tiếng ồn là nhỏ nhất đối với các vùng đất được đưa vào quy hoạch xung quanh các sân bay. Việc quy hoạch và quản lý phù hợp là công cụ quan trọng trong việc bảo đảm lợi ích đã dành được bằng việc giảm tiếng ồn của các tàu bay thế hệ mới nhất không phải đền bù cho khu nhà ở phát triển trong tương lai xung quanh các sân bay. Cần thể chế hóa và thực hiện triệt để các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO về quy hoạch sân bay tại Phụ chương 16, tập I, phần IV và tại Sổ tay quy hoạch sân bay, phần 2 – Quy hoạch sân bay và quản lý môi trường, (tài liệu 9184).

Từ việc tính toán các đường đồng mức tiếng ồn xung quanh các sân bay phải xây dựng được bản đồ tiếng ồn cho từng sân bay. Trên cơ sở bản đồ này, áp dụng Tiêu chuẩn tiếng ồn cho từng vùng khác nhau khi thi hành luật Bảo vệ môi trường, chúng ta có thể quy hoạch các khu vực một cách hợp lý nhằm giảm thiểu tác động do tiếng ồn của tàu bay.

Thực hiện tốt Nghị định 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay.


  1. Quản lý về tiếng ồn, chất lượng không khí, chất lượng nước tại các cảng Hàng không

Thành lập các trung tâm quản lý môi trường, các trạm quan trắc về tiếng ồn, không khí , chất lượng nước. Bên cạnh đó cần trang bị các ô tô quan trắc di động để quan trắc những địa điểm cần thiết.

Các thông tin, số liệu phân tích cần được cập nhật hàng ngày trên bản tin về môi trường của Tạp chí môi trường của Cảng hàng không và có thể được thông báo rộng rãi. Từ các thông tin cụ thể về môi trường, nhà quản lý cảng hàng không phải đề ra những giải pháp khắc phục ô nhiễm hoặc tiến hành đền bù tại vị trí có độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Từ các thông tin cụ thể này, bất cứ một người dân nào cũng nhận biết được tình hình ô nhiễm về tiếng ồn, chất lượng nước, không khí tại khu vực mình đang sinh sống, và có quyền đòi hỏi được đền bù về ô nhiễm theo đúng pháp luật nếu ô nhiễm do hoạt động hàng không gây ra vượt quá giá trị cho phép.



Áp dụng thu phí tiếng ồn cho các hãng có tàu bay đến CHK, sân bay. Khuyến khích các hãng khai thác tàu bay sử dụng những loại tàu bay có tiếng ồn nhỏ.

  1. Phương pháp giảm khí thải tàu bay

Để giảm thiểu khí thải tàu bay, một trong những giải pháp trọng tâm là giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó việc thực hiện hệ thống CNS/ATM mới là rất cần thiết. Bên cạnh đó cần chú trọng trong quản lý nhằm đảm bảo việc bố trí:

  • Loại tàu bay với chặng bay có hiệu suất nhiên liệu cao nhất;

  • Tuyến bay có hiệu quả nhiên liệu cao nhất;

  • Tuyến đường lăn trên mặt đất của tàu bay bảo đảm hiệu quả nhiên liệu cao nhất;

  • Khai thác với tốc độ tàu bay có hiệu quả nhiên liệu cao nhất;

  • Khai thác tàu bay với độ cao kinh tế nhất;

  • Hệ số chất tải của tàu bay là cao nhất;

  • Trọng lượng rỗng của tàu bay là nhỏ nhất;

  • Việc nạp nhiên liệu bảo đảm hoàn thành một chuyến bay an toàn là nhỏ nhất;

  • Số chuyến bay phi lợi nhuận là ít nhất;

  • Thực hiện tốt nội dung các dạng bảo dưỡng tàu bay theo quy định, kể cả duy trì thường xuyên việc làm sạch động cơ và thân tàu bay.

  1. Các phương pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của phương tiện giao thông hoạt động tại các CHK, các phương tiện hoạt động trên khu bay, các trang thiết bị phục vụ hoạt động bay

  • Đối với các loại phương tiện dùng nhiên liệu là xăng thì chuyển đổi sang dùng xăng không pha chì hoặc chuyển đổi sang dùng khí ga hoá lỏng.

  • Các phương tiện hoạt động trên khu bay, các tổ hợp máy phát điện dự phòng và các phương tiện chuyên chở hành khách hàng hoá trên mặt đất tại các cảng Hàng không phải được bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định của nhà chế tạo.

  • Thay dần các trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ. Áp dụng Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người. Hiện nay Cục Hàng không Việt Nam tạm thời quy định niên hạn sử dụng của các phương tiện khu bay bằng niên hạn sử dụng của ô tô tải.

  • Các phương tiện hoạt động trên khu bay, các tổ hợp máy phát điện dự phòng và các phương tiện chuyên chở hành khách hàng hoá trên mặt đất tại các cảng Hàng không phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn về khí thải theo Quyết định số 249/2005/QĐ-TTG ngày 10-10-2005 của Thủ tướng chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

  • Tiếng ồn của các phương tiện hoạt động trên khu bay phát ra khi đỗ phải bảo đảm TCVN 6436:1998. Cụ thể là áp dụng tiêu chuẩn tiếng ồn của phương tiện đặc biệt: mức ồn tối đa cho phép là 110 dBA.

  • Phân bố lịch bay tương đối đều trong ngày để tránh thời gian cao điểm, tập trung nhiều tàu bay, phương tiện hoạt động trên khu bay.

  • Hợp lý hoá trong công tác điều hành hoạt động của các loại ô tô trong khu vực Cảng hàng không, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng ùn tắc, gây ô nhiễm.

  • Kiểm định theo đúng quy định các máy soi chiếu hành lý, hàng hóa, máy kiểm tra không phá hủy có sử dụng tia X để bảo đảm an toàn về bức xạ ion hóa.

  • Các nhân viên kỹ thuật tại các thiết bị điều hành bay có cường độ điện trường và mật độ dòng năng lượng cao phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về vận hành và thời gian trực.

  • Trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ theo đúng quy hoạch. Duy trì và hưởng ứng phong trào” Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn vệ sinh lao động , Bảo vệ môi trường” hàng năm tại các đơn vị.

  • Các cơ quan, xí nghiệp trong khu vực cảng hàng không cần xem xét chi tiết việc lắp đặt các hàng rào cản ồn có độ cao 3 đến 4 mét với các loại vật liệu làm tường chắn ồn phù hợp.

  1. Các phương pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các cảng hàng không

  • Thực hiện quy hoạch, cải tạo hệ thống mương- cống thoát nước mưa khu vực sân đỗ - đường lăn - đường hạ cất cánh đảm bảo tiêu thoát nước nhanh. Có biện pháp gia cố thành bờ mương chống trượt lở, rửa trôi đất cát vào dòng chảy làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận cũng như gây tích đọng, giảm khả năng thoát nước. Định kỳ tiến hành nạo vét lòng mương, cống. Cải tạo hệ thống thoát nước mưa phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn 20TCN 51-1984 (Bộ Xây Dựng), TCVN 5576-1991.

  • Đối với hệ thống thoát nước thải công nghiệp từ các công trình cần được cải tạo để riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa sân nhà và được thu gom dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung của sân bay trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận. Không để tình trạng nước thải sinh hoạt tại một số khu vực thấm trực tiếp xuống nền đất như hiện nay. Cải tạo hệ thống thoát thải công nghiệp phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn 20TCN 51-1984 (Bộ Xây Dựng), TCVN 5576-1991.

  • Xây các hố thu hồi dầu mỡ, chất nổi, hố lắng cặn với lưới chắn rác ngay tại các nguồn tạo nước thải như: khu vực bếp ăn tập thể, khu vực sửa chữa bảo dưỡng xe, khu vực rửa xe, kho xăng dầu,...trước khi đưa vào hệ thống thoát nước thải công nghiệp bên ngoài.

  • Đối với CHK có công suất 5 triệu HK/năm phải thực hiện xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và khử trùng toàn bộ nước thải công nghiệp (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) tại trạm xử lý tập trung. Trạm xử lý nước thải được thiết kế, thi công và vận hành tuân thủ theo Tiêu chuẩn 20TCN 51-1984 (Bộ Xây Dựng). Nước thải công nghiệp sau khi được xử lý làm sạch có nồng độ các chất ô nhiễm đạt TCVN 5945-1995 đối với nguồn loại B.

  • Định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần hút bùn cặn trong bể tự hoại tại các công trình vệ sinh và có thể bổ sung định kỳ 3 tháng/lần các chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả xử lý cục bộ nước thải, chất thải của bể tự hoại.

  • Các khu vực tập trung rác thải, chất thải phải có kết cấu bao che, nền được chống thấm và có hố thu nước rác để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gia tăng các chất ô nhiễm trong nước mưa cũng như thấm xuống các tầng nước dưới đất. Nước rác tích đọng tại hố thu phải được xử lý làm sạch.

  • Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh bảo vệ nguồn nước dưới đất đối với giếng khoan khai thác nước hiện nay của sân bay theo đúng TCVS 505-QĐ/BYT-1992 của Bộ Y Tế. Hệ thống bể chứa, cung cấp nước sạch phải được kiểm tra định kỳ và thay thế kịp thời không để các chất bẩn, độc hại xâm nhập, tuân thủ thực hiện theo các Tiêu chuẩn TCVS 505QĐ/BYT-1992 (Bộ Y Tế), 20TCN 33-1985 (Bộ Xây Dựng), TCVN 5576-1991, TCVN 4513-1988.

  • Dầu mỡ thải bỏ từ các động cơ, thiết bị phải được thu gom, chứa đựng riêng biệt. Không được phép đổ vào hệ thống thoát nước. Chất thải loại này phải được quản lý như đối với chất thải độc hại theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 26/7/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ.

  • Tại các công trình, bộ phận, phòng ban chức năng, nhà xưởng và các khu vực công cộng phải được bố trí các thùng rác có nắp đậy kín và có kế hoạch thu gom thường xuyên trong ngày. Định kỳ sẽ được tập trung về các khu chứa rác thải của sân bay trên cơ sở đã phân loại rác thải, chất thải ngay tại nguồn.

  • Rác thải sinh hoạt từ khu nhà ga, bếp ăn, khu làm việc,..; rác thải từ tàu bay (vỏ hộp, bao bì đựng suất ăn,...) và rác thải sản xuất từ các khu sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc... phải được thu gom và tập trung riêng biệt.

  • Không để các loại rác thải, chất thải trực tiếp tiếp xúc với nền đất tự nhiên, thất thoát vào hệ thống mương rãnh thoát nước và để gần với các công trình cung cấp nước sạch, công trình khai thác nước dưới đất, bể chứa nước sạch. Khu vực chứa rác thải phải có nền đảm bảo chống thấm và có kết cấu bao che chống chịu mưa.

  • Không để tồn trữ lâu các loại rác thải trên CHK, chất thải lỏng từ trên tàu bay. Hợp đồng với các cá nhân tổ chức đủ tiêu chuẩn, được cấp phép vận chuyển rác thải đến nơi quy định của thành phố và địa phương.

  1. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do xây dựng, cải tạo các công trình hàng không

  • Kiểm tra xe tải, thiết bị xây dựng định sử dụng cho xây dựng và cải tạo các công trình Hàng không. Các phương tiện, thiết bị này phải đạt TCVN về khí thải (TCVN 6438:2001) và độ ồn. Đây là điều kiện được đưa ra khi đấu thầu.

  • Tưới nước các công trình xây dựng, cải tạo trong các ngày nắng và khô để khống chế bụi. Phun nước tuyến đường mà xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng đi qua để khống chế bụi.

  • Che kín mọi phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng (cát, đất sét, xi măng, đá...) để tránh phát tán bụi.

  • Bố trí các trạm trộn bê tông và nhựa đường, các xưởng hàn, kho vật liệu rời cuối hướng gió và cách xa nhà ga hàng không, khu dân cư, cơ quan trên 200 mét. Nếu các chất ô nhiễm không khí ( bụi, SO2, NOx, CO … ) phát tán từ trạm trộn nhựa đường vào khu vực nhà ga vượt quá TCVN về chất lượng không khí (TCVN 5937:1995) thì cần phải chuyển trạm trộn nhựa ra xa hơn.

  1. Giảm tác động tiếng ồn, độ rung

  • Khi công trường gần các công trình đang khai thác như nhà ga hàng không, khu làm việc hành chính, khu dân cư thì phải thay máy đóng cọc bằng máy ép cọc để gây ồn ít hơn. Công trường phải bố trí các thiết bị như máy phát điện dự phòng, trạm trộn bê tông và nhựa đường … cách xa các khu vực nhạy cảm trên từ 200 đến 300 mét.

  • Tránh ồn cho các khu vực nhạy cảm trên khi không thể đáp ứng được khoảng cách cần thiết bằng cách lắp đặt hàng rào chống ồn phù hợp.

  • Trồng cây với mật độ cao xung quanh đối tượng cần chống ồn cũng là một biện pháp chống ồn.

  1. Giảm ô nhiễm nước, đất

  • Nước thải sản xuất, bảo dưỡng máy móc thi công phải được xử lý bằng các biện pháp đặc biệt để tách dầu mỡ và khử các hóa chất độc hại, sau đó thải vào hệ thống thoát nước chung;

  • Nước thải trong quá trình thi công xây dựng phải được thu tập trung vào hệ thống canivô và thoát vào hệ thống thoát nước chung;

  • Các chất thải rắn phục vụ thi công, sinh hoạt phải được thu gom, tập trung và mang đi xử lý tại hệ thống xử lý rác của địa phương, thành phố theo đúng quy định.

  1. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

  1. Tổng nhu cầu đầu tư giai đoạn đến năm 2030

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên đến năm 2030 là khoảng 298.000 tỷ đồng,

      • Vốn đầu tư đội tàu bay: 128.000 tỷ đồng

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng CHK: 137.000 tỷ đồng

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo hoạt động bay: 15.600 tỷ

      • Vốn đầu tư phát triển CNHK: 15.600 tỷ đồng

      • Đầu tư khác: 260 tỷ đồng .

      • Tổng vốn ngân sách nhà nước khoảng: 14.500 tỷ chủ yếu dành cho đầu tư xây dựng khu bay và trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước, giải phóng mặt bằng và tái định cư; còn lại sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác.

  1. Giai đoạn năm 2016- 2020

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên khoảng 124.000 tỷ đồng, trong đó:

  • Vốn đầu tư đội tàu bay khoảng 42.000 tỷ đồng;

  • Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng CHK khoảng 72.000 tỷ đồng;

  • Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đảm bảo hoạt động bay khoảng 5.700 tỷ đồng;

  • Vốn đầu tư phát triển CNHK khoảng 3.800 tỷ đồng;

  • Đầu tư khác khoảng 110 tỷ đồng.

  • Phân bổ theo nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 13% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không, còn lại là doanh nghiệp, vốn vay, vốn ODA, vốn PPP.

  • Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho đầu tư xây dựng khu bay và trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước, giải phóng mặt bằng và tái định cư; còn lại sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác.

  1. Giai đoạn từ năm 2021-2030

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên khoảng 174.000 tỷ đồng, trong đó:

  • Vốn đầu tư đội tàu bay khoảng 86.400 tỷ đồng;

  • Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng CHK khoảng 66.000 tỷ đồng;

  • Vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đảm bảo hoạt động bay khoảng 10.000 tỷ đồng;

  • Vốn đầu tư phát triển CNHK khoảng 11.800 tỷ đồng;

  • Đầu tư khác khoảng 150 tỷ đồng.

  • Phân bổ theo nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đảm bảo khoảng 5 % tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không, còn lại là vốn doanh nghiệp, vốn vay, vốn ODA, vốn PPP...

  • Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho đầu tư xây dựng khu bay và trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước, giải phóng mặt bằng và tái định cư; còn lại sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động khác.

Căn cứ, lý do điều chỉnh:

+ Cập nhật kế hoạch dự kiến đầu tư các danh mục kết cấu hạ tầng cảng hàng không, công trình bảo đảm hoạt động bay, đội tàu bay cho phù hợp với dự báo tăng trưởng của ngành hàng không.

+ Xác định mức độ ưu tiên và nguyên tắc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước của các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không. Định hướng các dự án kêu gọi các nguồn lực xã hội để đầu tư.
PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP BỔ SUNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH

  1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc tiếp tục cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính:

  • Hoàn thành hệ thống các văn bản hướng dẫn luật hàng không dân dụng sửa đổi năm 2014 để tạo hành lang pháp lý đầu đủ, hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu hội nhập của đất nước, xu thế phát triển, nhu cầu quản lý các hoạt động ngày càng đa dạng trong tình hình mới.

  • Tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, xây dựng các quy hoạch chưa có cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được yêu cầu phát triển, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án đầu tư ngắn, trung và dài hạn; Kế hoạch đầu tư đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

  • Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn. Phải coi công tác này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yếu tố quyết định hiệu quả, uy tín và sự phát triển của toàn Ngành. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn một cách toàn diện, thường xuyên, ở mọi cấp, đối với mọi đối tượng quản lý.

  • Củng cố kỷ luật hành chính ở tất cả các cấp; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch các thông tin, quy định trong Ngành.

  1. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện các Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, Chương trình an toàn hàng không Việt Nam (VSSP).

  2. Tập trung rà soát, thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng HK, các doanh nghiệp tham gia các hoạt động HK:

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp quy nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội đầu tư kinh doanh, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tiếp cận về ngành nghề, đất đai, thông tin cũng như các chính sách, chế độ ưu đãi hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực HKDD, đặc biệt tại các CHK.

  1. Ưu tiên quỹ đất cảng hàng không, sân bay cho phát triển hoạt động hàng không dân dụng.

  2. Chủ động, tích cực tham gia quá trình mở cửa bầu trời của khu vực và thế giới.

  3. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu ngành về hàng không theo chương trình của Chính phủ.

  • Mở rộng phạm vi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giảm tối đa phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp hàng không.

  • Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý, khai thác khu bay thuộc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc.

  1. Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng CHK (đặc biệt các CHK cửa ngõ, có vai trò then chốt là những điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cam Ranh, Chu Lai) và các khu vực hải đảo, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.

  2. Phối hợp chặt chẽ nhằm kết nối giao thông thuận tiện đến các cảng hàng không, đặc biệt là với các trung tâm logistic; đảm bảo cơ chế, pháp lý cho việc phát triển loại hình vận tải đa phương thức nội địa, quốc tế.

  3. Tăng cường, đẩy nhanh hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tác động vào nhu cầu cũng như khuyến khích các hoạt động HK tại các khu vực miền Bắc, miền Trung các vùng trọng điểm về chính trị, vùng xa và hải đảo:

  • Đẩy mạnh việc triển khai các quy định của ICAO, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc ban hành, áp dụng các chính sách giảm phát thải khí C02 theo quy định của ICAO

  • Đẩy mạnh việc ký kết tham các hoạt động song phương, đa phương trong lĩnh vực hàng không.

  • Triển khai có hiệu quả chính sách tự do hóa vận tải hàng không. Phát triển thị trường HK theo hướng mở, gắn với thị trường HK khu vực và thế giới; ban hành những điều kiện cụ thể về giá dịch vụ tại các CHK và của quản lý bay, điều kiện khai thác... nhằm khuyến khích các hãng HK ngoài nước khai thác đến Việt Nam, đặc biệt khu vực miền Bắc và miền Trung.

  • Có chính sách tổng thể phối hợp phát triển hai Ngành HK và Du lịch, góp phần phát triển hệ thống giao thông vận tải đa phương thức, khuyến khích các hãng HK lớn mở các đường bay thẳng tới Việt Nam. Kiến nghị với Chính phủ thực hiện đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, từng bước miễn thị thực cho các thị trường hành khách lớn, trực tiếp đi/đến Việt Nam.

  • Tận dụng và khai thác tối đa các lợi thế của các Hiệp định TPP, FTA.. mà Việt Nam là thành viên để phát triển ngành hàng không.

  • Đầu tư, phát triển có trọng điểm về HK cho các địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động bay và đầu tư hạ tầng SB tại các CHK nằm trong các khu vực hải đảo (Côn Sơn, Phú Quốc), Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch (Đồng Hới, Phú Bài, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ), đảm bảo tiếp nhận máy bay lớn cả ngày lẫn đêm.

  1. Triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm của Ngành phục vụ cho phát triển CNHK, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ phần mềm, mạng thông tin toàn Ngành phục vụ hoạt động điều hành, quản lý thống nhất của tất cả các cấp, các đơn vị. Song song với đầu tư phát triển phải tăng cường công tác bảo vệ môi trường.

  • Ưu tiên quỹ đất cho phát triển CNHK.

  • Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ban hành cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hàng không. Loại bỏ hàng rào kỹ thuật, yêu cầu bất hợp lý đối với sự tham gia đấu thầu bình đẳng của sản phẩm sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế.

  • Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin toàn Ngành. Mạnh dạn áp dụng các chương trình, công nghệ tin học tiên tiến nhất nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành thống nhất tất cả các cấp, các đơn vị, qua đó duy trì an ninh, an toàn tuyệt đối cho mọi hoạt động HKDD.

  • Duy trì, đảm bảo phát triển bền vững, gắn phát triển với công tác bảo vệ môi trường. Chủ động lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào trong các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển và phải coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá các giải pháp phát triển.

  1. Tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên phát triển đội máy bay, hạ tầng cơ sở CHK nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản về năng lực, chất lượng phục vụ của Ngành trong những năm tới:

  • Ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển các CHKQT, đặc biệt các CHK cửa ngõ, có vai trò then chốt là những điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa như Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai nhằm sớm tạo lập được các CHK nói trên thành các trung tâm HK lớn ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.

  • Đối với các CHK: chỉ ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA do Nhà nước cấp cho cơ sở hạ tầng thiết yếu tại CHK (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, giao thông ra, vào CHK). Đối với các hệ thống hạ tầng, cơ sở kỹ thuật dịch vụ khác, áp dụng các hình thức huy động vốn tự có, vốn tự huy động của doanh nghiệp, vốn ODA (doanh nghiệp trả lãi, gốc), vốn liên doanh, liên kết trong và ngoài nước theo các hình thức đầu tư khác nhau BT, BOT, BOO, PPP...

  • Tập trung đầu tư cho đội máy bay, đặc biệt là đội máy bay của Tổng công ty HKVN-CTCP trở thành lực lượng chủ lực, giữ vai trò chủ đạo trong vận tải hàng không quốc gia thực hiện các chính sách của Nhà nước trong kinh tế và an ninh quốc phòng.

  1. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

  • Áp dụng cơ chế xã hội hóa đào tạo nhân viên hàng không chuyên môn sâu (phi công, kỹ thuật tàu bay, quản lý bay) thông qua các doanh nghiệp sử dụng lao động, gắn liền với sự quản lý của Nhà nước.

  • Tập trung xây dựng các trung tâm đào tạo cơ bản nghề đối với nhân viên hàng không; bỏ các chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng đối với nhân viên hàng không.

  • Công bố rộng rãi thu nhập của nhân viên hàng không nhằm thu hút, nâng cao chất lượng đầu vào của hệ thống đào tạo nghề nhân viên hàng không, giảm bớt chi phí xã hội cho định hướng đào tạo chuyên ngành.

  • Hoàn thiện bộ tiêu chí về nhân viên hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế.

  1. Các giải pháp tạo vốn phát triển:

  • Huy động mọi nguồn lực xã hội, bao gồm cả hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không theo Chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch phát triển. Nguồn vốn nhà nước chỉ tập trung cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay mang tính chất quốc phòng an ninh và khẩn nguy quốc gia; hệ thống kết cấu hạ tầng quản lý, bảo đảm hoạt động bay.

  • Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển đội tàu bay, công nghiệp hàng không và các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, cơ sở đào tạo huấn luyện nhân viên hàng không.

  • Công bố rộng rãi danh mục, chương trình đầu tư dài hạn, chương trình đầu tư đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo, kể cả danh mục kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn và làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư.

  • Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tận dụng tối đa lợi thế, ưu điểm của từng loại hình đầu tư để bố trí vào các chương trình, dự án đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả. Khuyến khích phương án hợp vốn đầu tư trong nước đối với tất cả các thành phần kinh tế, mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Mạnh dạn nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các công ty tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau của Ngành HKDD. Cụ thể:

  • Tận dụng các nguồn vốn ODA đầu tư cho các dự án trọng điểm hạ tầng cơ sở, nhà ga CHKQT Long Thành) và chương trình đào tạo phi công cho các hãng HK.

  • Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các dạng đầu tư như BT, BOT, BOO, PPP... cho việc phát triển CHK Chu Lai, Long Thành, các CHK, sân bay mới, phát triển công nghiệp HK (sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, chế tạo linh kiện, khí tài, vật tư...), các cơ sở kỹ thuật thương mại khác tại các CHK.

  • Khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao nhanh tài sản cố định để tái đầu tư, tăng tỷ lệ trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, đầu tư để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, công nghệ cao, có thị trường và có khả năng cạnh tranh tốt.

Каталог: Resources -> Docs -> QUAN-LY-VAN-TAI
Docs -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
Docs -> Mẫu số 02: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Ban hành nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ

tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương