MỤc lụC 1 Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời 7 1 Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời 11 1 Các ứng dụng khác 13 Đối tượng nghiên cứ


Chênh lệch số giờ nắng giữa các tháng trong năm



tải về 486.65 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích486.65 Kb.
#26061
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.2.4. Chênh lệch số giờ nắng giữa các tháng trong năm


Độ chênh năm 2009:

Đài khu vực

Tháng nhiều nắng nhất

Tháng ít nắng nhất

Hiệu số

Tây Bắc

197,490

136,138

61,352

Đông Bắc

205,225

52,375

152,850

Việt Bắc

214,200

72,052

142,148

Đồng bằng Bắc Bộ

194,314

46,721

147,593

Bắc Trung Bộ

193,930

78,415

115,515

Trung Trung Bộ

233,153

81,887

151,267

Nam Trung Bộ

263,885

159,792

104,092

Nam Bộ

264,117

120,330

143,787

Tây nguyên

250,629

99,576

151,053













Độ chênh năm 2010:

Đài

Tháng nhiều nắng nhất

Tháng ít nắng nhất

Hiệu số

Tây Bắc

203,062

116,171

86,890

Đông Bắc

208,638

41,288

167,350

Việt Bắc

174,188

64,348

109,840

Đồng bằng Bắc Bộ

210,6

36,250

174,350

Bắc Trung Bộ

214,235

47,010

167,225

Trung Trung Bộ

247,653

45,627

202,027

Nam Trung Bộ

295,531

101,492

194,038

Nam Bộ

274,2

131,161

143,039

Tây nguyên

258,5

87,676

170,824

Từ độ chênh của 2 năm trên, ta có bảng tính trung bình độ chênh và phần trăm độ chênh hiệu số tháng có số giờ nắng cao nhất và tháng có số giờ nắng thấp nhất so với tổng số giờ nắng trung bình tháng của khu vực.



Đánh giá điểm theo các mức:

  • Chênh >120%: -2 điểm (âm 2 điểm)

  • Chênh 101 – 120%: -1 điểm (âm 1 điểm)

  • Chênh 80- 100% : 1 điểm

  • Chênh 60 - 79%: 2 điểm

  • Chênh 40 – 59%: 3 điểm

  • Chênh 20 – 39%: 4 điểm

  • Chênh < 20% : 5 điểm

Bảng 3.5. Đánh giá độ chênh số giờ nắng giữa các tháng

TT

Khu vực

Giờ nắng trung bình tháng

Hiệu số chênh trung bình

% độ chênh so với giờ nắng tháng

Điểm

1

Tây Bắc

155,7167

74,121

47,59991

3

2

Đông Bắc

122,8583

160,1

130,3127

-2

3

Việt Bắc

121,9833

125,994

103,2879

-1

4

Đồng Bằng Bắc Bộ

117,475

160,9715

137,0262

-2

5

Bắc Trung Bộ

127,4917

141,37

110,8857

-1

6

Trung Trung Bộ

158,9417

176,647

111,1395

-1

7

Nam Trung Bộ

211,9667

149,065

70,32474

2

8

Nam Bộ

204,3

143,413

70,19726

2

9

Tây Nguyên

193,9

160,9385

83,00077

1



3.2.5. Đánh giá tổng hợp

3.2.5.1. Đánh giá, so sánh tiềm năng


Từ bốn phần trên ta có thể đánh giá bằng việc đưa ra bảng so sánh về tiềm năng năng lượng mặt trời trên cả nước. Ở bảng dưới đây ta coi bốn yếu tố so sánh trên có vị trí và vai trò như nhau nên cho trọng số của mỗi yếu tố là 1. Trong những trường hợp đánh giá khác, ví dụ như cụ thể để đánh giá việc ưu thế của một loại thiết bị hay mục tiêu của một dự án phát triển nào khác mà có thể cho trọng số của từng yếu tố khác nhau sẽ có kết quả đánh giá tương đối chính xác.

Cho các yếu tố có trọng số bằng 1 ta có bảng kết quả sau:



Bảng 3.6. Đánh giá tổng hợp

TT

Khu vực

Số giờ nắng năm

Số ngày có nắng năm

Độ chênh giữa các trạm

Độ chênh giữa các tháng

Tổng điểm

1

Tây Bắc

4

3

2

3

12

2

Đông Bắc

3

2

3

-2

6

3

Việt Bắc

3

2

3

-1

7

4

Đồng Bằng Bắc Bộ

2

2

5

-2

7

5

Bắc Trung Bộ

3

2

3

-1

7

6

Trung Trung Bộ

4

3

1

-1

7

7

Nam Trung Bộ

5

3

4

2

14

8

Nam Bộ

5

4

3

2

14

9

Tây Nguyên

5

4

4

1

14

Từ bẳng 3.6 có thể thấy vùng ít thuận lợi nhất cho ứng dụng thiết bị năng lượng mặt trời là Đông Bắc , tuy nhiên theo đánh giá ở mục 3.1.2 thì vùng này vẫn chứa đựng nhiều tiềm năng về năng lượng mặt trời. Chúng ta chỉ phân chia các vùng theo chiều thuận lợi nhiều xuống ít thuận lợi, theo sự so sánh giữa các khu vực.

  • Khu vực rất thuận lợi: Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ

  • Khu vực thuận lợi: Tây Bắc

  • Khu vực tương đối thuận lợi: Trung Trung Bộ, Việt Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ Bắc Trung Bộ

  • Khu vực ít thuận lợi: Đông Bắc

3.2.5.2. Bản đồ đánh giá tổng hợp tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam


Dựa theo cách cho điểm đánh giá ở phần trên, lập bản đồ thể hiện mức độ đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời Việt Nam.

Vùng tiềm năng lớn nhất có cơ hội rất tốt cho các mục tiêu phát triển ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam là từ Nam Trung Bộ trở vào trong bao gồm các tỉnh miền Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên.

Vùng có tiềm năng rất lớn chỉ đứng sau các vùng trên không nhiều là vùng núi Tây Bắc, đây cũng là vùng tiềm năng lớn nhất trong các khu vực phía Bắc.

Các vùng Việt Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có cơ hội ngang nhau khi xét tổng thể về tính ứng dụng cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.

Khu vực Đông Bắc khi xét tổng thể lại có cơ hội ít hơn các vùng khác, tuy nhiên Đông Bắc cũng chỉ kém các vùng đứng trên nó không đáng kể.



Nhìn chung, năng lượng mặt trời trên toàn lãnh thổ Việt Nam là nhiều tiềm năng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển tiềm năng năng lượng quý giá này.


KẾT LUẬN

  1. Tiềm năng năng lượng mặt trời các khu vực

  • Khu vực Tây Bắc mỗi năm có trung bình 1868,6 giờ nắng và 311,9 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5,1 giờ nắng.

  • Khu vực Đông Bắc mỗi năm có trung bình 1474,3 giờ nắng và 274,3 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4 giờ nắng.

  • Khu vực Việt Bắc mỗi năm có trung bình 1463,8 giờ nắng và 287,3 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4 giờ nắng.

  • Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ mỗi năm có trung bình 1409,7 giờ nắng và 269,9 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3,9 giờ nắng.

  • Khu vực Bắc Trung Bộ mỗi năm có trung bình 1529,9 giờ nắng và 272,9 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 4,2 giờ nắng.

  • Khu vực Trung Trung Bộ mỗi năm có trung bình 1907,3 giờ nắng và 301,1 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5,2 giờ nắng.

  • Khu vực Nam Trung Bộ mỗi năm có trung bình 2543,6 giờ nắng và 313 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 7 giờ nắng.

  • Khu vực Nam Bộ mỗi năm có trung bình 2451,6 giờ nắng và 355 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 6,7 giờ nắng.

  • Khu vực Tây Nguyên mỗi năm có trung bình 2326,8 giờ nắng và 345,1 ngày có nắng. Trung bình mỗi ngày có khoảng 6,4 giờ nắng.

  1. Đánh giá tổng hợp

  • Trong trường hợp đánh giá chung, cho các trọng số các yếu tố đánh giá bằng nhau và đều bằng 1 cho thấy các vùng có tiềm năng năng lượng mặt trời lớn nhất ở Việt Nam là Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Tiếp theo là khu vực Tây Bắc. Các vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Đồng Bằng Bắc Bộ, Việt Bắc có tiềm năng được đánh giá là ngang nhau, thấp hơn một chút là vùng Đông Bắc.

  • Phân bố nắng trên lãnh thổ Việt Nam ở từng địa phương, từng thời điểm trong năm là khác nhau, nhiều vùng có sự phân hóa mạnh, cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa vào ứng dụng các loại thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời nhằm phát huy tiềm năng một cách tối ưu nhất có thể. Ví dụ có vùng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tại chỗ, có vùng tiềm năng lớn có thể chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các dạng năng lượng khác có thể vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ vừa cung cấp thêm cho các khu vực khác hay rộng hơn là cả quốc gia và các nước trong khu vực.

KIẾN NGHỊ

  • Đối với chính phủ: Cần có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển ứng dụng năng lượng mặt trời nhằm phát huy tiềm năng năng lượng lớn này.

  • Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ: cần tập trung nghiên cứu nhiều hơn ưu tiên hơn cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.

  • Đối với Bộ Công thương: phát huy vai trò của tổng cục năng lượng, chỉ đạo tổ chức phát triển năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng nhằm giúp giải bài toán về vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.

  • Đối với Bộ Tài nguyên và môi trường: Vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng to lớn của nguồn năng lượng mặt trời.

  • Đối với các bộ ngành khác, các địa phương cần khuyến khích các nhà máy, công ty sản xuất nghiên cứu ứng dụng, sản xuất các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời (đây là mẳng còn rất yếu ở Việt Nam). Hỗ trợ chuyển đổi từ sử dụng năng lượng truyền thống sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, sinh học…)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

  1. Cục Mạng lưới và trang thiết bị kỹ thuật KTTV (2001), “Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt”, Hà Nội.

  2. Cục kỹ thuật điều tra cơ bản – Tổng cục Khí tượng thủy văn (1990), “Quy phạm quan trắc bức xạ”, Hà Nội.

  3. Nguyễn Xuân Cự, Lưu Đức Hải, Trần Thanh Lâm, Trần Văn Quy (2008), “Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam”, chương trình nghị sự 21, Hà Nội.

  4. Đài Khí tượng thủy văn TP. HCM (1983), “Tuyển tập nghiên cứu khí tượng thủy văn – Tập I”, TP. Hồ Chí Minh.

  5. Nguyễn Hướng Điền (2002), “Khí tượng vật lý”, Hà Nội.

  6. Phạm Ngọc Hồ, Lê Đình Quang (2009), “Giáo trình động lực học môi trường lớp biên khí quyển”, Hà Nội.

  7. Phân viện Khí tượng thủy văn TP.HCM (1986), “Thông báo kết quả nghiên cứu – Tập IV”, TP. Hồ Chí Minh.

  8. Trần Văn Sáp, Vũ Văn Đĩnh và nnk (2007), “Nghiên cứu, đánh giá hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, các loại máy và thiết bị đo trong hệ thống quan trắc Khí tượng – Thủy văn – Hải văn ở nước ta”, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, Hà Nội, tr 9 – 19.

  9. Phan Văn Tân, Trần Công Minh, Phạm Văn Huấn (2002), “Khí hậu vật lý toàn cầu”, Biên dịch tài liệu của Dennis L. Hartmann, Hà Nội.

  10. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1993), “Khí hậu Việt Nam”, Hà Nội.

  11. Tổng cục khí tượng thủy văn (1979), “Hướng dẫn quan trắc bức xạ”, Hà Nội.

  12. Viện Khí tượng thủy văn (1986), “Tập Báo cáo công trình nghiên cứu khoa học”, Hội nghị khoa học lần thứ III, Hà Nội.

  13. Viện Khí tượng thủy văn (1985), “Phân vùng bức xạ mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam”, Hà Nội.

Tiếng Anh

  1. WMO (2006) “Guide to Meteorological Instruments and Methods of Observation”, (Preliminary seventh edition) -No.8

  2. Demers M.N (1997), “Fundamentals of geographical information systems”, John Wiley & Sons, New York.

  3. Polger, P.D., B.S. Goldsmith, R.C. Przywarty, and J.R. Bocchieri, 1994: National Weather Service warning performance based on the WSR-88D. Bull. Amer. Meteor. Soc




Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Hán Thị Ngân

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 486.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương