MỤc lục danh sách các từ viết tắT 12 Đbscl: 12 Đồng bằng sông Cửu Long 12


Hình 4.7: Bản đồ biến đổi đáy trong ba tháng mùa mưa



tải về 0.9 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.9 Mb.
#27407
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình 4.7: Bản đồ biến đổi đáy trong ba tháng mùa mưa



Tốc độ dòng chảy m/s

Trên 0.06

0 – 0.06


-0.06 - 0

-0.12 - -0.06

-0.18 - -0.12

-0.24 - -0.18

-0.3 - -0.24

-0.36 - -0.3

-0.42 - -0.36

-0.48 - -0.42

-0.54 - - 0.48

-0.6 - -0.54

-0.66 - - 0.6

-0.72 - -0.66

-0.78- -0.72

Dưới - 0.78

Không xác định

Hình 4.8: Bản đồ biến đổi đáy trong ba tháng mùa đông



Trên 0.4

0 – 0.4


-0.4 - 0

-0.8 - -0.4

-1.2 - -0.8

-1.6 - -1.2

-2 - -1.6

-2.4 - -2

-2.8- -2.4

-3.2 - -2.8

-3.6 - - 3.2

-4 - -3.6

-4.4 - - 4

-4.8 - -4.4

-5.2- -4.8

Dưới - 5.2

Không xác định

Tốc độ dòng chảy m/s

Hình 4.9: Bản đồ biến đổi đáy theo năm



Tốc độ dòng chảy m/s

Trên 0.24

0.18 – 0.24

0.12 – 0.18

0.06 – 0.12

0 – 0.06

-0.06 - 0

-0.12 - -0.06

-0.18 - -0.12

-0.24- -0.18

-0.3 - -0.24

-0.36 - - 0.3

-0.42 - -0.36

-0.48 - - 0.42

-0.54 - -0.48

-0.6- -0.54

Dưới - 0.6

Không xác định

Hình 4.10: Biến đổi địa hình đáy tại khu vực cửa sông Hậu theo năm


Kết quả nghiên cứu biến đổi địa hình đáy vào mùa mưa (hình 4.7) cho thấy: các vị trí tích tụ kéo dài từ hai luồng cửa sông Định An và Trần Đề theo hướng đổ ra biển, vùng ven bờ giữa các cửa Định An – Trần Đề, Trần Đề - Mỹ Thanh và Mỹ Thanh trở vào phía Nam (màu đỏ). Tại khu vực sườn dốc hình thành một dải cánh cung bồi lắng với diện tích rộng. Phía Đông Bắc ngoài khơi Côn Đảo xuất hiện dải bồi từ Bắc chạy dọc xuống phía Nam. Phía dưới cửa sông Trần Đề, Mỹ Thanh có một luồng rộng bồi lắng theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam. Hai luồng cửa sông là bồi mạnh nhất đạt cỡ cực đại 0.08m/mùa và giảm dần theo hướng ra xa biển.

Kết quả nghiên cứu biến đổi địa hình đáy vào mùa khô (hình 4.8) cho thấy: các vị trí tích tụ rõ rệt tại cửa sông và dải cách cung bồi lắng mạnh ở khu vực sườn dốc theo hình cách cung. Khu vực cửa Định An bồi mạnh hơn ở khu vực của Trần Đề. Phía ngoài khơi cửa Trần Đề xuất hiện hướng bồi lắng theo hướng dọc các cửa sông đổ ra biển đến tận đảo Côn Đảo. Phía Đông Bắc đảo Côn Đảo cũng xảy ra hiện tượng bồi lắng trên diện rộng với tốc độ từ 0,01 – 0,06m/mùa. Vùng ven bờ có xu hướng bồi lắng tiến ra phía biển. Vùng ven bồi lắng vào cỡ 0,06m/mùa và giảm dần theo hướng đổ ra biển. Diện tích bồi vào mùa khô thường ít hơn.

Kết quả tính biến đổi đáy theo năm được chỉ ra trên hình 4.9 cho thấy quanh năm luôn xuất hiện bồi lắng tại các cửa sông đổ ra biển và ở khu vực sườn dốc theo hình cánh cung, vùng ven bờ luôn được bồi đắp ra xa đến khoảng 5km. Phía ngoài khơi xuất hiện hai luồng bồi lắng lớn, một theo hướng dọc theo phía Bắc đi dọc xuống phía Nam cho đến tận phía Đông Bắc đảo Côn Đảo với tốc độ bồi đến 0,06m/năm và một theo hướng Tây Bắc - Đông Nam (hướng dọc cửa sông Trần Đề, Mỹ Thạnh ra phía ngoài đảo Côn Đảo). Ở trong lòng sông Hậu là bồi nhiều nhất (hình 4.10), có nơi lên đến 0,4m/năm và dọc theo hai luồng cửa sông cùng với dải cách cung theo hướng Đông Bắc - Tây Nam là những vị trí bồi thể hiện rõ nét nhất. Địa hình vùng biển Sóc Trăng có nhiều chỗ trũng, điều này cũng gây nên những chỗ bồi lấp quanh năm. Ở phía trước cửa Định An (bồi cỡ 0,12m/năm) bồi mạnh hơn cửa Trần Đề là 0,06-0,08m/năm.


    1. DỰ BÁO MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG TỪ QUÁ TRÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN ĐÁY BIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

      1. Ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí khu vực

          1. Nguồn phát sinh

        Việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản rắn khu vực biển nông ven bờ tỉnh Sóc Trăng có thể phát sinh nguồn bụi, khí thải độc hại. Nguồn này được thể hiện trong bảng 4.1

          1. Quy mô tác động

Các khí độc hại phát sinh như CO, NO2, SO2 phần lớn ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Ngoài ra, các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hoá, phá huỷ tầng ôzôn, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng chung đến khí hậu toàn cầu. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit, hoặc hoà tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống tới 5,5. Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hoà tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá huỷ rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Đối với con người các khí này có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao và lâu dài, chúng có thể gây loét phế quản, giảm khả năng hấp thụ ôxi của các phế nang, tác động không tốt đến hệ tim mạch, gây suy nhược cơ thể. Đặc biệt khi có mặt đồng thời SO3 thì các tác động lên cơ thể sống mạnh hơn so với tác động của từng chất riêng biệt, gây co thắt phế quản gây ngạt và tử vong.

Bảng 4.1: Nguồn phát sinh khí bụi



TT

Nguồn gây ô nhiễm

Nguồn ô nhiễm chỉ thị

Khu vực phát sinh

1

- Các hoạt động bốc xúc và vận chuyển nguồn tài nguyên.

Bụi đất đá, ồn, chấn động, khí thải (SO2, NOx, CO2)

- Trên tuyến đường vận chuyển;


2

- Quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ

Bụi, khí độc hại (SOx, CO, NOx,...)

Trên tuyến đường vận chuyển;

      1. Ảnh hưởng tới môi trường nước biển và trầm tích đáy

a) Vẫn đục môi trường nước

Do tác động của quá trình đào xới các vật liệu trầm tích bị khuấy trộn, làm cho hàm lượng chất lơ lửng trong nước biển tăng, môi trường nước bị vẩn đục.

Tốc độ lắng đọng các chất lơ lửng phụ thuộc vào kích thước hạt, tốc độ dòng hải lưu. Mức độ phát tán được tính toán theo công thức (tham khảo tài liệu: “Nghiên cứu tối ưu vị trí và cấu trúc công trình chắn cát cửa lấy nước bên sông. Phạm Đức Thắng, năm 2002. Viện Khoa học Thủy Lợi, Hà Nội):

L = (m)

Trong đó:

H: Độ sâu khai thác (H = 20m)

K: Hệ số kinh nghiệm tính đến ảnh hưởng của dòng chảy làm cản trở tốc độ lắng của hạt (K = 1,3)

v: Tốc độ dòng chảy (m/s)

U0: Độ lớn thủy lực của hạt (lấy hạt có đường kính nhỏ nhất d = 0,1mm, ứng với U0 = 0,00512m/s).

Như vậy:


- Mức độ phát tán các chất lơ lửng khi chịu tác động của dòng chảy thường kỳ mùa đông và mùa hè theo hướng dòng chảy là (v = 0,4m/s):

L = = 2 031 (m)

- Mức độ phát tán các chất lơ lửng khi chịu tác động của dòng triều lên và rút tại vùng cửa sông là (v = 0,8m/s):

L = = 1 015 (m)

Do vậy, việc lựa chọn khu vực khai thác cát có bán kính đến các điểm nhạy cảm tại các vùng biển sâu trên 20m sẽ không được nhỏ hơn 2031m; tại các vùng cửa sông không được nhỏ hơn 1015m.

Nước chảy tràn từ hỗn hợp cát – nước trong quá trình hút cát lên tàu: chủ yếu chứa bùn cát, khi chảy tràn xuống biển sẽ làm nhiễm đục vùng nước xung quanh khu vực khai thác.



b) Tập trung và phát tán ô nhiễm kim loại nặng

Trong thành phần trầm tích và nước có thể chứa các nguyên tố kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm khác, khi khai tác có thể làm tập trung hoặc phát tán ô nhiễm.

Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường nước và trầm tích khu vực biển Sóc Trăng có nguy cơ ô nhiễm bởi kim loại nặng.

- Môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm bởi kẽm và chì, các nguyên tố như đồng, mangan, cadimi có dấu hiệu tập trung tuy chưa đạt tới mức ô nhiễm (hình 4.11). Nguyên tố kẽm trong nước biển khu vực ven bờ tỉnh Sóc Trăng có hàm lượng từ 0,008-0,022mg/l đã vượt giới hạn cho phép với TCVN 5943 -1995 nhưng so với QCVN 10:2008 thì chưa có biểu hiện ô nhiễm với nước dùng cho nuôi trồng thủy sản. Kết quả phân tích cho thấy nước biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng hầu hết đã bị ô nhiễm bởi kẽm ở mức độ yếu theo TCVN 5943:1995. Hệ số ô nhiễm của Zn trong nước biển ven bờ khu vực Sóc Trăng dao động từ 1,0-2,2 lần. Nguyên tố Pb có biểu hiện tập trung hàm lượng cao trong nước biển, nhưng so với quy chuẩn Việt Nam 10:2008 đối với khu vực nuôi trồng thuỷ sản (0,05mg/l) và các nơi khác (0,1mg/l) thì nước biển ở khu vực này chưa có biểu hiện ô nhiễm bởi Pb. Các khu vực có hàm lượng Pb tập trung cao trong nước biển bao gồm cửa Định An (0-10m nước), cửa Trần Đề (0-5m nước), khu vực 0-5m nước từ cửa Mỹ Thạnh đến Lạc Hòa và hầu hết nước biển vùng Lạc Hòa - Vĩnh Trạch Đông.





Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương