MỤc lụC 1 Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời 7 1 Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời 11 1 Các ứng dụng khác 13 Đối tượng nghiên cứ



tải về 486.65 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích486.65 Kb.
#26061
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Phương pháp đánh giá tiềm năng


Dựa vào các kết quả nghiên cứu về số giờ nắng, các công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời đánh gia tiềm năng năng lượng mặt trời cho từng khu vực trên lãnh thổ Việt Nam, so sánh tiềm năng giữa các vùng. Phân loại vùng theo tiêu chí thuận lợi cho việc ứng dụng năng lượng mặt trời:

  • Vùng rất thuận lợi

  • Vùng tương đối thuận lợi

  • Vùng ít thuận lợi

  • Vùng không thuận lợi.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  1. Tiềm năng năng lượng mặt trời theo từng khu vực trên lãnh thổ Việt Nam

3.1.1. Khu vực Tây Bắc

3.1.1.1. Đặc điểm phân bố nắng


Với trung bình số ngày nắng trong năm là 311/365 ngày chiếm 85% số ngày có nắng, thuộc vào hàng khu vực có số ngày có năng cao, thêm vào đấy là tổng bình quân số giờ nắng trong toàn vùng là 1870 giờ/ năm có thể thấy vùng Tây Bắc có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.

3.1.1.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Biểu đồ 3.1. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Tây Bắc



Biểu đồ 3.2. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Tây Bắc

Từ biểu đồ 3.1 và 3.2 trên có thể thấy, trong các tháng số giờ nắng phân bố khá đồng đều giao động trong khoảng từ 116,2 giờ (tháng 12 năm 2010) đến 203,1 giờ (tháng 5 năm 2010), các tháng ít nắng hơn thường vào cuối mùa đông (tháng 12, tháng 1)

Do đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc thường có nhiều mây và nhiều dạng mây, phân bố mây không đồng đều nên việc phân bố nắng từng tháng trong các năm thường có sự xáo trộn, chủ yếu việc phân bố nắng phụ thuộc vào phân bố các mùa trong năm.

Các trạm trong khu vực Tây Bắc thường trạm Sơn La có số giờ nắng nhiều hơn các trạm trong vùng, đặc điểm phân bố giờ nắng giữa các tháng cũng có sự khác biệt (biểu đồ 3.3). Các tháng mùa hè (tháng 6,7) thường có nhiều mây gây mưa lũ, sạt lở nên các tháng này, số giờ nắng thường ít.

Biểu đồ 3.3. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Sơn La

Bên cạnh đó, trạm Kim Bôi thường có số giờ nắng ít nhất trong vùng, các tháng mùa đông số giờ nắng xuống còn 40,3 giờ (tháng 1 năm 2010) (biểu đồ 3.4), do vùng này được nhận định là có nhiều dông nhất Việt Nam mỗi năm có khoảng 111 ngày dông.

Biểu đồ 3.4. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Kim Bôi



3.1.1.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.5. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Tây Bắc



Biểu đồ 3.6. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Tây Bắc

Từ biểu đồ 3.5 và 3.6 ta thấy, tổng số giờ nắng trong các năm của các trạm không thay đổi nhiều, các trạm trong khu vực Tây Bắc có trung bình tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1870 giờ. Trạm Kim Bôi thường có số giờ nắng ít, các trạm Tuần Giáo, Sơn La thường có số giờ nắng nhiều nhất trong khu vực (trên 2000 giờ/ năm).

3.1.1.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.1.2.1. Thuận lợi

- Với việc có số ngày có nắng trong năm lớn, 85% số ngày trong năm có nắng, vùng Tây Bắc rất thuận lợi cho việc áp dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay, đặc biệt là sử dụng pin mặt trời dùng cho các thiết bị chiếu sáng cũng như sinh hoạt.

- Đặc tính là khu vực miền núi, các hộ gia đình sống rải rác, việc tự cung cấp điện đối với từng hộ gia đình, nơi mà điện lưới khó đến được, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

- Tổng số giờ nắng khoảng 1870 giờ/ năm đủ cung cấp nhu cầu điện thắp sáng hay các thiết bị về nhiệt khác trong thời điểm hiện tại.



3.1.1.2.2. Khó khăn

- Khó khăn hàng đầu phải kể đến là chi phí ban đầu lớn, khi mà giá thành cho những tấm pin mặt trời hay các thiết bị thu năng lượng mặt trời còn quá lớn so với thu nhập của người dân, thì việc có ứng dụng được các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời ở vùng Tây Bắc được hay không còn phụ thuộc rất lớn vào các chính sách hỗ trợ cho vùng núi và hải đảo của nhà nước cũng như các tổ chức nước ngoài khác.

- Khi đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện cũng như các thiết bị năng lượng mặt trời lớn hơn, với các thiết bị thu năng lượng mặt trời hiện tại chỉ có hiệu suất nhỏ(< 5%), thì tổng số giờ nắng trong năm không nhiều cũng là một khó khăn khi ứng dụng các công nghệ năng lượng mặt trời.

3.1.2. Khu vực Việt Bắc

3.1.2.1. Đặc điểm phân bố nắng


Với số ngày nắng trung bình năm là 287/365 ngày (chiếm 78,6%), tổng số giờ nắng trong năm trung bình toàn vùng là 1463 giờ, trung bình mỗi ngày có hơn 4 giờ nắng, với số giờ nắng như vậy cộng với áp dụng các công nghệ hiện nay thì khu vực Việt Bắc có thể đáp ứng được nhu cầu về bếp đun năng lượng mặt trời cũng như điện thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa.

3.1.2.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Đặc trưng khí hậu theo mùa của vùng dẫn đến phân hóa mạnh mẽ số giờ nắng giữa các tháng trong năm , thời kỳ nắng nhiều là thời kỳ mùa hạ và đầu thu, từ tháng 5 đến tháng 10, có tháng lên tới 213 giờ nắng (tháng 8 năm 2009). Vào những tháng mùa đông, trung bình mỗi ngày chỉ có khoảng từ 2 đến 3 giờ nắng.



Biểu đồ 3.7. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Việt Bắc



Biểu đồ 3.8. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Việt Bắc

Từ biểu đồ 3.7 và 3.8 ta thấy, trong các trạm thuộc khu vực Việt Bắc trạm Lào Cai thường có số giờ nắng cao, trạm Lào Cai là một trong những trạm có lịch sử lâu đời với kho số liệu nhiều năm về khí tượng. Các tháng thường có số giờ nắng nhiều là các tháng mùa hè ( tháng 5, 6, 7, 8) với khoảng gần 200 giờ nắng (biểu đồ 3.9).

Biểu đồ 3.9. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Lào Cai

Bên cạnh đó, trạm Thái Nguyên lại có ít số giờ nắng hơn, có tháng chỉ có 32,6 giờ nắng (tháng 1 năm 2010). Sự phân hóa rõ rệt về số giờ nắng giữa các tháng trong năm thường diễn ra ở trạm này (biểu đồ 3.10).

Biểu đồ 3.10. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Thái Nguyên



3.1.2.1.2 Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.11. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Việt Bắc



Biểu đồ 3.12. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Việt Bắc

Từ biểu đồ 11 và 12 ta thấy, tổng giờ nắng các trạm trong khu vực Việt Bắc không khác biệt nhiều. Tuy nhiên vùng Việt Bắc có tổng số giờ nắng ít hơn các vùng khác, do vùng này tập trung nhiều vùng là trung tâm mưa của cả nước. Là vùng có chế độ mưa phong phú, đại bộ phận vùng thu được lượng mưa vào khoảng 1800 đến 2400mm/năm, nhiều trung tâm mưa lớn trên sườn đón gió và trong một vài thung lũng có cửa mở rộng đón gió ấm. Nổi bật nhất là trung tâm mưa Bắc Quang (> 4000mm/năm), trung tâm mưa Tam Đảo (2800-3000mm/năm),Hoàng Liên Sơn(2500- 3000mm/năm). Số ngày mưa trong các trung tâm này cũng lớn nhất toàn quốc (180-200 ngày/năm).

3.1.2.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.2.2.1. Thuận lợi

- Với số giờ nắng không lớn, nhưng với khoảng 78,6% số ngày trong năm có nắng, vùng Việt Bắc vẫn là vùng hứa hẹn nhiều tiềm năng năng lượng mặt trời, khi công nghệ năng lượng mặt trời hiện đại hơn có thể tích trữ nhiều hơn năng lượng trong những có nắng để phục vụ cho những ngày mưa.

-Việt Bắc có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có kinh tế phát triển, nên vận động các doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời như một hành động quảng bá.

- Với tổng số giờ nắng khoảng 1463 giờ/ năm tức là trung bình khoảng 4 giờ nắng mỗi ngày, Việt Bắc tương đối phù hợp trong việc ứng dụng các thiết bị năng lượng mặt trời hiện nay.



3.1.2.2.2. Khó khăn

- Việt Bắc tập trung phần lớn các dân tộc thiểu số của cả nước, những người ít có điều kiện kinh tế, chi phí để có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời gần như là không thể. Các chương trình phát triển cho vùng núi, vùng dân tộc ít người nên tập trung thêm về vấn đề này.

- Số giờ nắng không nhiều, lại tập trung nhiều trung tâm mưa của cả nước, nên rất khó để sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời công nghệ thấp.

- Là vùng có nhiều thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất vào mùa mưa lũ nên việc lắp đặt, bảo quản các thiết bị cũng cần tính, toán khảo sát kỹ lưỡng.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 486.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương