Marketing căn bản. TÀI liệu hưỚng dẫn môn họC


II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MARKETING



tải về 1.63 Mb.
trang3/29
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2018
Kích1.63 Mb.
#36908
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MARKETING

1. Khái niệm


Có rất nhiều định nghĩa về Marketing, tuy nhiên, chúng ta có thể chia làm hai định nghĩa đại diện cho Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.
1.1 Marketing truyền thống:

Là hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu.
1.2 Marketing hiện đại:

Là hoạt động của con người nhằm hướng đến việc thoả mãn các nhu cầu, mong muốn thông qua quá trình trao đổi hàng hoá.

Như vậy tư tưởng chính của Marketing trong quá trình sản xuất kinh doanh là khám phá nhu cầu của khách hàng để cung ứng hàng hoá phù hợp, chỉ bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái mà nhà sản xuất có sẵn.

Để giải thích thêm về định nghĩa này ta sẽ xem xét những khái niệm sau: nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, hàng hoá, trao đổi, giao dịch và thị trường.

- Nhu cầu cấp thiết (needs): là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được.

Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu về sinh lý cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội về sự thân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình.

Nếu nhu cầu không được thoả mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh… Một người chưa được đáp ứng sẽ phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết: bắt tay vào làm để tìm kiếm một đối tượng có khả năng thoả mãn được nhu cầu; hoặc cố gắng kiềm chế nó.

- Mong muốn (wants): là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hoá và nhân cách cá thể.

Chẳng hạn: Dân cư ở các nước kém phát triển, khi đói và khát chỉ cần những thức ăn và uống cần thiết như: bánh mì, cơm, nước lã… là đủ. Nhưng dân cư ở các nước phát triển, khi đói và khát họ cần các loại thức ăn và uống cao cấp, đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh….

Như vậy, mong muốn được mô tả như là các đối tượng dùng để thoả mãn các đòi hỏi của con người phù hợp với điều kiện môi trường sống.

- Nhu cầu có khả năng hiện thực (Demands): là mong muốn được kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán.

Một quốc gia có thể căn cứ vào các loại nhu cầu có khả năng hiện thực của năm trước để hoạch định việc sản xuất hàng hoá cho năm sau.

Tuy nhiên, trên thực tế cần phải căn cứ vào sự thay đổi mong muốn của con người theo thời gian; sự biến động của giá cả hàng hoá và sự thay đổi thu nhập của dân cư trong từng thời kỳ.

Người tiêu dùng thường chọn các loại sản phẩm đem lại lợi ích cao nhất và phù hợp với túi tiền của họ.



- Hàng hoá (Goods): là bất cứ vật gì có thể thoả mãn được mong muốn và được cung ứng trên thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng.

Đặc điểm của sản phẩm là khi một người có một nhu cầu nào đó, chẳng hạn: một phụ nữ muốn có sức thu hút hơn, người này có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó. Tuỳ theo ước muốn cá nhân, các loại sản phẩm sẽ được ưa thích theo các thứ bậc ưu tiên khác nhau:



  • Tiêu chuẩn để khách hàng ưu tiên lựa chọn sản phẩm đáp ứng nhu cầu có thể xếp thứ tự như: giá cả không cao, kiểu mẫu hợp thời trang, địa điểm - bán hàng thuận tiện…

  • Sản phẩm cung ứng trên thị trường - có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng ở các mức độ khác nhau. Có thể minh hoạ mối quan hệ giữa các sản phẩm với nhu cầu như sau:

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung ứng như hiện nay, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu nhất. Trong các trường hợp sau; sản phẩm C được xem như sản phẩm lý tưởng.


Nhu cầu không được thỏa mãn



Nhu cầu được thỏa mãn một phần

Nhu cầu được thỏa mãn hòan tòan

Hình 1: Ba mức độ thỏa mãn nhu cầu

Sản phẩm lý tưởng luôn là mục tiêu phấn đấu của các nhà sản xuất kinh doanh. Marketing chính là hoạt động nhằm đạt được sản phẩm lý tưởng này. Như vậy, sản phẩm có đặc điểm chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng; quan điểm về sản phẩm thay đổi theo thời gian do thị hiếu, nhu cầu của con người thay đổi lúc này sang lúc khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.



- Trao đổi (Exchange): trao đổi là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì đó.

Trao đổi là một trong bốn hình thức mà con người có thể có được vật phẩm mong muốn. Chẳng hạn: người đói có thể có được thực phẩm theo các cách sau:



  • Họ có thể tự tìm thực phẩm bằng cách đi săn, đi câu cá, hái trái cây (tự cung cấp).

  • Họ có thể ăn cắp hoặc chiếm đoạt thực phẩm của người khác.

  • Họ có thể đi ăn xin.

  • Họ có thể đưa cái gì mà họ có như tiền, hàng hoá khác, dịch vụ… để đổi lấy thực phẩm.

Cả bốn cách trên đều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người; trong đó việc trao đổi có nhiều ưu điểm, vì người này không phải cầu xin người khác, không phụ thuộc vào sự ban tặng cũng như không xâm phạm quyền lợi người khác; con người không phải cố gắng tạo ra mọi cái cần thiết cho chính mình….

Trao đổi là khái niệm cơ bản của Marketing. Để cho việc trao đổi tự nguyện thực hiện được, cần có các điều kiện sau đây:



  • Tối thiểu phải có hai bên.

  • Mỗi bên phải có một vật gì có giá trị đối với bên kia.

  • Mỗi bên có khả năng liên lạc thông tin và phân phối hàng hoá.

  • Mỗi bên có quyền tự do chấp nhận hoặc khước từ hàng hoá của bên kia.

  • Mỗi bên đều phải nhận thấy là nên hay muốn giao dịch với bên kia.

Các điều kiện trên đây mới chỉ tạo ra tiềm năng trao đổi. Còn việc trao đổi có thực hiện được hay không là còn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên về những điều kiện trao đổi. Nếu thoả thuận được thì có thể kết luận là do trao đổi tất cả các bên tham gia đều có lợi, bởi lẽ mỗi bên đều có quyền khước từ hay chấp nhận đề nghị.

- Giao dịch: Nếu như trao đổi là khoa học của Marketing, giao dịch chính là đơn vị đo lường trong lĩnh vực này. Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên.

Để giao dịch thì bên A phải chuyển cho bên B vật X và nhận lại của B vật Y

Một số điều kiện cơ bản cho giao dịch là:


  • Có ít nhất hai vật có giá trị.

  • Có sự thoả thuận về các điều kiện giao dịch.

  • Thời gian thực hiện đã được thoả thuận.

  • Địa điểm thực hiện đã được thoả thuận.

Thông thường các điều kiện của giao dịch được pháp lý hậu thuẫn và bảo hộ.

- Thị trường (Markets): là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có.

Để tìm hiểu bản chất của thị trường, chúng ta hãy hình dung một xã hội nguyên thuỷ gồm có 4 người: một ngư dân, một thợ săn, một thợ gốm và một nông dân





Hình 2: Sự phát triển của việc trao đổi tập trung

  1. Phương thức thứ nhất - tự cung tự cấp, trong đó mỗi người có thể kiếm được cho mình tất cả những thứ cần thiết. Ngư dân giành phần lớn thời gian để đánh bắt cá, phần thời gian còn lại thì giành để đi săn, làm đồ gốm và trồng trọt để tự đảm bảo cho mình có tất cả những thứ mà anh ta cần. Những người khác cũng tương tự nên hiệu quả của công việc chính kém hơn so với việc chuyên vào một nghề.

  2. Phương thức thứ hai - trao đổi phân tán, trong đó mỗi người đều xem ba người kia là khách hàng tiềm năng hợp thành thị trường của mình. Từng hai người riêng lẻ đổi lấy sản phẩm cho nhau.

  3. Phương thức thứ ba - trao đổi tập trung, trong đó xuất hiện một nhân vật mới gọi là thương nhân, người này cư ngụ tại một khu vực trung tâm được gọi là chợ. Cả bốn người đều đem những hàng hoá cụ thể của mình đến cho thương nhân rồi đổi chúng lấy những thứ cần thiết cho mình. Vì vậy, cả bốn người chỉ cần đến một thị trường sẽ có tất cả hàng hoá cần thiết chứ không phải đến với ba người khác nhau.

Sự xuất hiện của thương nhân làm giảm một cách đáng kể tổng số các mối giao dịch cần thiết phải có để thực hiện các sự trao đổi hàng hoá.

Ngoài ra, thị trường của các nhà hảo tâm cũng được hình thành - nhằm đáp ứng các nhu cầu về tài chính cho các tổ chức phi lợi nhuận.



- Marketing: Khái niệm về thị trường cuối cùng đem lại cho chúng ta chu trình hiểu biết đầy đủ về khái niệm Marketing.

Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.

Như vậy, Marketing là hoạt động của con người nhằm đáp ứng hay thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua tiến trình trao đổi hàng hoá.

Quá trình trao đổi đòi hỏi phải làm việc. Ai muốn bán thì phải cần tìm người mua, xác định những nhu cầu của họ, thiết kế các sản phẩm phù hợp, đưa chúng ra thị trường, xếp vào kho, vận chuyển, thương lượng về giá cả… Nền tảng của hoạt động Marketing là những việc như tạo ra hàng hoá, khảo sát, thiết lập quan hệ giao dịch, tổ chức phân phối, xác định giá cả, triển khai dịch vụ.



Thông thường, chúng ta nghĩ rằng chỉ có người bán thực hiện hoạt động Marketing; nhưng cả người mua cũng tham gia vào việc đó. Các bà nội trợ tiến hành Marketing riêng của mình, khi đi tìm những thứ hàng mà mình cần với giá cả mà họ sẵn sàng trả. Trong khi săn lùng những mặt hàng khan hiếm nhân viên cung ứng của công ty sẽ phải đi tìm người bán và đưa ra cho họ những điều kiện giao dịch hấp dẫn. Thị trường Người bán - đó là một thị trường mà trong đó người bán có quyền lực hơn và người mua trở thành nhà hoạt động thị trường tích cực nhất. Thị trường người mua - đó là thị trường mà trong đó người mua có quyền lực hơn và là nơi người bán trở thành những nhà hoạt động thị trường tích cực nhất.

2. Phân loại Marketing


Marketing ngày nay đã đạt trình độ phát triển rất cao. Nó được ứng dụng trong nhiều hệ thống và nhiều lĩnh vực phong phú khác nhau. Người ta phân biệt:

  • Macro - Marketing: ứng dụng cho các hệ thống lớn (toàn quốc, toàn cầu…) nhằm điều kiện, điều chỉnh sự phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi khu vực và toàn thế giới. Nhiều quốc gia đã biết sử dụng Macro - Marketing như một công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường, hạn chế và chấm dứt khủng hoảng thừa…

  • Micro - Marketing: ứng dụng trong những hệ thống nhỏ: Các công ty, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn… Những thành công trong kinh doanh ở các đơn vị này không tách rời các hoạt động Marketing hữu hiệu đã được tiến hành, khái niệm Marketing nói chung thường đồng nhất với Micro - Marketing. Trong nghiên cứu, giảng dạy Marketing người ta thường ưu tiên chọn Marketing của một hãng, một xí nghiệp để nghiên cứu.

Người ta cũng thường phân loại Marketing ra thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm những lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến việc trao đổi hàng hoá dịch vụ nghĩa là lĩnh vực kinh doanh (Business Marketing). Nhóm thứ hai bao gồm các lĩnh vực còn lại, phi kinh doanh (Non business Marketing).
Marketing kinh doanh (Business Marketing).

Business Marketing bao gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh có liên quan trực tiếp đến sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ như:

  • Marketing công nghiệp (Industrial Marketing)

  • Marketing thương mại ((Trade Marketing)

  • Marketing trong nước (Domestic Marketing)

  • Marketing quốc tế (International Marketing)

  • Marketing xuất khẩu (Export Marketing)

  • Marketing nhập khẩu (Import Marketing)

  • Marketing tư liệu sản xuất (Mean of Production Marketing)

  • Marketing dịch vụ (Service Marketing)

  • Marketing hàng tiêu dùng (Consumer Goods Marketing)
Marketing phi kinh doanh (Non business Marketing).

Marketing phi kinh doanh bao gồm nhiều lĩnh vực ngoài phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là sự vận dụng các nguyên lý Marketing vào các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội, đảng phái, các tổ chức thể thao, văn nghệ, tôn giáo...

Câu hỏi củng cố
Thảo luận

1. Tại sao Marketing chưa được phổ biến rộng rãi trong giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hoá ở Việt Nam ? Qua đó, hãy định nghĩa về Marketing?

2. Tỉnh Trà Vinh hiện nay đang tồn tại và phát triển một số làng nghề quan trọng như: làng nghề đan tre, dệt chiếu, điêu khắc gỗ,....điển hình với làng nghề đan tre tập trung phần lớn hộ gia đình ở xã Định An, huyện Trà Cú. Đây là nghề truyền thống đã hình thành trong thời gian dài, người sản xuất cố gắng làm ra nhiều sản phẩm và mang đi bán càng nhiều càng tốt. Các sản phẩm này chủ yếu được sản xuất dựa trên kinh nghiệm đã có, mẫu mã kém phong phú, chỉ đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ tại địa phương.

Làng nghề là một định hướng phát triển quan trọng của tỉnh Trà Vinh. Bạn hãy đánh giá về phương thức marketing của làng nghề qua những vấn đề sau:

- Đã có sự tồn tại của phương thức marketing trong các làng nghề hay không ? Nếu có, đó là phương thức marketing cổ điển hay marketing hiện đại ? Giải thích ?

- Theo bạn, những phương thức marketing cần tập trung vào đối tượng nào: người sản xuất, sản phẩm hay khách hàng để sản phẩm từ làng nghề Trà Vinh có thể đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập vào thị trường thế giới ?



BƯỚC HỌC 1.2: Mô tả khái niệm Marketing Mix

  1. Bài hướng dẫn : Marketing hỗn hợp

  2. Câu hỏi củng cố

Bài hướng dẫn:

Chương 1: NHẬP MÔN MARKETING (tt)

Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương