MỤc lục danh sách các từ viết tắT 12 Đbscl: 12 Đồng bằng sông Cửu Long 12



tải về 0.9 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.9 Mb.
#27407
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2012

          1. Độ ẩm

            Do nằm trong khu vực gió mùa kiểu xích đạo và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển nên thường xuyên có độ ẩm cao, về mùa lạnh thời tiết hanh, khô nên độ ẩm giảm đi. Độ ẩm thay đổi trong khoảng 79 – 89%, trung bình năm là 83,8%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 4 (xem bảng 2.5)



Bảng 2.5: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm

Năm

Tháng

2008

2009

2010

2011

2012

Trung bình (2008-2012)

Tháng 1

83

80

81

80

83

81.4

Tháng 2

80

82

81

79

81

80.6

Tháng 3

81

80

83

80

81

81.0

Tháng 4

89

85

83

80

73

82.0

Tháng 5

90

87

86

86

89

87.6

Tháng 6

90

88

87

92

88

89.0

Tháng 7

90

88

88

88

91

89.0

Tháng 8

88

88

91

91

91

89.8

Tháng 9

87

87

90

90

90

88.8

Tháng 10

90

87

91

89

89

89.2

Tháng 11

87

86

87

89

86

87.0

Tháng 12

83

85

83

86

84

84.2

Trung bình năm

86.5

85.25

85.92

85.83

85.5

85.8



          1. Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trên 1.000mm (tại thị xã Sóc Trăng là 1.014mm), mùa khô lượng bốc hơi bình quân tháng là 130 – 140mm, mùa mưa lượng bốc hơi bình quân nhỏ hơn (khoảng từ 60 – 70mm).

          1. Chế độ gió

Chế độ gió: chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông hướng gió thịnh hành là Đông Bắc, Đông; mùa hè hướng gió thịnh hành là Tây, Tây Nam. Trong cả năm thời gian lặng gió hoặc gió yếu chiếm khoảng 8%. Tháng 10 và tháng 4 là hai tháng giao mùa, tốc độ gió trong thời kỳ này chỉ đạt khoảng 3m/s, nhưng hướng gió thay đổi phức tạp.

      1. Đặc điểm thủy, hải văn

Chế độ thủy, hải văn ven biển và biển Sóc Trăng chịu ảnh hưởng của dòng chảy, lưu lượng nước của sông Cửu Long và chế độ thủy triều.

Với lưu lượng nước lớn (400x109 m3/năm), hàng năm hệ thống sông Mê Công chuyển tải ra biển một lượng bùn cát rất đáng kể qua 7 cửa, riêng đổ ra biển Sóc Trăng qua 2 cửa Trần Đề và Định An chiếm tới khoảng 30%. Nhiều tài liệu đã xác định, hàng năm sông Mê Công tải ra biển khoảng 80 triệu tấn bùn cát. Thực tế có thể còn lớn hơn, vì ngoài lượng bùn cát di chuyển dưới dạng lơ lửng còn có thêm một lượng bùn cát đáng kể di chuyển dưới dạng lăn trượt theo đáy. Theo số liệu đo đạc tại trạm quan trắc Pakse (Lào) trong vòng 30 năm (1960 - 1989), hàng năm lượng bùn cát vận chuyển qua đây khoảng 170 - 180 triệu tấn vật liệu trầm tích. Như vậy có thể thấy hàng năm sông Mê Công mang ra biển một lượng vật liệu trầm tích không dưới 100 triệu tấn. Từ đó có thể sơ bộ xác định, hàng năm lượng bùn cát chuyển tải ra khu vực biển nông ven bờ tỉnh Sóc Trăng qua hai của Trần Đề và Định An có thể tới 30 triệu tấn.

Hệ thống các kênh rạch trong vùng đều có cửa thông với sông Hậu, cho nên chế độ thủy văn phụ thuộc vào chế độ thủy triều của biển. Vùng biển ven bờ Sóc Trăng có chế độ bán nhật triều không đều. Trong tháng có 2 đợt triều cường vào ngày 15 và 30 âm lịch, biên độ dao động trung bình 3 - 4m. Về mùa mưa một phần các huyện Thạnh Trị và Mỹ Tú bị úng ngập. Mùa khô các huyện ven biển, ven cửa sông Hậu bị nhiễm mặn. Nguồn nước mặt từ sông Hậu đổ vào hệ thống kênh rạch trong tỉnh là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và đời sống. Lưu lượng sông Hậu vào mùa mưa khoảng 7.000 - 8.000m3/s.



          1. Chế độ sóng

            Chế độ sóng vùng nghiên cứu hình thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa khô sóng có hướng thịnh hành là Đông Bắc chiếm khoảng 75 - 85%, độ cao sóng trung bình khoảng 2 - 3,5m. Sóng lớn có tần suất xuất hiện nhiều nhất vào tháng 11, với độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m.

Mùa mưa sóng chủ yếu có hướng Tây Nam hoặc Tây. Độ cao sóng trung bình khoảng 2 - 3m. Sóng hướng Tây Nam có tần suất xuất hiện cực đại vào tháng 8 - 9, với độ cao cực đại 4 - 5m. Thời gian lặng sóng hoặc có sóng yếu trong năm chỉ xấp xỉ 2%.



          1. Chế độ dòng chảy vùng biển ven bờ:

Trong mùa mưa dòng chảy các tầng nhìn chung có xu thế đi từ Nam lên Bắc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đường bờ và địa hình đáy mà từng nơi có xuất hiện các hướng riêng biệt lệch khỏi hướng chính, tạo nên các hướng dòng cục bộ. Ngoài khơi, dòng chảy ổn định hơn với tốc độ trung bình 0,4 - 0,5 m/s. Đặc biệt tại khu vực cửa Định An và Trần Đề, do dòng chảy sông khống chế nên hướng dòng chảy bị biến đổi phức tạp theo luồng sông và đạt tốc độ trung bình khoảng 0,6 - 0,8m/s.

Mùa khô dòng chảy thường kỳ có hướng từ Bắc xuống Nam và chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Khu vực ngoài khơi, dòng chảy có hướng tương đối ổn định. Ở gần bờ, do ảnh hưởng của các cửa sông và kênh rạch đổ ra biển, cùng với dòng chảy của sông Hậu đã gây tác động đến hướng của dòng chảy.



          1. Dòng triều

Trong thời kỳ triều lên, dòng triều có hướng thịnh hành là Tây - Tây Bắc với tốc độ trung bình vào khoảng 0,4 - 0,6 hải lý/giờ. Trong thời kỳ triều xuống, dòng triều có tốc độ trung bình 0,5 - 1,5 hải lý/giờ. Vận tốc dòng triều cực đại có thể lên tới 2 - 3 hải lý/giờ. Hướng dâng lên và rút xuống của dòng triều gần ngược nhau (~1800).

          1. Bão

Vùng biển, ven biển Sóc Trăng gặp ít bão hơn so với các vùng biển phía Bắc. Mùa bão thường xảy ra vào những tháng cuối năm. Tuy ít bão nhưng cũng có cơn bão gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản.

      1. Đặc điểm địa chất

        1. Địa tầng

          1. Địa tầng trước Đệ tứ

1. Hệ tầng Nha Trang (Knt)

Các đá phun trào thuộc hệ tầng Nha Trang chỉ phân bố ở hòn Đá Bạc. Ở đáy biển vùng nghiên cứu, các đá của hệ tầng được phát hiện trên băng địa chấn nông độ phân giải cao xung quanh hòn Đá Bạc và khu vực Côn Đảo ở độ sâu 20 - 25m nước, chúng bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ mỏng.

- Phần dưới chủ yếu là andesit, andesitodacit và tuf của chúng. Đôi nơi có cuội kết, sạn kết tuffogen xen ít lớp cát kết, bột kết phân lớp màu đỏ nâu.

- Phần trên: ryolit, trachyriolit, felsit porphyr, ít hơn có ryođasit porphyr. Tuf ryolit màu xám đến xám xanh, cấu tạo dòng chảy yếu, kiến trúc nổi ban với nền felsit. Thành phần khoáng vật gồm: ban tinh chiếm 20-30% (felspat, thạch anh, plagiocla). Nền hiếm 70-80% (thạch anh, felspat, sferolit). Ngoài ra còn một khối lượng lớn các đá tuf có thành phần tương ứng xen kẽ với các phun trào kể trên.

Chiều dày hệ tầng có thể quan sát ở khu vực Côn Đảo là khoảng 100m.

Các biểu hiện propilit hóa thường phát triển với qui mô nhỏ trên các đá andesit porphyrit. Tổ hợp khoáng vật biến đổi đặc trưng bao gồm: anbit, epidot, clorit, pyrit, carbonat. Mức độ biến đổi yếu và không đều.



2. Hệ tầng Năm Căn (N22nc)

Hệ tầng Năm Căn được phân bố ở độ sâu từ 256 đến 165m. Trong vùng ven biển khu vực nghiên cứu, hệ tầng Năm Căn có mặt trong lỗ khoan LK-1AT tại độ sâu 229,8, LK-2TB ở độ sâu 167m và LK99-I (Đại Bái) gặp ở 162m. Thành phần trầm tích của hệ tầng bao gồm phần trên là cát sạn thạch anh màu xám phớt nâu vàng, cát bột sét xen nhau màu xám, phớt tím, màu vàng loang lổ trắng, phân lớp vừa tới dày, phần dưới bao gồm cát hạt mịn xen nhiều lớp mỏng thực vật hoá than, trầm tích phân lớp mỏng đến vừa, màu xám phớt vàng đôi chỗ xám sẫm phân lớp xiên chéo.

Ở đáy biển vùng nghiên cứu, trầm tích của tầng gặp được trong hầu hết các băng địa chấn nông độ phân giải cao. Chúng bị phủ bởi lớp trầm tích Đệ tứ dày 140-200m .


          1. Địa tầng Đệ tứ

1. Trầm tích sông (aQ11)

Trong vùng nghiên cứu, trầm tích sông Pleistocen dưới gặp được ở cửa sông Hậu. Diện phân bố của chúng thường hẹp, chủ yếu còn sót lại theo hệ thống các dòng chảy cổ xuất hiện vào giai đoạn đầu Pleistocen sớm. Ngoài ra còn gặp được trong lỗ khoan LK-1AT, độ sâu 213 – 229,8m. Thành phần trầm tích gồm: phía trên là cát bột màu xám nâu, xám đen chuyển xuống dưới là cát, cát sạn.

Trầm tích của tầng nằm phủ trực tiếp trên các thành tạo Neogen hệ tầng Năm Căn (N22nc) tại những đới đào khoét và bị các trầm tích Pleistosen sớm phần sớm nguồn gốc sông biển nằm phủ lên trên. Bề dày chung 5-18m. (Bề dày theo lỗ khoan: 16,8m).

2. Trầm tích sông - biển (amQ11)

Trong vùng nghiên cứu tầng trầm tích này chủ yếu gặp trong một số mặt cắt địa chấn nông độ phân dải cao thuộc các tuyến Tu08-19, Tu09-35, Tu09-110, … (vùng biển ngoài khơi cửa sông Hậu). Chúng được thành tạo trong các hố trũng nằm trên bề mặt bào mòn của trầm tích Neogen. Phần phía trên chuyển tiếp lên các trầm tích biển nông ven bờ. Thành phần trầm tích thường là cát, sạn, cát bột, cát sét đôi khi phong hoá màu loang lổ, vàng, đỏ.

Vùng ngoài khơi trầm tích amQ11 được liên kết với một số mặt cắt địa chấn nông, trên đó phát triển các đới đào khoét lòng sông cổ và được lấp đầy bằng các vật liệu thô. Bề dày: 10-60m.

3. Trầm tích biển (mQ11)

Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen sớm gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, khu vực xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ở độ sâu 169,7-187,5m, LK-2TB ở độ sâu 139,5-147m và trên các mặt cắt băng địa chấn nông độ phân giải cao (ở độ sâu hơn 100m) tuyến Tu07-08, Tu07-05, Tu07-108, Tu08-19, Tu08-110, Tu09-35, …Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bột, bột sét màu xám phớt xanh.

Trong vùng nghiên cứu, trong các băng địa chấn nông độ phân giải cao trầm tích mQ11 tương ứng với tập địa chấn địa tầng D, với các sóng phản xạ đặc trưng: dưới là sóng bán song song, đứt đoạn, tán xạ mạnh (trầm tích hạt thô), trên là dạng sóng song song ngang, rõ nét xen với các dải mờ nhạt (trầm tích hạt mịn). Bề dày trầm tích co xu hướng mỏng dần từ bờ ra ngoài khơi (về phía đới nâng Côn Sơn). Phía dưới phủ bất chỉnh hợp trên các thành tạo Neogen, phía trên bị phủ bất chỉnh hợp bởi trầm tích Pleistocen trung. Bề dày chung 10-60m. (Chiều dày theo lỗ khoan LK-1AT: 17,8m).

4. Trầm tích sông (aQ12)

Các thành tạo aQ12 gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, ở độ sâu 144,2-169,7m và LK-2TB, ở độ sâu 120-139,5m. Thành phần trầm tích của tầng gồm: cát, cát sạn màu xám, xám sáng.

Tại lỗ khoan LK-2TB, ở độ sâu 120-139,5m, thành phần trầm tích gồm: cát, cát sạn màu xám - xám vàng đôi chỗ có xen kẹp lớp sạn gắn kết yếu. Sạn có kích thước (3 - 4 mm), thành phần đơn khoáng chủ yếu là thạch anh và bột kết. Trong đó: sạn sỏi chiếm 4,7% cát: 81,4%, bột: 8,4%, sét: 5,5%. So=1,82; Sk=0,83; Md=0,36.

Trầm tích của tầng thường lấp đầy trong các trong các hố đào khoét trên bề mặt của các trầm tích nguồn gốc biển tuổi Pleistocen sớm. Chiều dày theo lỗ khoan LK-1AT 25,5m.



5. Trầm tích sông - biển (amQ12)

Các thành tạo trầm tích tuổi Pleistocen giữa, nguồn gốc sông - biển gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, ở độ sâu 129,0-144,2m và LK-2TB ở độ sâu 104,2-130m. Trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao Tu07-108, Tu07-08, Tu07-05, Tu08-19, Tu08-110, Tu09-35, Tu09-109,… các thành tạo này phân bố ở các hố đào khoét dạng lòng sông cổ. Thành phần trầm tích gồm: phía dưới là cát, cát bột màu xám sáng chuyển lên là sét, sét bột màu xám sáng, xám xanh. Bề dày chung 5-45m. (Chiều dày theo lỗ khoan LK-1AT: 15,2m).



6. Trầm tích biển (mQ12)

Các thành tạo trầm tích tuổi Pleistocen giữa, nguồn gốc biển bắt gặp trong LK99 - I (Đại Bái, Vĩnh Châu, Sóc Trăng) ở độ sâu 84,7-102m, và gặp trong hầu hết các băng địa chấn nông độ phân giải cao tuyến Tu07-108, Tu07-08, Tu07-05, Tu08-19, Tu08-110, T09-35 …. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bùn, bùn sét màu xám xanh lẫn ít ổ kết vón limonit màu xám vàng đến nâu đen.

Ngoài khơi, qua giải đoán các mặt cắt địa chấn nông độ phân giải cao, tầng trầm tích này được liên kết với tập địa chấn địa tầng C, gặp được trong hầu hết các tuyến đo địa chấn.

Ranh giới trên và dưới của tầng được phân biệt bằng mặt phản xạ R4, R3. Các sóng phản xạ của tầng thường là phân dải ngang song song, đậm nét xen mờ nét, một số đoạn có cấu tạo nêm, thấu kính. Ranh giới R3 chính là bề mặt phong hóa sét loang lổ là ranh giới địa tầng giữa trầm tích Q12 và Q13a. Trầm tích có xu thế mỏng dần từ bờ ra ngoài khơi (về phía đới nâng Côn Sơn), bề dày thay đổi từ trong bờ ra ngoài biển khơi là 80-50-30m. Chiều dày chung của trầm tích mQ12 thay đổi trong khoảng 30-60m.



7. Trầm tích biển sông biển đầm lầy (ambQ13a)

Các thành tạo trầm tích sông biển đầm lấy tuổi Pleistocen muộn, phần sớm gặp tại lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, ở độ sâu 87,8-129,0m. Thành phần trầm tích gồm: cát mịn đến vừa, bột, bột xen sét màu xám tối, xám phớt xanh, xám nâu.

Trong các băng địa chấn nông độ phân giải cao trầm tích ambQ13a thường vát nhọn về phía lục địa.

Chiều dày chung: 10-35m.



8. Trầm tích sông biển (amQ13a)

Trầm tích của tầng gặp trong lỗ khoan máy bãi triều LK-1AT, ở độ sâu 61,0-87,8m, LK-2TB ở độ sâu 75,5-95,7m và LK99-1 (Đại Bái). Ngoài ra, trầm tích amQ13a còn gặp trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao khu vực đông bắc bãi cạn Định An tuyến Tu07-08, Tu07-105, Tu07-102. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát sạn sỏi màu xám, xám vàng.

Trong các băng địa chấn nông độ phân giải cao các trầm tích của tầng thường chuyển tướng ngang sang nguồn gốc biển cùng tuổi. Thành phần trầm tích chủ yếu là hạt thô (h. Chiều dày chung: 5-15m.

9. Trầm tích biển (mQ13a)

Trầm tích mQ13a gặp trong lỗ khoan LK1AT khu vực xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng ở độ sâu 40,8-61m và trên các băng địa chấn nông độ phân dải cao tuyến Tu07-112, Tu07-08, Tu07-108, Tu07-02, Tu07-105, Tu08-19, Tu08-110, Tu09-35, Tu09-109, … Các sóng địa chấn thường có dạng song song, bán song song hoặc đứt đoạn, thể hiện trầm tích có sự phân lớp giữa các lớp cát, bột và sét. Thành phần trầm tích qua giải đoán băng địa chấn gồm: cát, cát bột, bột sét.

Ranh giới trên và dưới của tầng được phân biệt bằng mặt phản xạ R2, R2a. Theo hướng từ ngoài khơi vào bờ tầng trầm tích bị mỏng dần. Trầm tích của tầng nằm phủ trực tiếp lên trầm tích tuổi Q12 và bị các trầm tích Q13b nằm phủ lên trên. Bề dày chung : 10-25m.

10. Trầm tích sông biển (amQ13b)

Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn gặp trong lỗ khoan máy LK-1AT tại độ sâu 28,5-40,8m, LK-2TB ở độ sâu 32,7-59m và trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao ngoài khơi cửa Định An. Thành phần trầm tích gồm: cát, cát bột sét lẫn ít sạn. Bề dày 2-15m. (Chiều dày theo lỗ khoan LK1-AT là12,3m).



11. Trầm tích biển (mQ13b)

Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn bắt gặp trong lỗ khoan máy LK-1AT tại độ sâu 19,5-28,5m và lộ trên đáy biển, kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam, ở độ sâu 20-25m nước phía Đông Nam bãi cạn Định An và trên hầu hết các băng địa chấn nông độ phân giải cao vùng biển Sóc Trăng tuyến Tu07-02, Tu07-08, Tu07-102, Tu07-108, Tu08-19, Tu08-110, Tu09-35, … Phần lộ trên mặt là sét bột, bột cát phong hóa loang lổ xám vàng, nâu đỏ. Trầm tích trong lỗ khoan gồm: các lớp sét, bột, bột sét xen cát, chứa di tích sinh vật. Trầm tích có màu xám xanh loang lổ nâu, vàng.

Tại lỗ khoan LK-1AT trầm tích của tầng gặp ở độ sâu 19,5-28,5m. Thành phần trầm tích gồm: sét, sét bột màu xám - xám vàng - xám nâu - xám trắng loang lổ . Trong đó: cát chiếm 11,1%, bột: 18,1%, sét: 70,8%. So=5,83; Sk=1,36; Md=0,0025.

Tập trầm tích mQ13b liên kết tương ứng với tập địa chấn địa tầng B nằm giữa ranh giới R1 và R2. Các sóng phản xạ đặc trưng dạng phân dải ngang, song song, bán song song. Bề mặt R1 rất rõ nét thể hiện dưới dạng bào mòn, đào khoét trên trầm tích Q13b (các dòng chảy cổ, hố trũng, lagun). Thành phần trầm tích qua giải đoán các băng địa chấn nông độ phân giải cao chủ yếu là cát mịn xen cát bột hoặc thấu kính bột sét. Chiều dày của trầm tích thay đổi từ 5 đến 30m. (Chiều dày theo lỗ khoan LK-1AT là: 9,0m).



12. Trầm tích sông (aQ21- 2)

Trầm tích sông tuổi Holocen sớm-giữa không lộ trên đáy biển mà được xác định trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao Tu07-08 phía ngoài khơi hệ thống sông Mê Công. Trên các mặt cắt này đã phát hiện được những dấu hiệu của lòng sông Hậu phát triển vào đầu Holocen. Các sóng phản xạ đặc trưng: phía dưới là loại sóng phản xạ trắng hoặc xiên chéo hoặc lấp đầy, phía trên là các dải sóng ngang, song song đậm nét. Thành phần thạch học theo giải đoán: phía dưới là các lớp cát sạn, cuội sạn chuyển lên phía trên là các lớp bột sét, bùn sét. Chiều dày trầm tích theo băng địa chấn là 5-10 m.



13. Trầm tích biển sông (maQ21- 2)

Các thành tạo trầm tích biển-sông tuổi Holocen sớm-giữa, lộ thành các diện tích rộng 50-150km2 kéo dài song song với bờ biển hiện đại trên đáy biển ở độ sâu 20-22m nước và một diện tích rộng kéo dài ở độ sâu 27-30m nước. Đây là hệ thống các cồn cát ngầm. Chúng là dấu hiệu của các đường bờ biển cổ, được thành tạo trong giai đoạn Holocen sớm – giữa. Thành phần trầm tích chủ yếu là hạt thô như cát sạn, cát, cát bột, độ chọn lọc và mài tròn tốt. Cát hạt trung có độ chọn lọc tốt, mài tròn tốt đến trung bình. Các thông số trầmtích: So: 1,08-1,41, Sk: 0,81-1,5, Md: 0,14-0,34.

Với các đặc điểm về trầm tích có thể nhận định rằng thành tạo địa chất này rất có triển vọng về vật xây dựng.

Trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao các tuyến Tu07-108, Tu07-08, Tu07-102, Tu08-19, Tu08-110, Tu09-35, … các thành tạo này phát triển thành các dạng cồn với hình dạng thấu kính. Thành phần chủ yếu là cát sạn. Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2 đến10m.



14. Trầm tích biển (mQ21- 2)

Các thành tạo trầm tích biển tuổi Holocen sớm-giữa phân bố phổ biến trên đáy biển Sóc Trăng ở độ sâu ngoài 20m nước và gặp hầu hết trên các băng địa chấn nông độ phân giải cao vùng biển Sóc Trăng. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát hạt mịn màu xám nhạt đến xám phớt vàng, vàng nhạt chứa phong phú Foraminifera. Cát có độ chon lọc và mài tròn tốt So=1,3-1,67; Sk=0,5-2; Md=0,095-1,091.

Trầm tích trong thành tạo này chủ yếu là hạt thô như : cát sạn, cát, cát bột. Trầm tích cát và cát sạn có độ chọn lọc và mài tròn tốt, diện phân bố trên mặt rộng. Đây là thành tạo rất có triển vọng về vật liệu xây dựng, đặc biệt là trong trường cát và cát sạn.

Về quan hệ địa tầng: trầm tích biển Holocen sớm-giữa phủ trên bề mặt trầm tích Q13b, phía trên bị phủ bởi trầm tích Holocen trên. Chiều dày trầm tích thay đổi từ 2-10m.



15. Trầm tích biển sông (maQ23)

Trầm tích biển-sông tuổi Holocen muộn hình thành ở vùng cửa sông. Trầm tích lộ ra trên đáy biển khu vực cửa Định An, cửa Trần Đề và phổ biến ở phần ven bờ có độ sâu 0 - 20m nước. Từ bờ ra khơi và từ Đông Bắc xuống Tây Nam trầm tích có sự thay đổi rõ rệt về thành phần, kích thước hạt theo chiều xa dần các cửa sông. Theo hướng từ bờ ra khơi, độ hạt giảm dần từ cát đến cát bùn, bùn cát, bùn và sét. Theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam độ hạt giảm dần từ cát xuống cát bùn, bùn cát rồi bùn.

Thành phần cấp hạt cát bùn gồm: sét: 6,88-16,56%; bột: 9,82-31,89%; cát: 51,54-83,3%; So: 1,44-3,48%; Sk: 0,35-1,66; Md: 0,077-0,125. Trầm tích có độ chọc lọc khá, mài tròn tốt đến trung bình. Chiều dày chung của trầm tích thay đổi 4 - 5m.

16.Trầm tích biển - sông - đầm lầy (mabQ23)

Các thành tạo trầm tích nguồn gốc biển - sông - đầm lầy tuổi Holocen muộn lộ ra ở khu vực Cù Lao Dung khu vực bãi triều lầy và gặp trong lỗ khoan LK-1AT tại độ sâu 0-8m, lỗ khoan LK-2TB ở độ sâu 0-5m. Các thành tạo này phát triển trên các khu vực có bãi triều lầy và rừng ngập mặn. Thành phần trầm tích chủ yếu là bùn sét, bùn cát màu xám tới xám đen, giàu mùn thực vật, rễ cây và thân cây đang bị phân hủy tạo mùn. Chiều dày thay đổi 3 - 8m.



        1. Kiến tạo

Vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng nằm về phía Đông Nam đồng bằng sông Mê Công có cấu trúc địa chất phức tạp. Trên bình đồ cấu trúc - kiến tạo chung của khu vực, vùng này tiếp giáp với các đơn vị cấu trúc lớn sau:

- Phía Đông, Đông Bắc tiếp giáp với bồn Cửu Long. Đây là bồn trũng Cenozoi sớm, phát sinh và phát triển trên móng không đồng nhất, có cấu trúc kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam.

- Phía Đông Nam thuộc đới nâng Côn Sơn.

- Phần còn lại nằm về phía Tây Bắc đứt gãy Hòn Khoai - Cà Ná kéo vào trong đất liền thuộc đới Cần Thơ.



          1. Đới cấu trúc

Trong phạm vi vùng ven biển và biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng tồn tại một số dạng cấu trúc chính như sau:

* Đới nâng Côn Sơn:

Trong vùng nghiên cứu, đới nâng Côn Sơn có ranh giới Tây Bắc là đứt gãy Hòn Khoai - Cà Ná và phía Đông Bắc bị ngăn cách với bồn (rift) Cửu Long là đứt gãy Sông Hậu. Về phía Đông Nam vùng nghiên cứu khối nâng này mở rộng về phía Tây Bắc, giới hạn bởi đường đẳng dày trầm tích Cenozoi từ 900 đến 1000m.

Chiều dày trầm tích Cenozoi tương đối nhỏ từ 300 ÷ 400 m đến < 1000 m. Xung quanh khu vực Côn Đảo và các đảo nhỏ xung quanh, chiều dày trầm tích Cenozoi < 100 – 300 m, phía Đông Bắc đới có chiều dày lớn hơn 400 ÷ 1000 m.

* Các khối sụt: Vùng ven biển và biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng chiếm một phần các khối sụt Trà Cú, Vĩnh Lợi và hầu hết diện tích khối sụt tây bắc Côn Đảo.

Các khối sụt có kích thước không lớn nhưng biên độ sụt tương đối sâu, thể hiện qua chiều dày trầm tích Cenozoi tương đối lớn. Khối sụt Trà Cú, Vĩnh Lợi có chiều dày trầm tích Cenozoi từ 1000 đến > 3200 m, khối sụt tây bắc Côn Đảo có chiều dày trầm tích Cenozoi từ 1200 đến 2000 m.

* Phần lớn diện tích còn lại của diện tích nghiên cứu là đới nâng tây nam cửa Mỹ Thạnh và phần rìa lục địa ven biển của phụ đới Cà Mau. Chiều dày trầm tích Cenozoi ở đây tương đối mỏng,dao động trong khoảng 500 đến 1000 m. Tại trung tâm khối nâng Tây Nam cửa Mỹ Thạnh chiều dày trầm tích Cenozoi chỉ khoảng 500 đến 600 m.


          1. Tầng cấu trúc

Theo tài liệu hiện có, đáy biển ven bờ (0 - 30m nước) tỉnh Sóc Trăng có thể chia làm 3 tầng cấu trúc chính:

a. Tầng cấu trúc dưới

Tầng cấu trúc dưới bao gồm các thành tạo magma phun trào - xâm nhập vôi - kiềm tuổi Jura muộn - Kreta ở độ sâu >2100m, mang đặc điểm hoạt động của rìa lục địa tích cực kiểu Đông Á. Một phần diện tích nhỏ nằm ở Đông Nam vùng nghiên cứu được nâng lên mạnh mẽ và vững bền vào Kainozoi sớm, tạo thành quần đảo Côn Sơn.



b. Tầng cấu trúc giữa

Tham gia vào tầng cấu trúc giữa bao gồm các đá trầm tích gắn kết tương đối tốt được thành tạo trong Paleogen và Miocen. Tầng trầm tích này đặc biệt dày lên ở khu vực trung tâm các bồn trũng Cửu Long, trung tâm bồn trũng Nam Côn Sơn. Ở vùng biển ven bờ Sóc Trăng gặp được phần trên trong các lỗ khoan máy bãi triều ở độ sâu 166,6m.



c. Tầng cấu trúc trên

Tham gia vào tầng cấu trúc trên bao gồm toàn bộ các trầm tích gắn kết yếu hoặc bở rời được thành tạo trong giai đoạn Pliocen – Đệ tứ.



          1. Đứt gẫy

Trong phạm vi nghiên cứu chi tiết cũng tồn tại 3 hệ thống đứt gãy chính là : Đông bắc - Tây nam, Tây bắc - Đông nam và á kinh tuyến.

* Các đứt gãy chính trong hệ thống Đông bắc - Tây nam gồm: Đứt gãy cấp I – F1đb Hòn Khoai - Cà Ná nằm gần như chính giữa vùng nghiên cứu và các đứt gãy cấp II: F2đb1, F2đb2 và F2đb3, ngoài ra cũng theo dõi được các đứt gãy cấp III, nhưng các đứt gãy này không đóng vai trò lớn tạo nên bình đồ cấu trúc hiện tại.

Trong phạm vi diện tích chi tiết đứt gãy F2đb3 dường như là ranh giới đới nâng Côn Sơn và đới sụt lún phía Tây bắc. Đứt gãy F2đb3 theo dõi được trong các thành tạo Đệ tứ, thể hiện rõ trên các băng địa chấn nông phân giải cao.

* Các đứt gãy chính trong hệ thống Đông bắc - Tây nam là các đứt gãy cấp I: F1tb Sông Hậu 1, F1tb Sông Hậu 2 và các đứt gãy cấp II: F2tb2, F2tb3 và F2tb4, trong đó các đứt gãy F2tb2 và F2tb4 có phương kéo dài lệch hơn về Đông – Đông Nam và cắt chéo các đứt gãy khác trong hệ thống. Đứt gãy F2tb2 theo dõi được trong các thành tạo Đệ tứ, thể hiện rõ trên các băng địa chấn nông phân giải cao. Trong hệ thống Tây bắc – Đông nam cũng xác định được nhiều đứt gãy cấp III, trong đó đáng chú ý là đứt gãy nằm giữa và hầu như song song với 2 đứt gãy cấp I: F1tb Sông Hậu 1 và F1tb Sông Hậu 2. Đứt gãy này thể hiện tương đối dài và sâu gần 20 km.

* Trong hệ thống đứt gãy á kinh tuyến gồm đứt gãy F2kt1, F2kt2 và các đứt gãy cấp III. Trong số các đứt gãy cấp III phương á kinh tuyến có nhiều đứt gãy theo dõi được trong thành tạo Đệ tứ thể hiện trên các băng địa chấn nông phân giải cao.


    1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI

      1. Tình hình phát triển kinh tế

Sau 16 năm tái lập, tỉnh Sóc Trăng có những thành tựu khá nổi bật: đã hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi tạo nguồn cho 147.000ha canh tác, tưới 110.000ha, tiêu úng 135.000ha; hình thành hệ thống đê ngăn mặn dài 500km... Đã có đường ô tô đến 82/98 xã, đường điện tới 81/98 xã, số hộ sử dụng nước sạch tăng từ 55,7 lên 80% (ở đô thị), từ 8% lên 50% (ở nông thôn). Tổng số thuê bao điện thoại cố định là 36.311 máy, đạt mật độ 03 máy/100 dân.

Hiện nay, toàn tỉnh có 507 trường học với 8.624 phòng học 242.605 học sinh. Năm 1999 tỉnh đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ; 100% số xã phường thị trấn có trạm y tế, phòng hộ sinh, tủ thuốc phổ thông (cả tỉnh có 470 bác sỹ và 656 y sỹ làm việc tại 126 cơ sở y tế trong đó có 11 bệnh viện đa khoa, 12 phòng khám đa khoa, 105 trạm y tế xã phường).

Theo định hướng, Sóc Trăng tập trung phát triển ngành nông nghiệp và thủy sản vì đây là 2 thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã chú ý củng cố và đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm truyền thống cũng như các ngành kinh tế mới mang lại giá trị kinh tế cao như cảng biển, nhà máy nhiệt điện.


        1. Về nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2012 là 324.250 ha, gieo trồng cả 3 vụ có năng suất bình quân 54,1 tạ/ha, đạt sản lượng 1.743.500 tấn. Bình quân lương thực đầu người là 1.346kg/người. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 là 11.672.666 triệu đồng. Số lượng đàn gia súc, gia cầm ngày càng tăng.

        1. Về thủy sản

Trong những năm gần đây ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng phát triển không ngừng. Năm 2008, diện tích nước mặt nuôi trồng thủy sản trong tỉnh là 67.678ha đến năm 2012 đã là 92,921ha. Tổng sản lượng thủy sản tăng từ 172.500 tấn (năm 2008) lên đến 362.800 tấn (năm 2012) (bảng 2.7). Hiện nay, toàn tỉnh có 944 tàu đánh bắt hải sản, trong đó có 196 tàu trên 90 mã lực. Giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, từ 334,169 triệu USD (năm 2008) lên 660,284 triệu USD năm 2012.

Bảng 2.6: Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở Sóc Trăng (2008 - 2012)



Sản lượng (tấn)

2008

2009

2010

2011

2012

Đánh bắt

34.316

34.370

34.401

35.309

36.627

Nuôi trồng

138.184

144.630

150.235

165.874

326.173

Tổng số

172.500

179.000

184.636

201.183

362.800

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2012

        1. Về công nghiệp

Sóc Trăng hiện có 7.412 cơ sở sản xuất công nghiệp (năm 2012) hoạt động chủ yếu trong ba lĩnh vực chính là công nghiệp khai thác (khai thác muối, khai thác các loại mỏ khác), công nghiệp chế biến (gồm các ngành thực phẩm và đồ uống, dệt, trang phục, sản phẩm da, chế biến gỗ…), công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, nước…. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 9.499.163 triệu đồng (giá hiện hành), đến năm 2012 đã tăng lên đến 12.231.684 triệu đồng. Sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển với tốc độ chưa cao, hiện tại tỉnh chưa xây dựng khu công nghiệp tập trung. Trong thời gian sắp tới tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển nền công nghiệp của tỉnh lên một tầm cao mới. Tỉnh đã được đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú (tại huyện Long Phú – Sóc Trăng) với tồng kinh phí đầu tư lên đến hơn 5.000 tỷ đồng. Nhà máy nhiệt điện sau khi hoàn thành và đi vào sử dụng sẽ cung cấp điện cho toàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển.

        1. Về thương mại dịch vụ

Thương mại - dịch vụ và khách sạn, nhà hàng của tỉnh Sóc Trăng phát triển tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn và các huyện. Tính đến năm 2012 toàn tỉnh hiện có 43.467 đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng (trong đó có 762 doanh nghiệp và 42.705 cơ sở tư nhân kinh doanh). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn năm 2012 đạt 18.916,1 tỷ đồng. Với mạng lưới thương mại - dịch vụ này đã đảm bảo cho việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.

      1. Tình hình phát triển xã hội

        1. Dân cư

Tỉnh Sóc Trăng có 3 huyện ven biển gồm huyện Vĩnh Châu, huyện Long Phú và huyện Cù Lao Dung với 30 xã và 3 thị trấn. Các xã ven biển có một số dân tộc sinh sống; trong đó chủ yếu là người Kinh, Khmer và Hoa. Họ sống tương đối tập trung ở ven đường quốc lộ, ven biển và dọc theo các kênh rạch lớn... Dân số thành thị chiếm 19,8%, thấp hơn trung bình cả nước (21%). Dân tộc Kinh chiếm 65%, dân tộc Khmer chiếm 28,9%, dân tộc Hoa chiếm 6,1%. Phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp (61,9%). Ở các huyện ven biển mật độ dân số là 328 người/km2 (bảng 2.7).

Bảng 2.7: Diện tích và dân số các huyện ven biển Sóc Trăng



Thông số

Huyện

Số xã

Diện tích (km2)

Dân số năm 2012 (người)

Mật độ dân (người/km2)

Huyện Long Phú

15

453,5

188461

416

Huyện Cù Lao Dung

08

261,4

63750

244

Huyện Vĩnh Châu

10

473,4

155710

329

Tổng số

33

1188,3

407941

329

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2012

        1. Lao động và việc làm

Lao động trong độ tuổi năm 2012 là khoảng 823.151 người, chiếm 64,7% dân số toàn tỉnh. Bình quân hàng năm, lực lượng lao động tình tăng thêm khoảng 0,8 - 1 vạn người.

Về cơ cấu lao động theo vùng, lao động thành thị chiếm 21,71%, lao động nông thôn chiếm tỷ lệ 78,29% tổng số lao động toàn tỉnh. Theo ngành kinh tế, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 67,78% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, lao động trong ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ thấp.

Nhìn chung, chất lượng nguồn lực của tình trong thời gian qua từng bước nâng lên. Tỷ lệ lao động được đào tạo từ 8,7% năm 2008 tăng lên 12% năm 2012. Tuy nhiên, nếu so với các tỉnh đồng bằng sông cửu Long thì tỷ lệ lao động qua đào tạo của Sóc Trăng là thấp nhất trong vùng.


        1. Các ngành văn hóa xã hội

          1. Giáo dục

Mạng lưới về giáo dục - đào tạo của tỉnh đang từng bước ổn định và có quy mô hợp lý. Toàn tính hiện có 73 trường giáo dục mầm và 399 trường phổ thông (270 trường tiểu học, 102 trường trung học cơ sơ, 27 trường trung học phổ thông).

Công tác xây dựng trường lớp và trang thiết bị dạy học từng bước đáp ứng yêu cầu, không còn tình trạng học 3 ca; phần lớn các trường đã được xây dựng mới theo hướng kiên cố hóa. Đên nay, toàn tỉnh có 01 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 01 trường THCS đạt chuẩn quốc gia.



          1. Y tế

Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm; phòng trị bệnh đạt kết quả tốt, không xảy ra dịch bệnh lớn; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ y tế cùng với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ y, bác sĩ được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dan. Kết quả đến cuối năm 2012, có 91% xã có bác sĩ; đạt 10,8 giường bệnh/1 vạn dân; trên 98% dân cư được tiếp nhận các dịch vụ y tế; 71,36% hộ dân sử dụng nước sạch, trong đó nông thôn đạt 70,5%. Công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em được tỉnh quan tâm, do đó, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi đã giảm từ 23,5% năm 2005 xuống còn 18,7% năm 2012.

          1. Công tác xóa đói giảm nghèo

Trong các năm qua, tỉnh đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỉ lệ tăng dân số, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, từng bước cải thiện đời sống người dân.

Tỉnh đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp xóa nghèo như vay vốn sản xuất, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, động viên mọi người cùng tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện việc mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo,... Từ những sự quan tâm trên, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong thời gian qua đạt được kết quả khả quan được Trung ương và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.



      1. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

        1. Giao thông

          1. Giao thông đường bộ

Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Quốc lộ 1 nối liền Sóc Trăng với các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Sóc Trăng cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Hệ thống đường bộ từ thành phố Sóc Trăng đến các huyện, xã khá phát triển với 8 tuyến tỉnh lộ có chiều dài 277 km. Tuy nhiên việc di chuyển bằng đường bộ để khảo sát dải đất liền ven biển rất khó khăn. Ở huyện Cù Lao Dung chỉ có một trục chính chạy dọc huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến sát tuyến đê biển. Tỉnh lộ 8 (ĐT8) là tuyến đường chính nối thành phố Sóc Trăng với cảng Trần Đề (huyện Long Phú). Hiện nay nhà nước đang đầu tư xây dựng tuyến đường kè sát biển từ Long Phú đi Vĩnh Châu. Tuy vậy việc di chuyển bằng đường bộ ở đây còn rất khó khăn.

          1. Giao thông đường thủy

Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất phát triển với mạng lưới dày đặc kênh rạch nối với sông Hậu và sông Mỹ Thạnh. Bằng đường thủy có thể đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ra biển theo 3 cửa: Định An, Trần Đề, Mỹ Thạnh. Tuy vậy luồng lạch ra vào hai cửa Trần Đề và Mỹ Thạnh rất phức tạp do quá trình bồi lắng làm thay đổi luồng lạch ở sông diễn ra nhanh và bất thường. Hiện tàu lớn vận chuyển hàng hóa vào cảng Trần Đề phải đi vòng theo cửa Định An - Đại Ngọc và xuôi về cảng. Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng dự án cải tạo tuyến luồng vào cảng Trần Đề để tàu 1.000 tấn có thể ra vào mà không phụ thuộc chế độ triều nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển của địa phương. Trong đó có nhiệm vụ vận chuyển than nguyên liệu cho nhà máy nhiệt điện Long Phú (khởi công ngày 19/5/2009).

        1. Công trình thủy lợi

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chằng chịt. Nguồn nước từ sồng Hậu chảy vào kênh mương trong tỉnh và qua hệ thống cống thủy lợi trên kênh dẫn vào đồng ruộng. Ở hạ lưu sông Hậu, sông Mỹ Thanh khi triều lên nước mặn xâm nhập rất sâu vào nội địa. Để bảo vệ đồng ruộng tỉnh đã triển khai công tác thủy lợi trên 7 vùng dự án, bao gồm: dự án Quản Lộ

  • Phụng Hiệp (diện tích 76.000 ha), dự án Kế Sách (diện tích 53.000 ha), dự án Ba Rinh - Tà Liêm (diện tích 44.000 ha), dự án Long Phú - Tiếp Nhật (diện tích 44.000 ha), dự án ven biển Đông (diện tích 46.000 ha), dự án cù lao sông Hậu (diện tích 24.000 ha) và dự án Thạch Mỹ (diện tích 24.000 ha). Trong thời gian qua, tỉnh đã tăng cường thực hiện đúng đắn đê bao ven sông, biển kết hợp các cống ngăn mặn và tiêu nước, đảm bảo cho việc phát triển nồng lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Hiện toàn tình có i.470 km kênh, 451 km đê và 68 cống.

Nhìn chung, các công trình thủy lợi hiện đang phát huy khả năng ngăn mặn, tiêu úng, tháo chua cho phần lớn diện tích đất nông nghiệp, chủ động tưới tiêu quanh năm và trong cả những năm có điều kiện thời tiết - thủy văn bất thường. Ngoài ra còn đảm bảo tạo nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt người dân sống ở vùng sâu, vùng nông thôn của tình.

        1. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện lưới quốc gia qua trạm biến áp Sóc Trăng hiện có đặt tại ngã ba Quốc lộ 1 với đường Phú Lợi, gồm 2 máy biến áp: 110/22 KV - 25 MVA (3 lộ ra) và 110/22 KV - 40 MVA (4 lộ ra), nhận điện từ trạm 220 /110 KV Trà Nóc (thông qua đường dây 110 KV Trà Nốc - Sóc Trăng) và trạm 220/110 KV Bạc Liêu (thông qua đường dây 110 KV Bạc Liêu - Sóc Trăng). Hiện toàn bộ lưới điện trung thế là 22 KV và lưới điện phân phối trung hạ thế tương đối hoàn chỉnh. Đây là một thuận lợi lớn trong cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất. Đến cuối năm 2005, tỉnh đã điện khí hóa cho 208.536/267.380 hộ dân, đạt tỷ lệ 77,99%.



  1. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG



    1. CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHẤT THUẬN LỢI HÌNH THÀNH KHOÁNG SẢN RẮN ĐÁY BIỂN

Có thể nói khoáng sản biển liên quan đến rất nhiều yếu tố nhưng những yếu tố chủ yếu gồm:

Các thành tạo đá gốc mang các khoáng vật quặng bị phong hoá mạnh. Tất cả các đá gốc và khoáng hoá khi bị phong hoá rửa trôi sẽ tạo ra nguồn cung cấp sa khoáng cho vùng biển, khi có điều kiện thuận lợi thì chúng được tích tụ và tập trung thành mỏ hoặc điểm khoáng ilmenit, zircon, cát sạn.

Các thành tạo trầm tích bở rời tầng mặt trong đó đáng chú ý các trường trầm tích giàu vật liệu vụn thô như cát, cát-sạn là tiền đề tìm kiếm sa khoáng, cát, cát-sạn và cuội sỏi vật liệu xây dựng.

Các mỏ khoáng trên đất liền ven biển và các đảo cũng là nguồn cung cấp để thành tạo nên các khoáng sản biển.

Các tướng địa chấn dưới đáy biển phát hiện theo kết quả giải đoán băng địa chấn nông độ phân giải cao gồm các tướng địa chấn sét bị phong hoá tạo sét loang lổ làm gạch ngói, các tướng đặc trưng cho vật liệu vụn thô có thể chứa sa khoáng như các bờ biển cổ, bãi biển cổ, các thành tạo aluvi lòng sông cổ, các diện phân bố eluvi trên mặt bào mòn đá gốc.

Các đới nâng tương đối trong vùng biển nghiên cứu được đặc trưng bằng các diện lộ đá gốc trên các đảo, quần đảo, và đặc biệt là khu vực Côn Đảo cũng là tiền đề thuận lợi cho quá trình tích tụ các sa khoáng biển và vật liệu xây dựng.

Dưới đây mô tả chi tiết một số các yếu tố quan trọng nhất có liên quan khoáng sản rắn vùng biển nghiên cứu:


      1. Các thành tạo đá gốc

        1. Các đá xâm nhập trung tính-axit

Phân bố thành diện lớn nhỏ khác nhau rải rác trên đường bờ, mũi nhô, các đảo và đáy biển khu vực Côn Đảo thuộc các phức hệ Định Quán (gJ3đq), Đèo Cả (gxKđc), Cù Mông. Hầu hết các đá xâm nhập granit các phức hệ kể trên liên quan với khoáng hoá thiếc, cát sạn vật liệu xây dựng.

        1. Các đá phun trào trung tính-axit

Phân bố thành diện lớn nhỏ khác nhau rải rác trên các đảo và đáy biển khu vực từ Côn Đảo; thuộc các hệ tầng Nha Trang (Knt). Khoáng sản liên quan có vàng, titan, zircon, cát sạn vật liệu xây dựng.

      1. Các thành tạo trầm tích tầng mặt

        1. Trầm tích cát sạn (gS)

Trầm tích cát sạn có diện tích khá lớn, có thể nhận thấy 3 diện phân bố chính, trong đó có 2 diện phân bố ở độ sâu 20 – 25m nước trước cửa sông Cửu Long, diện lớn nhất phân bố độ sâu 20 – 30m nước phía Tây nam vùng. Ngoài ra còn phân bố thành từng diện nhỏ rải rác trong các trường trầm tích hạt mịn hơn ở độ sâu ngoài 20m nước. Trầm tích có màu xám, xám xanh đôi khi xám vàng. Thành phần độ hạt bao gồm: sạn: 5,04 – 74,1%; cát 25,9 – 94,95%; bột tối đa: 5,9% và sét tối đa: 1,4%. Kích thước hạt trung bình (Md): 0,11 –3mm; hệ số chọn lọc (So): 1,35 – 5,34. Thành phần sạn chủ yếu vẫn là vụn vỏ sinh vật và kết vón laterit.

        1. Trầm tích cát (S)

Trầm tích cát phân bố ở 3 khu vực khác nhau:

- Khu vực ven bờ, độ sâu 0 - 4m nước, trầm tích có màu xám, xám vàng. Hàm lượng cát trong trầm tích chiếm tỷ lệ tuyệt đối: 100%, hoàn toàn không có hợp phần sạn và bột sét, bởi vậy trầm tích có độ chọn lọc rất tốt, So: 1,03 - 1,37. Kích thước hạt trung bình Md dao động trong khoảng hẹp: 0,097 - 0,261mm, trung bình: 0,15mm. Đây là trầm tích thuộc tướng bãi triều và cồn chắn cửa sông hiện đại.

- Khu vực thứ 2 có diện phân bố lớn nhất, độ sâu 20 - 27m nước, nằm phía ngoài trường cát bùn và phía trong trường cát sạn. Trầm tích có màu xám xanh xi măng. Thành phần độ hạt ưu thế là cát, chiếm 95,0 - 100,0%, trung bình: 98,11%. Hàm lượng sạn chiếm từ 0,0 - 5,0%, trung bình: 1,5%. Vắng mặt hợp phần bột và sét. Kích thước hạt trung bình Md dao động trong khoảng 0,1 - 0,34mm, trung bình: 0,189mm; chọn lọc tốt đến trung bình, So: 1,06 - 1,8; đa phần có độ chọn lọc tốt, So: 1,26.

Ở khu vực thứ 3, trường trầm tích này phân bố rải rác trong trường cát sạn, độ sâu trên 25m nước. Trầm tích có màu xám xanh, đôi khi xám vàng. Thành phần độ hạt như sau: cát chiếm 95,1 - 100,0%, trung bình: 98,5%; sạn chiếm: 0,0 - 4,9%, trung bình: 1,5%. Trầm tích có độ chọn lọc tốt đến trung bình, So: 1,06 - 2,41, đa phần có độ chọn lọc tốt: So: 1,21.

Trầm tích ở khu vực 2 và 3 ba đều thuộc tướng cát bãi triều cổ, tuổi Q21-2.


        1. Trầm tích cát bùn (mS)

Trường trầm tích này phân bố ở 2 khu vực.

Khu vực 1 có diện tích nhỏ hơn, phân bố ở độ sâu từ 0 - 3m nước. Trầm tích có màu xám nâu, đôi khi xám tối. Thành phần hạt như sau: cát chiếm: 12,0 - 81,0%, trung bình: 30,0%; bột chiếm: 16,5 - 57,5%, trung bình: 46,26%; sét chiếm: 2,5 - 39,0%, trung bình: 23,74%. Kích thước hạt trung bình Md: 0,007 - 0,091mm, trung bình: 0,029mm; chọn lọc kém, So: 3,05.

Trường cát bùn ở khu vực thứ hai phân bố phổ biến ở độ sâu từ 5 – 25m nước. Màu sắc của trầm tích ở khu vực này thay đổi từ xám, xám nâu sang xám xanh theo độ sâu tăng dần. Khác với ở khu vực một, hàm lượng cát ở đây ưu thế hơn, chiếm từ 11,5 - 82,5%, trung bình: 51,73%; bột chiếm: 15,0 - 65,5%, trung bình: 36,39%; sét: 0,5 - 39,0%, trung bình: 11,88%. Kích thước hạt trung bình Md dao động trong khoảng từ 0,008 - 0,17mm, trung bình: 0,059mm. Trầm tích chủ yếu có độ chọn lọc kém, So: 2,18.


      1. Các yếu tố địa hình, địa mạo

        1. Sa khoáng

Dưới góc độ địa mạo, để có được các tích tụ sa khoáng biển có ý nghĩa thực tiễn, điều cốt yếu là phải có các điều kiện tiên quyết (tiền đề) và dấu hiệu tập trung của chúng. Về tiền đề để có các tích tụ sa khoáng nói chung và sa khoáng biển nói riêng là phải có 2 điều kiện: cần và đủ.

Điều kiện cần là phải có nguồn cung cấp các khoáng vật sa khoáng, nghĩa là các khoáng vật nặng (tỷ trọng ρ ≥ 3).

Điều kiện đủ là phải có quá trình phá hủy các thành tạo chứa các khoáng vật nặng này, sau đó di chuyển và tích tụ chúng trong những điều kiện thuận lợi.

Về dấu hiệu. Trên bãi và đáy biển có nhiều dấu hiệu cho thấy khả năng tập trung khoáng vật nặng. Nhưng quan trọng nhất là các dạng tích tụ bãi biển cả cổ lẫn hiện đại hoặc theo cơ chế di chuyển dọc hoặc di chuyển ngang của bồi tích.

Sa khoáng bãi biển. Ở Sóc Trăng có 2 đoạn bờ bị xói lở, đặc biệt là đoạn từ xã Vĩnh Hải đến Vĩnh Trạch Đông. Tuy nhiên, do trầm tích bị xói lở cũng là phù sa của sông Mê Kông ở giai đoạn trước. Do đó, khả năng tập trung khoáng vật nặng cũng không cao.

Sa khoáng trên đáy biển. Đáy biển trong phạm vi độ sâu từ 17-18 đến 20-21 mét trở ra, các đơn vị địa mạo cũng hầu hết bị xói lở-tích tụ hoặc xâm thực-tích tụ do tác động của sóng và dòng chảy gần đáy. Trên đáy biển vùng nghiên cứu tồn tại 3 đơn vị địa mạo: Bề mặt tích tụ-xâm thực hiện đại hơi trũng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ưu thế, Bề mặt xói lở-tích tụ lượn sóng hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế và Bề mặt xói lở-tích tụ lượn sóng hiện đại do tác động của dòng chảy-sóng là có khả năng lớn hơn về sự tập trung khoáng vật nặng.



        1. Cát sạn xây dựng

- Các diện phân bố cát trên mặt tập trung ở các đơn vị địa mạo: Bề mặt tích tụ-xói lở hiện đại gần nằm ngang do tác động của sóng-dòng chảy gần đáy; Bề mặt tích tụ-xâm thực hiện đại hơi trũng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ưu thế; Bề mặt xói lở-tích tụ lượn sóng hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế; Bề mặt tích tụ-xói lở hiện đại bị chia cắt hơi nghiêng do tác động của dòng chảy gần đáy chiếm ưu thế và Bề mặt xói lở-tích tụ lượn sóng hiện đại do tác động của dòng chảy-sóng.

- Các vùng cát sạn aluvi lòng sông cổ: theo tài liệu địa chấn nồng độ phân giải cao đã phát hiện các cấu trúc lòng sông cổ lấp đầy các thành tạo aluvi cát sạn sỏi có tuổi từ cuối Pleistocen muộn cho đến Holocen sớm khi mức nước biển đang dâng lên.

- Cát san lấp: ngoài diện phân bố cát sạn và sét gạch ngói như nêu trên, các thành tạo trầm tích có thành phần cát là chủ yếu (thứ yếu là bột cát) trên diện tích còn lại của đáy biển vùng nghiên cứu đều có thể làm vật liệu san lấp.


      1. Các tướng trầm tích đáy biển thuận lợi cho tích tụ khoáng sản rắn theo tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao

Trên vùng biển nghiên cứu đã phát hiện được các kiểu (hay tướng) thành tạo đáng chú ý sau:

- Kiểu eluvi- aluvi trên đá gốc, kiểu này phát triển nhiều sung quanh khu vực Côn Đảo.

- Kiểu aluvi lòng sông cổ phát triển trong Pleistocen và Holocen vùng biển trước cửa sông lớn (của Định An và cửa Trần Đề).

Dựa vào tài liệu địa chấn để xác định vị trí có điều kiện tích tụ vật liệu trầm tích và dựa vào băng sonar quét sườn để dự đoán thành phần trầm tích trên mặt. Kết hợp hai loại tài liệu này đã khoanh định các khu vực có triển vọng về vật liệu xây dựng gồm:



          1. Khu vực I

Khu vực có triển vọng phân bố ở phía Đông Bắc Côn Đảo. Khu vực này có diện tích tương đối rộng với kích thước trung bình khoảng 10km, dài khoảng 30km, thuộc tập A (tập sát đáy biển), thành phần chủ yếu gồm cát, cát hạt thô. có chiều dày trung bình khoảng 10m.

          1. Khu vực II

Khu vực này có tập cát mịn lẫn bùn dày khoảng 3m, nằm ngang trên đáy biển. Diện tích khu vực này khoảng 70km2; đây là khu vực dự báo có triển vọng thấp.

          1. Khu vực III

Nằm ở rìa phía Tây Nam diện tích khảo sát. Có diện tích khoảng 53km2. Tập cát sạn trong khu vực này có chiều dày khoảng 10m.

          1. Khu vực IV

Cũng nằm ở rìa Tây Nam diện tích khảo sát, cách khu vực III về phía Nam khoảng 6km. Khu vực này có diện tích khoảng 60km2, chiều dày của tập cát sạn khoảng 10m.

    1. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN

      1. Khoáng sản kim loại

        1. Vùng Đông Nam cửa Trần Đề (C1)

Diện tích 235km2, phân bố trong đới độ sâu từ 2-6 m nước (hình 3.1), chạy song song với đường bờ, chiều dày từ 3-6m, trung bình ~5m. Trầm tích chủ yếu là cát, cát lẫn sạn màu xám, cát hạt mịn lẫn ít bùn và vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu trọng sa cho thấy hàm lượng tổng khoáng vật nặng (ilmenit, zircon, rutil, anataz) dao động từ ít đến 7008 g/m3, trung bình 593 g/m3 (~0,03%), trong đó:

- Ilmenit: dao động từ ít đến 5508 g/m3, trung bình 428 g/m3.

- Zircon: dao động từ ít đến 1149 g/m3, trung bình 134 g/m3.

- Rutil+anataz: ít đến 352 g/m3, trung bình 31 g/m3.

Tài nguyên dự báo sa khoáng cấp 334b: 696.775 tấn quặng tổng. (Bảng 3.2)


        1. Vùng ngoài khơi Đông Bắc Côn Đảo (C2)

Phân bố ở ngoài khơi, trong đới độ sâu từ 26-31m nước, trong trường trầm tích cát, diện tích khoảng 36 km2, chiều dày tập cát từ 4-20m trung bình ~6,3m (theo tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao, theo tài liệu ống hút piston tay chiều dày lớp trầm tích lấy mẫu là 2m. Trầm tích chủ yếu là cát, cát sạn màu xám vàng, cát hạt trung - mịn lẫn ít vụn sinh vật. Kết quả phân tích mẫu trọng sa cho thấy hàm lượng khoáng vật nặng thay đổi như sau:

- Ilmenit: dao động từ 23 đến 481 g/m3, trung bình 217 g/m3.

- Zircon: dao động từ 18 đến 322 g/m3, trung bình 94 g/m3.

- Rutil+anataz: 6 đến 88 g/m3, trung bình 39 g/m3.

Hàm lượng tổng khoáng vật quặng (ilmenit, zircon, rutil, anataz) dao động từ 49- 891g/m3, trung bình 350g/m3 (~0,02%).

Tài nguyên dự báo sa khoáng cấp 334b: 25.200 tấn quặng tổng. (Bảng 3.2)

Bảng 3.1: Tổng hợp tài nguyên dự báo các vùng triển vọng tập trung sa khoáng

Tên vùng triển vọng và số hiệu

Độ sâu nước (m)

Diện tích (km2)

Chiều dày (m)

Hàm lượng (g/m3)

Tài nguyên dự báo (tấn quặng tổng)

Vùng (C1)

2-6

235

5 (Khoan thổi)

593 (0,03%)

696.775

Vùng (C2)

26-31

36

2 (ống hút)

350 (0,02%)

25.200

Tổng

Tài nguyên dự báo cấp 334b: 721.975


        (Nguồn: Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1:100.000, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển giai đoạn 2006-2010).

      1. Vật liệu xây dựng

        Tổng hợp các kết quả địa chất, địa mạo, kiến tạo, địa vật lý, trầm tích cho thấy vùng nghiên cứu rất triển vọng về vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu san lấp. Kết quả phân tích các mẫu VLXD theo chiều sâu đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm vật liệu xây dựng, chủ yếu là vật liệu san lấp. Triển vọng khoáng sản vùng nghiên cứu được phân ra thành các vùng triển vọng sau:



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương