MỤc lục danh sách các từ viết tắT 12 Đbscl: 12 Đồng bằng sông Cửu Long 12


Hình 3.1: Sơ đồ khoáng sản vùng biển Sóc Trăng



tải về 0.9 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.9 Mb.
#27407
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hình 3.1: Sơ đồ khoáng sản vùng biển Sóc Trăng


        1. Vùng triển vọng loại a (Vùng a1)

Tài nguyên dự báo trong vùng a1 này có thể chia ra làm hai mức:

* Tài nguyên dự báo cấp 334b

Vùng triển vọng phân bố ở ngoài khơi đông bắc Côn Đảo, độ sâu 26-30m nước (hình 3.1), diện tích ~335km2, chiều dày tập cát từ 4 -20m trung bình ~6,5m (theo tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao) (hình 3.2). Trầm tích chủ yếu là cát, cát sạn màu xám vàng, cát hạt trung - mịn lẫn ít vụn sinh vật. Qua kết quả khảo sát lấy và phân tích mẫu vật liệu xây dựng đáy biển cho thấy: modul theo độ lớn cấp hạt từ: 0,74 – 1,27; khối lượng thể tích xốp: 1273,1 - 1350kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 2,9 – 30,4% khối lượng cát (hệ số hợp phần có ích: k trong vùng là 0,89), đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát, trầm tích cát, sạn ở đây sau khi khai thác qua tuyển rửa đạt tiêu chuẩn chất lượng cát dùng làm nguyên liệu cát xây dựng (bê tông nặng và cát vữa xây trát).

Tài nguyên dự báo cấp 334b: 1.937.975.000 m3 (bảng 3.2).

* Tài nguyên dự báo cấp 334a:

Tài nguyên dự báo cấp 334a về diện phân bố được khoanh trên cơ sở lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu VLXD, chiều dày trung bình 2m. Qua kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng đáy biển cho thấy: modul theo độ lớn cấp hạt từ: 0,74 – 1,27; khối lượng thể tích xốp: 1273,1 - 1350kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 2,9 – 30,4% khối lượng cát (hệ số hợp phần có ích: k trong vùng là 0,89), đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát, trầm tích cát, sạn ở đây sau khi khai thác qua tuyển rửa đạt tiêu chuẩn chất lượng cát dùng làm nguyên liệu cát xây dựng (bê tông nặng và cát vữa xây trát).

Tài nguyên dự báo cấp 334a: 596.300.000 m3 (bảng 3.2).


        1. Vùng có triển vọng loại (b).

          1. Vùng b1

Vùng triển vọng phân bố từ trong gần bờ ra tới ngoài khơi, độ sâu 2-8m nước, diện tích ~200km2, chiều dày tập cát từ 3-6m, trung bình ~5m. Trầm tích chủ yếu là cát, cát lẫn sạn màu xám, cát hạt mịn lẫn ít bùn và vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy: modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,21 - 0,99; khối lượng thể tích xốp: 1201,9 - 1416,6 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 6,5 - 80,4% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cát vữa xây trát và vật liệu san lấp. Trong vùng b1 biểu hiện sa khoáng ở trên mặt và theo chiều sâu cột mẫu (~8m) rất nghèo.

Tài nguyên dự báo cấp 334a: 1.000.000.000 m3 (bảng 3.2).



          1. Vùng b2:

Tài nguyên dự báo trong vùng b2 này có thể chia ra làm hai mức dựa trên cơ sở quyết định 06 như đã nêu ở phần trên và hiện có của tài liệu. Cụ thể như sau:

* Tài nguyên dự báo cấp 334b:

Phân bố ngoài khơi, độ sâu 21-24m nước, diện tích ~ 215km2, chiều dày tập cát từ 4-29m trung bình ~4,8m. Trầm tích chủ yếu là cát, cát lẫn sạn màu xám, cát hạt mịn lẫn ít bùn sét và vụn sinh vật (hình 3.3). Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,94 - 1,49; khối lượng thể tích xốp: 1290 - 1369,7 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 2,5 - 21,7% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cát xây trát và vật liệu san lấp.

Tài nguyên dự báo cấp 334b: 1.032.000.000 m3 (bảng 3.2)

* Tài nguyên dự báo cấp 334a:

Tài nguyên dự báo cấp 334a về diện phân bố được khoanh trên cơ sở lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu VLXD, chiều dày dựa trên cơ sở có diện tích khoảng 215km2, chiều dày trung bình 1,5m. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,94 - 1,49; khối lượng thể tích xốp: 1290- 1369,7 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 2,5 - 21,7% khối lượng cát.

Tài nguyên dự báo cấp 334a: 322.500.000 m3 (bảng 3.2).


Cồn cát đáy biển

Thấu kính cát sạn

Hình 3.2: Mặt cắt địa chấn tuyến Tu06-8 cho thấy triển vọng VLXD (vùng a1)




Hình 3.3: Băng Sonar quét sườn phản ánh thành phần là cát hạt thô, triển vọng vật liệu xây dựng (tuyến T07-10C-vùng b2)





          1. Vùng b3:

Trữ lượng tài nguyên dự báo trong vùng b3 này có thể khoanh các diện tích và trữ lượng tài nguyên dự báo được tính hai cấp 334a và 334b. Cụ thể như sau:

* Tài nguyên dự báo cấp 334b:

Phân bố ngoài khơi, độ sâu 20-30m nước, diện tích ~ 555km2, chiều dày tập cát từ 3-29m trung bình ~6,8m. Trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn, cát lẫn sạn màu xám lẫn ít bùn sét và vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,63- 2,0; khối lượng thể tích xốp: 1136- 1433 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 1,9 – 62,5% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu là vữa xây trát và cát san lấp.

Tài nguyên dự báo cấp 334b: 3.774.000.000m3 (bảng 3.2)

* Tài nguyên dự báo cấp 334a:

Phân bố ngoài khơi, độ sâu 20-30m nước, diện tích ~335km2, chiều dày tập cát trung bình ~2m. Trầm tích chủ yếu là cát, cát lẫn sạn màu xám, cát hạt mịn lẫn ít bùn sét và vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,63 – 2,0; khối lượng thể tích xốp: 1136 - 1433 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 1,9 - 62,5% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cát xây trát và vật liệu san lấp.

Tài nguyên dự báo cấp 334a: 670.000.000 m3 (bảng 3.2).


          1. Vùng b4:

Trữ lượng tài nguyên dự báo trong vùng b3 này có thể khoanh các diện tích và trữ lượng tài nguyên dự báo được tính hai cấp 334a và 334b. Cụ thể như sau:

* Tài nguyên dự báo cấp 334b:

Phân bố ngoài khơi, độ sâu 20-28m nước, diện tích ~ 558km2, chiều dày tập cát từ 4-6m trung bình ~5,5m. Trầm tích chủ yếu là cát hạt mịn, cát lẫn sạn màu xám lẫn ít bùn sét và vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,56- 1,93; khối lượng thể tích xốp: 1162- 1403 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 1,1 - 57,5% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cát san lấp.

Tài nguyên dự báo cấp 334b: 3.069.000.000 m3 (bảng 3.2)

* Tài nguyên dự báo cấp 334a:

Phân bố ngoài khơi, độ sâu 20-25m nước, diện tích ~ 477km2, chiều dày tập cát trung bình ~1,9m. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ: 0,56 - 1,93; khối lượng thể tích xốp: 1162 - 1403 kg/m3, lượng cát <0,14 mm từ 1,1 - 57,5% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cát xây trát và vật liệu san lấp.

Tài nguyên dự báo cấp 334a: 906.300..000 m3 (bảng 3.2)


          1. Vùng b5

Phân bố ngoài khơi, độ sâu 16 – 28m nước, diện tích ~ 100km2, chiều dày lớp cát sạn từ 4 – 8m trung bình ~ 6m. Trầm tích có thành phần chủ yếu là cát, cát lẫn sạn màu xám, cát hạt mịn lẫn ít bùn và vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu vật liệu xây dựng cho thấy modun theo độ lớn cấp hạt từ 1,02 – 1,72; khối lượng thể tích xốp: 1196 – 1298 kg/m3. Lượng cắt qua sàng < 0,14mm, từ 12,7 – 39,4% khối lượng cát. Đối sánh với tiêu chuẩn của nguyên liệu cát xây dựng cho thấy trầm tích cát ở đây đạt tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cát san lấp.

Tài nguyên dự báo cấp 334b: 600.000.000 m3 (bảng 3.2)



Bảng 3.2: Tổng hợp tài nguyên dự báo các vùng triển vọng vật liệu xây dựng

Tên vùng triển vọng và số hiệu

Độ sâu nước (m)

Diện tích (km2)

Chiều dày (m)

Hệ số (K)

Tài nguyên dự báo ( m3)

Cấp tài nguyên

Vùng (a1)

26 - 30

335

2,0 (Ống phóng)

0,89

596.300.000

334a

26 - 30

335

6,5 (Địa chấn)

0,89

1.937.975.000

334b

Vùng (b1)

2 - 9

200

5,0 (Khoan thổi)




1.000.000.000

334a

Vùng (b2)

21 - 24

215

1,5 (Ống phóng)




322.500.000

334a

21 - 24

215

4,8 (Địa chấn)




1.032.000.000

334b

Vùng (b3)

20 - 30

555

6,8 (Địa chấn)




3.774.000.000

334b

20 - 30

335

2,0 (Ống phóng)




670.000.000

334a

Vùng (b4)

20 - 28

558

5,5 (Địa chấn)




3.069.000.000

334b

20 - 25

477

1,9 (Ống phóng)




906.300.000

334a

Vùng (b5)

26 - 28

100

6,0 (Địa chấn)




600.000.000

334b

Tổng cộng

Cấp 334b: 13.908.075.000

trong đó cấp 334a: 3.495.100.000

        (Nguồn: Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1:100.000, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển giai đoạn 2006-2010).

      1. Vật liệu sét (sét loang lổ)

        Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn (mQ13b), phần muộn lộ trên đáy biển thành khu vực, nằm kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam, ở độ sâu 20 – 25m nước phía Đông Nam bãi cạn Định An và trên hầu hết các băng địa chấn nồng độ phân giải cao vùng biển Sóc Trăng tuyến Tu07-02, Tu07-08, Tu07-102, Tu07-108, Tu08-19, Tu08-110, Tu09-35… Phần lộ trên mặt là sét bột, bột cát phong hóa loang lổ xám vàng, nâu đỏ. Trầm tích trong lỗ khoan gồm: các lớp sét, bột, bột sét xen cát, chứa di tích sinh vật màu xám xanh loang lổ nâu, vàng. Thành phần trầm tích gồm: sét, sét bột màu xám – xám vàng – xám nâu – xám trắng loang lổ. Trong đó: cát chiếm 11,1%, bột 18,1%, sét 70,8%. S0 = 5,83; Sk = 1,36; Md = 0,0025.

        Trong vùng đã khoanh được 3 vùng có triển vọng sét loang lổ. Cụ thể:


            Vùng c1: Nằm ở phía Đông Nam cửa Trần Đề, độ sâu từ 20-22m nước, diện tích khoảng 175km2.

            Vùng c2: Nằm ở phía Nam Vĩnh Trạch Đông, độ sâu từ 22-24m nước, diện tích khoảng 336km2.

            Vùng c3: Nằm ở phía Đông Nam cửa Mỹ Thạnh, độ sâu từ 25-30m nước, diện tích khoảng 270km2.

Chiều dày chung của trầm tích từ 5-30m (Chiều dày theo lỗ khoan: 9,0m).

        Các thành tạo trầm tích này có thể sử dụng làm vật liệu đắp đê, san nền,v.v... Trong tương lai nếu có nhu cầu khai thác, sử dụng cần tiến hành đánh giá chi tiết hơn.









      1. GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN TỈNH SÓC TRĂNG



    1. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUÁ TRÌNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN TẠI SÓC TRĂNG

Theo kết quả khảo sát đã trình bày ở chương 3, có thể thấy vùng biển Sóc Trăng có triển vọng khoáng sản rắn tương đối lớn. Căn cứ vào vị trí phân bố của các khu vực có triển vọng khoáng sản rắn có thể xác định một số yếu tố tự nhiên chính có tác động trực tiếp đến quá trình khai thác như sau:

      1. Độ sâu nước biển tại các khu vực có triển vọng khoáng sản rắn

Trên cơ sở bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản và bản đồ độ sâu đáy biển vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, có thể thấy 5/6 diện tích có triển vọng VLXD trong đó có 03 vùng phân bố ở độ sâu từ 20m đến 30m. Đây là độ sâu phù hợp cho việc khai thác VLXD đáy biển, với đặc điểm thủy động lực đặc trưng của vùng nghiên cứu, cùng với độ sâu >20m thì đây là đới sóng lan truyền và biến dạng nên ảnh hưởng động lực sóng gây biến dạng bề mặt địa hình đáy biển, gây xói lở hay làm cường hóa khả năng phát tán các trầm tích hạt mịn cùng với các yếu tố ô nhiễm tàng trữ trong các trầm tích đó là không đáng kể.

Mặt khác, địa hình đáy biển khu vực từ >20m nước có mặt các sóng cát cao từ 2 – 6m so với đáy biển lân cận và kéo dài từ 100 – 500m. Các sóng cát này gây không ít nguy hiểm cho các tàu vận tải biển quốc tế cũng như các tàu đánh bắt thủy sản. Vì thế, việc định hướng khai thác VLXD đáy biển có kiểm soát tại những vùng có sóng cát sẽ góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng của tai biến sóng cát tới hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản.

Riêng vùng diện tích triển vọng VLXD b1 (phân bố ở độ sâu từ 2 – 9m nước gần khu vực Cửa Định An và Cửa Trần Đề) nằm trong đới sóng vỡ (<10m nước), vì thế vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của động lực sóng. Bên cạnh đó, đây là vùng chịu tác động mạnh mẽ của chế độ thủy động lực cửa sông. Do đó, nếu khai thác VLXD đáy biển ở diện tích b1 này, các tác động xấu đến sự ổn định của môi trường vùng biển và vùng bờ sẽ có khả năng diễn ra. Các tác động cụ thể là biến đổi địa hình đáy biển gây ra sự cường hóa tai biến xói lở, động lực sông biển sẽ góp phần tích cực trong việc phát tán các chất ô nhiễm tàng trữ trong các trầm tích bị xáo trộn do quá trình khai thác VLXD. Vì các lý do đó, đề xuất không khai thác VLXD đáy biển tại các khu vực <20m nước.


      1. Đặc điểm địa chất các trầm tích đáy biển tại các khu vực có triển vọng VLXD

Theo kết quả lập bản đồ Địa chất – Khoáng sản và bản đồ phân vùng triển vọng khoáng sản vùng biển ven bờ Tỉnh Sóc Trăng, có thể thấy các trầm tích đáy biển trên các diện tích có triển vọng VLXD chủ yếu được thành tạo trong giai đoạn Holocen sớm – giữa (Q21-2). Đây là những thành tạo trầm tích cổ được thành tạo ít nhất từ 5000 năm trước đây. Mặt khác, theo các số liệu quan trắc thu thập được qua 4 mùa (từ năm 2006 đến năm 2007) tại các trạm quan trắc tổng hợp dài ngày (quan trắc liên tục trong vòng 7 ngày – trạm QST-05; QST-06 và các trạm quan trắc môi trường 2 ngày QST-07, QST08), từ bẫy trầm tích và các mẫu trầm tích thu được bằng cuốc đại dương cho thấy nguồn cung cấp vật liệu trầm tích hiện đại là rất hạn chế. Vật liệu hạt mịn được mang đến tích tụ lại trong thời gian ngắn lại được vận chuyển về phía biển Tây Nam. Như vậy, nếu khai thác VLXD ở các khu vực ngoài 20m nước trên diện tích triển vọng có các trầm tích thành tạo trong giai đoạn Holocen sớm – giữa thì khả năng đền bù các vật liệu trầm tích đã lấy đi là rất thấp. Tuy nhiên, những đặc điểm trên cũng minh chứng cho chúng ta biết chế độ thạch động lực ở đới ngoài 20m nước là khá ổn định. Việc khai thác VLXD ở các diện tích >20m nước sẽ ít gây ảnh hưởng tới các yếu tố môi trường khu vực ven biển Sóc Trăng cũng như các vùng biển lân cận (đặc biệt là vùng biển Côn Đảo – khu bảo tồn biển - vườn Quốc gia Côn Đảo).

      1. Chế độ thủy – thạch động lực trong các khu vực có triển vọng khoáng sản

Chế độ thủy – thạch động lực trên các diện tích có triển vọng VLXD đáy biển có ý nghĩa quyết định đến việc định hướng khai thác VLXD. Chế độ thủy động lực sẽ quyết định sự đền bù các trầm tích bị lấy đi trong quá trình khai thác, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi của địa hình đáy biển vùng khai thác và cường hóa các tai biến xói lở

        1. Chế độ thủy động lực

* Dòng chảy mùa đông:

Vùng xa bờ (độ sâu trên 18m), dòng chảy trong mùa đông có hướng thịnh hành Đông Bắc - Tây Nam trên toàn khu vực (hình 4.1). Vùng ven bờ dòng chảy có xu thế men theo đường bờ từ Bắc xuống Nam, có hướng lệch đi so với dòng chảy xa bờ do tác động của dòng chảy sông đổ ra và của địa hình. Tại khu vực phía ngoài cửa Trần Đề tồn tại khu vực hội tụ dòng chảy kết hợp giữa dòng tổng hợp từ sông đổ ra và dòng chảy ven bờ hướng đông bắc xuống phía tây nam. Do sự hội tụ dòng tại đây nên dòng chảy dư có giá trị khá lớn khoảng 0,44m/s, đây có thể là khu vực thuận lợi cho việc vận chuyển dòng bùn cát xuống phía nam trong mùa đông. Tại khu vực giữa hai cửa sông Định An và Trần Đề thì dòng dư có xu thế chảy men theo bờ và có hướng từ phía cửa Định An xuống Trần Đề. Phía bắc Côn Đảo hình thành một vùng nhỏ có hướng dòng chảy từ đông sang tây. Tốc độ trung bình dòng thường kỳ mùa đông vào cỡ 0,4m/s.




Tốc độ dòng chảy m/s

Trên 0.7

0.6 – 0.7

0.5 – 0.6

0.4 – 0.5

0.3 – 0.4

Dưới 0.3


Không xác định


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương