MỤc lụC 1 ĐẶt vấN ĐỀ 3 Phần I 5 những căn cứ pháp lý VÀ TÀi liệu sử DỤng 5


III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP



tải về 1.78 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu10.04.2018
Kích1.78 Mb.
#36890
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

1.Tình hình giao rừng, đất lâm nghiệp


Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, từ năm 1993 đến 2008, Bắc Giang đã giao được 146.346,5 ha trong tổng số 166.609 ha rừng và đất lâm nghiệp (đất quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2007), chiếm 87,8%; đồng thời cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được 73.064 ha (cấp cho hộ gia đình là 62.478,1 ha, cho các tổ chức là 10.585,9 ha) chiếm 50,6% diện tích đã giao.

Các chủ quản lý được giao rừng và đất lâm nghiệp quản lý và sử dụng:

+ Doanh nghiệp nhà nước (6 đơn vị): 21.521,5 ha = 12,1%.

+ Ban quản lý rừng phòng hộ (2 đơn vị): 19.543,1 ha = 11,0%.

+ Ban quản lý rừng đặc dụng (1 đơn vị): 13.022,6 ha = 7,3%.

+ Hộ gia đình, cá nhân (54.786 hộ) : 92.259,3 ha = 52,1%.

Diện tích chưa giao hiện do UBND cấp xã quản lý: 30.973,3 ha = 17,5%.

Toàn tỉnh hiện có 6 doanh nghiệp nhà nước và 01 BQL rừng phòng hộ Sơn Động được giao đất lâm nghiệp để quản lý, kinh doanh sử dụng rừng.

Đến nay UBND tỉnh mới chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất cho 01 đơn vị là lâm trường Đồng Sơn với diện tích 1.562,2ha.

- Tình hình giao cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ:

Hiện trên địa bàn hiện có 03 ban quản lý rừng phòng hộ là Sơn Động, Cấm Sơn, và Dự án 661 huyện Yên Dũng; ngoài ra Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Lục Ngạn cũng được giao quản lý 191,2 ha rừng và đất lâm nghiệp cho mục đích phòng hộ.

Đến nay UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn là 7.314,7 ha.

- Đối với BQL rừng đặc dụng Tây Yên Tử được giao 13.022,6 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc 2 huyện Lục Nam và Sơn Động nhưng chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tình hình giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân: Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân là: 92.259,3 ha. Diện tích hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 54.786 giấy với diện tích đất là: 62.478,1 ha.

- Cộng đồng: Được giao quản lý 198,3 ha tại xã Thanh Luận và 298,5 ha tại xã An Lạc huyện Sơn Động nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhằm bảo vệ và khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế rừng của địa phương; tạo động lực khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng; đảm bảo cho thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu đáng kể đối với các hộ nông dân miền núi; góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Đề án giao rừng của tỉnh đã xác định trong năm 2010 hoàn thành cơ bản việc giao rừng, cho thuê rừng trên thực địa, gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với gần 31.000 ha do UBND cấp xã hiện đang quản lý và rà soát thu hồi một phần đất rừng của các Công ty lâm nghiệp (khoảng 6.000 ha) để giao hoặc cho thuê đến các chủ rừng. Trong đó, giao rừng cho những hộ gia đình, cá nhân đang nhận khoán (trồng và bảo vệ rừng), các hộ gia đình nhân dân địa phương còn thiếu đất sản xuất, diện tích khoảng 30.000 ha. Cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê rừng, thuê đất để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp diện tích khoảng 7.000 ha. Giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, đối với toàn bộ diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn ngân sách cho các Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp (sau rà soát) diện tích khoảng 5.000 ha. Đến năm 2013, hoàn thiện toàn bộ hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; xây dựng sơ sở dữ liệu quản lý rừng toàn tỉnh. Trong đó, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn (2009 - 2010) đã giao trên thực địa, diện tích gần 37.000 ha. Rà soát hoàn thiện hồ sơ giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân đã nhận rừng trước đây nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ, diện tích 23.800 ha (gồm 22.770 ha rừng tự nhiên, 1.030 ha rừng trồng vốn ngân sách). Rà soát toàn bộ diện tích 32.565,7 ha rừng và đất lâm nghiệp cho 3 Ban quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng đang quản lý; hoàn thiện hồ sơ giao rừng đối với diện tích 27.870 ha (gồm 15.325 ha rừng phòng hộ; 12.545 ha rừng đặc dụng). Xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cấp (tỉnh, huyện, xã) để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Năm 2009 thực hiện Quyết định số: 14/QĐ-UBND ngày 09/03/2009 Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang “Về việc Phê duyệt Đề án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2009 -2013”. Toàn tỉnh đã giao ngoài thực địa được 12.152,1ha, tập trung tại các huyện Lục Ngạn 5.007,4 ha, huyện Sơn Động 4.885,9 ha, huyện Lục Nam là 1.327,1 ha va huyện Yên Thế là 931,6ha.

Nhìn chung công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục Nhà nước quy định. Các tổ chức cá nhân được giao đất, giao rừng đều yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Vì thế rừng ngày càng được bảo vệ và phát triển tốt, nạn đốt phá rừng và khai thác trái phép giảm mạnh, đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân miền núi đang từng bước được cải thiện.

2. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh


2.1. Hệ thống quản lý Nhà nước

Hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang cũng tương tự như nhiều địa phương khác có cơ cấu như sau:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh về lâm nghiệp.

- Chi cục Lâm nghiệp trực thuộc Sở.

- Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở. Hiện nay, Bắc Giang có 7 Hạt Kiểm lâm của các huyện: Sơn Động; Lục Ngạn; Lục Nam; Yên Dũng; Lạng Giang; Yên Thế và Hạt KL Tân Việt Hoà (phụ trách 3 huyện Tân Yên, Việt Yên và Hiệp Hoà).

- Các huyện và thành phố đều có cán bộ phụ trách lâm nghiệp ở trong phòng nông nghiệp, các ban quản lý dự án 661.



- Trên địa bàn tỉnh có các Ban quản lý rừng: Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động; Ban quản lý rừng phòng hộ Cấm Sơn; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử; Có 10 BQL DA 661 cơ sở.

Hệ thống quản lý Nhà nước được kiện toàn từ cấp tỉnh đến cơ sở, đủ năng lực quản lý ngành và đang phát huy hiệu quả tích cực trong bảo vệ và phát triển rừng nói chung và phát triển rừng sản xuất nói riêng. Các hoạt động lâm nghiệp đã đi vào nề nếp với các định hướng lớn, bám sát Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, tuân thủ Luật Bảo vệ và phát triển rừng: đã phân định được 3 loại rừng để định hướng quản lý, đầu tư cho từng loại, chú trọng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và đặc dụng, tập trung được các nguồn lực phát triển rừng sản xuất, từng bước đạt hiệu quả.

Công tác quản lý đất đai tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng cũng như việc thực hiện quy hoạch 3 loại rừng trong những năm qua đã thực hiện tương đối tốt trên địa bàn tỉnh.

2.2. Các doanh nghiệp

* Doanh nghiệp Nhà nước: Hiện nay, Bắc Giang có 6 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 TV) làm nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, trong đó có 5 Công ty TNHH 1 TV LN Sơn Động, Công ty TNHH 1 TV LN Lục Ngạn, Công ty TNHH 1 TV LN Lục Nam, Công ty TNHH 1 TV LN Mai Sơn và Công ty TNHH 1 TV LN Yên Thế trực thuộc tỉnh và l Công ty TNHH 1 TV LN Đồng Sơn trực thuộc công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc.

- Các công ty lâm nghiệp làm nhiệm vụ chính là kinh doanh rừng trên đất được giao và dịch vụ lâm nghiệp, cung ứng kỹ thuật, cây giống cho các dự án lâm nghiệp và nhu cầu dịch vụô lâm nghiệp khác trên địa bàn.

- Các Công ty lâm nghiệp được Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng kinh tế và phát triển lâm nghiệp xã hội, thực sự làm tốt chức năng là nòng cốt và cầu nối thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước và là trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật lâm nghiệp.

* Các doanh nghiệp tư nhân: Hiện có 6 công ty tư nhân: Công ty Đầu tư và Phát triển rừng Vững Bền, CT TM-DV Đức Phụng, Công ty CP Lâm nghiệp Hưng Thịnh, Công ty trồng rừng Trà Giang, Công ty Mộc Hoa và Công ty phát triển lâm nghiệp Lục Ngạn có các hoạt động sản xuất lâm nghiệp chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là trồng rừng nguyên liệu.

Việc triển khai trồng rừng gỗ nguyên liệu có nhiều chuyển biến rất tích cực: hiệu suất sử dụng đất cao, cơ cấu cây trồng được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên và thường cho năng suất cao, quản lý bảo vệ hiệu quả với nguồn lao động tại chỗ, có sự gắn kết chặt chẽ giữa công ty (nhà đầu tư) với chính quyền địa phương và người dân. Đây là các mô hình kinh doanh rừng có triển vọng và có thể có đóng góp lớn trong phát triển rừng sản xuất trong thời gian tới.

* Các cơ sở chế biến gỗ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 514 cơ sở chế biến gỗ nhưng đều là cơ sở chế biến nhỏ lẻ, công nghệ chế biến chưa cao, doanh thu và lợi nhuận thấp, phân bố ở hầu hết các điểm dân cư lớn của tỉnh. Đây là các cơ sở có thể lựa chọn để đầu tư chế biến năng cao giá trị gia tăng của gỗ rừng trồng trong thời gian tới của tỉnh.

Ngoài các Công ty lâm nghiệp nhà nước, các Ban quản lý và các hộ gia đình tham gia các dự án, các doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân mới đã tham gia tích cực vào đầu tư kinh doanh rừng, sản phẩm rừng. Mặc dù quy mô của các công ty tư nhân, các cơ sở còn nhỏ nhưng hình thức đầu tư tư nhân đã mang lại hiệu quả rất tích cực nhất là trong xây dựng rừng nguyên liệu (sử dụng hết đất hiện có, chất lượng rừng rất cao và quản lý bảo vệ an toàn thành quả) nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn của nhà nước lại rất khó khăn (do chưa được thuê đất lâu dài, chưa định giá trị thành quả trồng rừng để làm tài sản thế chấp...). Đây là lực lượng sẽ tham gia tích cực trong việc xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm rừng sản xuất nhưng các vướng mắc về chính sách liên quan cần được tháo gỡ để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp

2.3. Thực hiện các dự án phát triển rừng sản xuất

* Dự án 661

Tổng kinh phí đầu tư Dự án 661 từ 1998-2009 là 190.042,62/192.771,75 triệu đồng. Dự kiến năm 2010 là 23.569,78 triệu đồng.

- Vốn ngân sách trung ương cấp: 85.373,47/87.403,73 triệu đồng.

- Vốn địa phương 12.143,15/12.330,25 triệu đồng.

- Vốn cho triển khai thực hiện dự án nước ngoài tài trợ 92.526 triệu đồng. Trong đó: Vốn viện trợ không hoàn lại 76.677 triệu đồng, vốn đối ứng 15.849 triệu đồng.

* Dự án PAM 5322 (1997-2002): được tài trợ bởi tổ chức lương thực thế giới, mục tiêu của dự án là cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc và nhóm người nghèo trong vùng dự án bằng cách giúp đỡ họ phát triển lâm nghiệp trên đất được giao, địa điểm thực hiện dự án trên địa bàn 4 huyện; Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang và Yên thế. Kết quả từ năm 1997 đến năm 2002 dự án đã trồng được 8.136 ha/10.000 ha rừng tập trung đạt 81,08% kế hoạch của dự án, xây dựng 19,83 km đường lâm nghiệp và xây dựng được 20 km đường băng cản lửa, số người được hưởng lợi dự án này là 11.031 người.

* Dự án lâm nghiệp Việt - Đức

- Dự án lâm nghiệp Việt- Đức 1: Là dự án do Chính phủ cộng hoà liên bang Đức tài trợ không hoàn lại thông qua ngân hàng tái thiết Đức. Đây là dự án đầu tiên hoạt động thuộc loại hình hợp tác tài chính Việt - Đức về Lâm nghiệp. Kết quả sau 5 năm thực hiện dự án đã xây dựng được 90 vườn ươm làng bản, trồng và khoanh nuôi được 5.294 ha rừng với 4.261 hộ gia đình tham gia và được cấp sổ tiền gửi lại các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Trong tổng số 5.311,7 ha rừng trồng có 3.616 ha rừng trồng được trồng hỗn giao giữa loài Thông với keo, có 420,4 ha rừng trồng keo thuần, có 831,2 ha rừng trồng Trám xen Lát và có 25,2 ha rừng trồng là loài cây Vối thuốc. Ngoài ra còn đào tạo, tập huấn và phổ cập, xây dựng các mô hình Nông – lâm kết hợp, trình diễn kỹ thuật trồng rừng, canh tác bền vững trên đất dốc… Trong quá trình thực hiện, nhiều mô hình mới khoanh nuôi có trồng bổ sung và trồng mới do người dân thực hiện đã thành công như mô hình trồng bổ sung Trám trắng ở Cẩm Đàn, xã Thanh Luận; trồng Lim xanh ở xã An Lạc, cùng huyện Sơn Động; mô hình trồng Vối thuốc ở xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn.

- Dự án trồng rừng Việt - Đức 3-Pha I: được thực hiện trên địa bàn 2 huyện Sơn Động và Lục Nam, thời gian thực hiện từ năm 1999-2004. Qua 5 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 6.111,3 ha với 4.105 hộ tham gia. Trong đó, loài cây được trồng là Thông mã vĩ xen Keo với diện tích 1.752,0 ha. Diện tích trồng Thông thuần là 1.160,3 ha. Còn lại 2.044,2 ha khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi có trồng bổ xung cây lâm nghiệp.

- Dự án trồng rừng Việt - Đức 3 pha II (KFW3- pha 2): được thực hiện trên địa bàn 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn, thời gian thực hiện từ năm 2002-2006. Dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 3.343 ha. Trong đó: Trồng rừng tập trung là 1.840,1 ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có trồng bổ sung cây lâm nghiệp 1.461,6 ha. Loài cây chủ yếu được trồng là Thông Mã vĩ, Trám trắng và Vối thuốc.

- Dự án trồng rừng Việt - Đức 3 pha III (KFW3- pha 3): được thực hiện trên địa bàn huyện Sơn Động, thời gian thực hiện từ năm 2007-2013. Sau 3 năm thực hiện dự án đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 1.340,4 ha. Trong đó: Trồng rừng tập trung 332 ha. Khoanh nuôi tái sinh 1.008,4 ha.

Rừng trồng dự án đã phát huy tác dụng ban đầu, rừng trồng đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất rừng. Độ che phủ của rừng tăng đáng kể ở các xã tham gia dự án, đóng góp vào hạn chế xói mòn. Tầng mùn đang được tích luỹ ở rừng trồng năm 3 trở lên. Trong diện tích rừng trồng nhóm thực bì được cải thiện rõ rệt, biểu hiện bởi độ che phủ và sự phong phú hơn các loài cây tái sinh, lượng nước ở các khe suối đã tăng rõ rệt. Dự án đã góp phần tích cực đư­a độ che phủ rừng của tỉnh tăng 8,7% so với năm 2000.

Những tác động về mặt kinh tế - xã hội ban đầu đã góp phần xoá đói giảm nghèo trong khu vực dự án. Số tiền hỗ trợ trồng rừng qua sổ tiền gửi góp phần quan trọng tạo thu nhập hàng năm cho các hộ gia đình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện dự án mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của quá trình tạo rừng vì vậy việc đánh giá tác động của dự án đến kinh tế xã hội chỉ ở mức độ nhất định.

Chất lượng thực hiện dự án KfW đã được khẳng định trong ngành lâm nghiệp Việt Nam. Thông qua việc tham gia các khoá đào tạo tập huấn cũng như kinh nghiệm trong thực tế triển khai dự án đã có điều kiện để nâng dần, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất thôn bản, quy trình điều tra lập địa, hệ thống giám sát, chính sách hưởng lợi cũng như tổ chức nhân sự, quản lý rừng và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý các dự án trồng rừng, nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho nông dân, làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án, ch­ương trình trong nước và quốc tế khác tại địa phương.

Những tác động về mặt kinh tế - xã hội ban đầu đã góp phần xoá đói giảm nghèo trong khu vực dự án. Số tiền hỗ trợ trồng rừng qua sổ tiền gửi góp phần quan trọng tạo thu nhập hàng năm cho các hộ gia đình. Phương thức thanh toán, nghiệm thu của dự án đảm bảo được chất lượng rừng sau trồng đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cách thức tiến hành thực hiện dự án khoa học, phù hợp với đặc thù văn hoá xã hội miền núi đã đạt được những thành công mà ít dự án đạt được. Đây là dự án mà cách thức tiến hành nên được nhân rộng.

* Dự án trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ mỏ: tại các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế: Dự án được xây dựng năm 1995 với mục đích trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp khai thác than với quy mô 20.000 ha trên địa bàn 3 huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Yên Thế. Kết quả bình quân mỗi năm trồng được 750 ha.

* Dự án Lâm nghiệp Việt –Thái (do Hoàng Gia Thái Lan tài trợ): Dự án bắt đầu thực hiện từ năm 1998-2007. Dự án chủ yếu tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng mô hình canh tác nông lâm kết hợp, bảo vệ đất, phục hồi sinh thái rừng phục vụ xây dựng cảnh quan và phát triển kinh tế hộ gia đình... cho khu vực thôn Khuôn Thần xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn, đến nay đã trồng được 648 ha rừng, xây dựng 10 km đường ranh cản lửa.

* Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất 147

Việc hỗ trợ trồng rừng sản xuất trong những năm qua đã khuyến khích trồng rừng ở tất cả các vùng rừng sản xuất, mặc dù mức hỗ trợ của nhà nước với người trồng rừng sản kinh tế còn rất khiêm tốn (khoảng 15-20% suất đầu tư) nhưng đã tạo được tiền để để người dân tích cực tạo rừng nguyên liệu, hàng năm 4.000-5.000 ha rừng mới được trồng đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế được xói mòn rửa trôi làm nghèo đất rừng, phòng chống được lũ ống lũ quét xảy ra.Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ cấu gây trồng, kỹ thuật lâm sinh tiến bộ chuyển giao cho khu vực này còn chưa được quan tâm đúng mức nên chất lượng rừng còn hạn chế. Mặc dù vậy, đây vẫn là khu vực có tiềm năng sản xuất gỗ nguyên liệu lớn của tỉnh trong vòng 10 năm tới.

* Đánh giá chung và các bài học kinh nghiệm:

+ Mục tiêu chung của các dự án: Hỗ trợ, tạo cơ hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng đồng đều của các cộng đồng dân cư vì mục tiêu cả trước mắt và lâu dài

+ Đối tượng: Các chủ rừng có đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài, có ưu tiên cho các khu vực không lợi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp

+ Các bước đầu tư và quản lý đầu tư: Công tác chuẩn bị rất được coi trọng và hình thức tham gia quản lý là cốt lõi để dự án thành công.

+ Tổ chức dân cư tham gia các hoạt động: Trước hết phải nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia dự án để họ đề xuất các nội dung cần thiết, lập kế hoạch có sự tham gia từ dưới lên thông qua các cuộc họp của cộng đồng dưới sự dẫn dắt của dự án. và tiếp theo, để đảm bảo tính bền vững, các đối tượng thực hiện tự quản lý quá trình thực hiện thông qua các đại diện từ thôn bản trở lên dưới sự định hướng của dự án. Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng.

+ Chuyển giao khoa học công nghệ: Xây dựng tài liệu, tập huấn chuyển giao các kỹ năng tham gia, xây dựng kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch sử dụng đất, lựa chọn cơ cấu cây trồng (rất chú trọng cây bản địa), kỹ năng kiểm tra giám sát và quản lý cho tất cả các thành viên tham gia dự án đồng thời duy trì được các kỹ năng này sau khi dự án kết thúc (đảm bảo tính bền vững).

+ Quản lý thành quả: Thành quả các dự án chính là lợi ích của người tham gia, gắn trách nhiệm của người tham gia với tiến trình dự án. Thông tin luôn được cập nhật đảm bảo tính chính xác và hệ thống.

+ Các dự án chỉ thực hiện trong phạm vi nhất định nên quảng bá hình ảnh dự án để mở rộng ảnh hưởng luôn được coi trọng và đạt kết quả ảnh hưởng cao không chỉ trong tỉnh mà cả ngành lâm nghiệp cả nước.

+ Mỗi Dự án đều có các hình thức thực hiện không giống nhau nhưng đều đáp ứng mục tiêu khuyến khích người dân xây dựng vốn rừng, bảo tồn và phát triển kinh tế lâm nghiệp nhằm cả mục tiêu trước mắt và lâu dài. Các bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ các mô hình như sau:

Dự án 661 (phần đầu tư trong nước) có phạm vi bao trùm cho mọi hoạt động của ngành lâm nghiệp mới chỉ tập trung chính cho rừng phòng hộ, đặc dụng, chưa chú trọng phát triển rừng sản xuất, nhiều chính sách chậm điều chỉnh, nguồn vốn đầu tư chưa căn cứ vào nhu cầu đầu tư thực tế, chỉ manh tính hỗ trợ nên hiệu quả tạo rừng chưa cao, chưa giải quyết đuợc vấn đề cốt lõi trước mắt của phát triển rừng là hiệu quả kinh tế. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, không tính đúng tính đủ cho các nhu cầu quản lý, giám sát nên hiệu quả công tác này chưa cao.

Dự án 147: Hỗ trợ trồng rừng kinh tế nhưng mức hộ trợ chỉ đạt 20% suất đầu tư cho chủ rừng là người dân trong khi người trồng rừng là những hộ thường không đủ tiềm lực kinh doanh dài hạn như cây rừng, mặt khác các chủ rừng khác khó tiếp cận dự án tạo sự không bình đẳng trong kinh doanh rừng.

Dự án PAM 5322- Hỗ trợ trực tiếp: Hỗ trợ lương thực, cây giống cho người nghèo có đất nhưng không đủ tiềm lực trồng rừng để họ có thể thu nhập từ rừng sau 5-10 năm.

Dự án KFW-Phát triển bền vững tài nguyên rừng: Gắn tái trồng rừng với bảo tồn rừng, chú trọng cây bản địa và tái sinh rừng, gắn quyền và trách nhiệm người tham gia với lợi ích hộ thu được thông qua "Sổ tiền gửi", ưu tiên cao cho tập huấn và chuyển giao công nghệ. Vai trò cộng đồng trong tổ chức thực hiện dự án luôn được quan tâm đầu tư cho suốt tiến trình dự án để duy trì sau khi dự án kết thúc.

Dự án Hỗ trợ ngành lâm sản ngoài gỗ (NTPFs) – Khai thác kiến thức bản địa phục vụ bảo tồn và phát triển: Chỉ tập trung xây dựng các mô hình theo hướng mở (từ điểm nhỏ để nhân rộng không giới hạn kế hoạch khối lượng) trên cơ sở khai thác các kiến thức bản địa nhằm bảo tồn và phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ cho mục tiêu kinh tế.

Dự án Việt Thái - Xây dựng mô hình canh tác hỗn hợp nhằm phát triển kinh tế hộ kết hợp phát triển du lịch sinh thái.

Từ các mô hình trên, mô hình tổ chức thực hiện cũng như thành quả thì Dự án KFW hoạt động hiểu quả và thích hợp nhất cho mục tiêu vừa bảo tồn, vừa phát triển bền vững ngành lâm nghiệp chúng ta có thể áp dụng cho phát triển rừng kinh tế nhưng đòi hỏi đầu tư lớn và trình độ quản lý cao. Các doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân có hình thức quản lý đầu tư tốt và hiệu quả đầu tư cao.

3. Kết quả sản xuất lâm nghiệp


3.1. Quản lý bảo vệ rừng

Công tác quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và đạt được kết quả tốt. Hầu hết diện tích rừng tự nhiên đã được đưa vào bảo vệ. Trong những năm qua các cấp, các ngành tích cực tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng cho người dân sống gần rừng. Để thu hút được đông đảo nhân dân tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng, hàng năm ngành lâm nghiệp tỉnh đã mở hàng chục hội nghị tại các cụm địa bàn dân cư ở các thôn bản trọng điểm với hàng trăm lượt người tham dự gồm cán bộ chủ chốt ở các xã, bí thư chi bộ, các đoàn thể, trưởng thôn, cán bộ lâm nghiệp. Cùng với đó, là việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, thông qua thực hiện dự án 661 đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào miền núi. Vì vậy đã hạn chế đáng kể các hành vi phá rừng trái phép, thể hiện số vụ vi phạm năm sau giảm hơn năm trước, cụ thể năm 2009 chỉ còn 8 vụ vi phạm phá rừng trái pháp luật.

Hàng năm, bằng nguồn vốn dự án 661 và vốn địa phương đã đầu tư hỗ trợ vốn để bảo vệ những khu rừng phòng hộ, đặc dụng và ở những nơi có nguy cơ cháy cao với diện tích bình quân năm là 34.018 ha. Trong đó, khoán bảo vệ rừng phòng hộ bình quân hàng năm là 27.483 ha và khoán bảo vệ rừng đặc dụng 6.535 ha. Năm 2009 toàn tỉnh khoán bảo vệ là 42.429,2 ha. Diện tích đã giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng do vậy về cơ bản rừng được bảo vệ tốt.

Đối với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là rừng sản xuất do các công ty lâm nghiệp quản lý cũng được giao khoán bảo vệ và thực hiện tốt. Điển hình trong công tác quản lý bảo vệ rừng là Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Yên Thế, Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Mai Sơn, công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Sơn Động.

Việc khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ, lâm sản trái Pháp luật cũng giảm từ 1.267 vụ năm 2002 xuống còn 604 vụ năm 2009, (giảm gần 50%).

Bắc Giang hiện có khoảng 60.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao, ý thức được tầm quan trọng của công tác PCCCR, hàng năm từ cấp tỉnh đến cơ sở Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy đều được thành lập. Ở cấp tỉnh do đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; 5 huyện miền núi (Sơn động ,Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng), 64 xã trọng điểm có nhiều rừng, các tổ chức, doanh nghiệp được giao rừng đều thành lập ban chỉ huy PCCCR của địa phương, đơn vị do đồng chí chủ tịch UBND hoặc thủ trưởng đơn vị làm trưởng ban. Các công ty lâm nghiệp, ban quản lý dự án đều xây dựng phương án phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh. Các tổ đội thường xuyên tuần tra canh gác, phát hiện kịp thời nên đã giảm đáng kể những vụ cháy rừng. Số vụ cháy rừng những năm gần đây cũng đã giảm, thiệt hại không lớn. Năm 2002 xảy ra 8 vụ, thiệt hại 40,8 ha bình quân 5,1 ha/vụ, năm 2009 xảy ra 18 vụ thiệt hại 21,3 ha bình quân 1,2 ha/vụ.



Hiện nay, khó khăn lớn nhất của công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Bắc Giang là do địa hình rừng núi phức tạp, dân cư sống đan xen trong rừng với một bộ phận không nhỏ đồng bào sống dựa vào khai thác tài nguyên rừng nhưng không được kiểm soát.

3.2. Trồng rừng, trồng cây phân tán

Từ 1998 đến nay công tác trồng rừng và chăm sóc rừng trồng đạt kết quả tương đối tốt cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là rừng sản xuất. Rừng được trồng chủ yếu từ các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại và vốn của người dân tự đầu tư. Loài cây trồng chủ yếu là Bạch đàn, Keo, Thông mã vĩ... Nhìn chung các loài cây trồng sinh trưởng khá tốt và cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Theo báo cáo số 125/BC-SNN ngày 18 tháng 6 năm 2010 thì từ 1998-2009 toàn tỉnh trồng được 58.145 ha. Trong đó, trồng rừng sản xuất là 45.395 ha; Trồng rừng sản xuất chiếm 78% với kết quả rừng trồng thành rừng đạt tỷ lệ khá cao 98%.



Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 17 vườn ươm giống cây lâm nghiệp và đã được Sở Nông nghiệp và PTNT cấp giấy chứng nhận đđiều kiện sản xuất giống. Trong đó:

+ 12 vườn ươm của các tổ chức nhà nước.

+ 5 vườn ươm của doanh nghiệp tư nhân.

Từ 1998 - 2010, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 08 vườn ươm tổng kinh phí là 712,729 triệu đồng. Công suất thiết kế tổng số là 9.350 cây/năm, trên thực tế sản xuất được 13.650 cây/năm. Các vườn ươm không những cung cấp đủ cây giống cho nhu cầu trồng rừng trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận.

Các giống cây lâm nghiệp chủ lực trong trồng rừng phòng hộ trước đây chủ yếu được trồng là Lát hoa, Trám, Lim xanh, Vối thuốc và Muồng đen, xong do đưa các loài cây chính vào trồng cùng một thời điểm với cây phù trợ nên bị cây phụ trợ lấn át, cây trồng chính không thể sinh trưởng và phát triển được, sau này cây trồng chính được đưa vào trồng tại tỉnh là Thông mã vĩ, Thông Caribe, cây phụ trợ: Keo lai, Keo tai tượng.

Những khó khăn và tồn tại trong công tác trồng rừng: Do quá coi trọng về mục đích kinh tế nên cơ cấu cây trồng rừng còn đơn điệu, chủ yếu là bạch đàn, keo cho sản xuất gỗ nhỏ. Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng còn thấp do vậy ảnh hưởng đến chất lượng rừng trồng. Công tác giống cây trồng mới được quan tâm trong những năm gần đây nên hiệu quả chưa cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn giống chưa được thực hiện theo đúng nghĩa và chưa có giống cây nào được cấp chứng chỉ.

Ngoài các dự án lâm nghiệp lớn như DA PAM; DA 327; DA 661; DA KFW… thì phong trào trồng cây phân tán trong nhân dân cũng rất phát triển. Theo số liệu thống kê từ năm 2006 đến 2010, toàn tỉnh trồng được 7.056,5 nghìn cây, bình quân mỗi năm trồng được 1.411,3 nghìn cây phân tán, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường và cung cấp gỗ củi cho nhu cầu tại chỗ của địa phương.

3.3. Khoanh nu«i phôc håi rõng

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh đạt kết quả khả quan, đây là hình thức tái tạo rừng tự nhiên nhanh, giá thành không cao đã được các đơn vị, dự án thực hiện đạt hiệu quả tốt. Kết quả từ năm 1998 đến nay toàn tỉnh Bắc Giang đã khoanh nuôi phục hồi được kết hợp bảo vệ 52.920 ha. Nhìn chung, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh có rất nhiều triển vọng, khả năng thành rừng rất lớn. Năm 2008 toàn tỉnh đã thực hiện khoanh nuôi phục hồi cho 2.629 ha và năm 2009 là 1.519 ha rừng tự nhiên .

Diện tích được đầu tư khoanh nuôi bình quân hàng năm là. 4.425 ha. Trong đó: Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên bình quân hàng năm là 3.628,5 ha; Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung bình quân hàng năm là 796,3 ha.

3.4. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt

Theo Th«ng t­ sè 99/2006/TT-BNN ngµy 06/11/2006 vÒ viÖc h­íng dÉn mét sè ®iÒu cña Quy chÕ qu¶n lý rõng ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 186/2006/Q§-TTg ngµy 18/8/2006 cña Thñ t­íng ChÝnh phñ, v¨n b¶n sè 540/UBND-NN ngµy 04/3/2008 cña UBND tØnh B¾c Giang vÒ viÖc c¶i t¹o rõng tù nhiªn nghÌo kiÖt trªn ®Þa bµn tØnh. Toµn tØnh trong 2 n¨m 2008 vµ 2009 c¶i t¹o ®­îc 2.175 ha rõng tù nhiªn nghÌo kiÖt, kÐm chÊt l­îng. Trong ®ã 2 c«ng ty l©m nghiÖp Mai S¬n, S¬n §éng lµ 934,0 ha.



3.5. Khai thác gỗ

Trong những năm qua, việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên ở Bắc Giang đã giảm hẳn, chỉ còn chưa đầy 1.500m3 gỗ lớn/năm trước năm 2003. Từ năm 2003 trở đi không còn khai thác gỗ rừng tự nhiên. Do vậy, sản phẩm khai thác rừng chủ yếu là từ rừng trồng. Theo báo cáo dự án 661 của tỉnh thì từ năm 2006-2010 diện tích khai thác lâm sản là 2.773,9 ha (2.405,9 ha diện tích rừng trồng và 368 ha diện tích rừng tự nhiên), sản lượng thu được 177.546,1 m3 gỗ và 42.946,8 ste củi.

Những năm qua sản lượng khai thác rừng trồng còn thấp do sản lượng rừng trồng trước nhứng năm 2000 năng suất không cao, rừng trồng sau năm 2000 hầu hết mới bắt đầu đến tuổi khai thác trong những năm tới. Dự kiến trong những năm tới khối lượng khai thác gỗ rừng trồng có thể tăng đột biến.

3.6. Chế biến gỗ và lâm sản

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 514 cơ sở chế biến gỗ. Giá trị đầu tư 14.600 triệu đồng. Doanh thu từ năm 1998 đến nay là 32.400 triệu đồng. Các cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, công nghệ chế biến chưa được đầu tư, giá trị đầu tư nhà xưởng thấp (bình quân 456 triệu đồng/cơ sở) nên doanh thu và lợi nhuận không cao (bình quân 77,9 triệu/cơ sở/năm).

Nhà máy chế biến gỗ, doanh nghiệp trong nước: Các nhà máy chế biến gỗ của các doanh nghiệp trong nước mới được đầu tư từ năm 2007. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 nhà máy chế biến gỗ của các doanh nghiệp trong nước. Tổng giá trị đầu tư 20.500 triệu đồng. Tổng doanh thu 18.000 triệu đồng/năm. Chủ yếu chế biến gỗ trong nước (chiếm 91,8% doanh thu), còn lại là chế biến gỗ nhập khẩu.

Các nhà máy chế biến gỗ có xu hướng phát triển tốt, mặc dù mới được xây dựng, giá trị đầu tư không lớn (khoảng 3.400 triệu đồng/nhà máy) nhưng doanh thu đã đạt khá cao (trên 1,6 tỷ/nhà máy/năm).

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực chế biến gỗ.

Tính đồng bộ giữa quy hoạch vùng nguyên liệu với quy hoạch xây dựng nhà máy chế biến lâm sản: Việc quy hoạch xây dựng nhà máy chế biên đã gắn với vùng nguyên liệu, đã hạ được giá thành chế biến, nâng cao giá trị rừng trồng. Tuy nhiên hệ thống đường giao thông miền núi nói chung và đường lâm nghiệp nói riêng chưa được đầu tư nên giá trị của rừng trồng vẫn còn thấp. Giá thu mua gỗ tại cổng nhà máy bình quân mới chỉ có 1.000.000đ/m3.

Công nghiệp chế biến gỗ Bắc Giang nói chung có qui mô nhỏ và hầu hết là các xưởng sơ chế và đóng đồ mộc của các hộ gia đình đầu tư. Hiện nay, Bắc Giang có một số nhà máy chế biến lâm sản sau:

- Nhà máy chế biến gỗ Song Khê tại Thành phố Bắc Giang mới đi vào hoạt động năm 2008 do Công ty Nông Lâm nghiệp Đông Bắc đầu tư. Năng lực của nhà máy gồm bóc ván 5000m3/năm; Ván ghép thanh 5000m3/năm. Nguồn nguyên liệu cho nhà máy hiện nay đang thiếu nên nhà máy phải mua nguyên liệu ở các tỉnh xa như Hoà Bình, Phú Thọ, Tuyên quang... Hiện nay giá thu mua nguyên liệu tại nhà máy 1,1 triệu/m3 (gỗ Bạch đàn; Keo- đầu nhỏ >11cm). Ngoài ra nhà máy cũng là đầu mối cung cấp gỗ trụ mỏ với lượng cung ứng hàng năm khoảng 80.000m3. Hiện nay, nhà máy này vẫn trong tình trạng thiếu nguyên liệu, do vậy đây sẽ là một trong những địa chỉ tiêu thụ gỗ nguyên liệu của địa phương trong những năm tới.

- Công ty Quý Tùng Dương tại xã Tuấn Đạo là công ty sản xuất bột giấy, được thành lập năm 2008. Công ty tiêu thụ 730 tấn tre, nứa với khoảng 182.300 đầu cây mỗi năm. Hiện nay, công ty thu mua tre nứa với giá 2,5 nghìn/kg, sản phẩm đầu ra mới chỉ dừng lại ở giấy quận thô, chưa đưa vào sử dụng được. Trong thời gian tới, công ty có điều kiện trang bị thêm thiết bị, máy móc để nâng cấp dây chuyền sản xuất thì đây sẽ là địa điểm tiêu thụ nguyên liệu tại chỗ cho địa phương.

- Công ty TNHH Việt Nam – Newzea Land tại Mỹ Độ – Bắc Giang là công ty sản xuất các mặt hàng gia dụng cao cấp trên địa bàn. Sản phẩm đầu ra như giường, tủ, bàn trà, cửa ... đều là những mặt hàng cao cấp được tiêu thụ trên thị trường toàn miền Bắc với giá thành cao hơn hẳn những sản phẩm thông thường. Hiện nay, công ty có 22 cán bộ và 80 công nhân. Tuy nhiên, nguyên liệu cung cấp cho công ty chủ yếu là các tỉnh miền Trung và Lào. Trong thời gian tới nếu trên địa bàn tỉnh phát triển có khả năng cung cấp nguyên liệu cho công ty thì đây là nơi tiêu thụ gỗ rất tốt trên địa bàn.

- Xí nghiệp chế biến bột giấy Yên Định thuộc sở Công nghiệp có công suất 10.000 tấn/năm.

- Xí nghiệp chế biến bột giấy của nhà máy phân đạm, công suất 10.000 tấn/năm sử dụng nguồn tre nứa khai thác trên địa bàn.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh phần lớn gỗ rừng trồng bán gỗ trụ mỏ cho Quảng Ninh với giá 30.000 đồng/khúc với kích thước khúc dài 2,4m và đường kính từ 12 – 15cm. Bên cạnh đó, gỗ nguyên liệu Bắc Giang đang bán cho nhà máy dăm gỗ xuất khẩu Cái Lân (Quảng Ninh) là 760.000đ/tấn (tại nhà máy). Đây là nơi tiêu thụ thuận lợi và ổn định cho thị trường gỗ Bắc Giang vì nhà máy vẫn đang luôn thiếu nguyên liệu.

- Trên địa bàn tỉnh có một số nhà máy giấy khác nhưng không lấy nguyên liệu thô của địa phương mà dùng nguyên liệu đã sơ chế từ các nhà máy khác như Nhà máy giấy Xương Giang, nhà máy giấy Mạnh Đạt...

- Các công ty lâm nghiệp như Mai Sơn, Sơn Động ... đều có xưởng chế biến gỗ của công ty. Tuy nhiên việc chế biến chủ yếu mới xẻ sơ chế cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy chế biến khác ngoài tỉnh.

- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều tổ hợp, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình sản xuất đồ mộc gia dụng. Một số hộ mua gỗ nguyên liệu rồi hợp đồng xẻ thanh theo quy cách khách hàng đặt trước. Một số cơ sở chế biến đồ mộc từ cây Keo như đóng cửa gỗ (500.000đ/m2); bóc lạng ván dán... Giá thu mua gỗ Keo đường kính từ 16-20 cm là 1,8 triệuđ/m3.

- Hiện nay có một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã đầu tư máy móc chế biến có công suất tương đối cao. Điển hình như công ty cổ phần lâm nghiệp Hưng Thịnh – tại Yên Thế. Công ty đã bước đầu dần thay thế nguyên liệu nhập bằng cách đầu tư khép kín từ trồng rừng đến khai thác, chế biến. Công ty đã tiến hành trồng 700ha rừng với 2 loài cây là Keo và Bạch đàn. Lúc cao điểm có đến 400 lao động làm việc, chủ yếu huy động lao động nhàn rỗi tại địa phương. Đây cũng là một mô hình đáng được nhân rộng trên địa bàn nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ và giải quyết việc làm cho nông dân lúc nông nhàn.

- Hầu hết các xưởng chế biến gỗ trong tỉnh được phỏng vấn đều cho biết đang trong tình trạng thiếu nguyên liệu và đang phải nhập nguyên liệu từ một số tỉnh xa. Do vậy thị trường tiêu thụ gỗ rừng trồng tại Bắc Giang còn rất lớn. Đó là lợi thế cần nắm bắt cho việc phát triển các dự án trồng rừng sản xuất từ 2010 – 2020 nhằm tiêu thụ nguyên liệu ngay tại địa phương và là một lợi thế để phát triển các hoạt động sản xuất lâm sản.

3.7. Lâm sản ngoài gỗ

Lâm sản ngoài gỗ rừng tự nhiên Bắc Giang chủ yếu có tre, nứa, song mây, cây thuốc, nấm lim, nhựa trám, nhựa thông, nhựa sau sau... Theo kết quả thống kê và ước tính, hiện nay tài nguyên lâm sản ngoài gỗ quan trọng tại Bắc Giang có thể khai thác từ rừng tự nhiên như sau: Tre, nứa: 12 triệu cây/năm, song mây: 300 tấn/năm, hạt dẻ: 250 tấn/năm, cây thuốc các loại: 35,5 tấn/năm, măng tươi : 280 tấn, mật ong: 15 tấn. Hiện nay, một số diện tích rừng tự nhiên do Công ty TNHH 1TV lâm nghiệp Mai Sơn quản lý vẫn có thể khai thác tre nứa 0,5 triệu cây/năm và khai thác song mây bình quân 100 tấn/ năm.

Ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn còn có hàng nghìn ha rừng dẻ ăn quả do các hộ dân quản lý. Theo điều tra thực tế các hộ gia đình tại các xã Nghĩa Phương; Bình Sơn; Trường Sơn; Lục Sơn huyện Lục Nam cho thấy hạt dẻ là nguồn thu nhập ổn định hàng năm và chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của gia đình. Mỗi hecta dẻ cho thu hoạch từ 0,7-1 tấn hạt/năm. Giá bán 1kg hạt từ 6.000 – 8.000 đ.

3.8. Kết quả ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm sinh

Việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chủ yếu được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất giống cây lâm nghiệp. Giống cây được sản xuất theo phương pháp mô, hom với các dòng keo lai và bạch đàn nên năng xuất, chất lượng rừng được nâng lên. Diện tích trồng rừng sản xuất những năm gần đây chủ yếu bằng giống mô, hom và trồng thâm canh thay cho cách trồng quảng canh để tăng độ che phủ như trước đây... Mô hình thí điểm được triển khai là 20 mô hình, có 4 quy trình công nghệ được chuyển giao và 8 tiến bộ kỹ thuật được áp dụng.

Tồn tại:

Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp Bắc Giang nói chung và lĩnh vực phát triển rừng sản xuất nói riêng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới:

- Diện tích rừng nguyên liệu còn nhỏ lẻ, chưa thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất lâm nghiệp và đầu tư nhà máy chế biến công suất lớn. Ngành chế biến lâm sản vẫn phát triển tự phát với qui mô nhỏ, chủ yếu thực hiện công đoạn sơ chế nên giá trị gia tăng thấp.

- Đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp thời gian trước đây còn dàn trải, vốn huy động cho phát triển sản xuất còn khó khăn, hiệu quả đầu tư còn thấp. Mặc dù sử dụng quĩ đất gần 40% diện tích tự nhiên nhưng giá trị sản xuất lâm nghiệp chưa đến 2% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Lý do là rừng trồng trong những năm gần đây chưa đến tuổi khai thác, rừng tự nhiên không được khai thác nhiều năm nay nên doanh thu của ngành thấp, chủ yếu doanh thu từ các hoạt động lâm sinh và hoạt động khai thác rừng trồng của các công ty lâm nghiệp.



- Nhiều diện tích rừng trước đây trồng theo phương thức quảng canh với cây bạch đàn liễu, thông mã vĩ… cho năng suất và hiệu quả kinh tế rất thấp. Nhiều nơi trồng bạch đàn liên tục 2-3 chu kỳ làm thoái hoá đất và giảm năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Công tác bảo vệ rừng còn khó khăn, nạn khai thác trái phép từ rừng tự nhiên và chặt trộm gỗ rừng trồng vẫn còn nhiều. Ngoài ra do yêu cầu phát triển kinh tế, một số dự án khai thác than đã xâm hại diện tích rừng đặc dụng Tây Yên Tử.

- Các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khó khăn trong việc vay vốn kinh doanh sản xuất.

Nguyên nhân:

- Công tác quy hoạch còn chậm thực hiện và chưa đầy đủ.

- Cơ chế chính sách phát triển rừng sản xuất của Nhà nước đã có nhưng chưa đủ điều kiện thực hiện trong thực tế, cả về chính sách đất đai, tài chính, khoa học công nghệ và chính sách thị trường.

- Sản xuất lâm nghiệp nhiều nơi vẫn chưa thoát khỏi ảnh hưởng cơ chế bao cấp, chưa nắm bắt kịp xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp - sản phẩm gỗ và gắn tốt với thị trường, nhiều khi còn mang tính tự phát.

- Năng lực quản lý còn bất cập, nhất là công tác bảo vệ thành quả của phát triển rừng.

- Thông tin lâm nghiệp chưa đến đủ với người dân, nhất là các vùng núi, vùng sâu vùng xa và cả các hộ kinh doanh lâm sản.

Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương