MỤc lục danh sách các từ viết tắT 12 Đbscl: 12 Đồng bằng sông Cửu Long 12


Hình 4.12. Sơ đồ địa hình vùng biển Sóc Trăng



tải về 0.9 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.9 Mb.
#27407
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình 4.12. Sơ đồ địa hình vùng biển Sóc Trăng


2) Khu vực đông nam vùng nghiên cứu giáp với Côn Đảo. Đây là khu vực nhạy cảm, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, di tích danh lam thắng cảnh, khu vực an ninh, quốc phòng... Trong quá trình khai thác cần có kiểm soát. Khoảng cách khai thác đến các khu vực này không nhỏ hơn 20km.

3) Đối với các khu vực có thể khai thác vật liệu xây dựng nằm trong phạm vi độ sâu từ 23m nước còn lại có thể cho phép khai thác có kiểm soát. Những khu vực có triển vọng khoáng sản rắn nằm ở những ngư trường chính cần tính toán sao cho việc khai thác không làm phát sinh xung đột giữa lợi ích giữa khai thác thủy sản và khoáng sản. Để đảm bảo khai thác không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển nghiên cứu nên phân chia phạm vi khu vực khai thác nhỏ theo dạng ô bàn cờ và tiến hành khai thác theo các ô xen kẽ để hạn chế khả năng tạo ra các hố sâu cục bộ có thể tạo rãnh xoáy và giảm sự mất cân bằng của địa hình đáy biển.



Đối với vật liệu xây dựng, các diện tích có triển vọng VLXD có chiều dày tập cát từ 1,5 đến 7m, nên việc xác định khai thác đến độ sâu 1,0m là hoàn toàn khả thi và đảm bảo về hiệu quả kinh tế (nếu tính khai thác đến 1m trên toàn diện tích có triển vọng là 3325km2 thì tài nguyên dự báo là 2,765 tỷ m3 cát VLXD – trong đó có 335 triệu m3 cát có thể làm bê tông và 2,43 tỷ m3 cát có khả năng làm cát xây trát và cát san lấp). Khi khác thác trên diện tích đến độ sâu 1m từ bề mặt đáy biển xuống, địa hình có một số thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này không làm biến dạng địa hình đáy do lượng trầm tích thiếu hụt đền bù và cân bằng.

      1. Khai thác khoáng sản VLXD kết hợp với khoáng sản kim loại

        Khoáng sản vật liệu xây dựng được đánh giá là loại khoáng sản rắn có tiềm năng nhất vùng biển Sóc Trăng, chúng chứa trong các trường trầm tích cát và đây cũng là trường trầm tích thường chứa sa khoáng. Vì vậy, trước khi khai thác vật liệu xây dựng cần thiết phải xem xét tiềm năng khoáng sản kim loại của trường trầm tích này nhằm tránh thất thoát và lãng phí tài nguyên khoáng sản. Theo kết quả phân tích trọng sa tại các vùng triển vọng khoáng sản vật liệu xây dựng, tổng hàm lượng trung bình khoáng vật nặng cao nhất chỉ đạt 572gam/m3 (~0,03%) tại vùng b1 (bảng 4.2). Đây là vùng cồn cát chắn cửa sông như trên đã lý giải chỉ nên khai thác tận thu trong quá trình nạo vét khơi thông luồng lạch. Các vùng triển vọng VLXD còn lại tổng hàm lượng trung bình khoáng vật nặng nhỏ hơn 227,12 gam/m3 (~0,01%) là những vùng không có tiềm năng khoáng sản kim loại. Tuy nhiên, hầu hết mẫu sa khoáng đều lấy trên tầng mặt (độ sâu không vượt quá 2m). Vì vậy nếu khái thác VLXD ở độ sâu lớn hơn 2m thì cần phải điều tra nghiên cứu bổ sung tiềm năng khoáng sản kim loại ở độ sâu này.

Bảng 4.2: Tổng hàm lượng TB khoáng vật nặng trong các vùng triển vọng VLXD

Vùng triển vọng VLXD

Tổng hàm lượng trung bình khoáng vật nặng (gam/m3)

Tên vùng triển vọng và số hiệu

Độ sâu nước (m)

Diện tích (km2)

Chiều dày (m)

Cấp tài nguyên

Vùng (a1)

26 - 30

335

2,0 (Ống phóng)

334a

176,6 (~0,01%)

26 - 30

335

6,5 (Địa chấn)

334b

Vùng (b1)

2 - 9

200

5,0 (Khoan thổi)

334a

572 (~0,03%)

Vùng (b2)

21 - 24

215

1,5 (Ống phóng)

334a

140,2 (~0,009%)

21 - 24

215

4,8 (Địa chấn)

334b

Vùng (b3)

20 - 30

555

6,8 (Địa chấn)

334b

227,21 (~0,01%)

20 - 30

335

2,0 (Ống phóng)

334a

Vùng (b4)

20 - 28

558

5,5 (Địa chấn)

334b

90,5 (~0,006%)

20 - 25

477

1,9 (Ống phóng)

334a

Vùng (b5)

26 - 28

100

6,0 (Địa chấn)

334b

43,7 (~0,002%)

        (Nguồn: Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1:100.000, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển giai đoạn 2006-2010).

      1. Sử dụng hợp lý khoáng sản vật liệu xây dựng

Nguồn vật liệu xây dùng nâng cốt nền và xây dựng đê biển ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long đang thiếu hụt nghiêm trọng. Trong khi đó, khu vực đồng bằng Sông Cửu Long được đánh giá là một trong những khu vực sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự dâng cao mực nước biển do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012 thì đến năm 2100 mực nước biển ở đồng bằng sông Cửu Long có thể dâng cao từ 79 – 105cm (ở mức phát thải cao). Khi mực nước biển dâng cao 100cm, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 15116km2, tương ứng với 37,8% diện tích (hình 4.13).

Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, xây dựng hệ thống đê biển và nâng cốt nền các vùng thấp luôn được các quốc gia có biển coi là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống và thích nghi với bão lụt, ngăn chặn nước biển dâng và xâm nhập mặn, vừa là phương thức "quai đê lấn biển" mở rộng diện tích đất ở và canh tác. Đây cũng là biện pháp công trình được Chính phủ xác định để ứng phó biến đổi khí hậu. Như vậy, nhu cầu về vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu san lấp nay đã cao tương lai sẽ còn cao hơn nhiều lần trong khi nguồn vật liệu cung cấp từ lục địa ngày càng thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khu vực.

Nguồn khoáng sản vật liệu xây dựng có thể khai thác được ở vùng biển Sóc Trăng phân bố chủ yếu ở đới độ sâu trên 20m nước trong các trường trầm tích cát được hình thành cách nay ít nhất cách nay 5000 năm tạo thành nền địa hình tương đối bằng phẳng là rất ổn định trong điều kiện thủy động lực hiện đại. Vì vậy, nguồn vật liệu này có thể dự trữ để sử dụng là vật liệu san lấp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và dâng cao mực nước biển trong tương lai cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, một số nước trong khu vực đang có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu vật liệu san lấp khai thác từ đáy biển được gọi là “cát nhiễm mặn”. Tuy nhiên, nếu chúng ta bán loại khoáng sản này thì chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trước mặt chứ thực sự không bền vững.


      1. Các biện pháp bảo vệ môi trường

          1. Giảm thiểu tác động tới môi trường không khí trong khu vực khai thác

            Để giảm thiểu tác động tới môi trường không khí trong khu vực khai thác cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Không sử dụng máy móc quá cũ để tiến hành khai thác cũng như vận chuyển tài nguyên.

  • Không chuyên chở tài nguyên vượt quá trọng tải quy định.

  • Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận tải từ 22h đêm đến 6h sáng để không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh


Hình 4.13. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng với mực nước biển dâng 1m [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012]


          1. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước biển

            Khi tiến hành khai thác sẽ gia tăng, phát tán độ đục, xáo trộn và phát tán chất ô nhiễm vào môi trường nước biển. Đối tượng bị tác động trực tiếp là chất lượng nước bị suy giảm, ảnh hưởng tới thủy sinh nhất là sinh vật đáy. Để giảm thiểu tác động, cần áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng lưới chắn cát (thép hoặc nhựa) loại 0,5mm quây xung quanh khu vực khai thác 03 lượt để khống chế sự phát tán độ đục. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia giải pháp này giúp giảm độ đục đến 85 – 90%.

  • Thường xuyên kiểm tra độ đục của nước bằng cách:

    + Giám sát mức độ khuyếch tán bùn cát lơ lửng: hàng ngày

    + Theo dõi tình trạng san hô: hàng tháng

    + Khảo sát môi trường tự nhiên nói chung: 4 đợt/năm



          1. Giảm thiểu tác động tới môi trường sinh thái khu vực

Để giảm thiểu tác động môi trường sinh thái khu vực khi tiến hành khai thác, các biện pháp sau sẽ được thực hiện:

    Khi tiến hành khai thác, sử dụng lưới quay kín khu vực khai thác, tránh khuyếch tán bùn cát đến các khu vực lân cận.

    Xác định chính xác vùng khai thác; tránh/hạn chế tối đa việc khai thác ra các vùng xung quanh nhằm giảm thiểu mất mát các rạn san hô, cỏ biển và thủy sinh vật.

    Tuyệt đối không đổ chất thải chứa dầu mỡ, nước thải, chất thải rắn từ tàu khai thác ra biển.

    Thực hiện quan trắc chất lượng nuớc định kỳ trong thời gian khai thác để đánh giá diễn biến ô nhiễm nước biển do hoạt động khai thác.



          1. Giảm thiểu tác động tới việc lưu thông các phương tiện vận tải biển

Khi tiến hành khai thác sẽ phải huy động một lượng lớn tàu thuyền cũng như các thiết bị phương tiện máy móc xây dựng phục vụ việc khai thác nên sẽ tạo nguy cơ gây ùn tắc giao thông thủy, tăng nguy cơ gây tai nạn tàu thuyền nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn hang hải. Để giảm thiểu các tác động xấy có thể xảy ra đối với hoạt động giao thông thủy, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Lắp đặt biển báo giao thông, biển chỉ dẫn an toàn cho phương tiện đi lại tại các nút giao thông chính, đặc biệt tại các vị trí giao cắt;

  • Thực hiện phân luồng giao thông thủy tại các vị trí xung yếu tránh tình trạng ách tắc, cản trở giao thông chung trong khu vực; Phao báo hiệu sẽ được lắp đặt để phân biệt ranh giới cho các hạng mục trên biển như bãi tôn tạo và đê chắn cát đề phòng tránh tai nạn.

  • Phối hợp với chính quyền địa phương trong khu vực và các cơ quan quản lý trên địa bàn xây dựng khi cần thiết để giải quyết các vấn đề giao thông và các sự cố có thể xảy ra trong khu vực.

          1. Chương trình giám sát môi trường

Thiết lập các trạm quan trắc môi trường định kỳ về biến đổi môi trường nền, biến đổi thành phần hệ sinh thái, theo dõi quan trắc tình trạng biến động đường bờ và hiện tượng bồi lắng, sự phát tán của các chất lơ lửng trong quá trình khai thác để có biện pháp khắc phục kịp thời.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng không có triển vọng về sa khoáng. Các vành trọng sa được thể hiện chỉ mang tính địa phương, hàm lượng sa khoáng thấp hơn nhiều mức hàm lượng công nghiệp tối thiểu (0,4%). Vùng biển Sóc Trăng có tiềm năng lớn về vật liệu xây dựng, với tài nguyên dự báo khoảng 13,9 tỷ m3, phân bố ở 6 vùng. Trong đó có 335 triệu m3 được có thể làm cát sạn bê tông, số còn lại có thể sử dụng làm cát xây trát và vật liệu san lấp. Đáy biển vùng nghiên cứu còn có các thành tạo sét màu loang lổ có diện phân bố rộng, chiều dày 4 - 5m, có thể được sử dụng làm vật liệu đắp đê...

Mặc dù tiềm năng cát sạn vật liệu xây dựng, san lấp rất lớn và nhu cầu loại nguyên liệu này cho sử dụng trong nước và xuất khẩu cũng rất lớn và dễ dàng mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt cao, để đảm bảo an toàn cho môi trường biển xin đề xuất một số giải pháp sau:

Về phạm vi không gian khai thác: Ở độ sâu từ 0 - 5m nước chỉ khai thác tận thu khoáng sản rắn trong quá trình nạo vét khơi thông luồng lạch cửa sông. Không khai thác khoáng sản rắn tại đới chân châu thổ, độ sâu 20 - 22m nước. Khoảng cách tối thiểu từ điểm khai thác đến bờ biển và các khu vực nhạy cảm như: khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, di tích danh lam thắng cảnh, khu vực an ninh, quốc phòng...ít nhất là 20km. Đối với các khu vực có thể khai thác vật liệu xây dựng nằm trong phạm vi độ sâu lớn hơn 22m nước có thể cho phép khai thác có kiểm soát.

Đối với vùng triển vọng VLXD phân bố ở độ sâu lớn hơn 22m nước, khi triển khai công tác điều tra đánh giá chi tiết cần phải xác định tiềm năng khoáng sản kim loại ở độ sâu lớn hơn 2m và đặc biệt trong quá trình khai thác cát phải có kế hoạch tận thu khoáng sản sa khoáng đi kèm. Khu vực triển vọng VLXD gần Côn Đảo nên khai thác vào mùa hè vì trong mùa này dòng chảy có xu hướng vận chuyển vật chất lơ lửng theo hướng từ Tây Nam lên Đông Bắc sẽ giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn biển, vườn Quốc gia Côn Đảo. Khi tiến hành khai thác khoáng sản cần thực hiện đồng bộ với các biện pháp về giám sát bảo vệ môi trường.



Khoáng sản VLXD phân bố ở độ sâu lớn hơn 22m nước được hình thành cách nay ít nhất cách nay 5000 năm tạo thành nền địa hình tương đối bằng phẳng là rất ổn định trong điều kiện thủy động lực hiện đại. Vì vậy, nguồn vật liệu này có thể dự trữ để sử dụng là vật liệu san lấp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và dâng cao mực nước biển trong tương lai cho vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững. Hiện tại không nên khai thác để xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO




  1. Nguyễn Biểu, Đào Mạnh Tiến, La Thế Phúc (1999). Triển vọng sa khoáng biển ven bờ Nam Trung Bộ. Tuyển tập: “Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn quốc lần thứ IV”. NXB Thống kê, Hà nội.

  2. Nguyễn Biểu và nnk, 2001. Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ (0-30m nước) Việt Nam.

  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Tài nguyên-Môi trường và bản đồ Việt Nam.

  4. Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 1994. Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, các tờ An Biên – Sóc Trăng, Sóc Trăng – Côn Đảo tỉ lệ 1/200.000. Lưu trữ tại Trung tâm thông tinn Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.

  5. Đặng Xuân Phong, 2002. Phương pháp tìm kiếm khoáng sản rắn. NXB Xây dựng.

  6. Vũ Trường Sơn, 2005. Đề cương đề án: “Khảo sát đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỉ lệ 1/100.000”. Lưu liên đoàn Địa chất biển.

  7. Vũ Trường Sơn, 2012. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đối vối các dự án khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển.

  8. Đào Mạnh Tiến, 2004. Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và khoáng sản vùng biển ven bờ (0-30m nước) phục vụ phát triển bền vững đới duyên hải tỉnh Sóc Trăng”. Lưu trữ tại Liên đoàn địa chất biển, Hà Nội.

  9. Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Việt Dũng, Hoàng Xuân Thủy (2009), Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: từ pháp luật đến thực tiễn. Trung tâm con người và thiên nhiên.

  10. Nguyễn Khắc Vinh (2004), Báo cáo 10 năm thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường. http://www.nea.gov.vn/tapchi/Toanvan/12-2k4-06.htm

  11. A Review of marine aggregate extraction in England and Wales, 1970 – 2005. Published July 2005.

  12. An Annual Review Oceanography and Marine Biology (1998), The impact of dreging works in coastal water: a review of the sensitivity to disturbance and subsequent recovery of biological resources on the seabed.

  13. British Marine Aggregate Producers Association. Aggregates from the sea.

  14. British Marine Aggregate Producers Association, Marine aggregate terminology a glossary, ISBN: 978-1-906410-13-1

  15. Countryside Council for Wales (UK Marine SACs Project), Guidelines on the impact of aggregate extraction on European Marine Sites.

  16. C. Phua (Stichting De Noordzee), S. van den Akker (Stichting De Noordzee), M. Baretta (Stichting De Noordzee), J. van Dalfsen (TNO MEP), Ecological Effects of Sand Extraction in the North Sea.

  17. European Marine Sand and Gravel Group, Modelling the effect of sand extraction on the Kwinte Bank. – a wave of opportunities for the marine aggregates industry EMSAGG Conference, 7-8 May 2009 Frentani Conference Centre, Rome, Italy.




Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương