MỤc lụC 1 Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời 7 1 Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời 11 1 Các ứng dụng khác 13 Đối tượng nghiên cứ



tải về 486.65 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích486.65 Kb.
#26061
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.1.3. Khu vực Đông Bắc

3.1.3.1. Đặc điểm phân bố nắng


Trung bình số ngày nắng trong năm là 274,7 ngày/năm chiếm 75,3% số ngày trong năm có nắng gần tương đương với vùng Việt Bắc, tổng số giờ nắng trong năm là 1474,2 giờ tức là trung bình một ngày có từ 4 đến 5 giờ nắng như vậy có thể cung cấp năng lượng cho các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt như bếp đun năng lượng mặt trời, bình nước nóng hay thắp sáng bằng năng lượng mặt trời.

3.1.3.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Biểu đồ 3.13. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Đông Bắc



Biểu đồ 3.14. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Đông Bắc

So với vùng Tây Bắc và Việt Bắc, vùng Đông Bắc đã có sự khác biệt lớn về số giờ nắng giữa các tháng trong năm, các tháng mùa đông và mùa xuân có lượng nắng ít, do đặc điểm khí hậu của vùng thường giá rét vào mùa đông, sang mùa xuân thì lại đón mưa phùn, các tháng mùa đông , xuân chỉ có 1 đến 3 giờ nắng mỗi ngày. Tuy có nhiều mưa bão vào các tháng mùa hè khoảng tháng 7 tháng 8 nhưng do đặc điểm là cứ trước hoặc sau bão đều có “nắng to” nên khu vực Đông Bắc thường có nhiều nắng vào các tháng này (khoảng 200 giờ nắng/tháng) (biểu đồ 3.13, 3.14).

Biểu đồ 3.15. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Bạch Long Vĩ

Các trạm trong khu vực Đông Bắc, trạm Bạch Long Vĩ là một trạm đảo, thường có số giờ nắng nhiều (1834,7 giờ năm 2009), các tháng 5, 6, 7, 8 thường có hơn 200 giờ nắng, tháng 7 năm 2010 có tới 266,2 giờ nắng (biểu đồ 3.15) trung bình một ngày có gần 9 giờ nắng, với công suất của pin Asi do Việt Nam sản xuất thì chỉ cần 1 ngày có từ 8 đến 9 giờ nắng thì có thể sử dụng điện thắp sáng cho 7 đến 8 ngày mưa tiếp theo. Trạm có ít giờ nắng trong khu vực là trạm Đình Lập, năm 2010 trạm chỉ đo được 248 ngày có nắng, tổng số giờ nắng năm 2010 là 1239,6 giờ trung bình mỗi ngày có hơn 3 giờ nắng (biểu đồ 3.16).

Biểu đồ 3.16. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Đình Lập



3.1.3.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.17. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Đông Bắc


Biểu đồ 3.18. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Đông Bắc

Từ biểu đồ 3.17 và 3.18 ta thấy, các trạm trong khu vực tuy có khác biệt lớn về mặt địa hình, trạm vùng núi, trạm vùng biển, trạm đảo, trạm vùng châu thổ nhưng tổng số giờ nắng trong năm thường không có cách biệt lớn. Tổng số giờ nắng trung bình các trạm năm 2009 là 1580 giờ, năm 2010 là 1368 giờ. Nổi bật là trạm đảo Bạch Long Vĩ thường có số giờ nắng nhiều nhất khu vực.

3.1.3.2. Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng năng lượng mặt trời


3.1.3.2.1. Thuận lợi

- Vùng có lượng nắng đủ để cung cấp cho các thiết bị năng lượng mặt trời hoạt động và duy trì trong cả năm với khoảng trung bình ít nhất có từ 2 đến 3 giờ nắng mỗi ngày.

- Kinh tế khu vực không quá khó khăn như các vùng núi khác, có thể tập trung hỗ trợ cho vùng sâu vùng xa.

- Nhiều trạm đảo, nơi mà đầu tư điện lưới rất tốn kém, có thể thay thế bằng năng lượng tái tạo tại nơi, số giờ nắng nhiều, rất phù hợp cho việc sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.



3.1.3.2.1. Khó khăn

- Đông Bắc là vùng có lưới điện tương đối tốt, người dân đã quen với việc dùng điện lưới, để thay đổi thói quen của họ, thuyết phục họ chuyển sang sử dụng các thiết bị năng lượng tái tạo không phải là chuyện một sớm một chiều, nhất là kinh phí đầu tư thiết bị mới không nhỏ.

- Số giờ nắng không nhiều, với các thiết bị hiệu suất thu năng lượng thấp sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời hàng ngày.

3.1.4. Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ


3.1.4.1. Đặc điểm phân bố nắng

Với trung bình số ngày nắng trong năm là 269 ngày/ năm chiếm 73, 7 số ngày trong năm có nắng, mỗi năm trung bình có 1414,7 giờ nắng thuộc vào hàng có số giờ nắng thấp trong cả nước, tuy nhiên đây lại là vùng có nhiều thuận lợi cho phát triển ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời.



3.1.4.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.19. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ



Biểu đồ 3.20. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ

Từ biểu đồ 3.19 và 3.20 ta thấy, số giờ nắng giữa các tháng trong năm ở khu vực này có sự phân hóa rõ rệt, biến động theo khí hậu mùa, số giờ nắng các tháng ở mỗi năm cũng có sự khác biệt do khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ có khí hậu đặc biệt với việc thay đổi thất thường của thời tiết, có nhiều yếu tố tác động vào và tạo nên đặc trưng khí hậu của khu vực này. Nắng thường có nhiều vào các tháng mùa hè và ít hơn vào mùa đông. Trong các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, trạm Sơn Tây thường có số giờ nắng nhiều hơn. Việc phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm đo được ở trạm cũng không nằm ngoài sự phân hóa chung của toàn vùng, các tháng mùa hè có số giờ nắng cao hơn, thường là vào các tháng 6, 7, 8 (biểu đồ 3.21)

Biểu đồ 3.21. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Sơn Tây

Trạm Láng là một trạm trọng điểm của khu vực cũng như cả nước, số liệu của trạm Láng đại diện làm số liệu nền cho các số liệu khí tượng và môi trường trong công tác điều tra cơ bản cho khu vực thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả nước.

Biểu đồ 3.22. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Láng

Trong các tháng mùa hè, số giờ nắng thường cao hơn, tuy nhiên vào tháng “ngâu” hàng năm (tháng 7 âm lịch) thường xuyên có mưa, độ ẩm cao, số giờ nắng thường ít hơn các tháng mùa hè khác (biểu đồ 3.22). Số giờ nắng giữa các tháng trong năm và so sánh giữa các năm đều thấy sự biến động, đây cũng là nét đặc trưng của khí hậu khu vực Hà Nội.

3.1.4.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.23. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ



Biểu đồ 3.24. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ

Các trạm có số giờ nắng nhiều thường là Sơn Tây, Cúc Phương, Chí Linh, Hải Dương. Các vùng Láng, Ba Vì, Hà Nam có ít năng hơn chỉ khoảng 1350 giờ nắng mỗi năm (biểu đồ 3.23, 3.24), trung bình mỗi ngày có khoảng 3 đến 4 giờ nắng, tuy là ít trong khu vực nhưng với số giờ nắng như vậy cũng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về năng lượng cho một số loại thiết bị sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời thông thường.

3.1.4.2. Đánh giá tiềm năng

3.1.4.2.1. Thuận lợi

- Là vùng có nền kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện, ứng dụng công nghệ mới không quá khó khăn như các khu vực vùng núi.

- Số giờ nắng vào hàng trung bình, trạm ít nắng nhất cũng có khoảng từ 3 đến 4 giờ năng, đáp ứng đủ yêu cầu của thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.

- Hà Nội, đại diện cho cả khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều các nhà khoa học hàng đầu cả nước, khi được đặt mục tiêu đúng hướng, tiềm năng năng lượng mặt trời sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ.

- Nhiều ứng dụng dân dã cổ xưa về năng lượng mặt trời đã được người nông dân sử dụng, nhận thức về vai trò to lớn của năng lượng mặt trời từ lâu đã được người dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ biết đến.

- Khu vực này tập trung rất nhiều các khu công nghiệp, về nông nghiệp thì là một trong hai vựa thóc lớn của cả nước, các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hao phần lớn nguồn năng lượng hiện tại, phát triển tại chỗ năng lượng mặt trời nhằm giảm tải cho các nguồn năng lượng truyền thống là việc làm hợp lý, được Chính phủ quan tâm ưu tiên nghiên cứu.



3.1.4.2.1. Khó khăn

- Thay đổi thói quen sử dụng điện lưới rất khó khăn, so sánh giữa việc trả chi phí cho việc sử dụng điện lưới cho sinh hoạt và chi phí lắp đặt thiết bị, đường dẫn cho các ứng dụng năng lượng mặt trời, họ vẫn chọn phương án đầu, nhất là những hộ gia đình khang trang, đã được xây kiên cố. Tầm nhìn xa về tiết kiệm chi phí vẫn chưa được nhìn nhận, chỉ có những hộ gia đình bắt đầu xây mới, tu sửa toàn diện mới nghĩ đến lắp đặt hệ thống tiết kiệm năng lượng, nhưng cũng chỉ giới hạn ở thể loại bình nước nóng năng lượng mặt trời.

-Số giờ nắng không nhiều, để xây dựng hệ thống điện mặt trời ở khu vực này cần được tính toán kỹ lưỡng, cần sử dụng loại công nghệ có hiệu suất cao.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 486.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương