MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5



tải về 1.78 Mb.
trang3/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Nguồn nhân lực


Theo niên giám thống kê 2009, toàn tỉnh Bắc Giang có 09 huyện và 01 thành phố với 230 xã, phường và thị trấn. Dân số 1.560.171 người. Mật độ dân số bình quân 407,6 người/km2, thấp nhất là huyện Sơn Động (bình quân 81 người/km2), cao nhất là thành phố Bắc Giang (3.1989 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,15%.

Dân tộc: Bắc Giang có 27 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Hoa, Mường, Dao, Cao Lan... trong đó đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 87,1%), các dân tộc ít người chiếm khoảng 12,9 %.

Số người trong độ tuổi lao động là 1.026.775 người (chiếm 66% dân số).

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế 963.836 người, lao động nữ là 498.283 người. Trong đó, tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 14,4%; dịch vụ là 15,5 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 70,1 % tổng số lao động. Hiện tại, số lao động khu vực nông thôn mới có thời gian làm việc khoảng 87% số ngày làm việc trong năm nên có thể huy động lao động nhàn rỗi cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

Nhân dân lao động chủ yếu làm nghề nông, đã từng tham gia các dự án đầu tư về lâm nghiệp bằng nguồn vốn trong và ngoài nước nên có kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là khai thác các kiến thức bản địa để áp dụng vào sản xuất hàng hoá. Nhận thức của người dân hiện nay về lợi ích từ rừng mang lại đã được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên đời sống và mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn chưa cao, nhất là những xã miền núi có đồng bào dân tộc và những hộ dân sống gần rừng vì vậy đây là những đối tượng thường hay khai thác lâm đặc sản rừng trái phép để có thu nhập.

2. Thực trạng kinh tế xã hội


Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh là 8,7%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (6,9%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 564 USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2005 (305 USD). Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội từ năm 2006 - 2010 ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2001-2005. Thu hút thêm 333 dự án đầu tư trong nước và 55 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nâng tổng số dự án đầu tư trong nước lên 484 dự án, tổng vốn đăng ký 26.484 tỷ đồng và 81 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 503,5 triệu USD. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế tiếp tục được quan tâm, đầu tư xây dựng. Lĩnh vực văn hoá - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân vùng bị lũ lụt và một số vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn nhưng đã được các cấp, các ngành tập trung chăm lo nên vẫn cơ bản ổn định. Theo niên giám thống kê 2009 của tỉnh Bắc Giang, cơ cấu GDP trên địa bàn năm 2009 và kế hoạch năm 2010 như sau:

TT

Ngành kinh tế

Năm 2009

(%)


Kế hoạch năm

2010 (%)


1

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

31,9

30,7

2

Công nghiệp và xây dựng

40,1

34,5

3

Dịch vụ

28,0

34,8

Như vậy, năm 2009 ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất. Cơ cấu các ngành đã có sự chuyển dịch mạnh sang ngành dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh có cấu thành phần kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nông nghiệp:

Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân. Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2009: giá trị sản xuất hàng hoá Nông - lâm nghiệp năm 2009 đạt 9.781,6 tỷ đồng, chiếm 31,9% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Giá trị cố định của ngành là 5.182,3 tỷ đồng. Chỉ số phát triển của ngành năm 2009 là 103,7%.

Đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá như: Vùng cây ăn quả, lạc và cây thực phẩm, trong đó cây Vải đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường; ngày càng xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi với quy mô lớn theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp. Phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm và hộ thu nhập 50 triệu đồng/năm đã được người dân tích cực thực hiện, tạo ra một bước đổi mới về tư duy canh tác; giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp đã tăng từ 19 triệu đồng/ha/năm (năm 2000) lên 43 triệu đồng/ha/năm (năm 2009).

Giá trị sản xuất hàng hoá lâm nghiệp năm 2009 là 247,0 tỷ đồng (chiếm 2,5% tổng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản và chiếm 0,7% giá trị sản xuất toàn tỉnh). Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá cố định là 149,7 tỷ đồng. Chỉ số phát triển của ngành năm 2009 là 102,1%.

Giá trị sản xuất hàng hoá chăn nuôi toàn tỉnh năm 2009 là 4.597 tỷ đồng, chiếm 47% giá trị sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất theo giá cố định là 1.741,9 tỷ đồng. Chỉ số phát triển ngành năm 2009 là 128,7%.

Giá trị sản xuất hàng hoá thuỷ sản năm 2009 là 338,2 tỷ đồng, chiếm 3,4% giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thuỷ sản và chiếm 0,9% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Nuôi trồng thuỷ đặc sản có chiều hướng phát triển nhưng còn hạn chế về thị trường. Nhiều hộ gia đình đã sử dụng diện tích mặt nư­ớc tư­ơng đối có hiệu quả, cho thu nhập cao.



Nhìn chung, tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh đã có những thành quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế: Việc chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp còn chậm và không đồng đều. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Chăn nuôi chưa tương xứng với tiềm năng; dịch vụ nông nghiệp nông thôn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều lao động. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa của tỉnh còn dàn trải, trình độ sản xuất hàng hoá thấp, quy mô sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ.

- Công nghiệp:



Giai đoạn 2005-2010, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm đạt 19,5%. Đến 2009, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.721 tỷ đồng. Hiện nay tỉnh Bắc Giang đã trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 09 KCN với tổng diện tích bổ sung khoảng 3.500 ha vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2020. Từ đầu năm 2006 đến nay thu hút được 75 dự án đầu tư, trong đó có 32 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư đăng ký 3.097,54 tỷ đồng và 350,85 triệu USD đưa tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp lên 102 dự án trong đó có 36 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.791,33 tỷ đồng và 357,33 triệu USD. Nhiều dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh và đạt kết quả khá. (Nguồn Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang).

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 435 làng có nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó, có 33 làng đủ tiêu chí công nhận làng nghề theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gồm 24 làng nghề truyền thống và 9 làng nghề mới), thu hút trên 19.200 lao động. Ngoài ra, toàn tỉnh có gần 14.300 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề như: chế biến nông, lâm sản; sản xuất cơ khí; vật liệu xây dựng; thủ công mỹ nghệ…. thu hút đáng kể lực lượng lao động tại chỗ ở các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động khu vực nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm xi măng, phân bón, sản phẩm may, điện, bia-nước giải khát, gạch... Nhìn chung, công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng còn thấp trong nền kinh tế và chưa phát triển hết tiềm năng.

Tuy nhiên, quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé, hiệu quả không cao; sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, chưa có sản phẩm mũi nhọn. Trình độ sản xuất và năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế.

3. Cơ sở hạ tầng


Hệ thống giao thông Bắc Giang đư­ợc phân bổ đều và thuận tiện bao gồm cả đ­ường bộ, đường sắt và đư­ờng sông.

Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ 1A, đường tỉnh, đường huyện, đường xã với tổng chiều dài 4.008 km. Trong đó quốc lộ gồm 5 tuyến với tổng chiều dài là 277,5 km. Đường tỉnh gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 387,5 km. Đường huyện có 54 tuyến với tổng chiều dài 469,5 km. Đường liên xã có tổng chiều dài 2.874 km. Hạ tầng giao thông tiếp tục được củng cố, giao thông đến trung tâm các huyện lỵ cơ bản thuận tiện; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Tỷ lệ kiên cố hoá giao thông nông thôn đạt 48%.

Trên địa bàn có ba con sông lớn chảy qua là sông Thư­ơng, sông Cầu, sông Lục Nam với tổng chiều dài 552 km (hiện đang khai thác giao thông đường thuỷ 187 km) tạo nên một mạng lưới giao thông thuỷ thuận tiện.

Hệ thống sông này cũng là nguồn cung cấp n­ước mặt phong phú với trữ lượng hàng trăm triệu mét khối cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Hạ tầng thuỷ lợi có nhiều cải thiện: Xây dựng, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Sông Sỏi, cụm công trình hồ chứa huyện Lục Ngạn. Kiên cố các hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn, Nam Yên Dũng và hệ thống kênh mương nội đồng. Tỷ lệ kênh cứng cấp 1 đến nay đã đạt 39,2%, cấp 2 đạt 50,9%, cấp 3 đạt 28. Năng lực tưới, tiêu tăng hơn; diện tích đất canh tác chủ động được nước tưới đạt 80,8%.

Trên các tuyến sông có 3 hệ thống cảng: Cảng trung ương, cảng chuyên dùng và cảng địa phương với tổng năng lực bốc xếp khoảng 200 nghìn - 300 nghìn tấn.

Bắc Giang có 3 tuyến đư­ờng sắt đi qua với tổng chiều dài 87 km gồm các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội - Kép (Bắc Giang) - Hạ Long (Quảng Ninh); Hà Nội - Kép - Lưu Xá.

Nhiều công trình điện, hạ tầng ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp, làng nghề, công trình phúc lợi xã hội được xây dựng như: Hệ thống đường dây thuộc dự án năng lượng nông thôn II; hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung, Việt Hàn, Song Khê - Nội Hoàng, cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng, Nhiệt điện Sơn Động, đường vào Nhà máy nhiệt điện Vũ Xá; hạ tầng các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố; hạ tầng các làng nghề Mai Trung, Thủ Dương... Xây mới Bệnh viện Sản - Nhi và cải tạo, nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, trạm y tế, trường học.

4. Văn hóa xã hội


- Y tế: Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được tỉnh quan tâm phát triển. Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế ngày càng tăng.

Toàn tỉnh có 16 bệnh viện, 24 phòng khám đa khoa khu vực, 7 cơ sở hệ dự phòng tỉnh, 230 trạm y tế xã, ph­ường, 1 nhà hộ sinh khu vực.

Tỉnh đã chủ động phối hợp với các chư­ơng trình quốc gia lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với các xã vùng sâu và vùng cao.

Tỷ lệ dân số thành thị dùng nước sạch đạt 97,5%, và tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh đạt 80,3%.

Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân: 17,1. Tỷ lệ Bác sĩ/vạn dân: 6,7.

- Giáo dục: Sự nghiệp Giáo dục - đào tạo tiếp tục đư­ợc củng cố, phát triển và có nhiều chuyển biến tích cực.

Đến thời điểm này, tỉnh có 60% số trường học của tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống quy mô, loại hình trư­ờng lớp ở các ngành học, bậc học đ­ược mở rộng hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng.

Toàn tỉnh có 04 trường cao đẳng, 07 trường trung cấp và 78 cơ sở dạy nghề, tăng 40 cơ sở so với năm 2005. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn mỗi năm dạy nghề cho khoảng 3 vạn lao động, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 33%, 49 trư­ờng THPT, 1 trường trung học cấp 2-3 và 227 trư­ờng THCS, 257 trường mầm non, 272 trư­ờng tiểu học. Ngoài ra còn có rất nhiều các điểm, lớp dạy tin học, ngoại ngữ, cắt may, sửa chữa cơ khí, điện tử, mộc dân dụng...



- Văn hoá-xã hội- thông tin: Công tác văn hoá, TDTT đ­ược tỉnh quan tâm và phát triển theo h­ướng xã hội hoá; phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, làng văn hoá đ­ược nhân dân hư­ởng ứng mạnh. Năm 2009, có gần 80% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá". Mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt và ngày càng nâng cao, đ­ường giao thông nông thôn, nhà văn hoá ngày càng khang trang hơn, số hộ nghèo tiếp tục giảm; Số hộ nghèo năm 2009 toàn tỉnh là 54.071 hộ chiếm 13,7% (năm 2005 chiếm 30,7%).

Hiện nay có 230/230 số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% có trường học, trạm y tế, 187/230 xã có bưu điện văn hoá. Tỷ lệ số hộ được dùng điện đạt 97%.



Tỷ lệ diện tích cây xanh/người: 12,5m2.

Nhìn chung thành tựu văn hoá xã hội toàn tỉnh trong những năm qua đã từng bước được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, đặc biệt ở các xã vùng núi của các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương