MỤc lục khoa công nghệ thông tin mục đích nghiên cứu: 36 Phương pháp nghiên cứu: 36



tải về 1.24 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.24 Mb.
#14570
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

2. Mục đích nghiên cứu:


Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích, tính toán nội lực cho dầm có nhịp không bằng nhau dựa trên lý thuyết đàn hồi. Dựa trên kết quả đó ta phân phối lại nội lực của dầm theo sơ đồ dẻo. Nội lực phân phối lại theo xu hướng giảm mômen âm tại gối và tăng mômen ở giữa nhịp. Việc chủ động phân phối lại mômen không chỉ giúp người kỹ sư dễ thiết kế cốt thép hơn cho các khu vực nội lực lớn như đầu dầm, mà còn an toàn hơn cho tiết diện giữa dầm.

3. Phương pháp nghiên cứu:


Dựa trên lý thuyết tính toán của phương pháp lực tính hệ siêu tĩnh và các tài liệu tính toán kết cấu để tìm hiểu lý thuyết tính toán nội lực dầm có nhịp không đều nhau theo sơ đồ dẻo. Trên cơ sở đó nêu ra bảng tính toán cụ thể.

Mục tiêu tính toán: kết quả tính toán nội lực của dầm theo sơ đồ đàn hồi và sơ đồ dẻo là khác nhau. Khi tính toán theo sơ đồ dẻo sẽ tận dụng được tối đa khả năng làm việc của dầm mà vẫn đảm bảo an toàn cho kết cấu.


4. Kết quả đạt được:


Đưa ra các bước tính toán nội lực dầm theo lý thuyết đàn hồi. Từ kết quả đó phân phối lại nội lực theo sơ đồ dẻo.

Xác định được công thức tính toán nội lực từ đó lập được bảng tra nội lực trong dầm liên tục có nhịp không đều nhau.


9. XÂY DỰNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ THÀNH PHẦN

BÊ TÔNG THEO CHỈ DẪN CỦA BỘ XÂY DỰNG




SVTH:

Dương Anh Tuấn - 54GTC




Phạm Văn Giáo - 54GTC




Trần Quỳnh Giao - 54GTC

GVHD:

ThS Tạ Duy Long

1. Mục tiêu đề tài:

Như chúng ta đã biết thì đối với các công trình xây dựng sử dụng nguyên liệu là bê tông, việc thiết kế cấp phối thành phần của bê tông là một trong những khâu không thể thiếu.Thiết kế (hay tính toán) các chỉ tiêu cấp phối thành phần của bê tông bao gồm nhiều bước, với một khối lượng tinh toán khá lớn, yêu cầu độ chính xác cao.

Để hỗ trợ cho người kỹ sư trong công việc đó, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu và áp dụng ứng dụng của công nghệ thông tin (cụ thể là phần mềm lập trình) viết ra phần mềm “XÂY DỰNG PHẦN MỀM THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG THEO CHỈ DẪN CỦA BỘ XÂY DỰNG” dùng để tính toán các chỉ tiêu cấp phối thành phần của bê tông.

2. Nội dung nghiên cứu:

Với các thông số đầu vào:

- Yêu cầu về bê tông.

- Điều kiện thi công.

- Vật liệu chế tạo.

Sử dụng phần mềm tính toán được tỷ lệ cấp phối cho 1bê tông ở điều kiện ẩm.



3. Kết luận và kiến nghị:

a, Kết quả:



  • Tính toán được cấp phối cấp phối theo khối lương cho 1 ở hai trạng thái khô và ẩm bằng phần mềm được nhóm nghiên cứu thiết kế.

b, Kiến nghị:

- Trong điều kiện có thể về thời gian và kinh phí, cần có thêm các thí nghiệm để củng cố thêm độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.

- Có thể phát triển triển để thiết kế lương vật liệu cho 1 sau khi đã điều chỉnh ở thực nghiệm, lượng vật liệu công trường cần chuẩn bị và giá thành.

- Tính toán lượng vật liệu khi phối trộn các phụ gia khác.


10. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÍ THỰC VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG KHÍ THỰC TRÊN ĐẬP TRÀN CAO, ÁP DỤNG CHO ĐẬP TRÀN THỦY ĐIỆN LAI CHÂU




SVTH:

Nguyễn Thị Hải Duyên - 52CTL1




Vũ Thị Thảo - 54CTL1

GVHD:

GS.TS Nguyễn Chiến

1. Mục tiêu đề tài:

Việt Nam đang xây dựng nhiều công trình thủy lợi, thủy điện lớn với tràn cao. Dòng chảy trên các đập tràn cao có lưu tốc lớn, có thể gây ra hiện tượng khí thực làm hư hỏng mặt tràn. Mục tiêu nghiên cứu là:



  • Xác định khả năng xuất hiện khí thực trên mặt tràn phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau như chiều cao mặt đập, lưu lượng đơn vị, mác vật liệu…

  • Tính toán áp dụng cho công trình thực tế.

  • Giải pháp công trình để phòng khí thực và cách tính toán cụ thể.

2. Nội dung nghiên cứu:

  • Tìm hiểu các khái niệm về khí thực và ảnh hưởng của nó đến an toàn của đập tràn.

  • Nghiên cứu xác định khả năng xuất hiện khí thực trên mặt tràn, phụ thuộc vào các yếu tố: chiều cao đập, mác vật liệu, độ gồ ghề cục bộ trên mặt tràn…

  • Nghiên cứu giải pháp phòng khí thực trên mặt tràn.

  • Tính toán áp dụng cho đập tràn Lai Châu.

3. Kết luận, kiến nghị:

  • Về phạm vi và nội dung tính toán kiểm tra khí thực trên mặt tràn.

  • Giải pháp phòng khí thực trên mặt tràn và tính toán cụ thể.

  • Các kiến nghị cụ thể cho đập tràn Lai Châu.

11. NGHIÊN CỨU TRÀN BÊN NGƯỠNG ZÍCH ZẮC ĐỂ THAY THẾ ĐẬP TRÀN 3 CỬA VAN CỦA HỒ CHỨA ĐĂK ĐOA




SVTH:

Lâm Quang Thắng - 52CTL1

GVHD:

PGS.TS Phạm Văn Quốc




ThS Phạm Lan Anh

1. Mục tiêu đề tài :

Nghiên cứu tràn bên ngưỡng zích zắc để thay thế đập tràn 3 cửa van của hồ chứa Đăk Đoa từ đó so sánh và xác định tính khả thi thay thế đường tràn hiện tại hoặc có thể áp dụng cho các công trình có điều kiện tương tự như hồ chứa Đăk Đoa.



2. Nội dung nghiên cứu :

+ Bố trí mặt bằng tổng thể tràn bên ngưỡng zích zắc.

+ Sơ bộ kết cấu của tràn bên ngưỡng zích zắc.

+ Tính toán thủy lực máng tháo, dốc nước và tiêu năng.



3. Kết luận và kiến nghị:

+ Chứng minh đường tràn máng bên ngưỡng zích zắc đảm bảo an toàn tháo lũ.

+ Với lũ vượt lũ kiểm tra Q0,1% =2731,3 m3/s chỉ cần lắp thêm 2 gầu tràn thì đường tràn máng bên có ngưỡng zích zắc vẫn đảm bảo an toàn tháo lũ cho công trình.

+ Đường tràn hoàn toàn có tính khả thi vượt trội được lựa chọn xây dựng cho hồ chứa Đăk Đoa nếu trong giai đoạn lập dự án đầu tư sử dụng phương án đường tràn ngang có ngưỡng zích zắc vào thiết kế cơ sở để so sánh chọn phương án.

+ Đây là một nghiên cứu trường hợp cụ thể so sánh với chính đường tràn đã xây dựng nhưng có quá nhiều hạn chế,khuyết điểm không đảm bảo an toàn tháo lũ. Vì thế nghiên cứu này là một ví dụ điển hình để rút kinh nghiệm cho các dự án hồ chứa tương tự.

12. NGHIÊN CỨU CHỐNG THẤM NỀN ĐẬP ĐẤT

HỒ CHỨA NƯỚC MỸ LÂM - TỈNH PHÚ YÊN

BẰNG MÀN CỌC XI MĂNG ĐẤT




SVTH:

Phạm Đăng Thuỳ - 52C-CL1

GVHD:

PGS.TS Phạm Văn Quốc




ThS Phạm Lan Anh

  1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu chống thấm cho nền đập đất hồ chứa nước Mỹ Lâm bằng màn cọc xi măng đất.

  1. Nội dung nghiên cứu:

  • Nghiên cứu các giải pháp chống thấm cho thân và nền đập.

  • Thiết kế mặt cắt đập chịu được động đất cấp 7.

  • Phân tích và lựa chọn được giải pháp chống thấm cho thân và nền là làm màn cọc xi măng đất.

  • Tìm hiểu các công nghệ thi công màn cọc xi măng đất.

  1. Kết luận và kiến nghị:

+ Kết luận: Mặt cắt thiết kế đã đảm bảo yêu cầu về chống thấm và có khả năng chịu động đất.

+ Kiến nghị: Tìm hiểu sâu hơn về phương án đã chọn và tiến hành nghiên cứu thêm các phương pháp mới có tính ứng dụng cao.


13. NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CHỐNG ĐỘNG ĐẤT CHO ĐẬP ĐẤT VÀ ÁP DỤNG CHO ĐẬP ĐẤT NẬM NGAM




SVTH:

Bùi Đức Tiến - 52C-TL2

GVHD:

PGS.TS Phạm Văn Quốc




ThS Phạm Lan Anh

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu giải pháp thiết kế chống động đất cho đập đất tại vùng có động đất mạnh.



2. Nội dung nghiên cứu:

  • Tổng quan động đất thế giới và trong nước.

  • Tổng quan về tình hình xây đập trong cả nước.

  • Nghiên cứu mô phỏng sự làm việc của công trình đập đất khi chịu tác dụng của động đất bằng phần mềm geostudio v7.1-2007.

  • So sánh đánh giá hiệu quả kĩ thuật kinh tế của 2 phương án đắp đập.

3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: Qua việc so sánh sự làm việc trong điều kiện làm việc bình thường và khi có động đất cho thấy đắp đập nhiều khối có thiết bị thoát nước ống khói có hiệu quả kinh tế và kỹ thật hơn đấp đập đồng chất.

Kiến nghị: Nên dùng hình thức đắp đập nhiều khối có thiết bị thoát nước ống khói kết hợp với thảm lọc trong vùng có động đất mạnh. Nên sử dụng phần mềm geostudio để xác định được phương án mặt cắt đập hợp lý.

14. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ SỰ CỐ LÚN NGHIÊNG CÔNG TRÌNH




SVTH:

Trần Văn Nam - 53CT1




Nguyễn Hải Hoàng - 53CT1




Nguyễn Thị Dung - 53CT1




Nguyễn Thị Linh - 53CT2

GVHD:

PGS.TS Phạm Hữu Sy

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu về vấn đề lún nghiêng trong các công trình xây dựng, từ đó đưa ra giải pháp xử lý lún nghiêng theo phương pháp khoan tạo lỗ. Đây là phương pháp khá đơn giản, không quá tốn kém, có thể áp dụng được cho các công trình xây chen chật chội tại các thành phố lớn ở Việt Nam.



2. Nội dung nghiên cứu:

Bài nghiên cứu trình bày giải pháp xử lý lún nghiêng theo phương pháp khoan tạo lỗ để nền công trình phần lún ít có không gian tiếp tục lúc cho đến khi công trình đạt trạng thái cân bằng.

Để trình bày, ta giả định tính toán cho một công trình bị lún nghiêng cụ thể. Từ các giả thuyết, ta tính được các thông số cần thiết để từ đó xác định được số hố khoan, kích thước các hố khoan, số lượt khoan sao cho phù hợp để đưa công trình trở về trạng thái cân bằng.

3. Kết luận và kiến nghị:

Bài nghiên cứu chỉ rõ cách chọn và tính toán lượng hố khoan cần thiết để xử lý phần nền bị lún nghiêng, từ đó có thể làm thí nghiệm và đưa vào ứng dụng.


15. NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG TRO BAY THAY THẾ

MỘT PHẦN XI MĂNG TRONG VỮA XÂY DỰNG




SVTH:

Nguyễn Thị Thắm - 54GT-C




Lê Thị Tuyết Anh - 54GT-Đ1




Trần Tuấn Anh - 54GT-Đ2




Đặng Văn Mạnh - 54Đ1

GVHD:

ThS Tạ Duy Long

1. Mục tiêu đề tài :

Tìm ra cấp phối vữa cho ra hỗn hợp vữa và vữa đảm bảo cường độ cho xây dựng công trình và mang lại lợi ích kinh tế, khi hỗn hợp vữa có pha trộn phụ gia khoáng tro bay thay thế một phần khối lượng xi măng.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Tìm hiểu về vữa xây dựng, đặc biệt là vữa cát - xi măng cho công trình.

- Nghiên cứu giải pháp sử dụng phụ gia tro bay thay thế một phần xi măng để nâng cao độ bền cho vữa xây dựng trong các công trình.

3. Kết luận, kiến nghị:

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu giúp đi đến tìm ra cấp phối pha trộn tro bay thay thế một phần xi măng trong hỗn hợp vữa xi măng: cát (có tỉ lệ 1:3 theo khối lượng), đảm bảo cường độ, mang tính thực tiễn và hiệu quả kinh tế, cụ thể: có thể thay thế tối đa 20% khối lượng xi măng (trong tổng khối lượng chất kết dính) bằng tro bay với tỉ lệ 80%XM - 20%TB để sản xuất ra vữa mác 10.



16. KHẢO SÁT LIÊN KẾT GIỮA DẦM VÀ BẢN THANG TRONG THIẾT KẾ CẦU THANG HAI VẾ KHÔNG CỐN




SVTH:

Nguyễn Ngọc Anh - 54CXD1




Nguyễn Huy Bình - 54CXD1




Nguyễn Kim Vinh - 54CXD1




Dương Đình Vũ - 54CXD1

GVHD:

ThS Nguyễn Văn Thắng




ThS Nguyễn Thị Thanh Thúy

1. Mục tiêu đề tài:

Đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích, tính toán, so sánh sự ảnh hưởng của kích thước của các cấu kiện trong nhiều trường hợp. Từ đó rút ra các kết luận khách quan trong trường hợp nào nên thiết kế kích thước các cấu kiện ra sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tính toán khả năng chịu lực của bản thang khi thay đổi kích thước.



3. Kết luận và kiến nghị:

- Kết luận: Dựa vào bảng thống kê kết quả thấy

+ Tỉ lệ tỉ lê nghịch với tỉ lệ 

+ Sau khi tiến hành tính mômen trên bản thang bằng phần mềm SAFE, ta nhận thấy khi tỉ lệ tăng dần, mômen âm ở hai đầu bản thang có xu hướng tăng dần, trong khi đó, mômen dương tồn tại ở giữa bản thang có xu hướng giảm dần.

+ Lập được biểu đồ tra tỉ lệ mô men M+/M- theo tỉ lệ chiều dày hd/hs cho những bản thang có chiều dày thong dụng 100,110,120,130,150 mm

- Kiến nghị: Từ việc thiết lập biểu đồ biểu thị sự thay đổi tỉ lệ mômen theo tỉ lệ chiều dày ta nhận thấy khi đã biết tỷ lệ kích thước hd/hs dựa vào bảng tra biểu đồ tỉ lệ mômen có thể tính toán được giá trị mô men M(+), M(-) một cách nhanh chóng và thuận tiện.


17. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO

(70Mpa) SỬ DỤNG PHỤ GIA SILICAFUME




SVTH:

Vũ Văn Truyền - 54CTL1




Bùi Thị Phương Thảo - 54CTL1




Nguyễn Trọng Khang - 54CTL1




Vũ Đức Hùng - 54CTL1




Phạm Quang Vinh - 54CTL1

GVHD:

ThS Tạ Duy Long

1. Mục tiêu đề tài:

- Dùng vật liệu sẵn có tại Việt Nam để nghiên cứu thiết kế thành phần cấp phối Bê tông cường độ cao đến mác 70.

- Trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công việc nghiên cứu chế tạo và tính chất xi măng, bê tông cường độ cao.

- Nghiên cứu tính chất của Bê tông cường độ cao silicafume.

2. Nội dung nghiên cứu:

Phần 1: Tổng quan về bê tông cường độ cao.

Phần 2: Nghiên cứu tính chất của vật liệu sử dụng.

Phần 3: Tính toán cấp phối và quy trình thí nghiệm.



3. Kết luận, kiến nghị:

Công trình nghiên cứu đã chế tạo được bê tông với cường độ như mong muốn. Do điều kiện thời gian và thiếu thiết bị thí nghiệm nên chưa thể đưa ra được nhiều kết quả của đề tài nghiên cứu. Với những kiến thức đã biết và thông qua quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu cũng đã giải đáp được phần nào bản chất các hiện tượng trong thực nghiệm.


18. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHIỀU DÀY CỦA LỚP GIA CỐ MÁI ĐÊ BIỂN BẰNG BÊ TÔNG ASPHALT CHỊU TÁC DỤNG CỦA SÓNG




SVTH:

Nguyễn Quý Nhất - 53C-TL3




Trịnh Đắc Tuấn - 53C-TL3




Bùi Thị Nguyệt - 53C-TL3




Phạm Hải Yến - 53C-TL3

GVHD:

ThS Hồ Hồng Sao




ThS Nguyễn Thu Nga

1. Mục tiêu đề tài:

Nước ta có trên 3200km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam với hệ thống đê biển đã được hình thành củng cố qua nhiều thời kỳ. Trong những năm qua chúng ta đã đầu tư xây dựng nhiều đoạn đê biển có bảo vệ mái với nhiều hình thức khác nhau bằng vật liệu đá và bê tông. Trong thực tế, bão lớn cùng với triều cường đã làm hư hỏng hoặc tràn qua nhiều đoạn đê, gây thiệt hại lớn. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp KHCN để đê biển ổn định và bền vững là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong việc bảo vệ phần đất thấp của các tỉnh ven biển. Căn cứ từ những kết quả có được của đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng vật liệu hỗn hợp để gia cố đê biển chịu được nước tràn qua do sóng, triều cường, bão và nước biển dâng” do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam thực hiện, nhóm tác giả đã đưa ra một số kết quả tính toán khi sử dụng bê tông asphalt để gia cố mái đê biển. Từ đó, áp dụng tính toán thử nghiệm để xác định chiều dày lớp bê tông asphalt gia cố mái cho một đoạn đê biển thuộc Huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan về biện pháp gia cố mái đê biển bằng bê tông asphalt;

- Các chỉ tiêu kỹ thuật khi thiết kế đê biển có lớp gia cố bằng asphalt;

- Thiết kế tấm phẳng bằng bê tông asphalt chịu tác động của sóng;

- Xác định chiều dày của lớp gia cố bằng bê tông asphalt;

- Nghiên cứu áp dụng tính toán cụ thể cho một đoạn đê biển Huyện Hải Hậu.



3. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài nghiên cứu đã phân tích một số vấn đề cần thiết khi thiết kế đê biển được gia cố mái bằng vật liệu bê tông asphalt dưới tác dụng của sóng. Áp dụng tính toán chiều dày lớp gia cố cho một đoạn đê biển huyện Hải Hậu - Tỉnh Nam Định theo công thức thực nghiệm và tra biểu đồ cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu cụ thể như: vật liệu chế tạo; sự ổn định của mái đê dưới tác động của sóng, dòng, thủy triều; ảnh hưởng của việc lún, xói thân đê và nền đê cũng như biện pháp thi công và kiểm tra chất lượng, từ đó có thể sử dụng bê tông asphalt để gia cố mái đê biển ở Việt Nam trong tương lai./.



19. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TÍNH THẤM NƯỚC PHÙ HỢP CHO BÊ TÔNG CÓ ĐỘ BỀN CAO ỨNG DỤNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH BIỂN




SVTH:

Vũ Thị Thảo - 54C-TL1




Nguyễn Văn Nhật - 54C-TL1




Trần Văn Vịnh - 54C-TL1




Bùi Anh Vũ - 54C-TL1




Lò Thanh Tâm - 54C-TL1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Thu Hương




ThS Đỗ Đoàn Dũng

1. Mục tiêu đề tài:

Việt Nam là nước có bờ biển dài và ở đó nhu cầu xây dựng các công trình chắn sóng, bảo vệ bờ, cầu cảng ngày càng gia tăng trong những năm qua. Nhìn chung các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép làm việc hay tiếp xúc với môi trường nước và bê tông dùng trong các môi trường biển rất kém bền so với bê tông làm việc trên khô do sự xâm nhập của nước cùng các thành phần có hại khác vào trong kết cấu bê tông gây ra sự suy giảm cường độ nhanh chóng. Vì bê tông là loại vật liệu rỗng nên sự di chuyển của dòng chất lỏng, hơi nước hay những thành phần gây hại có thể xuất hiện thông qua dòng chảy, qua sự khuếch tán hay qua sự hấp thụ. Để đánh giá được đầy đủ cả ba chế độ xâm nhập này, chỉ tiêu tính thấm nước của bê tông được xem là hữu hiệu nhất. Mục tiêu đề tài:

- Đề xuất phương pháp thí nghiệm tính thấm nước phù hợp cho bê tông có độ bền cao ứng dụng cho các công trình biển.

- Tiến hành thí nghiệm với phương pháp đã chọn và đưa ra nhận xét về kết quả thí nghiệm.



2. Nội dung nghiên cứu:

    1. Tìm hiểu các tác động của môi trường biển đến các kết cấu, kết cấu bê tông cốt thép và sự cần thiết của việc xác định chỉ tiêu tính thấm nước của bê tông.

    2. Đề xuất phương pháp thí nghiệm tính thấm nước phù hợp cho bê tông có độ bền cao ứng dụng cho các công trình biển.

1.3. Tiến hành thí nghiệm với phương pháp đã đề xuất và đưa ra kết quả thí nghiệm,nhận xét.

3. Kết luận, kiến nghị:

- Tính cần thiết của việc xác định chỉ tiêu tính thấm nước.

- Ưu điểm của phương pháp thí nghiệm được đề xuất.

- Những kiến nghị cụ thể áp dụng phương pháp thí nghiệm đã đề xuất để xác định tính thấm nước cho các loại bê tông ít thấm như bê tông cường độ cao, bê tông tính năng cao hay các loại bê tông làm việc trong môi trường nước đặc biệt là môi trường biển.



20. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐỂ CHẾ TẠO BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO (HIGH STRENGTH CONCRETE– HSC) M60-M80 SỬ DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH THI CÔNG TẠI HÀ NỘI




SVTH:

Nguyễn Thị Phương Thảo - 54CTL1




Trần Thị Thu Thủy - 54CTL1




Đào Thị Yến - 54CTL2

GVHD:

TS Nguyễn Quang Phú

1. Mục tiêu đề tài:

- Nghiên cứu các chỉ tiêu cơ lý của VLXD để chế tạo HSC và một số tính chất kỹ thuật của HSC chế tạo.

- Lựa chọn vật liệu thích hợp ở Hà Nội để thiết kế HSC M60-M80 sử dụng cho thi công các công trình tại Hà Nội.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu vật liệu xây dựng trong nước thiết kế HSC dùng cho thi công tại công trình Hà Nội.

- Thí nghiệm trong phòng xác định chỉ tiêu cơ lý của vật liệu và một số tính chất của HSC. Từ đó phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm để lựa chọn cấp phối theo điều kiện chống mài mòn. Đề tài đã làm những thí nghiệm sau:

+ Thí nghiệm xác định tính công tác của HSC.

+ Thí nghiệm xác định cường độ nén Rnén.

+ Thí nghiệm xác định độ mài mòn của bê tông.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận:

- Khi chế tạo bê tông cường độ cao thì việc sử dụng phụ gia khoáng (Silica Fume và Tro bay), cùng với phụ gia siêu dẻo giảm nước là không thể thiếu trong thành phần của bê tông.

- Việc sử dụng Tro bay trong bê tông có thể mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Ngoài ra, còn có thể nghiên cứu tăng hàm lượng Tro bay để giảm hàm lượng Silica Fume, vì đây là thành phần nhập ngoại có giá thành cao.

Kiến nghị:

- Tiếp tục nghiên cứu các tính chất khác của bê tông cường độ cao với Dmax lớn hơn sử dụng cho các công trình thủy lợi, nghiên cứu thêm khả năng chống thấm.

- Tiến hành nghiên cứu thêm các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông cường độ cao khi sử dụng Tro trấu, Meta cao lanh, Tro bay, Silica Fume với các hàm lượng pha trộn hợp lý.

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất bê tông cường độ cao phục vụ cho công tác sửa chữa cũng như xây mới các công trình thủy lợi khi đưa từ phòng thí nghiệm ra thi công sản xuất thực tế.


21. NGHIÊN CỨU KẾT CẤU TƯỜNG CHẮN THƯỢNG LƯU TRÀN XẢ LŨ DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG ĐỘNG ĐẤT




SVTH:

Đỗ Thị Thuỳ Dung - 52CTL2




Vũ Ngọc Tám - 52CTL2

GVHD:

PGS.TS Nguyễn Quang Hùng

1. Mở đầu:

Trong phần nghiên cứu này tiến hành tính toán kết cấu của công trình dưới tác dụng của tải trọng động đất là đánh giá phản ứng của kết cấu đang làm việc bình thường, thì xảy ra động đất theo các phương chiều bất lợi cho công trình. Từ đó đánh giá xem với tác động của động đất thì công trình sẽ bất lợi như thế nào để có các biện pháp phòng chống thích hợp như: thiết kế bộ phận kháng trấn, tăng cường khả năng chịu kéo của kết cấu, tăng độ ổn định của công trình…



2. Nội dung:

- Mục đích, trường hợp tính toán và các tài liệu tính toán.

- Cơ sở lý thuyết:

+ Giới thiệu các phương pháp tính toán có xét đến tải trọng động đất.

+ Cơ sở lý thuyết của phương pháp phổ phản ứng.

+ Một số công thức tính động đất theo quy định của một số nước.

- Xác định các lực tác dụng lên tường chắn.

- Phương pháp tính toán: sử dụng phần mềm ANSYS để tính toán.



3. Kết luận:

Từ bảng tổng hợp kết quả tính toán, nhận thấy rằng với kết cấu công trình và với tác động của động đất thì công trình sẽ bất lợi hơn với phương cùng chiều với trục X, phương động đất nếu ngược với trục X thì sẽ có lợi hơn với công trình vì sẽ làm suy giảm tác động thường xuyên.


22. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CỪ BTCT DỰ ỨNG LỰC TRONG THIẾT KẾ VÀ XỬ LÝ HỐ MÓNG SÂU, ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH CẢI TẠO, KHÔI PHỤC LÒNG DẪN SÔNG TÍCH - HÀ NỘI




SVTH:

Nguyễn Văn Thông - 52CT1




Lê Thúy Vân - 52CTL3

GVHD:

ThS Nguyễn Văn Sơn




TS Đồng Kim Hạnh

1. Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật xử lý hố móng trong điều kiện nền yếu.
So sánh biện pháp xử lý hố móng bằng cừ bê tông cốt thép dự ứng lực và phương pháp hiện tại được sử dụng tại công trình cải tạo lòng dẫn sông Tích.

2. Nội dung nghiên cứu:
Nền đất yếu và giải pháp xử lý nền đất yếu.
Phương pháp xử lý hố móng bằng cọc bê tông dự ứng lực, ứng dụng vào công trình Sông Tích.
Tính toán các thông số ảnh hưởng cho bài toán thực tế, sử dụng phần mềm Plaxis.

3. Kết luận và kiến nghị:
Hệ thống được các phương pháp thi công hố móng trong điều kiện nền yếu.
Đề xuất được phương án thi công hố móng hợp lý.
Tính toán kiểm tra biện pháp thi công được chọn.
Áp dụng phần mềm vào tính toán thiết kế.
Kết luận sau quá trình phân tích, tính toán.
Kiến nghị: Đưa giải pháp đã nghiên cứu ứng dụng vào thực tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm chi phí xây dựng công trình.

23. NGHIÊN CỨU TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN VÁN KHUÔN





SVTH:

Nguyễn Hoàng Hóa - 53CT1




Nguyễn Văn Hiệp - 53CT1

GVHD:

TS Mỵ Duy Thành

1. Mục tiêu đề tài:

Chỉ ra những điều còn hạn chế trong tính toán tải trọng tác dụng lên ván khuôn trong các tài liệu trong nước và đề xuất công thức tính áp lực tĩnh của vữa bê tông.



2. Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu tính toán tải trọng tác dụng lên ván khuôn từ đó so sánh kết quả tính áp lực ngang của vữa bê tông lên ván khuôn đứng của các tài liệu trong nước và nước ngoài, đề xuất sử dụng công thức tính áp lực ngang của vữa bê tông tác dụng lên ván khuôn.



3. Kết luận và kiến nghị:

Các công thức tính áp lực ngang của vữa bê tông trong các giáo trình, tiêu chuẩn của Việt Nam không còn phù hợp với công nghệ thi công bê tông hiện nay, đặc biệt là kém an toàn khi áp dụng mà xảy ra sự cố. Vậy cần có ngay những nghiên cứu sâu và phù hợp với thực tế hơn.


24. NGHIÊN CỨU SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VẾT NỨT TRONG KẾT CẤU DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP BẰNG PHẦN MỀM ANSYS



SVTH:


Tống Hoàng Hiệp - 53CTL1




Nguyễn Thị Thúy - 53CTL2




Mai Thị Ngoan - 53CTL2

GVHD:

TS Vũ Hoàng Hưng

Bê tông là vật liệu được ứng dụng rộng rãi nhất trong công trình xây dựng, nứt kết cấu bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến tính bền và tính an toàn của công trình. Nứt phát sinh trong kết cấu bê tông cốt thép do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tác dụng của tải trọng khi ứng suất kéo trong bê tông vượt quá trị số cường độ giới hạn. Hiểu rõ cơ lý phá hoại nứt là việc làm cần thiết để có đối sách phòng ngừa.

Thông thường khi tính toán kiểm tra nứt trong các cấu kiện bê tông cốt thép thường quy đổi diện tích cốt thép thành diện tích bê tông tương đương để đảm bảo yêu cầu vật liệu đồng chất và có thể sử dụng các công thức sức bền vật liệu để tính toán ứng suất. Vì vậy chưa phản ánh đúng sự làm việc thực tế của các cấu kiện bê tông cốt thép khi bê tông và cốt thép làm việc đồng thời.

Hiện nay có rất nhiều phần mềm tính toán lựa chọn và bố trí cốt thép, kiểm tra nứt cho từng mặt cắt mà chưa xét trên đến trên toàn bộ chiều dài dầm với sự làm việc chỉnh thể của kết cấu.

Với những kiến thức đã học được qua môn học Kết cấu bê tông cốt thép và sự đam mê nghiên cứu tìm tòi học hỏi, các tác giả đã lập trình xây dựng bài toán tổng quát tự động thiết kế dầm bê tông cốt thép nhịp giản đơn với các tiết diện thông dụng từ tính toán bố trí cốt thép đến kiểm tra phá hoại nứt trên cơ sở phần mềm ANSYS. Chỉ cần khai báo các số liệu đầu vào cơ bản như sơ đồ kết cấu, tải trọng, kích thước, vật liệu,… phần mềm tự động tính toán lựa chọn và bố trí cốt thép trong dầm hợp lí đảm bảo các yêu cầu về cấu tạo kết cấu bê tông cốt thép từ đó kiểm tra phá hoại nứt, nếu nứt đưa ra vị trí, phương chiều và độ dài vết nứt. Thông qua phần mềm này, các tác giả cũng đã đưa ra quá trình hình thành và phát triển vết nứt từ đó tìm được giá trị tải trọng giới hạn của kết cấu.


25. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN

SỰ LÀM VIỆC CỦA HỆ DÀN KHÔNG GIAN NHỊP LỚN




SVTH:

Vũ Hồng Diệu - 53CTL1




Nguyễn Thị Quỳnh Thơ - 53CXD

GVHD:

TS Phạm Viết Ngọc

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phân bố lại nội lực và độ ổn định của các thanh dàn chịu dàn nhịp lớn có xét đến bài toán không gian.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu sự làm việc của hệ thanh dàn nhịp lớn trong điều kiện chịu tải trọng bản thân và hoạt tải. Sự phân bố nội lực tại các vùng với các điều kiện khác nhau trong không gian. Tính toán cụ thể cho công trình kết cấu dàn mái sân vận động Quần Ngựa.

- Với các kiến thức đã học trong môn phân tích ứng suất, sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn, giải các bài toán cơ bản hệ thanh chịu tác dụng của nhiệt độ. Nghiên cứu sự thay đổi nội lực và độ ổn định trong thanh khi nhiệt độ thay đổi.

- Tính toán kết cấu dàn không gian nhịp lớn có ảnh hưởng của nhiệt độ và tải trọng, tìm ra vị trí các thanh có nội lực thay đổi, ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ổn định của các thanh dàn. Tìm các mối quan hệ giữa nhiệt độ, nội lực và độ ổn định của các thanh dàn.

- Sử dụng phần mềm máy tính nội dung phương pháp phần tử hữu hạn để tính toán cho công trình SVD Quần Ngựa. Từ các kết quả thu được đưa ra các phương án bố trí lại vật liệu cho phù hợp.

3. Kết luận và kiến nghị:

Nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phân bố lại nội lực trong các thanh dàn là đáng kể và cần xét đến yếu tố này khi thiết kế kết cấu thanh dàn nhịp lớn trong không gian, đặc biệt trong điều kiện khí hậu nước ta hiện nay.

26. NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ CHỐNG RUNG CHO CÔNG TRÌNH VỚI MÔ HÌNH CÓ CẢN




SVTH:

Nguyễn Quang Thanh - 53CTL1




Tạ Đức Khởi - 53CTL2

GVHD:

TS Phạm Viết Ngọc

1. Mục tiêu đề tài:

Ngiên cứu thiết bị chống rung cho công trình trạm bơm với mô hình có cản.



2. Nội dung nghiên cứu:

Từ lí thuyết phần tử hữu hạn tính toán dao động cho công trình.

Tính toán dao động khi lắp đặt thiết bị chống rung bằng lí thuyết và phần mềm sap 2000.

3. Kết luận và kiến nghị:

Biên độ dao động khi không lắp đặt thiết bị là sấp sỉ 6;

Biên độ dao động khi không lắp đặt thiết bị là sấp sỉ 2,2;

Như vậy tính toán khi nắp đặt thiết bị chông rung sẽ làm giảm dao động rất nhiều.


27. PHƯƠNG PHÁP GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU

BẰNG CỌC XI MĂNG ĐẤT



SVTH:


Nguyễn Văn Hòa - 54CTL1




Nguyễn Văn Hiếu - 54CTL1




Bùi Duy Khanh - 54CXD1




Nguyễn Văn Tiến - 54CXD1




Trần Thành Đạt - 54B1

GVHD:

ThS Nguyễn Thị Thanh Thúy

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương