MỤc lục khoa công nghệ thông tin mục đích nghiên cứu: 36 Phương pháp nghiên cứu: 36



tải về 1.24 Mb.
trang2/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.24 Mb.
#14570
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN




1. PHÂN LOẠI ẢNH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP FDA




SVTH:

Trần Gia Công- 53TH2




Hoàng Hoài Nam- 52TH1

GVHD:

ThS Đinh Phú Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Phân loại ảnh là một trong những bài toán nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Thông thường, để giải quyết bài toán này người ta thường quan tâm đến 2 vấn đề chính đó là trích chọn đặc trưng và lựa chọn mô hình phân lớp.

Thông qua một số phương pháp lựa chọn đặc trưng và mô hình phân lớp hiệu quả, mục tiêu của nghiên cứu này hướng đến là xây dựng hoàn chỉnh phần mềm phân loại ảnh với độ chính xác cao.

2. Nội dung nghiên cứu:

Việc trích chọn đặctrưng từ ảnh cho ra vector đặc trưng có số chiều khá lớn dẫn đến phải giải quyết bài toángiảm chiều dữ liệu của các vector này. Một trong các phương pháp giảm chiều dữ liệu kểđến đó là phương pháp PCA (Principal Component Analysis). Tuy nhiên, phương pháp


PCA cho ra các dữ liệu mới chưa thực sự tốt cho phân lớp. Báo cáo này trình bày phương pháp FDA (Fisher Discriminant Analysis) và áp dụng phương pháp này kết hợp với PCA cho việc giảm chiều dữ liệu các vector đặc trưng của ảnh. Phương pháp này còn có ưu điểm là các dữ liệu sau khi giảm chiều có sự tách biệt và thuận lợi cho việc phân lớp. Bên cạnh
đó, báo cáo cũng trình bày một phương pháp tối ưu khi sử dụng phương pháp FDA trong trường hợp dữ liệu có số chiều lớn.

3. Kết luận và kiến nghị:

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng thành công phần mềm phân loại ảnh. Thực nghiệm cho thấy, phần mềm mà nhóm chúng tôi phát triển cho độ chính xác khi phân loại ảnh là trên 85%.


2. THÊM DẤU CHO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT




SVTH:

Phan Tuấn Tiệp- 53TH2




Nguyễn Thị Kim Anh- 53TH1




Vũ Trọng Doanh- 52TH2

GVHD:

ThS Đinh Phú Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Thêm dấu tự động cho văn bản tiếng Việt không dấulà tìm giải pháp cho việc đánh các dấu thanh tiếng Việt “chuẩn” cho một văn bản tiếng Việt hoàn toàn không có dấu. “Chuẩn” ở đây có nghĩa là với mỗi một từ được đánh dấu đúng với vai trò vốn có của nó trong toàn văn bản và phải tuân theo các tiêu chuẩn đánh dấu trong tiếng Việt.

Bài toán thêm dấu cho văn bản tiếng Việt không dấu nhận được quan tâm không chỉ với các nhà nghiên cứu mà còn của người Việt Nam nói riêng và những người sử dụng tiếng Việt nói chung. Thông qua một số nghiên cứu về vấn đề này, mục tiêu mà nghiên cứu này hướng đến là xây dựng phần mềm thêm dấu cho văn bản tiếng Việt hoàn chỉnh với độ chính xác cao.

2. Nội dung nghiên cứu:

Để giải quyết bài toán này, chúng tôi sử dụng 2 mô hình là mô hình xác suất dựa trên việc thống kê tuần suất xuất hiện của các từ, cụm từ lấy từ google và mô hình Markow ẩn (Hidden Markov Model - HMM) sử dụng đặc trưng N-gram.



3. Kết luận và kiến nghị:

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm đã xây dựng thành công phần mềm thêm dấu cho văn bản tiếng Việt. Thực nghiệm cho thấy, phần mềm mà nhóm chúng tôi phát triển cho độ chính xác cao hơn so với phần mềm VietPad.


3. NGHIÊN CỨU GIẢI THUẬT TÍNH ĐẠO HÀM

HÀM ĐA BIẾN




SVTH:

Lê Ngọc Sơn- 53TH2

GVHD:

ThS Nguyễn Xuân Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Để máy tính có thể tính được đạo hàm cần rất nhiều bước với nhiều thuật toán khác nhau. Đầu tiên nhận biết các biến trong một biểu thức, bước thứ 2 chuyển đổi biểu thức từ dạng trung tố sang tiền tố, bước thứ 3 xây dựng cây biểu thức từ biểu thức hậu tố, bước thứ 4 là tính đạo hàm dựa trên cây biểu thức này và sinh ra cây biểu thức mới với công thức đạo hàm được xây dựng sẵn cho từng biểu thức.



2. Nội dung nghiên cứu:

Xây dựng một hệ thống sẽ đoán nhận biểu thức trung tố, hệ thống sẽ kiểm tra xem biểu thức trung tố có đúng đắn như: có thừa dấu ngoặc, toán tử… Sau khi biểu thức đã đúng, hệ thống sẽ chuyển biểu thức trung tố sang hậu tố, bước tiếp theo sẽ chuyển sang cây biểu thức, từ cây biểu thức này hệ thống sẽ tính toán đạo hàm và cuối cùng là trả về kết quả - kết quả là biểu thức hoặc giá trị đạo hàm của biếu thức tại một điểm nào đó.

Để xây dựng được hệ thống trên cần nghiên cứu các cấu trúc dữ liệu và thuật toán phù hợp với cấu trúc dữ liệu đó. Các thuật toán được áp dụng là: Ccuyển biểu thức từ trung tố sang hậu tố; xây dựng cây nhị phân (cây biểu thức); xây dựng cây đạo hàm; duyệt cây đạo hàm và đưa ra kết quả.

3. Kết luận và kiến nghị:

Để có thể tính toán đạo hàm trên máy tính cần có các giải pháp khác nhau trong cả cấu trúc dữ liệu để lưu trữ cũng nhưng các thuật toán tính toán trên cấu trúc dữ liệu và cung cấp các phương pháp xây dựng cấu trúc dữ và thuật toán để có thể tính toán đạo hàm đưa ra kết quả phù hợp. Đề tài đã tìm hiểu được các cấu trúc dữ liệu và thuật toán phù hợp và xây dựng được một ứng dụng tính toán đạo hàm.

Chương trình cần phát triển hơn nữa để tính toán cho các biểu thức phức tạp hơn và tối ưu hiển thị kết quả biểu thức.

4. XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ GIẢNG DẠY

MÔN HỌC TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG





SVTH:

Trần Thu Hà- 54TH2




Nguyễn Duy Khánh - 54TH2




Phạm Văn Quang- 54TH1

GVHD:

ThS Nguyễn Xuân Hùng

1. Mục tiêu đề tài:

Website “Quản lý hỗ trợ giảng dạy” là một công cụ hữu ích đối với các thầy cô, cũng như các bạn sinh viên:



  • Đối với thầy cô giáo:

  • Quản lý thông tin cá nhân, hình ảnh, các lĩnh vực nghiên cứu đã và đang ­­­­­­­­­nghiên cứu phát triển, các tài liệu, sách, báo, tạp chí đã xuất bản.

  • Quản lý tài liệu môn học dưới nhiều hình thức: video, slide, power point, word, pdf. Cho phép sinh viên tải tài liệu về.

  • Quản lý các lớp mà sinh viên theo học môn học: cho phép thầy cô thêm, cập nhật thông tin sinh viên theo kỳ và niên khóa.

  • Đối với các bạn sinh viên:

  • Theo dõi bài giảng và các thông tin liên quan tới môn học mình đang tham gia.

  • Xem và tải các bài giảng, tài liệu môn học cần thiết cho mình.

  • Quản lý đăng tải bài làm của mình cho thầy cô phụ trách cũng như nhận phản hồi của thầy cô

2. Nội dung nghiên cứu:

Xây dựng Website với 3 đối tượng sử dụng chính:



  • Quản trị viên: là người có quyền cao nhất, đảm bảo các chức năng của toàn bộ website được hoạt động ổn định, khắc phục sự cố cũng như phát triển website theo nhu cầu.

  • Giiáo viên: là người quản lý và sử dụng website, với các chức năng cơ bản:

+ Quản lý lớp học: Thêm lớp học, thêm và sửa thông tin lớp học.

+ Quản lý tài liệu: Tải lên tài liệu, thêm sửa xóa tài liệu của một lớp học.

  • Sinh viên: là người quản lý và sử dụng website, với những chức năng chính sau:

+ Tham gia vào lớp học, tải các tài liệu liên quan, thêm câu hỏi cho nhóm.

+ Tìm kiếm thông tin các lớp học để chế độ công khai.

3. Kết luận và kiến nghị:

Với website này, các thầy cô có một nơi để giới thiệu thông tin cá nhân, các lĩnh vực nghiên cứu, sản phẩm khoa học, và nơi quản lý các thông tin về lớp mình quản lý cũng như các tài liệu cung cấp cho lớp học. Sinh viên có nơi tiếp cận nhanh nhất với tài liệu môn học của thầy mình đang theo học, trao đổi những thắc mắc trong quá trình học tập một cách hiệu quả nhất.

Trong thời gian tới, để đáp ứng ngày càng cao của giảng viên, website cần hoàn thiện hơn các chức năng khác như: cập nhật thời khóa biểu, cập nhật giảng đường giảng dạy từ hệ thống của trường, xây dựng mô đun đánh giá về các bài giảng để giáo viên bổ sung, cải thiện bài giảng của mình.

5. QUY HOẠCH ĐÔ THỊ PHƯỜNG HƯNG THẠNH

CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ BẰNG MÔ HÌNH ĐA TÁC TỬ CỦA GAMA





SVTH:

Trương Thị Hoa - 53TH1




Hoàng Trung Hiếu - 53TH2




Trần Minh Hiếu - 53TH2

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Vân

1. Mục tiêu đề tài:

Một trong những công cụ hữu ích cho các nhà quy hoạch là mô phỏng sự phát triển đô thị trong phòng thí nghiệm. Chúng tôi sử dụng GAMA viết mô hình phát triển đô thị của phường Hưng Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ và chạy mô phỏng để đưa ra những kịch bản cho các tình huống. Từ đó, gợi mở những quyết định cho bài toán phát triển đô thị của phường Hưng Thạnh.



2. Nội dung nghiên cứu:

Trong đề tài này, nhóm đã tìm hiểu một quy trình để xây dựng một mô hình hoàn chỉnh. Lý thuyết dẫn dắt xuyên suốt trong quá trình là mô hình đa tác tử. Cách thức thể hiện mô hình là trên GAMA. Đầu vào khi nhập dữ liệu là các lớp bản đồ của phường Hưng Thạnh được lấy từ QGIS. Dựa trên 4 nguyên tắc trong phát triển đô thị: mật độ đất trống, khoảng cách tới các dịch vụ tiện ích, mật độ đường giao thông và lưu lượng giao thông, nhóm đã xây dựng mô hình phát triển nhà ở dân cư và chạy mô phỏng. Đầu ra là các khu nhà ở được xây dựng xuất hiện trên bản đồ trong GAMA từ năm 2005 đến năm 2010.



3. Kết luận và kiến nghị:

Với việc thay đổi các trọng số, đã cho thấy sự phát triển đô thị bị ảnh hưởng bởi các nhân tố mật độ đất trống, khoảng cách tới các dịch vụ tiện ích, mật độ đường giao thông và lưu lượng giao thông như thế nào. Các kịch bản thay đổi đa dạng cho phép nhà quy hoạch có những căn cứ khoa học để đưa ra những quyết định hợp lý trong quy hoạch phường Hưng Thạnh trong tương lai. Mô hình có thể nâng cấp cho phù hợp với thực tế bằng việc bổ sung thêm các tiêu chí. Vì GAMA có mã nguồn mở nên cho phép sử dụng miễn phí. Người dung dễ dàng thiết kế và chỉnh sửa mô hình theo bài toán đặt ra. Các mô hình được xây dựng rất đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực, giúp cho con người đưa ra những quyết định khôn ngoan trong nhiều công việc. Có thể sử dụng GAMA trong các bài toán mô hình liên quan đến thủy lợi, như các bài toán mô phỏng lũ lụt, hạn hán, sử dụng nguồn nước, xói mòn lòng sông...


6. THUẬT TOÁN PHÂN LOẠI VĂN BẢN DỰA TRÊN TRỌNG TÂM





SVTH:

Lê Thị Quỳnh Trang- 54TH2




Nguyễn Cảnh Vinh- 54TH2

GVHD:

TS Nguyễn Mạnh Hiển

1. Mục tiêu đề tài:

Phân loại văn bản tự động bằng máy tính vào các chủ đề phù hợp dựa trên nội dung là một bài toán quan trọng, có nhiều ứng dụng trong thực tế, giúp quản lý một cách hiệu quả những lượng tài liệu văn bản số đang ngày càng gia tăng vượt quá khả năng xử lý thủ công của con người. Đề tài này tập trung nghiên cứu thuật toán phân loại văn bản dựa trên trọng tâm, tiến hành lập trình thử nghiệm và đánh giá độ chính xác phân loại của nó trên dữ liệu văn bản tiếng Việt.



2. Nội dung nghiên cứu:

a) Tìm hiểu thuật toán phân loại văn bản dựa trên trọng tâm

Một tập văn bản mẫu (tập huấn luyện), trong đó chủ đề của các văn bản đã biết trước, được chia thành cáclớp văn bản khác nhau tương ứng với các chủ đề. Ta phải biểu diễn mỗi văn bản bằng một vector với số chiều bằng số từ trong bộ từ điển xây dựng được từ tập văn bản mẫu. Mỗi chiều của vector là một giá trị TFIDF, được tính bằng cách nhân số lần xuất hiện của từ đang xét trong văn bản (TF) với tần số tài liệu nghịch đảo của từ đó (IDF).Bước tiếp theo là tính vector trọng tâm dưới dạng một vector trung bình cho mỗi lớp văn bản. Khi phải phân loại một văn bản mới chưa biết chủ đề, ta tính độ đo cosin (một độ đo về sự tương tự nội dung) giữa vector văn bản mới với các vector trọng tâm của các lớp, sau đó phân loại văn bản mới vào lớp văn bản có độ đo cosin lớn nhất.



b) Thu thập dữ liệu và xây dựng chương trình

Chúng tôi đã thu thập 1000 bài báo thuộcbốn chủ đề: giáo dục, ẩm thực, thể thao và làm đẹp; sau đó chia dữ liệu thành hai tập: tập dữ liệu huấn luyện gồm 800 bài báo để tính các vector trọng tâm và tập dữ liệu kiểm tra gồm 200 bài báo để tính độ chính xác phân loại của thuật toán. Chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ lập trình C#, thực hiện theo đúng các bước của thuật toán đã tìm hiểu và đã chạy thử thành công trên dữ liệu thu thập được.



3. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công thuật toán phân loại văn bản dựa trên trọng tâm.Độ chính xác phân loại thu được là 91%, đây là một kết quả rất tốt nếu so sánh với việc đoán chủ đề ngẫu nhiên chỉ đem lại độ chính xác 25%. Vì vậy, chúng ta có thể xem xét áp dụng thuật toán này vào các bài toán thực tế cần đến sự phân loại văn bản tự động, ví dụ: phân loại thư điện tử, thu thập và sắp xếp tin tức, bài viết trên mạng, v.v…


7. TÌM HIỂU LẬP TRÌNH HỆ THỐNG TRÊN WINDOWS VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC QUẢN LÝ TIẾN TRÌNH




SVTH:

Trần Văn Hoàng - 53TH2




Hoàng Thị Sương - 53TH1




Lê Thị Lan - 53TH1

GVHD:

ThS Phạm Thanh Bình

1. Mục tiêu đề tài:

- Tìm hiểu về các hàm API và ứng dụng của nó.

- Lập trình ứng dụng vào việc quản lý tiến trình.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu lập trình hệ thống trên Windown:

Dùng các hàm API để khởi tạo các tiến trình, mở các chương trình tiên ích có sẵn. Lập trình tạo chương trình thay đổi hình nền máy tính, chương trìnhnghe nhạc, xem thông tin máy tính…



  • Ứng dụng vào việc quản lý tiến trình:

Chương trình quản lý các tiến trình của hệ thống và các ứng dụng đang chạy trên nền destop. Chương trình bao gồm hai tastk. Task thứ nhất (Process) quản lý các tất cả các sevice và các chương trình đang chạy. Task thứ hai (Application) quản lý các phần mềm đang chạy trên máy. Ngoài ra chương trình được tích hợp 2 chức năng đó là mở 1 tiến trình mới “New Task” và tắt các tiến trình đang chạy “End Process” và sau 3s chương trình sẽ tự động load lại các tiến trình.

3. Kết luận và kiến nghị:

- Sinh viên hiểu biết thêm về các hàm API và ứng dụng của nó.

- Làm quen với lập trình truy xuất và sửa đổi tài nguyên hệ thống.

8. TÌM HIỂU VỀ THƯ VIỆN XỬ LÝ ẢNH OPENCV

VÀ ỨNG DỤNG VỀ BÀI TOÁN NHẬN DẠNG KHUÔN MẶT





SVTH:

Trần Văn Hoàng - 53TH2

GVHD:

ThS Trần Thị Minh Hoàn

1. Mục tiêu đề tài:

Ứng dụng thư viện OpenCV vào bài toán nhận dạng khuôn mặt trong Mycam bằng các trích chọn đặc trưng Haar-Like.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tìm hiểu, nghiên cứu thư viện xử lý ảnh OpenCV.

Tìm hiểu các trích chọn đặc trưng Haar Like trong nhận dạng khuôn mặt.

3. Kết luận và kiến nghị:

Đã tìm hiểu được tổng quan về thư viện xử lý ảnh OpenCV và các hàm đặc trưng trong xử lý ảnh.

Áp dụng các hàm trong thư viện OpenCV vào bài toán nhận diện khuôn mặt trong bức ảnh và nhận diện khuôn mặt thông qua Video/Mycam.

9. LẬP TRÌNH VI ĐIỀU KHIỂN KIỂM SOÁT PHỤ TẢI CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN SINH HOẠT




SVTH:

Nguyễn Quốc Duẩn - 53TH2




Trần Minh Hiếu - 53TH2

GVHD:

ThS Nguyễn Nam Hưng

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài này tập trung vào 2 mục tiêu chính là:

1. Nghiên cứu tổng quan về “lưới điện thông minh”. Trong đó, có 4 công nghệ mới được các nhà khoa học ứng dụng điện lực rất quan tâm là:


    • Lập trình bộ điều chỉnh nhiệt theo thời gian sử dụng.

    • Phương pháp điều chỉnh phụ tải điện tại các khu vực dân cư.

    • Điều chỉnh phụ tải tại các khu công nghiệp.

    • Quản lý năng lượng từ xa.

2. Đề tài này tập trung vào công nghệ “Phương pháp điều chỉnh phụ tải điện tại khu vực dân cư”. Để mô phỏng cho công nghệ này, chúng tôi dùng “mô hình hóa phụ tải có chứa hệ thống chiếu sáng tại nhà”, sử dụng công cụ hỗ trợ Proteus ISIS và Keil µVision4. Đây cũng là mục tiêu chính của bản báo cáo.

2. Nội dung nghiên cứu:

  • Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong NCKH là phương pháp lý thuyết và mô hình, mô phỏng.Phương pháp trên được sử dụng để giải quyết các vấn đề sau:

    • Nghiên cứu tổng quan về giải pháp “Lưới điện Thông Minh ”.

    • Lựa chọn phụ tải cần điều khiển và mô hình hóa thiết bị này.

3. Kết luận và kiến nghị:

- Nội dung nghiên cứu thể hiện một giải pháp mới trong việc tiết kiệm điện và nâng cao tính tiện dụng cho con người.

- Cụ thể, ứng dụng chiếu sáng trên có kết nối máy tính giúp chủ sở hữu có thể điều khiển đèn trong nhà ở bất cứ nơi đâu thông qua các thiết bị có kết nối internet.

- Kiến nghị: Nếu được nghiên cứu cấp trường, chúng tôi sẽ làm thêm các ứng dụng khác trong “nhà thông minh” như: “ứng dụng báo cháy”, “máy bơm nước”,vv...


10. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SINH VIÊN




SVTH:

Trịnh Quyết Tiến - 56TH3




Nguyễn Thị Thanh Nga - 56 TH3

GVHD:

ThS Nguyễn Ngọc Hà

1. Mục tiêu đề tài:

  • Xây dựng thành công chương trình quản lý sinh viên bằng ngôn ngữ lập trình C++.

  • Đi sâu vào kiến thức về hàm, vectơ.

2. Nội dung nghiên cứu:

Xây dựng các chức năng chính của chương trình quản lý sinh viên bao gồm:



  • Thêm sinh viên vào danh sách

  • Tìm kiếm sinh viên theo mã sinh viên

  • Xóa sinh viên ra khỏi danh sách

  • Sửa sinh viên trong danh sách

  • In danh sách sinh viên đạt bổng

  • In danh sách sinh viên bị cảnh cáo

3. Kết luận và kiến nghị:

Chương trình “Xây dựng chương trình quản lý sinh viên” bằng ngôn ngữ lập trình C++ ra đời thành công, giúp chúng ta linh hoạt hơn trong công việc tra cứu thông tin của sinh viên trong các trường học cũng như đối với cá nhân.


11. PHẦN MỀM HỖ TRỢ ĐỒNG BỘ DỮ LIỆU GIỮA MÁY TÍNH VÀ THIẾT BỊ DI ĐỘNG




SVTH:

Trần Văn Hoàng - 53TH2




Trần Thị Thanh Hoa - 53TH2

GVHD:

ThS Trương Xuân Nam

1. Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu về ứng dụng “Sao chép và khôi phục dữ liệu từ điện thoại sang máy tính” dựa trên nền tảng Android.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu về cách truyền dữ liệu qua wifi. Khi hai thiết bị kết nối cùng một mạng wifi có thể truyền dữ liệu hình ảnh, tin nhắn, danh bạ từ điện thoại vào máy tính cá nhân. Phương thức đồng bộ dữ liệu sử dụng lập trình sever socket thông qua phương thức TCP/IP.



3. Kết luận và kiến nghị:

3.1 Kết quả nghiên cứu:

Dựa vào cơ chế hoạt động: Khi máy tính và thiết bị di động android kết nối cùng một mạng wifi, thiết bị di động đi tìm và nhập IP của máy tính để kết nối với máy tính thông qua giao thức TCP/IP để truyền tải gói tin (tin nhắn, hình ảnh, danh bạ). Ứng dụng trên thiết bị di động tạo ra một cổng “SERVER PORT” khi mà máy tính truy cập được vào cổng đó sẽ hồi đáp lại thiết bị di động, chúng ta có thể nhờ vào đó mà có thể biết được trạng thái của thiết bị di động đã kết nối được với máy tính hay chưa.



3.2 Kiến nghị:

Phát triển sẽ cải tiến lên ứng dụng, thay vì gửi dữ liệu từ điện thoại sang máy tính hoặc ngược lại ta sẽ phải thao tác trực tiếp trên cả hai thiết bị. Thay vì phải thao tác cả hai thiết bị thì ta sẽ cải tiến giúp người dùng chỉ cần thao tác một lần đầu để kết nối, sau đó sử dụng một trong hai thiết bị để truy cập vào dữ liệu của thiết bị còn lại và lấy dữ liệu hoặc gửi dữ liệu sang một cách chủ động. Ví dụ, nếu ta sử dụng máy tính thì có thể truy cập được dữ liệu của thiết bị di động và lấy hoặc gửi dữ liệu sang mà không cần phải thao tác trên điện thoại gửi sang nữa, và ta cũng làm tương tự trên thiết bị di động.


12. XÂY DỰNG THUẬT TOÁN TỐI ƯU HÓA TỰ ĐỘNG CHƠI GAME 2048





SVTH:

Nguyễn Văn Thiết - 55TH1

GVHD:

ThS Vũ Tiến Thái

1. Mục tiêu đề tài:

Việc xây dựng một engine tự động chơi game sẽ rất có ý nghĩa đối với sức hút và tính cạnh tranh của game. Engine có thể sẽ được sử dụng trong việc hướng dẫn người mới chơi nhằm đạt kết quả tối ưu, hay được sử dụng như một chức năng trợ giúp trong quá trình chơi nhằm tăng sự thân thiện người dùng cũng nhưng tăng tính hấp dẫn của game. Ngoài ra engine tự động chơi game còn được sử dụng trong việc kiểm thử game và đánh giá trạng thái của game. Bởi vậy, trong nghiên cứu này một thuật toán tối ưu hóa nước đi nhằm đạt kết quả chơi cao nhất cho game 2048 sẽ được đề xuất và đánh giá.



2. Nội dung nghiên cứu:

Game 2048 là một trò chơi giải đố do tác giả Gabriele Cirulli, một lập trình viên web trẻ 19 tuổi người Ý, tạo ra vào tháng 3 năm 2014. Khi chơi game 2048, người chơi sẽ trượt các ô vuông mang các con số trên một lưới hình vuông nhằm kết hợp những cặp ô số có giá trị bằng nhau và đứng cạnh nhau theo chiều trượt thành một ô vuông có giá trị bằng tổng của hai ô. Trò chơi nhằm đạt đến một ô số có giá trị lớn nhất có thể, và trong phiên bản game với kích thước lưới hình vuông 4x4 giá trị cực đại được kỳ vọng là 2048.

Việc chơi game có thể được hiểu như sự chuyển trạng thái của game sau mỗi nước đi. Sự chuyển trạng thái này được biểu diễn bởi một cây trò chơi, trong đó các nút và các cạnh tương ứng với các trạng thái và nước đi trong game. Nhiệm vụ của engine chơi game tự động là tìm ra một chiến thuật đi trên cây trò chơi để có thể chiếm được lợi thế nhất.

Một cách tiếp cận nhằm đạt được kết quả tối ưu hóa toàn cục là sử dụng thuật toán vét cạn, trong đó engine sẽ duyệt qua tất cả các nước đi có thể và sau đó đi theo các nhánh dẫn tới kết quả tốt nhất. Trên thực tế, thuật toán vét cạn không thể được sử dụng trong bài toán này bởi tổng số trạng thái trên cây là một hàm mũ, khi đó độ phức tạp tính toán của thuật toán duyệt cây tương ứng cũng sẽ là một hàm mũ. Do đó, một thuật toán tham ăn được đề xuất trong nghiên cứu này với việc đánh giá trạng thái của game sau hai nước đi liên tiếp và xây dựng hàm tính tổng điểm có thể đạt được sau hai nước đi này. Mục tiêu của thuật toán là xác định được chuỗi hai nước đi liên tiếp ứng với hàm tổng điểm đạt cực đại. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro của thuật toán tham ăn - đạt tối ưu hóa cục bộ và một trạng thái tồi sẽ dẫn tới các kết quả thấp sau các nước đi tiếp theo. Bởi vậy, thuật toán tham ăn cần phải được kết hợp với một tập các quy tắc chọn nước đi nhằm tránh những trạng thái tồi của game.



3. Kết luận và kiến nghị:

Thuật toán tối ưu hóa tự động chơi game 2048 đã được cài đặt và chạy trên các phiên bản kích thước lưới khác nhau, và mức 2048 điểm đã đạt được trên kích thước lưới 4x4. Bên cạnh đó, thuật toán tồn tại một số hạn chế như: Tần suất đạt điểm 2048 còn thấp; Chưa giải quyết hết một số trường hợp đặc biệt có thể phát sinh trong quá trình chơi.

Trong nghiên cứu này, tư tưởng của thuật toán mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá nước đi dựa trên tổng điểm có thể đạt được sau hai nước đi liên tiếp. Bởi vậy, trong tương lai chúng tôi có thể sẽ áp dụng các mô hình xác suất vào đánh giá nước đi bởi tính ngẫu nhiên của con số được sinh ra sau mỗi nước đi.

13. PHÒNG CHỐNG TẤN CÔNG WEBSITE BẰNG KỸ THUẬT CƯỚP PHIÊN LÀM VIỆC





SVTH:

Trần Quốc Đạt- 53TH2




Đinh Văn Mạnh - 53TH2

GVHD:

ThS Nguyễn Nam Hưng

1. Mục tiêu đề tài:

Cross Site Scripting (XSS) là một trong những kĩ thuật tấn công phổ biến và nguy hiểm hiện nay. Nó cho phép kẻ tấn công ăn cắp thông tin trên máy nạn nhân thông qua javascript như ăn cắp cookies, chèn mã độc… để chiếm quyền điều khiển.

Đề tài này đã tìm hiểu & phân tích lỗ hổng bảo mật XSS. Từ đó đưa ra phương pháp phòng chống các cuộc tấn công do lỗi này gây ra.

2. Nội dung nghiên cứu:


  1. Cơ chế:

Cơ chế của XSS là chèn vào các URL, các thanh tìm kiếm hay bất kỳ một textbox nào (Ví dụ: comment, đăng ký thông tin…), qua các thẻ HTML, các đoạn script. Từ đó chiếm quyền điều khiển của nạn nhân (mục tiêu là cookie của nạn nhân) hoặc thực hiện ngầm các mệnh lệnh cho phép hacker cài cắm vào máy tình của nạn nhân các virus, trojan… nhằm thực hiện ý đồ.

  1. Phân loại:

Có 3 hình thức: Stored XSS, Refected XSS, DOM-based.

  1. Phương pháp tấn công:

  • Tấn công truyền thống: Hacker kích thích sự tò mò của nạn nhân thông qua email hoặc website. Người dùng truy cập vào đó và bị mất cookie.

  • Tấn công chiếm cookie: Khi người dùng xem ảnh, hoặc bình luận tại một trang có lỗi XSS thì cookie của họ sẽ bị chuyển tới trang web của hacker.

  • Tấn công chiếm account: Hacker sẽ tạo ra một trang web có giao diện giống như trang web gốc để lưu lại thông tin mà người dùng đã nhập vào form ID và password.

  • Tấn công qua Flash Player: Người dùng truy cập vào website đã bị chèn flash, sau đó tệp tin flash được kích hoạt hàm getURL và chèn nó vào thanh địa chỉ. Hàm getURL chạy tự động và hacker đã khai thác được lỗi XSS.

  1. Cách phòng chống:

  • Với người thiết kế và phát triển website: Chấp nhận dữ liệu hợp lệ, liên tục kiểm tra và thanh lọc dữ liệu. Mã hóa các ký tự không tin cậy…

  • Với người dùng: Cảm giác khi truy cập các website lạ. Cấu hình duyệt thông báo khi có javascript.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kỹ thuật XSS khá phổ biến và dễ dàng áp dụng, mức độ thiệt hại của chúng có biên độ dao động rất cao và có thể gây ra những hậu quả cực kì nghiêm trọng. Vì thế ngoài ứng dụng kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu trước khi sử dụng thì việc cần nhất là người dùng nên cảnh giác trước khi bước vào một website mới hay nhận được một email hấp dẫn nào đó. Nói tóm lại thì sự cảnh giác của user có thể phòng chống tới 90% khả năng bị tấn công với kĩ thuật XSS.







Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương