Marketing căn bản. TÀI liệu hưỚng dẫn môn họC



tải về 1.63 Mb.
trang26/29
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2018
Kích1.63 Mb.
#36908
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29


Phụ lục 4


Bài đọc 1:

Có nên cạnh tranh bằng giá?








27/11/2004





Nếu như các đối thủ của bạn trên thương trường có tiềm lực mạnh về tài chính, có hệ thống phân phối sản phẩm rộng lớn, thì khi cạnh tranh với họ, cách tốt nhất là không phải bằng giá cả. Joseph Diaz - Giám đốc Cty sản xuất đồ chơi Learning Express khi đứng giữa những món đồ chơi trẻ em được bán với giá rẻ hơn đến 20% so với cửa hàng của mình và hiểu rằng nếu tiếp tục cạnh tranh theo chiến lược giá rẻ thìCty của mình sẽ thua lỗ và dễ dẫn đến nguy cơ phá sản. "Khi Wall-Mart bắt đầu "nhập cuộc" chiến dịch giảm giá vào những dịp lễ hội trong những năm gần đây đã khiến nhiều Cty phải tuyên bố phá sản như KB và FAO Schwarz hay phải tách Cty như Toys "R". Trên thực tế, điều này là hoàn toàn tự nhiên khi mà mạng lưới của Wall-Mart ngày càng mở rộng khắp trên thế giới. Tuy nhiên, khi mà có quá nhiều DN cùng chen chân đưa sản phẩm vào Wall-Mart sẽ buộc họ phải có những chiến lược kinh doanh riêng để tồn tại" - Diaz cho biết.

Nhiều DN trước tình trạng trên đã lập tức thay đổi chiến lược của mình bằng cách tập trung vào phát triển phần dịch vụ như bảo dưỡng và sửa chữa miễn phí, giao hàng tận nhà cho khách hàng. Diaz nhận thấy, chỉ riêng cung ứng tốt dịch vụ thôi chưa đủ vì đây sẽ là chiến lược chung của nhiều DN trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay.Trong khi các cửa hàng dự báo tồn kho các loại đồ chơi nhưxếp hình legos và sẽ phải hạ giá thành để thanh lý thì Diaz lại tung ra loại đồ chơi độc đáo, một bộlắp ráp xây nhà cao tầng với giá 180 USD mà chưa một cửa hàng nào của Wall-Mart có được. ảnh quảng cáo cho sản phẩm mới này được Diaz cho treo trên tường chỗ thu ngân và rất được trẻ em quan tâm, coi đây như một món quà ý nghĩa dành tặng bạn nhân dịp sinh nhật. Hỗ trợ cho việc phát triển những sản phẩm mới là những dịch vụ gia tăng tiện ích của Cty. Ví dụ như, cửa hàng gói quà miễn phí, các bà mẹ bận rộn chỉ việc gọi điện thoại tới cửa hàng, sau vài phút, nhân viên cửa hàng sẽ mang hàng đã được đóng gói đẹp đẽ giao tận cửa xe ô tô cho họ.



DDDN (Theo Newsweek)



Bài đọc 2:

Buôn hàng sale








27/11/2004





Càng về cuối năm, dân buôn hàng sale càng chạy nước rút cho kịp các chuyến tháo kho, đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu mua sắm dịp lễ, tết. Cái nghề buôn sale ra đời khi thời của nghề buôn bán hàng second-hand (còn gọi là hàng sida) đã qua giai đoạn thịnh trào. Buôn hàng sale cao hơn hẳn buôn hàng "sida" đến vài bậc.

Chí ít là người buôn hàng phải biết tiếng Tây, tiếng Tàu, biết giá ở ta rẻ hơn giá nước ngoài mấy đồng, biết nhãn này hàng hiệu hơn nhãn kia mấy cấp…

Buồn vui vào nghề

Chị Ngọc Thùy, nhân viên một công ty Đài Loan ở Q.6, rủ: "Có lô giày xuất khẩu 350 đôi, giá trọn lô 970 USD, sau 2 tuần có thể thu lại 1.500 USD, hùn không?". Vốn chưa bao giờ làm ăn, nhưng chị Ngọc Lan, bạn Thùy đã thử tính: "Giá giày cao gót nguyên hộp bán ở khu vực Lê Thánh Tôn 200.000- 250.000đ/đôi, rẻ nhất là khu Trần Huy Liệu cũng 65.000- 85.000đ/đôi, mua sỉ chỉ có 30.000- 40.000đ/đôi, chắc không lỗ".

Sau hai tuần, đôi bạn cũng bán hết lô hàng nhưng không được giá như dự tính, chỉ 1.250 USD. Lan kể: "Từ giá mua sỉ chỉ 2-3 USD/đôi giày, đến giá mua lẻ hai ba trăm ngàn đồng là một khoảng cách lời quá lớn mà lại chẳng dễ ăn chút nào".

Thông thường, dân buôn sale có cửa hàng riêng, vừa bán sỉ vừa bán lẻ mới dễ kinh doanh. Một lô hàng vài trăm đôi có khoảng 20- 30% loại xịn kiểu dáng đẹp, kích cỡ vừa chân người Việt Nam dễ bán, loại này có thể bán lẻ trên 200.000đ/đôi, thậm chí kiểu độc lên đến 400.000- 500.000đ/đôi. 30% giày tiếp theo kiểu dáng bình thường, chỉ có thể bán với giá trung bình trên dưới 100.000đ. Số còn lại thường cỡ quá lớn hoặc kiểu không hợp với thị trường nên rất khó bán, phải tìm cách "đệm thêm" lớp đế cho đôi giày chật hơn vừa chân khách mua, hoặc bán hàng "ngậm" cho các khu vực có khách nước ngoài qua lại. Có lúc đổ xôn bán 5.000- 10.000đ/đôi cũng chẳng ma nào thèm mua.

Dân buôn có kho chứa, có thời gian để phân loại, có các mối mua hàng theo từng cấp độ thì có thể kiếm cả ngàn đô/lô dễ dàng. Theo ông Nguyễn Văn Thuận, một chủ cửa hàng sale (chuyên bán giày dép, túi xách, thắt lưng xuất khẩu) trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.10), cái khó và có tính quyết định nhất là phải "biết nhìn": kiểu giày chưa ai có, mẫu thấy lần đầu tiên là phải "cảm" được rằng nó sẽ trở thành mốt, hay chẳng ai dám xài. Nếu dân buôn hàng sida trước kia cần mẫn, chịu khó từng chuyến hàng để dành lợi nhiều thì dân buôn sale phải liên tục cập nhật mốt từ các đĩa nhạc MTV, catalogue thời trang, trên internet…

Nhiều câu chuyện vui quanh các mốt hàng mới được kể. Có lần kho hàng may đổ ra loạt áo may bằng vải thun, áo khoét đến 5 lỗ, mua về rồi mà cả vợ- chồng- con gái lớn của người gom hàng xoay tới xoay lui cũng không biết phải mặc ra làm sao. Ông chồng kiên quyết: "Không đẩy kiểu áo hở cả ngực thế này ra thị trường, làm hư con nhà người ta, buôn bán thì cũng phải có đạo đức…". Đến khi tình cờ xem hình của một ca sĩ trên báo nước ngoài, ông mới ngớ người ra, thì ra hai khoảng trống tưởng là ở thân áo trước hoá ra là để xỏ tay, còn các lỗ có đính dây kia cứ để lùng nhùng ở trên vai.



Tìm nguồn hàng từ các nhà máy

Giới buôn giày dép sale cho biết, chỉ tính riêng trong lĩnh vực giày dép, hiện có gần 200 nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu cao cấp cho cả trăm nhãn hiệu nước ngoài. Còn quần áo thời trang có hơn 500 công ty thường xuyên bán các loại quần jean, áo khoác, áo gió, thun, sơ mi, váy… Trong đó dễ mua nhất là từ các công ty Đài Loan. Cứ sau mỗi đợt làm hàng hợp đồng là các ông chủ lại bán ra ngoài các lô giày bị lỗi hoặc do họ cố tình sản xuất nhiều hơn để bán ra thị trường nội địa.

Điều này giải thích vì sao gần đây, có hàng chục cửa hàng thời trang chuyên bán hàng xuất khẩu thanh lý, thậm chí cửa hàng thời trang đồng giá liên tục xuất hiện với mẫu đẹp và giá cạnh tranh. Có những shop thời trang có tên hiệu riêng, giới thiệu những bộ sưu tập mới cho từng quý nhưng đến 80% hàng ở đây lại chọn độc quyền từ một vài kho nào đó.

Chính chị Thùy cũng khẳng định: "Nói tiếng Anh và tiếng Hoa đủ lưu loát để có thể đàm phán được với các ông chủ Đài Loan là yếu tố quan trọng nhất để buôn sale có lời nhiều và đảm bảo nguồn độc quyền". Khác với các kho hàng của công ty Việt Nam, phải "bỏ nhỏ" cho người quản lý để khi có hàng được thông báo trước, còn với các công ty Đài Loan thì đích thân các ông chủ gọi điện thoại và thông báo giá cho dân buôn.

Bình quân một lô giày dép có khoảng 700- 800 đôi, số lô ít hơn 500 đôi hoặc nhiều hơn 1.000 đôi thỉnh thoảng mới có. Lô nào càng nhiều, giá càng rẻ, có khi chỉ 1- 1,5 USD/đôi. Các lô quần áo thì số lượng ít hơn, khoảng 200- 300 sản phẩm/lô, giá bán thường chỉ vài ngàn đồng nhưng lại khó tiêu thụ hơn giày dép vì dễ bị đề mốt. Cái khéo của người bán lẻ là phải lên được nấc giá hợp lý đầu tiên để sau đó lỡ có giảm thì vẫn còn lời.

Chẳng hạn, năm ngoái, một siêu thị trong thành phố mua được cả lô váy đầm thời trang giá chỉ 8.000đ/chiếc, đưa về bán 75.000đ, sau 10 ngày hạ tiếp còn 60.000đ và cuối cùng giá còn 20.000đ cũng không bị lỗ chi phí vận chuyển, máy lạnh…



Hàng sale: tất bật quanh năm

Cùng mua một giá, am hiểu nhãn hiệu càng lâu thì khả năng kiếm lợi càng lớn. Ở kho hàng của chị Lan ở Q. Phú Nhuận, loạt áo thun chị gom từ các công ty về được chia theo từng nhãn hiệu: Ralph Laurent, Tommy Hilfiger, Hang Ten, Arizona, CK, Columbia… Chị nói: "Hàng hiệu bỏ vào các shop, cửa hàng lớn bán lẻ luôn trên 100.000đ/chiếc, hàng thường dù kiểu dáng y chang cũng chỉ được 25.000- 30.000đ/chiếc. Gặp kiểu lạ, hàng hiệu cao cấp có thể bán được đến vài trăm ngàn đồng/áo".



Hiện nay, chẳng đợi đến tháng 8, tháng 10 hay tháng 11, thị trường mới vào mùa kinh doanh hàng giảm giá như ở các nước, mà các loại hàng tồn kho xuất khẩu, hàng xôn, hàng loại B giảm giá… ở Việt Nam có lúc nào bán lúc ấy, suốt quanh năm. Vậy nên dân buôn sale cũng tất bật suốt 365 ngày. Nhất là những tháng cuối năm, công ty sản xuất thanh lý hết hàng tồn, nhu cầu mua sắm cũng tăng cao, có vốn mua gặp hàng tốt có thể kiếm lãi gấp ba lần là bình thường. Buôn sale đã và đang tạo nên những ma lực hấp dẫn là thế.

(Theo Sài Gòn tiếp thị)






Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương