MỤc lụC 1 Cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời 7 1 Cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời 11 1 Các ứng dụng khác 13 Đối tượng nghiên cứ



tải về 486.65 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích486.65 Kb.
#26061
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Đối tượng nghiên cứu.

  1. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng

        1. Tổng quát chung về quan trắc khí tượng


Đặc điểm của quan trắc khí tượng là đo đạc, quan sát, theo dõi sự biến đổi các quá trình vật lý, các hiện tượng khí tượng xảy ra trong khí quyển và trên mặt đất như: nhiệt độ, mây, khí áp, gió, mưa, độ ẩm, số giờ nắng, tổng lượng bức xạ mặt trời, bốc hơi nước, các hiện tượng khí tượng như: dông, bão, lốc, tố, vòi rồng, sương mù ... Truyền các kết quả số liệu quan trắc về các trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn để phục vụ cho công tác dự báo, đồng thời số liệu kết quả quan trắc khí tượng cũng được lưu trữ lâu dài để nghiên cứu khí hậu phục vụ các ngành kinh tế quốc dân và cho toàn xã hội. Phần lớn các hoạt động của con người đều chịu ảnh hưởng của thời tiết, để giảm bớt tới mức tối thiểu các ảnh hưởng không thuận lợi của các hiện tượng khí quyển đối với các hoạt động đó, con người ngay từ đầu dã sớm nghiên cứu các định luật chi phối thời tiết.

Thu thập các kiến thức về thời tiết là mục tiêu của ngành khoa học được gọi là khí tượng học. Người ta nghiên cứu các hiện tượng thông qua quan trắc, các thực nghiệm và các phương pháp phân tích khoa học. Quan trắc khí tượng là đánh giá hoặc đo một hay nhiều yếu tố khí tượng bằng các dụng cụ đo qua đó các quan trắc khí tượng ghi nhận và bản thân quan trắc viên tiến hành công việc không dùng dụng cụ mà người ta gọi là các phép đo khí tượng không thực hiện bằng các dụng cụ khí tượng. Địa điểm mà tại đó tiến hành đánh giá một hay nhiều yếu tố khí tượng được tiến hành đều đặn gọi là trạm khí tượng. Các trạm quan trắc khí tượng được thiết lập một cách lý tưởng trên mặt đất hoặc trên biển và cách xa nhau một khoàng sao cho đáp ứng được các các tiêu chuẩn của khí tượng được gọi là mạng lưới quan trắc khí tượng. Khoảng cách hợp lý giữa các trạm quan trắc là khoảng cách mà chi phí cần thiết phụ thuộc vào mục đích sử dụng số liệu, vào khả năng biến đổi theo không gian và thời gian của yếu tố khí tượng quan sát được và vào bản chất địa hình của bề mặt trái đất tại vùng nơi đặt trạm. tại các trạm khí tượng thì các dụng cụ đo đạc lắp đặt tại trạm phải tuân thủ chặt chẽ mọi yêu cầu về mặt kỹ thuật chung.


        1. Các cơ sở phát triển mạng lưới trạm quan trắc trong quy hoạch từng giai đoạn:


* Quy hoạch lưới trạm khí tượng thủy văn (KTTV)

Là một trong những công tác quan trọng của Ngành Khí tượng thủy văn nhằm góp phần giữ vững, củng cố và phát triển mạng lưới quan trắc KTTV, nâng cao hiệu quả của việc đầu tư nhân lực, vật lực cho lưới trạm KTTV, không ngừng hoàn thiện chất lượng của mọi công việc nghiên cứu và nghiệp vụ KTTV, thiết thực phục vụ sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng. Quy hoạch lưới trạm KTTV là bước chuẩn bị cần thiết cho việc kiểm kê đánh giá tài nguyên và điều kiện KTTV, phục vụ đắc lực cho dự báo, cảnh báo các hiện tượng thiên tai phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phục vụ các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là sản xuất nông nghiệp và khai thác năng lượng trong những năm tới và lâu dài về sau.



*Tổ chức Lưới trạm KTTV

Lưới trạm KTTV đang hoạt động có tổ chức, có hiệu quả như ngày nay là thành quả to lớn của Ngành KTTV, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cao có thể và cần thiết phải có một số thay đổi trong cơ cấu lưới trạm, từng bước hợp lý hóa hợp lý hóa lưới trạm.



* Quá trình hợp lý hóa lưới trạm KTTV đã, đang và sẽ tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo đầy đủ tính khoa học của lưới trạm.

- Phục vụ đắc lực cho các ngành khoa học, phát triển kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng.

- Kế thừa và bảo vệ cơ cấu chủ yếu và tính hợp lý của lưới trạm đã có

- Tôn trọng hoàn cảnh thực tế, trước hết là điều kiện kinh tế, khoa học công nghệ và kỹ thuật có liên quan với việc duy trì hoạt động của các trạm

* Quá trình quy hoạch lưới trạm KTTV

Là quá trình điều chỉnh lưới trạm trên cơ sở các kết quả nghiên cứu vừa đạt được về các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới trạm. Công việc này được tiến hành theo các bước sau đây:

- Kiểm điểm những ưu điểm, khuyết điểm của công tác hợp lý hóa lưới trạm trước đó.

Kiểm tra các kết quả nghiên cứu và vận dụng kết quả nghiên cứu vào hoàn cảnh thực tế.

- Phát hiện những tồn tại trong lưới trạm KTTV hiện tại.

- Phân định các loại trạm và các hạng trạm trong lưới trạm KTTV. Xác định chức năng nhiệm vụ quan trắc và nhiệm vụ phát báo của mỗi hạng trạm.

- Kiến nghị giải thể một số trạm không đủ tiêu chuẩn tồn tại

- Kiến nghị thành lập một số trạm cần thiết



* Lưới trạm KTTV này được chia thành 7 loại

Căn cứ vào bản chất vật lý của đối tượng quan trắc, vào nội dung trang thiết bị quan trắc và mục đích thu thập số liệu đó là: (trạm khí tượng bề mặt, trạm khí tượng cao không, trạm khí tượng nông nghiệp, trạm hải văn, trạm thủy văn, trạm quan trắc môi trường)



* Quá trình phát triển

Mỗi một loại trạm được chia thành nhiều hạng, căn cứ vào trang thiết bị quan trắc và vai trò của trạm trong quá trình nghiên cứu đặc tính thống kê của từng yếu tố KTTV và trong công tác chỉnh lý số liệu.

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của nước ta đã có lịch sử trên 100 năm xây dựng và phát triển, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1867, trạm khí tượng đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam là trạm Sài gòn Hospital. Đến năm 1902, khi Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đài Quan sát Từ trường và Khí tượng Trung ương Đông Dương -Cơ quan quản lý mạng lưới trạm khí tượng đầu tiên tại Việt Nam, nước ta mới chỉ có 51 trạm (khí tượng 38 trạm, thủy văn 13 trạm). Đến nay, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn nước ta bao gồm khí tượng bề mặt, khí tượng cao không, khí tượng thủy văn biển, thủy văn và đo mưa (dưới đây gọi chung là mạng lưới trạm khí tượng thủy văn) đã có trên 1200 trạm và điểm đo các loại. Các trạm này được phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ miền núi cao đến đồng bằng ven biển, các hải đảo xa xôi và thực hiện quan trắc tương đối càng đầy đủ các yếu tố về khí tượng thủy văn. Mạng lưới đó đã hòa nhập vào mạng lưới trạm khí tượng thủy văn toàn cầu và thực hiện tốt nhiệm vụ không chỉ đối với quốc gia mà còn cả đối với quốc tế.

Để có được mạng lưới trạm như hiện nay, Nhà nước đã đầu tư cho nghiên cứu quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng lưới một cách khá cơ bản và toàn diện:

- Năm 1960, Nha khí tượng đã có quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng.

- Năm 1961, Bộ Thủy lợi với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc đã có quy hoạch mạng lưới trạm thủy văn cơ bản Miền Bắc Việt Nam.

- Năm 1976 sau khi thống nhất đất nước, Bộ Thủy lợi đã có quy hoạch mạng lưới trạm thủy văn cơ bản tối thiểu từ Nam Bình Trị Thiên trở vào.

- Năm 1987, Tổng cục KTTV đã ban hành Quyết định số 85 KTTV/QĐ ngày 1-4-1987 về quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn cơ bản, năm 1991 ban hành Quyết định số 88 KTTV/QĐ ngày 1-3-1991 về quy hạch mạng lưới trạm đo mưa cơ bản và năm 1998 ban hành Quyết định số 176 KTTV/QĐ ngày 17-3-1998 về qui hoạch mạng lưới rađa thời tiết thuộc bộ môn khí tượng cao không.

- Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.[8].

        1. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng hiện tại


Mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng thuộc trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, Bộ Tài nguyên và môi trường gồm 176 trạm. Trong đó được phân ra các hạng trạm, hạng I, hạng II và hạng III. Được phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, đại diện cho nhiều địa hình khác nhau ở từng khu vực: đồng bằng, miền núi, hải đảo… Các trạm được quản lý theo các đài Khí tượng thủy văn khu vực, có 9 đài:

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

  • Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
  1. Thời gian nắng


Thời gian nắng là một trong những yếu tố quan trắc cơ bản tại tất cả các trạm quan trắc khí tượng. Thuật ngữ “nắng” liên quan với năng lượng bức xạ mặt trời, chủ yếu ở phần bức xạ nhìn thấy, với ánh sáng khuếch tán của bầu trời, mây và một số hiện tượng khí tượng khác. Thời gian nắng được tính đến 0,1 giờ và đường ghi bắt đầu từ lúc cường độ trực xạ của bức xạ mặt trời đạt tới ≥ 0,1 KW/m2 (≥ 0,2 calo/cm2ph).

  1. Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
    ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
    ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
    ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
    ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
    ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
    ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
    ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

    tải về 486.65 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương