MỤc lụC 1 Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời 7 1 Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời 11 1 Các ứng dụng khác 13 Đối tượng nghiên cứ


Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đo thời gian nắng



tải về 486.65 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích486.65 Kb.
#26061
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Phương pháp nghiên cứu

  1. Phương pháp đo thời gian nắng


Các trạm khí tượng đo thời gian nắng bằng nhật quang ký Campell Stokes. Bộ phận cảm ứng của nhật quang ký là một quả cầu thủy tinh có tác dụng hội tụ các tia nắng chiếu tới tiêu điểm. Khi đặt quả cầu hướng về phía mặt trời, trên “mặt tiêu” của cầu đặt một giản đồ chuyên dùng bằng giấy, một vệt cháy sẽ tự in trên giản đồ từ Tây sang Đông, khi mặt trời đi từ Đông sang Tây.

Nhật quang ký được đặt trong vườn khí tượng, tại vị trí quang đãng, quanh năm các tia sáng mặt trời từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn đều có thể chiếu tới.

Nhật quang ký đặt trên cột gỗ, cột sắt… cách mặt đất 1m50, phía Bắc cột xây bậc đủ để quan trắc viên đứng thay giản đồ, lau chùi bảo quản máy. Máy đặt đúng quy cách phải đạt 3 yêu cầu:


  • Máy ngang bằng

  • Đúng vĩ độ trạm

  • Trục cầu thủy tinh đúng hướng Bắc Nam

Giản đồ lắp đặt vào 5 giờ sáng hằng ngày, được ghi tên trạm, ngày tháng thay giản đồ, tên người thay và lấy giản đồ ra vào 19 giờ. [2]
  1. Phương pháp thu thập, chiết xuất, thống kê, tổng hợp số liệu


Thu thập các nguồn tài liệu từ kho lưu trữ của Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn và môi trường thuộc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, chiết xuất riêng số liệu về giờ nắng trong các bảng, biểu quan trắc khí tượng. Công tác này tác giả làm hoàn toàn bằng ghi chép thủ công do chưa có phần mềm hay dữ liệu số nào về vấn đề này. Từ các số liệu thô do quan trắc viên các trạm khí tượng chuyển về, dùng phương pháp quy toán giản đồ để tính số giờ nắng trong ngày. Cách quy toán giản đồ nhật quang ký Campell:

Quy toán giản đồ nắng chính xác tới 1/10 giờ.

Nếu cả giờ có nắng, ghi 1,0; kéo dài 1/10 ghi 0,1; kéo dài 5/10 ghi 0,5…

Nếu phần lẻ ≥ 0,5 của 0,1 giờ (≥3 phút )quy thành 0,1 giờ; <0,5 của 0,1 giờ thì bỏ đi.

Vết nắng gồm vết cháy đen, vết vàng và cả những vết đổi màu do nắng tạo nên. Nếu cả ngày chỉ có 1 chấm, dù chấm rất bé vẫn tính 0,1 giờ. Nếu trong một khoảng giờ có từ hai chấm trở lên, phải tính gộp lại và căn cứ vào độ dài tổng cộng để xác định thời gian có nắng. Nếu những chấm nhỏ (< 0,5 của 0,1 giờ) nằm rải rác trong một số khoảng giờ mà tổng lượng vẫn chỉ ≤ 0,1 giờ, thì tính là 0,1 giờ và ghi 0,1 vào trong các khoảng đó.

(Nguồn: Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt)

Thống kê, phân loại các tài liệu thu được sau đó tổng hợp các số liệu theo trật tự và logic, dùng các phầm mềm tính toán đưa ra các số liệu về tổng số giờ nắng trong các tháng, các ngày có nắng trong năm….


  1. Phương pháp xây dựng bản đồ bằng phần mềm ArcView GIS 3.2

  1. Khái niệm


ArcView là một phần mềm ứng dụng công nghệ Hệ Thông Tin Địa Lý (GIS) với một giao diện đồ hoạ thân thiện, tiện lợi, cho phép làm việc với các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, hiển thị dữ liệu này dưới dạng bản đồ, bảng biểu và đồ thị. ArcView cung cấp những công cụ truy vấn và phân tích dữ liệu, cho phép trình bày kết quả cuối cùng dưới dạng các bản đồ có chất lượng cao
  1. Cấu trúc dữ liệu trong ArcView


Các dữ liệu trong hệ GIS thường rất nhiều và lưu trữ trong các tệp tin khác nhau. Tập hợp các tệp dữ liệu như vậy gọi là cơ sở dữ liệu. Làm việc với các tệp dữ liệu lớn như vậy rất phức tạp nên người ta phải xây dựng cấu trúc chặt chẽ cho các cơ sở dữ liệu để thuận tiện cho việc quản lý.

Trong ArcView cũng như các hệ thông tin địa lý khác : cơ sở dữ liệu có hai dạng cấu trúc cơ bản sau : cấu trúc dạng raster và cấu trúc dạng vector



Cấu trúc Raster

Trong cấu trúc này, thực thể được biểu diễn thông qua các ô (cell) hoặc ô ảnh (pixel) của một lưới các ô và mỗi pixel đều mang giá trị của thông số đặc trưng cho đối tượng. Trong máy tính, lưới ô này được lưu trữ dưới dạng ma trận trong đó mỗi ô là giao điểm của một hàng, một cột trong ma trận. Ở cấu trúc này, điểm được xác định bởi một pixel, đường được xác định bởi một số các pixel kề nhau theo một hướng, vùng được xác định bởi số các pixel mà trên đó thực thể phủ lên. Biểu diễn raster được xây dựng trên cơ sở hình học phẳng Ơcơlit. Mỗi một ô sẽ tương ứng với

một diện tích vuông trên thực tế. Ðộ lớn của cạnh của ô vuông này còn được gọi là độ phân giải của dữ liệu. Trong cấu trúc này , mỗi một pixel được ấn định bởi một giá trị, do đó, những thuộc tính khác nhau của thế giới thực được lưu trữ trong các tệp tin riêng (Ví dụ : các kiểu đất được lưu vào 1tệp, các kiểu rừng được lưu vào 1 tệp khác).

ArcView lưu trữ dữ liệu raster trong Arc/Info grids, thường là các file ảnh (ảnh vệ tinh, ảnh máy bay) theo cấu trúc mảng. Đây là dạng cấu trúc đơn giản nhất trong đó ảnh được thể hiện bởi các điểm ảnh (pixel) tổ chức thành mảng có tọa độ tính theo các dòng, cột và có gốc toạ độ nằm ở góc trên bên trái. Khi nhập ảnh vào ArcView sẽ chuyển từ hệ toạ độ ảnh sang hệ toạ độ thế giới thực(x,y). Kích thước pixel càng nhỏ thì khả năng thể hiện đối tượng càng chi tiết. Thông thường các đối tượng có kích thước lớn hơn 1/2 pixel sẽ được mã hóa thành 1 pixel và nhỏ hơn 1/2 pixel thì sẽ không được ghi lại. Ðiều này làm hạn chế về khả năng định vị chính xác.



Cấu trúc vector

Là dạng cấu trúc để biểu diễn các đối tượng thông qua điểm, đường và vùng với yếu tố căn bản là điểm có toạ độ. Trong đó đường là tập hợp các điểm và vùng là các đường khép kín.

+ Ðiểm : được biểu diễn bởi một cặp toạ độ (x,y) (VD: thể hiện một ngôi nhà của thế giới thực trên mô hình dữ liệu vector)

+ Ðường : là tập hợp của một loạt các cặp tọa độ (x1,y1 ; x2,y2 ; x3,y3 ;... xn,yn ); nếu là đoạn thẳng thì ít nhất gồm 2 điểm ; nếu là đường gấp khúc thì có thể coi là tập hợp của các đoạn thẳng

(VD : thể hiện đường giao thông, các sông )

+ Vùng : bao gồm các đường khép kín, được biểu diễn bằng một dãy toạ độ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau (x1,y1 ; x2,y2 ; x3,y3 ... xn,yn ; x1,y1 )

(VD : thể hiện giới hạn của một khu rừng; ranh giới các xã, huyện...)

- một vùng được giới hạn bởi các đường thẳng khép kín gọi là một polygon.


  1. Lập bản đồ


Để lập một bản đồ chuyên đề trong ArcView, ta sử dụng tool Legend Editor.

Khi đã nhập dữ liệu vào máy, muốn thể hiện chúng trên một bản đồ để thấy rõ sự phân bố, mối quan hệ và phương hướng của các đối tượng mà không dễ nhìn thấy thông qua các dữ liệu biểu bảng. Việc lựa chọn thế nào để hiển thị là rất quan trọng. Việc cần thực hiện là chọn màu và biểu tượng thích hợp cho những đối tượng khác nhau hay tạo ra những bản đồ chuyên đề khác nhau dựa trên các giá trị thuộc tính của các đối tượng.

Bản đồ chuyên đề là bản đồ thể hiện chuyên sâu một nội dung nào đó gọi là chuyên đề của bản đồ. Một bản đồ chuyên đề thường có 2 phần chính :


  • Phần bản đồ nền : bao gồm các lớp thông tin về thủy hệ, địa hình, thực vật, giao thông, dân cư... tức là thông tin của một bản đồ địa lý. Phần bản đồ nền trong bản đồ chuyên đề thường khá đơn giản, mang tính chất định hướng

  • Phần chuyên đề:gồm các lớp đi sâu vào chuyên đề (ví dụ phân vùng số giờ nắng, bức xạ, mây, mưa….)

  1. Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
    ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
    ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
    ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
    ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
    ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

    tải về 486.65 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương