MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN



tải về 3.53 Mb.
trang8/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33

2.5.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN


Nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội được phân thành 2 dạng tồn tại chính là nước lỗ hổng và nước khe nứt. Nước lỗ hổng là nước tồn tại trong các thành tạo bở rời. Nước khe nứt là nước tồn tại trong khe nứt (kể cả hang hốc Karst) của các thành tạo đá cố kết. Nước ngầm trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu là nước lỗ hổng.

+) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh):

Tầng chứa nước Holocen phân bố khá rộng rãi khắp đồng bằng Bắc Bộ. Thành phần thạch học là sét pha, bùn sét, sét nâu vàng loang lổ, cát hạt mịn đến thô, có lẫn ít sạn sỏi, cuội nhỏ. Chiều dày tầng chứa nước từ 5 - 10m đến 40 - 45m.

Nước trong tầng thuộc loại không áp. Mực nước nằm dưới mặt đất từ 0,0 - 0,5m đến 3 - 5m. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan cho lưu lượng Q = 0,15 - 29,01 l/s, tỷ lưu lượng q = 0,03 - 20,87l/sm. Ðộ dẫn nước thay đổi từ 2 đến 1.788 m2/ng.

Phần từ đỉnh đồng bằng tới Hà Nội nước nhạt, độ tổng khoáng hoá M = 0,189 - 0,445g/l. Loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat calci - mage, độ pH = 6,9 - 8,0. Nước đạt tiêu chuẩn cho ăn uống, sinh hoạt, trừ hàm lượng Fe, Mn cao hơn giới hạn cho phép. Do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, công nghiệp và phân bón trong nông nghiệp nên nhiều nơi hàm lượng NO2-, NO3-, NH4+ vượt quá giới hạn cho phép.

Từ Hà Nội đến Cẩm Giàng, Ân Thi, Khoái Châu, tuy là nước nhạt nhưng loại hình hoá học chủ yếu clorua - bicarbonat natri - calci. Nước thoả mãn tiêu chuẩn dùng cho ăn uống, sinh hoạt, riêng hàm lượng Fe, Mn vượt quá giới hạn cho phép và có dấu hiệu ô nhiễm.

Nguồn cung cấp chủ yếu cho tầng chứa nước Holocen là lượng ngấm xuống của nước mưa và lượng thấm vào của nước sông, hồ.

Nhìn chung, tầng chứa nước Holocen thuộc loại giàu nước trung bình trở lên nhưng độ chứa nước không đều, điều kiện thuỷ hoá phức tạp, nhất là vấn đề nhiễm mặn và chiều dày mỏng nên khả năng khai thác bị hạn chế. Đây là đối tượng quan trọng đối với cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt ở vùng nông thôn.

+) Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp):

Ðây là tầng chứa nước sản phẩm, nước được khai thác từ tầng này cung cấp cho dân sinh, kinh tế và các đô thị trọng điểm của Hà Nội.

Tầng chứa nước Pleistocen phân bố rộng rãi ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng lộ ra ở ven rìa đồng bằng dưới dạng các thềm treo, còn ở trung tâm của đồng bằng và vùng ven biển chúng bị phủ kín hoàn toàn bởi các trầm tích trẻ hơn. Tầng chứa nước (qp) được cấu thành bởi hai lớp: lớp trên chủ yếu là cát, đáy lớp lẫn sạn sỏi nhỏ và lớp dưới là cuội sỏi, sạn cát hạt thô.

Lớp trên (ký hiệu qp2) có chiều dày thay đổi từ 1 đến 55,7m. Lưu lượng hút nước thí nghiệm các lỗ khoan Q = 0,11 - 20,09l/s. Ðộ dẫn nước thay đổi từ 48 đến 1.414m2/ngày. Hệ số nhả nước từ 0,03 đến 0,24. Mực nước nằm sâu dưới mặt đất trong điều kiện tự nhiên từ 0,08 đến 5,35m.

Lớp dưới (ký hiệu qp1) có chiều dày thay đổi từ 4m đến 60,5m. Nước trong tầng chứa nước qp thuộc loại có áp cao. Trị số áp lực thay đổi từ 5 m đến 60m, có nơi 85m.

Ðộ chứa nước của lớp chứa nước qp khá đồng đều. Lưu lượng hút nước ở các lỗ khoan Q = 1,0 - 61,62 l/s. Tỷ lưu lượng q = 0,1 - 25,88 l/sm. Ðộ dẫn nước của tầng thay đổi từ 100 - 300 m2/ng ở ven rìa đến 2.000 - 3.000 m2/ng và lớn hơn ở trung tâm đồng bằng. Hệ số nhả nước đàn hồi thường từ một vài 1 phần trăm đến vài phần nghìn, cá biệt có nơi nhỏ hơn.

Từ đỉnh đồng bằng đến Cẩm Giàng, Ân Thi - Khoái Châu là nước nhạt, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ăn uống - sinh hoạt, trừ hàm lượng Fe và Mn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Rất nhiều nơi nước bị nhiễm bẩn ni tơ. Từ Hưng Yên ra biển Ðông, đa phần là nước lợ, mặn, nước nhạt chỉ tồn tại ở dạng thấu kính.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy từ đỉnh đồng bằng đến sông Nhuệ chủ yếu là nước bicarbonat calci. Từ sông Nhuệ đến Cẩm Giàng, Ân Thi, Khoái Châu chuyển sang kiểu bicarbonat - clorua calci - natri hoặc clorua - bicarbonat natri - calci. Ðối với các thấu kính nước nhạt, nước chuyển từ clorua - bicarbonat natri - calci chuyển thành nước clorua - natri. Kiểu nước lợ, mặn là clorua - natri.

Tầng chứa nước Pleistocen có diện phân bố rộng, chiều dày tương đối lớn, độ chứa nước khá phong phú, có nguồn bổ sung thường xuyên và mức độ tự bảo vệ tốt nên có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tập trung, quy mô lớn.

. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến phức tạp, các hình thái thời tiết cực đoan như mưa lũ, nắng nóng, hạn hán xuất hiện thường xuyên. Dòng chảy trên sông Hồng là sông đóng vai trò lớn trong việc cung cấp nước cho Hà Nội ngày càng cạn kiệt gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất của các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Mưa lớn cực đoan xuất hiện thường xuyên hơn làm cho nhu cầu thoát nước trên địa bàn thành phố tăng đột biến. Dân cư đông đúc, mật độ các cơ sở sản xuất, dịch vụ lớn cũng tạo áp lực lên môi trường, chất lượng nước các sông suối, hồ, ao, nước ngầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.


2.6.KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


2.6.1 Các hình thái thời tiết cực đoan

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, các hình thái thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều trên vùng đồng bằng sông Hồng nói chung và Hà Nội nói riêng. Một số hình thái thời tiết cực đoan xảy ra trong những năm gần đây như sau:



Trận mưa úng từ 30/10-3/11/2008

Do ảnh hưởng của đới gió đông kết hợp với không khí lạnh tăng cường từ ngày 30/10 tới 3/11 trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra mưa lớn gây gập úng nghiêm trong trên diện rộng thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

Lượng mưa 1 ngày lớn nhất đạt ngày 31/10 đạt từ 300 tới 550 mm ở thượng và trung lưu sông Nhuệ, từ 200 tới 250 mm tại hạ lưu sông Nhuệ. Những nơi mưa lớn lương mưa ngày 31/10 đạt 530mm tại trạm khí tượng Hà Đông, 487 mm tại Vân Đình, 405 mm tại Láng. Lượng mưa 5 ngày lớn nhất đạt từ từ 400 tới 900 mm trên lưu vực sông Nhuệ. Lượng mưa 5 ngày lớn nhất đạt 835 mm tại Hà Đông, 577 mm tại Láng, 784,8 mm tại La Khê, 708,4 mm tại Vân Đình.

Trong đợt mưa từ 30/10 tới 3/11 các trạm vùng lưu vực sông Nhuệ tần suất lượng mưa 1 ngày max đạt từ 0,74-1,19%, lượng mưa 5 ngày lớn nhất có tần suất từ 0,77 tới 2,0 %

Mưa lớn đã gây gập úng nghiêm trong trong lưu vực sông Nhuệ và vùng trung lưu sông Đáy, diện tích bị ngập của các loại cây trồng như sau: Rau, đậu: 56500ha, hoa: 2700ha, lúa: 2200ha, thuỷ sản: 15000ha, các loại cây khác: 2200ha.

- Mực nước cao nhất tại hạ lưu cống Liên Mạc là 6,28m, tại Hà Đông là 6,1m; tại La Khê là 6,1m, tại Đồng Quan là 4,6m, tại Vân Đình là 3,77m, tại Nhật Tựu là là 4,47m và tại Lương Cổ là 4,64m (15h/2/11/2008).



Đợt rét đậm từ 14/1 đến 20/2 năm 2008

Từ ngày 14/1 đến 20/2 năm 2008 đã xảy ra đợt rét 38 ngày kéo dài nhất trong lịch sử trên lãnh thổ Việt Nam với nhiều ngày rét đậm, rét hại (vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ có 31 ngày rét hại; và nhiệt độ trung bình ngày xuống thấp nhất trong chuỗi số liệu lịch sử (nhiệt độ trung bình ngày tại Hà Nội là 7,3oC (ngày 1/2).



Đợt nắng nóng kỷ lục năm 2010 ở Hà Nội

Vào mùa hè nhiệt độ ở Hà Nội có xu thế tăng đột biến trong những năm gần đây. Theo số liệu quan trắc được trong đợt nắng nóng tháng 6/2010 nhiệt độ đã lập một kỷ lục mới tại Hà Nội: Tính nhiệt độ trung bình ngày 16/6, Hà Nội nóng nhất từ năm 1961.

Trong ngày 16/6/2010, nhiệt độ tối cao đo được ở trạm Láng là 39,6oC trong khi nhiệt độ thấp nhất vào ban đêm ở mức 30,4oC khiến nhiệt độ trung bình ngày đạt con số khó tin là 34,6oC. Nhiệt độ luôn trên 30oC, điều hiếm khi xảy ra, khiến mọi người có cảm giác nóng như thiêu đốt suốt 24 giờ trong ngày.

Hạn hán nghiêm trọng năm 2010:

Tháng 1 và tháng 2 năm 2010 là thời gian xuất hiện hạn hán trên lưu vực sông Hồng, mực nước tại Hà Nội đã xuống đến mức lịch sử (+0,1m) gây thiếu nước cho toàn bộ diện tích lấy nước từ sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích.



2.6.2 Kịch bản về biến đổi khí hậu

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố, có nhiều kịch bản nhưng kịch bản B2 được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay. Nội dung của kịch bản B2 đối với khu vực Hà Nội so với giai đoạn 1980-1999 như sau:



a. Nhiệt độ (B2): Nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên so với trung bình thời kỳ 1980-1999 như sau: Giai đoạn 2020 từ 0,3-0,6oC; giai đoạn 2030 từ 0,5-0,9 oC.

b. Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm tăng 1,6% giai đoạn đến năm 2020 và 2% giai đoạn năm 2030. Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm 1,2% ở giai đoạn 2020 và giảm 2,0% ở giai đoạn 2030. Lượng mưa các tháng cao điểm mùa mưa sẽ tăng 2,9% ở giai đoạn 2020 và 4,4% ở giai đoạn 2030.


PHẦN II. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương