MỤc lụC 1 Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời 7 1 Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời 11 1 Các ứng dụng khác 13 Đối tượng nghiên cứ



tải về 486.65 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích486.65 Kb.
#26061
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.1.5. Khu vực Bắc Trung Bộ

3.1.5.1. Đặc điểm phân bố nắng


Trung bình có 272 ngày có nắng chiếm 74,5 % số ngày trong năm. Khí hậu khô nóng nhưng số giờ nắng chỉ vào hàng trung bình so với số giờ nắng các vùng trong cả nước. Có 1497,2 giờ nắng mỗi năm Bắc Trung Bộ hứa hẹn nhiều tiềm năng về ứng dụng năng lượng mặt trời.

3.1.5.1.1. Phân bố giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.25. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Bắc Trung Bộ



Biểu đồ 3.26. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Bắc Trung Bộ

Từ biểu đồ 3.25 và 3.26 ta thấy, do ảnh hưởng của khí hậu cũng như các cơn bão thất thường vào cuối mùa hè, số giờ nắng giữa các tháng trong năm và các tháng trong từng năm cũng có sự khác biệt. Các tháng mùa hè thường có nhiều nắng hơn có khi lên tới hơn 200 giờ (tháng 7 năm 2010). Các tháng mùa đông, xuân có ít nắng hơn, tháng 1 năm 2010 hầu hết các trạm khí tượng thuộc đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ chỉ đo được quanh phạm vi trên dưới 50 giờ nắng.

Các trạm trong khu vực thường cũng đo được các giờ nắng khác nhau, ngay cả khi so sánh hai trạm thuộc cùng một tỉnh.



Biểu đồ 3.27. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Hà Tĩnh

Trạm Hà Tĩnh thường có số giờ nắng nhiều hơn các trạm khác, trung bình năm có tới 1778 giờ nắng, khoảng hơn 5 giờ nắng mỗi ngày phân bố không đồng đều các tháng trong năm (biểu đồ 3.27). Bên cạnh đó, trạm Hương Khê có vị trí không xa so với trạm Hà Tĩnh lại có số giờ nắng ít (tháng 1 năm 2010 chỉ có 22,6 giờ nắng). Số giờ nắng giữa các tháng trong năm cũng có sự phân hóa rõ rệt (biểu đồ 3.28).

Biểu đồ 3.28. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hương Khê



3.5.2.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm



Biểu đồ 3.29. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Bắc Trung Bộ

Biểu đồ 3.30. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Bắc Trung Bộ

Tổng số giờ nắng bình quân các trạm khoảng 1529,9 giờ/ năm, trong khoảng thời gian nhất định có thể giữa các trạm có sự khác biệt lớn về số giờ nắng, tuy nhiên tổng thể thì các trạm không có sự biến động lớn. Các trạm thường có số giờ nắng nhiều là Tương Dương, Hà Tĩnh, Kỳ Anh. Các trạm ít nắng hơn là Hồi Xuân, Yên Định, Hương Khê (biểu đồ 3.29, 3.30).

3.1.5.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.5.2.1. Thuận lợi

- Số giờ nắng xếp vào hàng trung bình, đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay.

- Bắc Trung Bộ được chính phủ ưu tiên phát triển, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch, ứng dụng năng lượng sạch trong đó có năng lượng mặt trời đã và đang được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng. Những vùng du lịch sử dụng năng lượng mặt trời luôn được khách du lịch thiện cảm và hưởng ứng, đây cũng là một yếu tố mà các công ty du lịch, lữ hành dùng để quảng bá du lịch. Bắc Trung Bộ có dải bờ biển dài và đẹp, nhiều điểm đến lý tưởng cho du khách, nên phát triển sử dụng thiết bị năng lượng mặt trời ở khu vực này là bước đi đúng hướng.

3.1.5.2.2. Khó khăn

- Số giờ nắng không nhiều lại phân bố không đồng đều vào các thời điểm trong năm, việc bố trí sử dụng loại thiết bị theo mục đích sử dụng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

- Kinh tế cá nhân còn nhiều khó khăn, việc phát triển sử dụng năng lượng mặt trời ở khu vực này cần phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác(chính sách, mục tiêu phát triển…).

- Sự đa dạng về địa hình cũng như khí hậu trong vùng khiến việc lựa chọn địa điểm vị trí lắp đặt thiết bị gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nơi hàng năm thường xảy ra bão, gió giật, lốc, xoáy…tính an toàn của thiết bị không được đảm bảo.


3.1.6. Khu vực Trung Trung Bộ

3.1.6.1. Đặc điểm phân bố nắng


Khu vực Trung Trung Bộ có số giờ nắng xếp vào hàng cao, với khoảng trên 1900 giờ nắng mỗi năm, số ngày có nắng trong năm là 301 ngày, chiếm 82,5% các ngày trong năm có nắng. Dễ nhận thấy khu vực Trung Trung Bộ hứa hẹn tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời.

3.1.6.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.31. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Trung Trung Bộ



Biểu đồ 3.32. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Trung Trung Bộ

Do các đặc tính về khí hậu vùng mà Trung Trung Bộ có sự phân hóa về số giờ nắng rõ rệt (biểu đồ 3.31 và 3.32), số giờ nắng thường ít vào các tháng mùa mưa, tháng 10, tháng 11 hàng năm. Ở Huế có những năm vào những tháng mùa mưa có khi chỉ có vài giờ nắng mỗi tháng. Các tháng mùa hè (tháng 5,6,7) có số giờ nắng nhiều, tháng 6 năm 2010 số giờ nắng lên tới 247,653 giờ/tháng, tức là trung bình mỗi ngày có hơn 8 giờ nắng.

Các trạm thuộc đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, có trạm đảo Lý Sơn thường có số giờ nắng lớn khoảng 2500 giờ nắng mỗi năm, tiềm lực về năng lượng mặt trời rất dồi dào. Số giờ nắng lên tới 299,6 vào tháng 5 năm 2010. Sự phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm không quá lớn (biểu đồ 3.33), tháng 11 do vào mùa mưa nên số giờ nắng ít.



Biểu đồ 3.33. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 trạm Lý Sơn

Bên cạnh đó trạm Tuyên Hóa có số giờ nắng ít nhất trong khu vực và sự phân bố số giờ nắng các tháng trong năm không đồng đều (biểu đồ 3.35), nhưng tổng số giờ nắng trong năm cũng trên 1400 giờ. Có thể thấy khu vực này có nhiều thuận lợi trong phát triển tiềm năng năng lượng mặt trời.

Biểu đồ 3.34. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Tuyên Hóa



3.1.6.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm

Biểu đồ 3.35. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Trung Trung Bộ



Biểu đồ 3.36. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Trung Trung Bộ

Từ biểu đồ 3.35 và 3.36 ta thấy, số giờ nắng các trạm khu vực Trung Trung Bộ có sự thay đổi rõ rệt, tăng dần từ Bắc vào Nam tính theo vĩ tuyến, càng vào phía Nam, số giờ nắng càng tăng. Riêng trạm đảo Lý Sơn có số giờ nắng cao hơn hẳn, đây là một khu vực lý tưởng cho phát triển các ứng dụng năng lượng mặt trời.

3.1.6.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.6.2.1. Thuận lợi

- Nằm trong dải phân bố số lượng số giờ nắng lớn là một thuận lợi cho việc ứng dụng các công nghệ năng lượng mặt trời.

- Nằm trong vùng có nhiều di sản thiên nhiên (Phong Nha Kẻ Bàng, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà…) được ưu tiên phát triển các ứng dụng năng lượng mặt trời nhằm duy trì, bảo tồn, quảng bá và khai thác các di sản thiên nhiên này.

3.1.6.2.2. Khó khăn

- Là vùng địa hình phức tạp bị những dải núi chia cắt phân bố nắng trong khu vực không đồng đều, có những vùng số giờ nắng nhiều nhưng vào tháng mùa mưa, mưa có khi kéo dài suốt tháng, điều này là chở ngại lớn khi nghiên cứu áp dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

- Những vùng khó khăn về kinh tế (Quảng Bình, Quảng Trị) việc phát triển ứng dụng các công nghệ năng lượng mặt trời hiện đại phụ thuộc lớn vào hỗ trợ chính sách của chính phủ.

3.1.7. Khu vực Nam Trung Bộ

3.1.7.1. Đặc điểm phân bố nắng


Trung bình năm có 313 ngày nắng chiếm 85,7% số ngày trong năm, khoảng 2543,542 giờ nắng một năm Nam Trung Bộ có số giờ nắng dồi dào, số giờ nắng cao rất thích hợp cho các ứng dụng năng lượng mặt trời.

3.1.7.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm.

Biểu đồ 3.37. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Nam Trung Bộ



Biểu đồ 3.38. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Nam Trung Bộ

Từ biểu đồ 3.37 và 3.38 ta thấy, tất cả các tháng trong năm hầu như có sự phân bố khá đồng đều về số giờ nắng, riêng các tháng cuối năm thỉnh thoảng có số giờ nắng ít đi, năm có tháng ít nhất thì cũng có tới hơn 100 giờ nắng (tháng 10, tháng 11 năm 2010) còn lại các tháng đều giao động ở mức 200 – 250 giờ nắng mỗi tháng.

Trong các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, trạm Phan Thiết có số giờ nắng lớn nhất, việc phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm tương đối đồng đều, các tháng cuối năm thường có số giờ nắng ít hơn. Các tháng nhiều nắng có số giờ nắng gần đạt mức 300 giờ/ tháng (biểu đồ 3.39), điều này quả không ngoa khi người ta nói “đặc sản” của Phan Thiết là nước mắm và nắng.


Biểu đồ 3.39. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Phan Thiết



Biểu đồ 3.40. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Hoài Nhơn

Bên cạnh đó trạm Hoài Nhơn thường có số giờ nắng ít hơn, các tháng cuối năm có số giờ nắng rất ít, do đặc điểm khí hậu của khu vực này, lượng mưa cũng nhiều hơn cac vùng khác, cá biệt có tháng số giờ nắng chỉ 37,6 giờ nắng, đây là hiện tượng rất hiếm ở khu vực này, vì ngay cùng vào tháng 11 năm 2009 số giờ nắng ở Hoài Nhơn cũng ít nhất so với các tháng trong năm nhưng vẫn ở mức 121,8 giờ nắng (biểu đồ 3.40).

3.1.7.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.41. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Nam Trung Bộ



Biểu đồ 3.42. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Nam Trung Bộ

Từ biểu đồ 3.41 và 3.42 ta thấy, phân bố nắng trên toàn khu vực tương đối đồng đều, giao động quanh mức 2500 giờ nắng/ năm. Các trạm Phan Rang, Phan Thiết luôn có số giờ nắng cao hơn, Hoài Nhơn, Sơn Hòa có số giờ nắng thấp hơn, tuy nhiên các trạm này vẫn có tổng số giờ năng năm cao vào hàng nhất cả nước (hơn 2300 giờ nắng/ năm).

3.1.7.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.7.2.1. Thuận lợi

Số giờ nắng cao nhất cả nước phân bố khá đồng đều trong toàn khu vực và tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm là thuận lợi gần như tuyệt đối cho phát triển ứng dụng các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời, đặc biệt vùng này còn có thể sử dụng hệ thống điện mặt trời để hòa vào mạng lưới điện quốc gia.



3.1.7.2.2. Khó khăn

Hầu hết các dự án, mang tầm chiến lược về an ninh năng lượng quốc gia, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (phong điện, điện hạt nhân…) đều tập trung ở vùng Nam Trung Bộ do các điều kiện tự nhiên rất phù hợp, do vậy, năng lượng mặt trời không được sử dụng tập trung cũng như không phát huy được hết thế mạnh về nguồn năng lượng này của vùng.


3.1.8. Khu vực Nam Bộ

3.1.8.1. Đặc điểm phân bố nắng


Phân bố nắng trong vùng khá đồng đều, với khoảng 355/365 ngày có nắng, số ngày có nắng gần như tuyệt đối trong năm, số giờ nắng trung bình 2451,6 giờ/ năm cộng với nền nhiệt ổn định, Nam Bộ là vùng rất thuận lợi, tiềm năng lớn cho phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời.

3.1.8.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Biểu đồ 3.43. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Nam Bộ



Biểu đồ 3.44. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Nam Bộ

Từ biểu đồ 3.43 và 3.44 trên, ta thấy vào các tháng mùa khô, số giờ nắng cao có tháng lên tới 274,2 giờ (tháng 3/2010). Các tháng mùa mưa số giờ nắng thấp hơn, các tháng ít nắng nhất thường vào tháng 9 tháng 10 hàng năm thì cũng có tới hơn 100 giờ nắng.

Các trạm thuộc đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, trạm Mộc Hóa có số giờ nắng cao nhất, khoảng 2771,3 giờ/ năm.



Biểu đồ 4.45. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Mộc Hóa

Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm thuộc trạm Mộc Hóa chia ra làm hai phần rõ rệt theo mùa mưa và mùa khô (biểu đồ 4.45). Các tháng mùa khô có số giờ nắng cao có tháng cao nhất lên đến 286 giờ (tháng 3/2010). Các tháng mùa mưa, số giờ nắng ít hơn, nhưng tháng ít nhất cũng có 166,2 giờ (tháng 10/2010), trung bình mỗi ngày cũng có tới hơn 5 giờ nắng.

Biểu đồ 3.46. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Cà Mau

Trong khi đó trạm có số giờ nắng ít nhất là trạm Cà Mau với 2019,1 giờ/ năm, phân bố nắng của trạm này cũng chia ra hai mùa rõ rệt (biểu đồ 3.46). Vào các tháng mùa mưa số giờ nắng ở tháng thấp nhất cũng có tới 81,6 giờ (tháng 10/2010), đủ thấy tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời trong vùng này.

3.1.8.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.47. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Nam Bộ



Biểu đồ 3.48. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Nam Bộ

Từ biểu đồ 3.47 và 3.48 ta thấy, các trạm thuộc đài khu vực Nam Bộ có số giờ nắng tương đối đồng đều trong các năm thường dao động quanh mức 2000 - 2500 giờ/ năm. Hai trạm thường có số giờ nắng ít hơn là Tân Sơn Hòa và Cà Mau cũng có số giờ nắng khoảng trên dưới 2000 giờ/ năm.

3.1.8.2. Đánh giá tiềm năng


3.1.8.2.1. Thuận lợi

- Số giờ nắng cao và phân bố đồng đều trong khu vực là điều kiện thuận lợi hàng đầu trong việc ứng dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

- Trong thời kỳ hiện nay, có nhiều thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có sensor phụ thuộc vào nền nhiệt bên ngoài môi trường là trở ngại lớn đối với những vùng có diễn biến nhiệt phức tạp như các vùng phía Bắc, thì đây lại là lợi thế lớn cho Nam Bộ, bởi Nam Bộ có nền nhiệt rất ổn định, chênh lệch nhiệt độ trong đường diễn biến rất thấp, chỉ 3-40C.

- Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển, tập trung nhiều các nhà khoa học, nhà sản xuất, đặc biệt ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, là điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.

- Nhìn chung, Nam Bộ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho phát huy tiềm năng năng lượng mặt trời.

3.1.8.2.2. Khó khăn

- Thiếu kinh phí cũng như chính sách hỗ trợ nghiên cứu về năng lượng mặt trời.

- Là khu vực tập trung đông dân cư, mật độ dân số dày đặc, việc nghiên cứu, lắp đặt các thiết bị nhất là những tấm pin mặt trời có thiết diện lớn, chiếm nhiều diện tích, hay các thiết bị cồng kềnh khác sẽ gặp khó khăn.

3.1.9. Khu vực Tây Nguyên

3.1.9.1. Đặc điểm phân bố nắng


Trung bình 345/365 ngày có nắng chiếm 94,5% số ngày trong năm, tổng số giờ nắng năm là 2327 giờ Tây Nguyên vẫn chưa phát huy được các thế mạnh năng lượng măt trời.

3.1.9.1.1. Phân bố số giờ nắng giữa các tháng trong năm

Biểu đồ 3.49. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2009 khu vực Tây Nguyên



Biểuđồ 3.50. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 khu vực Tây Nguyên

Phân bố số giờ nắng ở khu vực Tây Nguyên chia làm 2 phần khá đồng đều (biểu đồ 3.49 và 3.50), các tháng mùa khô số giờ nắng dao động quanh mức 250 giờ/ tháng tức là khoảng hơn 8 giờ nắng mỗi ngày. Các tháng mùa mưa lượng nắng giảm đi đáng kể, có tháng giảm xuống còn 87,7 giờ (tháng 11 năm 2010).

Trong các trạm thuộc khu vực Tây Nguyên trạm Kon Tum có số giờ nắng cao nhất, số giờ nắng tại trạm phân bố theo các tháng giống như phân bố số giờ nắng của cả khu vực. Các tháng mùa khô số giờ nắng cao hơn và thường dao động quanh mức 250 giờ/ tháng. Các tháng mùa mưa số giờ nắng thấp hơn dao động trong khoảng 100 -150 giờ/tháng (biểu đồ 3.51).



Biểu đồ 3.51. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Kon Tum

Trạm có số giờ nắng ít nhất lại chính là cao nguyên Đà Lạt, vùng có khí hậu và cảnh quan đẹp xếp vào hàng hạng nhất ở nước ta. Phân bố nắng tại trạm cũng có sự cách biệt giữa các tháng trong năm. Tháng ít nhất chỉ có khoảng 75 giờ nắng (tháng 10/2010) tức là trung bình mỗi ngày chỉ có 2,5 giờ nắng (biểu đồ 3.52). Đặc điểm phân bố nắng trong năm cùng các điều kiện tự nhiên khác đã giúp cho Đà Lạt trở thành xứ sở các loài hoa tuyệt đẹp của Việt Nam.

Biểu đồ 3.52. Phân bố số giờ nắng các tháng trong năm 2010 trạm Đà Lạt



3.1.9.1.2. Phân bố số giờ nắng giữa các trạm trong năm.

Biểu đồ 3.53. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2009 khu vực Tây Nguyên



Biểu đồ 3.54. Phân bố số giờ nắng các trạm trong năm 2010 khu vực Tây Nguyên

Các trạm trong khu vực Tây Nguyên có số giờ nắng khá đồng đều, dao động quanh mức 2000 – 2500 giờ/ năm (biểu đồ 3.53 và 3.54). Các trạm có số giờ nắng ít hơn là Đà Lạt, Bảo Lộc, Đăk Mil. Còn lại hầu hết các trạm có số giờ nắng năm chênh lệch rất ít.

3.1.9.2. Đánh giá tiềm năng

3.1.9.2.1. Thuận lợi

- Có số giờ nắng cao, phân bố nắng khá đồng đều Tây Nguyên có tiềm năng khá tốt về năng lượng mặt trời.

- Được chính phủ hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các dự án phát triển này có thể phát huy tiềm năng năng lượng mặt trời bằng cách cung cấp các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cho đồng bào vùng sâu vùng xa, hay có thể áp dụng điện mặt trời sử dụng điện thắp sáng thay vì đầu đường dây điện lưới đến từng buôn làng.

3.1.9.2.2. Khó khăn

- Phần lớn dân cư là người dân tộc trình độ học vấn thấp, sử dụng các thiết bị hiện đại, thay đổi tập tục, thói quen là rất khó khăn.

- Là khu vực đa sắc tộc, rất nhiều dân tộc khác nhau sống trên lãnh thổ khu vực Tây Nguyên, việc phân bổ chính sách nói chung phân bổ lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời nói riêng cần tính toán kỹ lưỡng bởi đây là vấn đề nhạy cảm.


  1. Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
    ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
    ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
    ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
    ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
    ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

    tải về 486.65 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương