MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


IV. HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG SẢN XUẤT



tải về 1.78 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

IV. HIỆN TRẠNG ĐẤT LÂM NGHIỆP VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG SẢN XUẤT


Toàn tỉnh hiện có 113.462,2 ha rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch cho rừng sản xuất. Trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 38.764,8 ha, chiếm 34,16 % đất rừng sản xuất

+ Rừng trồng: 61.810,1 ha, 54,48 % đất rừng sản xuất

+ Đất chưa có rừng: 12.887,3 ha, 11,36 % đất rừng sản xuất.

Trong phạm vi, đối tượng quy hoạch chỉ giới hạn tập trung vào điều tra chi tiết hiện trạng 113.462,2ha quy hoạch cho đất rừng sản xuất.

1. Hiện trạng đất rừng sản xuất phân theo trạng thái


1.1. Rừng tự nhiên

Tổng diện tích 38.764,8 ha, chiếm 34,16% diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất, 10,2 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Biểu 1 : Tổng hợp diện tích rừng tự nhiên

Loại đất loại rừng

Diện tích

(ha)

Chia ra các huyện

Yên Thế

Tân Yên

Lạng Giang

Lục Nam

Lục Ngạn

Sơn Động

a. Rừng tự nhiên

38.764,8

1.535,4

0,4

25,1

9.075,3

6.563,9

21564,7

1. Rừng gỗ lá rộng

38.764,8

1.535,4

0,4

25,1

9.075,3

6.563,9

21.564,7

- Rừng trung bình

23,8

-

-

-

-

23,8

-

- Rừng nghèo

38.741,0

1.535,4

0,4

25,1

9.075,3

6.540,1

21.564,7

(Chi tiết tại các xem phụ biểu 1B/HT phần phụ lục)

Về mật độ và cơ cấu tổ thành loài cây cơ bản của rừng tự nhiên:

+ Mật độ cây rừng từ 200-375 cây/ha, tổ thành loài cây chủ yếu như sau;

Tầng cây cao các loài Trám các loại (Canarium spp.), Các loài Dẻ (Lithocarpus spp, Castanopsis spp, Quercus spp), các loài họ Re (Cinnamomum spp, Litsea spp), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Phân Mã (Archidendron balansae), Xoan đào (Prunus arborea), Nhội (Bischofia javanica),... với đường kính đạt 14-16 cm có trường hợp cá biệt đường kính đạt trên 25cm. Thực vật tầng giữa và tầng dưới thường gặp các loài Ngát (G. subequalis), Chân chim (Schefflera octophylla), Rè nhớt (Machilus leptophylla), Thôi ba (Alangium chinensis), các loài Dẻ (Lithocarpus spp, Castanopsis spp, Quercus spp), Bứa (Garcinia oblongifolia Champ)...; độ tàn che từ 0,3 - 0,6; trữ lượng rừng trung bình từ 15 - 40m3 /ha.

Về các chỉ tiêu lâm học cơ bản:

Biểu 2: Các chỉ tiêu lâm học trong các ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên.

Huyện



Tiểu khu

Khoảnh

ÔTC số

Trạng thái

Mật độ (cây)



Hvn

(/ha)



D1.3

(/ha)

M
(m3/ha)

N/ô

N/ha
(hiện tại)

Sơn Động

Tuấn Đạo

157A

28

1

R. nghèo

69

345

10

16

40,45

Sơn Động

Tuấn Đạo

157A

23

2

R. nghèo

58

290

9

15

29,14

Lục Ngạn

Tân Lập

70

36

2

R. nghèo

40

200

9

14

15,47

Lục Ngạn

Tân Lập

70

35

1

R. nghèo

40

200

9

14

19,29

Lục Nam

Lục Sơn

106

18

1

R. nghèo

75

375

9

11

19,18

Lục Nam

Vô Tranh

104

30

1

Rừng Giẻ

13

260

12

24

69,17

Lục Nam

Vô Tranh

104

30

2

Rừng Giẻ

15

300

11

22

61,83

Lục Nam

Vô Tranh

104

24

3

Rừng Giẻ

15

300

11

22

68,57

1.1.1. Rừng trung bình: 23,8 ha

Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt, đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn có một số cây to khoẻ vượt tán của tầng rừng cũ để lại. Tổ thành loài cây chủ yếu là các loài Dẻ, Bứa, Kháo, Lim Xanh, Sai, Máu Chó... Độ tàn che 0,4 – 0,6, D = 25 – 27cm, H = 10 - 13m, N = 400 - 600cây/ha, trữ lượng cây đứng từ 120 - 180m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân đạt 3,3 m3/ha/năm. Diện tích trên chỉ còn ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, khu vực thượng nguồn đập Khe Sàng (theo tài liệu điều tra tài nguyên rừng phục vụ công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức tại xã Đèo Gia). Diện tích rừng này có thể được điều chế để đưa vào khai thác chọn trong thời gian tới.

1.1.2. Rừng nghèo: 38.741,0 ha

Diện tích rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn. Tổ thành loài cây chủ yếu là các loài Giẻ, Re, Lim Xẹt, Trám, kháo... Độ tàn che 0,3 – 0,5, D = 11 – 15cm, H = 8 - 9 m, N = 200 - 300cây/ha, trữ lượng cây đứng từ 15 - 30m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân chỉ đạt 2,11-2,67m3/ha/năm.

Đây là trạng thái rừng tự nhiên chính trong rừng sản xuất nhưng không thể khai thác trong thời gian tới mà phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để nuôi dưỡng để duy trì và phát triển các nguồn gỗ lớn cho nhiều năm sau đồng thời cần phải bảo vệ tốt để chúng phát huy vai trò bảo vệ môi trường, giữ nguồn nước cho sản xuất của người dân trong vùng và là nơi đầu tư phát triển để cung cấp lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên có thể lựa chọn đưa vào quy hoạch cải tạo rừng 3.734 ha. Trong đó:

Tổng cộng

3.734 ha

- Yên Thế

78 ha

- Lục Nam

1.584 ha

- Lục Ngạn

490 ha

- Sơn Động

1.581 ha

(Chi tiết đến xã xem biểu 08 phần phụ lục)

Diện tích rừng dẻ thuần loại phục hồi sau nương rẫy có tuổi 20-25 năm tại huyện Lục Nam và Lục Ngạn: 3000 ha, trữ lượng bình quân 60-70m3/ha là nhóm rừng tự nhiên đặc biệt của tỉnh rất cần quản lý tốt để sản xuất gỗ lớn kết hợp thu hái quả.

1.2. Đất có rừng trồng

1.2.1. Hiện trạng rừng trồng theo đơn vị hành chính

Tổng diện tích rừng trồng là 61.810 ha. Trong đó có các loài cây trồng chính là Bạch Đàn: 19.426 ha, Keo: 22.925 ha, Thông mã vĩ: 4.362 ha và thông xen keo: 9.506, Trám, Lát, Vải, Hông và một số loài cây khác đặc sản khác: 5.561 ha ( Phụ biểu 6A/HT).

Biểu 3: Diện tích rừng trồng theo đơn vị hành chính

Loại đất loại rừng

Diện tích

(ha)

Phân theo đơn vị hành chính

 

TP. BGiang

Yên Thế

Tân Yên

Việt Yên

Yên Dũng

Lạng Giang

Hiệp Hoà

Lục Nam

Lục Ngạn

Sơn Động

Rừng trồng

61.810,1

97,6

9.739,0

1.146,5

838,1

1.096,8

994,4

54,3

11460,2

20.168,5

16.214,7

- Rừng gỗ có trữ lượng

30.632,6

97,6

5.758,3

295,3

803,3

526,3

529,1

52,5

6.911,8

11.212,0

4.441,5

- Rừng gỗ chư­a có TL

25.667,6

-

2.856,5

351,3

29,8

318,6

385,3

1,8

3.470,2

7.804,2

10.450,0

- Rừng tre nứa

29,1

-

11,5

-

-

-

-

-

-

-

17,6

- Rừng đặc sản

5.480,8

-

1.112,7

500,0

-

251,9

80,0

-

1.078,2

1.152,3

1.305,7

(Chi tiết xem phụ biểu 2 phần phụ lục)

- Trong đó rừng trồng có trữ lượng: 30.632,6 ha. Phần diện tích này tập trung chủ yếu tại các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và huyện Sơn Động. Đây là diện tích rừng trồng của các Dự án 327, 661 và rừng trồng kinh tế của các Công ty lâm nghiệp:

+ Rừng trồng của các dự án 327, 661 chiếm khoảng 23.000 ha với các loài keo lá chàm, keo tai tượng hoặc hỗ giao với thông mã vĩ cho năng suất thấp (10-15 m3/ha năm) nay chuyển sang rừng sản xuất, phân bố ở tất cả các huyện miền núi, trung du. Chất lượng rừng không cao và là đối tượng khai thác trồng lại trong thời gian tới.

+ Rừng trồng của các Công ty lâm nghiệp (Lâm trường cũ) 9.804 ha với các loài cây bạch đàn urophylla (các dòng: PN2, U6), keo tai tượng nhưng suất chỉ đạt 10-15m3/ha năm tại tuổi 6,7 (6.683,7ha) là đối tượng khai thác chính hiện nay tại Lục Nam, Yên Thế. Thông mã vĩ (chủ yếu ở Lục Ngạn) có năng suất 7-10 m3/ha năm có tuổi 25-30 năm đang được khai thác để trồng lại. Ngoài ra, diện tích rừng trồng hỗn giao thông + keo do Dự án KFW tổ chức gây trồng tập trung ở Lục Ngạn, Sơn Động (9.506 ha) đang nuôi dưỡng cũng có thể khai thác chọn trong gia đoạn tới. Nhìn chung, diện tích rừng trồng có trữ lượng của tỉnh chiếm 50% tổng diện tích rừng hiện có nhưng năng suất, chất lượng rừng không cao, tập trung cơ bản ở 4 huyện miền núi.

1.2.2. Hiện trạng rừng trồng theo loại cây và cấp tuổi

Biểu 4: Hiện trạng rừng trồng theo loại cây và cấp tuổi (ha)

Loại đất, loại rừng

TỈNH BẮC GIANG

Cộng

Thông

Thông + Keo

Keo

Bạch đàn

Vải

Trám + Lát

Hông

Rừng trồng

61.809,9

4.362,3

9.506,8

22.924,6

19.426,5

5.480,8

49,8

30,0

- Rừng gỗ có trữ lượng

30.632,6

3.351,3

6.579,1

8.155,1

12.497,3

-

49,8

-

+ Cấp tuổi II

23.744,0

1.927,9

4.816,7

6.999,0

9.950,7

-

49,8

 

+ Cấp tuổi III

4.182,5

810,4

1.150,5

833,7

1.387,9

-

-

 

+ Cấp tuổi IV

2.706,2

613,1

611,9

322,4

1.158,7

-

-

 

- Rừng gỗ chưa có TL

25.667,4

1.011,0

2.927,7

14.769,5

6.929,2

-

-

30,0

- Rừng tre nứa

29,1

-

-

-

-

-

-

 

- Rừng đặc sản

5.480,8

-

-

-

-

5.480,8

-

 


(Chi tiết xem phụ biểu 6A phần phụ lục)

Toàn tỉnh hiện có các loài cây trồng chính sau: Thông mã vĩ, Keo tai tượng, Keo lai, Keo lá chàm, Bạch đàn liễu, Bạch đàn trăng và Bạch đàn urophylla, Trám, Lát, Thông caribe.... Trong đó, tập trung chủ yếu là Keo, Bạch Đàn và Thông mã vĩ.

Tổng diện tích rừng trồng đã có trữ lượng có 30.632,6 ha đây là diện tích có thể khai thác trong 5 năm tới.

Tổng diện tích rừng trồng chưa có trữ lượng:

Diện tích 25.667,4 ha tập trung chủ yếu tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và huyện Yên Thế. Đây là diện tích rừng mới trồng từ nhiều chủ rừng (các Công ty lâm nghiệp nhà nước, công ty tư nhân, các hộ gia đình cá nhân) với nhiều nguồn vốn khác nhau trong điều kiện được áp dụng các công nghệ về chọn giống, quy trình sản xuất tiến bộ và quản lý tốt với mục tiêu chỉnh là sản xuất gỗ nên hiệu quả trồng rừng đạt chất lượng tương đối cao, tuy nhiên các diện tích do người dân tự tìm nguồn giống, tự gây trồng (huyện Sơn Động, Lục Nam) thiếu kiến thức chuyên môn (chất lượng giống không được kiểm soát, làm đất không đúng quy trình và mật độ cao) nên hiệu quả có thể sẽ thấp.

- Rừng tre nứa 29 ha được người dân trồng rừng tập trung. Diện tích ở 2 xã An Lập của huyện Sơn Động và xã Xuân Lương của huyện Yên Thế.

- Rừng đặc sản (Vải ăn quả) 5.480,8 ha cho chất lượng quả Vải kém, hiệu quả kinh tế thấp, ở nơi có độ dốc quá lớn, không được chăm sóc tốt, thiếu nước. Diện tích này sẽ được chuyển đổi sang trồng rừng bằng cây lâm nghiệp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế. (Gồm Yên Thế 1.112,7 ha; Lục Nam 1.078,2 ha; Lục ngạn 1.152,3 ha; Sơn động 1.305,7 ha; Tân Yên 500 ha; Yên Dũng 251,9 ha; Lạng Giang 80 ha). (Chi tiết xem biểu 09 phần phụ lục)

1.3. Đất chưa có rừng

Biểu 5: Tổng hợp diện tích đất chưa có rừng phân theo đơn vị hành chính

Loại đất

Diện tích

Phân theo đơn vị hành chính

TP. BGiang

Yên Thế

Tân Yên

Việt Yên

Yên Dũng

Lạng Giang

Hiệp Hoà

Lục Nam

Lục Ngạn

Sơn Động

Đất trống ch­ưa có rừng

12.887,3

-

1.345,3

64,0

124,7

26,4

96,7

-

1.255,1

5.459,0

4.516,1

- Đất trống không có cây gỗ tái sinh

8.239,6

-

1.178,8

64,0

124,7

26,4

96,7

-

638,5

4.428,6

1.681,8

- Đất trống có cây gỗ tái sinh

4.647,7

-

166,5

-

-

-

-

-

616,6

1.030,4

2.834,3

(Chi tiết xem phụ biểu 1B/HT phần Phụ lục)

Tổng diện tích đất chưa có rừng là 12.887,3 ha. Trong đó tập trung nhiều nhất tại các huyện Lục Ngạn 5.459,0 ha, Sơn Động 4.516,1 ha, Yên Thế 1.345,3 ha. Đây là đối tượng mà các dự án lâm nghiệp đặc biệt quan tâm để có thể trồng rừng tập trung phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao độ che phủ của rừng trong toàn tỉnh, bảo vệ môi trường sinh thái.

1.3.1. Đất trống không có cây gỗ tái sinh

Diện tích 8.239,6 ha phân bố tập trung ở các huyện Lục Ngạn 4.428,6 ha, Yên Thế 1.178,8 ha, huyện Sơn Động 1.681,8 ha. Khoảng 80% diện tích đất có khả năng trồng rừng. Diện tích này ở những nơi có độ dốc <250, tuy không thuận lợi cho thi công nhưng thuận tiện cho việc trồng rừng tập trung để mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi những loài cây trồng phù hợp. Phần diện tích còn lại có độ dốc cao, tầng đất mỏng khó có thể trồng rừng kinh tế.

(Chi tiết xem phụ biểu 1B/HT phần Phụ biểu )

1.3.2. Đất trống có cây gỗ tái sinh

Diện tích 4.647,7 ha phân bố tập trung ở các huyện Sơn Động 2.834,3 ha và huyện Lục Ngạn 1.030,4ha. Diện tích đất này chưa có rừng, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao >0,5 m. Ở những khu vực có độ dốc lớn hơn 250 điều kiện trồng rừng khó khăn tiến hành khoanh nuôi có trồng bổ sung: khoảng 4.000ha, còn lại 648 ha đưa vào trồng rừng (huyện Yên Thế: 167 ha, Lục Nam 17 ha, Lục Ngạn: 130 ha và Sơn Động: 334ha) kinh tế bằng những loài cây trồng thích hợp.

(Chi tiết xem biểu 01B, phần phụ biểu)

Đánh giá chung tiềm năng rừng sản xuất:

Là một tỉnh trung du miền núi, nên diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 29,64% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

- Diện tích đất trống chưa có rừng 12.887,3 ha; tập trung chủ yếu ở một số huyện như Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn và huyện Sơn Động. Đây là đối tượng có thể trồng rừng kinh tế tập trung ở những nơi có độ dốc <250, điều kiện sản xuất thuận lợi. Phần diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh ở những khu vực có độ dốc trên 250, điều kiện trồng rừng khó khăn phải tiến hành khoanh nuôi, trồng bổ sung cây lâm nghiệp và bảo vệ.

- Đối với đất có rừng tự nhiên:

+ Rừng trung bình còn lại rất ít 23,8 ha, chiếm 0,02% đất rừng sản xuất. Diện tích rừng này tập trung ở xã Đèo Gia, khu vực này nằm gọn trong vùng thượng nguồn của đập Khe Sàng. Vì vậy, nên quản lý bảo vệ tốt diện tích này để phát huy được chức năng phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Rừng nghèo 38.741,0 ha chiếm 34,16% đất rừng sản xuất. Trữ lượng rừng này thấp chỉ từ 15- 40m3/ha cần đầu tư nuôi dưỡng để sản xuất gỗ lớn. Diện tích có thể cải tạo rừng khoảng 3.734 ha ở những nơi có cấp phòng hộ ít xung yếu nhưng phải kiểm soát chặt chẽ, tránh lạm dụng cải tạo rừng để phá bỏ rừng tự nhiên.

- Đối với rừng trồng

+ Diện tích rừng trồng là 61.810 ha, chiếm 54,47% diện tích đất rừng sản xuất. Trong đó Vải hoang hoá 5.480,8 ha còn lại 56.300,2 ha rừng trồng bằng các loài cây trồng chính như Bạch đàn, Keo, Thông mã vĩ, 29,1ha rừng tre nứa. Đối với diện tích rừng trồng các hộ gia đình đang quản lý hiện đang trồng một cách tự phát (ngoài các dự án đang đầu tư), thiếu biện pháp kỹ thuật hợp lý nên hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao. Các doanh nghiệp tư nhân và Doanh nghiệp Nhà nước cây trồng sinh trưởng tốt, trữ lượng của rừng trồng cao. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu quy hoạch chi tiết, tính toán nhu cầu tiêu thụ cụ thể để định hướng phát triển nghề rừng cho từng khu vực. Sản phẩm từ rừng của tỉnh chưa được Quốc tế hoá (chứng chỉ rừng bền vững FSC: Forest Stewardship Council “Hội đồng quản lý rừng thế giới”). Một sản phẩm khi có dấu chứng nhận hợp chuẩn FSC sẽ được cộng đồng tiêu thụ đánh giá tốt hơn, chấp nhận mua với giá cao hơn. Đây là hướng đi mới mà các doanh nghiệp lâm nghiệp trong tỉnh cần quan tâm.

2. Hiện trạng phân theo đơn vị hành chính và theo nhóm chủ quản lý


Biểu 6: Tổng hợp diện tích phân theo đơn vị hành chính

Loại đất loại rừng

Diện tích

Phân theo đơn vị hành chính

TP. BGiang

Yên Thế

Tân Yên

Việt Yên

Yên Dũng

Lạng Giang

Hiệp Hoà

Lục Nam

Lục Ngạn

Sơn Động

Đất rừng sản xuất

113.462,2

97,6

12.619,7

1.210,9

962,8

1123,3

1.116,2

54,3

21.790,7

32.191,4

42.295,5

a. Rừng tự nhiên

38.764,8

-

1.535,4

0,4

-

-

25,1

-

9.075,3

6.563,9

21.564,7

- Rừng gỗ lá rộng

38.764,8

-

1.535,4

0,4

-

-

25,1

-

9.075,3

6.563,9

21.564,7

- Rừng trung bình

23,8

-

-

-

-

-

-

-

-

23,8

-

- Rừng nghèo

38.741,0

-

1.535,4

0,4

-

-

25,1

-

9.075,3

6.5401

21.564,7

b. Rừng trồng

61.810,1

97,6

10.623,39.

1.146,5

838,1

1.096,8

994,4

54,3

11.460,2

20.168,5

16.214,7

- Rừng gỗ có trữ l­ượng

30.632,6

97,6

5.758,3

295,3

808,3

526,3

529,1

52,5

6.911,8

11.212,0

4.441,5

- Rừng gỗ ch­ưa có TL

25.667,6

-

2.856,5

351,3

29,8

318,6

387,3

1,8

3.470,2

7.804,2

10.450,0

- Rừng tre nứa

29,1

-

11,5

-

-

-

-

-

-

-

17,6

- Rừng đặc sản

5.480,8

-

1.112,7

500,0

-

251,9

80,0

-

1.078,2

1.152,3

1.305,7

c) Đất ch­ưa có rừng

887,3

-

1.345,3

64,0

124,7

26,4

96,7

-

1.255,1

5.459,0

4516,1

- Đất trống không có cây gỗ tái sinh

8.239,6

-

1.178,8

64,0

124,7

26,4

96,7

-

638,5

4.428,6

1.681,8

- Đất trống có cây gỗ tái sinh

4.647,7

-

166,5

-

-

-

-

-

616,6

1.030,4

2.834,3



(Chi tiết các xã xem phụ biểu 1B/HT phần phụ biểu)

Từ kết quả trên cho thấy huyện Sơn Động có diện tích đất rừng sản xuất lớn nhất 42.295,5 ha, nhỏ nhất là huyện Hiệp Hoà 54,3 ha. Trong đó diện tích rừng tự nhiên tập trung tại huyện Sơn Động 21.564,7 ha, huyện Lục Nam 9.075,3 ha; rừng trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn 20.168,5 ha; đất trống nhiều nhất huyện Lục Ngạn 5.459,1 ha, Sơn Động 4.516,1 ha.

Theo nhóm chủ quản lý: Các Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp, Lâm trường (CTLNNN), hộ gia đình, cá nhân, Doanh nghiệp tư nhân

Biểu 7: Tổng hợp diện tích phân theo chủ quản lý (ha)

Loại đất, loại rừng

TỈNH BẮC GIANG

Cộng

Ban QLR

CTLN

DNTN

Cộng đồng

Hộ GĐ

CQL khác

Đất rừng sản xuất

113.462,3

276,9

14.600,4

2.542,8

844,0

93.415,8

1.782,3

1. Rừng tự nhiên

38.764,8

120,1

3.800,2

268,6

684,8

32.246,0

1.645,0

a. Rừng gỗ lá rộng

38.764,8

120,1

3.800,2

268,6

684,8

32.246,0

1.645,0

- Rừng giàu

-

-

-

-

-

-

-

- Rừng trung bình

23,8

-

-

-

-

-

23,8

- Rừng nghèo

38.741,0

120,1

3.800,2

268,6

684,8

32.246,0

1.621,2

b. Rừng hỗn giao

-

-

-

-

-

-

-

- Gỗ + Tre nứa

-

-

-

-

-

-

-

- Lá rộng + Lá kim

-

-

-

-

-

-

-

c. Rừng tre nứa thuần loại

-

-

-

-

-

-

-

d. Rừng lá kim

-

-

-

-

-

-

-

e. Rừng ngập mặn

-

-

-

-

-

-

-

g. Rừng núi đá

-

-

-

-

-

-

-

2. Rừng trồng

61.810,1

53,9

9.804,0

2.118,5

28,0

49.755,8

49,9

- Rừng gỗ có trữ lượng

30.632,6

34,6

6.683,7

1.458,5

14,4

22.426,9

14,6

- Rừng gỗ chưa có TL

25.667,6

19,4

3.120,3

660,0

13,6

21.819,1

35,3

- Rừng tre nứa

29,1

-

-

-

-

29,1

-

- Rừng đặc sản

5.480,8

-

-

-

-

5.480,8

-

3. Đất chưa có rừng

12.887,4

102,9

996,2

155,7

131,2

11.413,9

87,4

- Ia

5.554,1

7,7

802,9

143,9

20,4

4.559,1

20,1

- Ib

2.685,5

-

65,9

-

1,2

2.586,4

32,0

- Ic

4.647,7

95,2

127,4

11,8

109,6

4.268,4

35,3

(Chi tiết các xã xem biểu 4B)

- Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động đang quản lý 276,9 ha rừng sản xuất tại xã An Lạc trên 2 khoảng 42, 43 của tiểu khu 141.

- Hiện nay các công ty lâm nghiệp Nhà nước quản lý diện tích đất rừng sản xuất là 14.600ha.

- Công ty tư nhân quản lý diện tích đất rừng sản xuất của các công ty này đang quản lý là 2.542,8 ha, chủ yếu là rừng trồng 2.118,5 ha. Công ty quản lý rừng và đất rừng có diện tích lớn nhất là Công ty trồng rừng Trà Giang 800 ha nằm trên địa bàn xã Đông Hưng huyện Lục Nam. Công ty quản lý rừng và đất rừng có diện tích nhỏ nhất là CT TM-DV Đức Phụng 140,5 ha nằm trên địa bàn xã Biên Sơn huyện Lục Ngạn, Đông Hưng huyện Lục Nam. Diện tích đất rừng của các công ty này chủ yếu được mua gom từ người người dân địa phương. (Chi tiết diện tích các công ty xem biểu 7HT)

- Ngoài ra các chủ quản lý khác như cộng đồng thôn bản, hộ gia đình, LL vũ trang, UBND xã... đang quản lý 96.082, ha.

3. Đặc điểm rừng trồng và tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng rừng sản xuất


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương