MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN


ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN



tải về 1.93 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN


(Nguồn số liệu: - Báo cáo số 31/BC-UBND, ngày 30/8/2008 của UBND xã Đăk Wil báo cáo về kết quả thực hiện công tác 9 tháng đầu năm 2009 và phương hướng hoạt động 3 tháng cuối năm.

- Báo cáo số 48/BC-UBND, ngày 31/12/2008 của UBND xã EaPô về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009)

2.4.1 Điều kiện kinh tế


Nền kinh tế nông nghiệp chi phối toàn bộ hoạt động đời sống kinh tế- xã hội của người dân nơi đây, chủ yếu là làm nương rẫy, ít có điều kiện tiếp xúc với khoa học-kỹ thuật, hoạt động sản xuất dựa vào kinh nghiệm cũ, lạc hậu, nên hầu hết đời sống của người dân còn rất nghèo nàn, nền kinh tế kém phát triển tự cung, tự cấp. Vì vậy việc xây dựng dự án trồng cao su tại đây sẽ giúp đồng bào cải thiện đời sống, hạn chế nạn phá rừng làm nương rẫy. Góp phần cải tạo đời sống văn hóa, tinh thần, xã hội của vùng dự án.

2.4.1.1 Nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành trọng yếu đối với người dân tại vùng dự kiến phát triển trồng cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông, có tốc độ tăng trưởng hằng năm (2006 so với 2005) là 8,44%; Trong thời gian vừa qua trồng trọt, nhất là trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm đặc biệt được Tỉnh cũng như Huyện khuyến khích nhân dân đẩy mạnh để đảm bảo an toàn lương thực của huyện.



    • Trồng trọt

Hiện nay, trồng trọt là khâu sản xuất chủ yếu tại vùng dự án trên địa bàn huyện Cư Jut. Các loại cây trồng chủ yếu trong vùng là lúa rẫy, ngô, đỗ tương, sắn, lạc, khoai lang,... Ngoài ra còn trồng mía, bông, điều, hồ tiêu…

Diện tích các loại cây trồng của huyện thời gian qua có một số loại cây trồng có tăng đột biến như: sắn diện tích tăng 7,2 lần so với năm 2005, số cây khác như khoai lang, lạc, điều cũng tăng mạnh.

Đặc biệt phát triển diện tích nương rẫy tự phát do xâm canh đất rừng của các tiểu khu thuộc lâm trường làm cho nguy cơ thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. Tại 4 tiểu khu 826, 839, 840 và 854 có: 533 ha nương rẫy, 1.042,68 ha vườn điều và cây khác.


    • Chăn nuôi

Chăn nuôi trong những năm gần đây Tỉnh cũng như Huyện chủ trương đẩy mạnh sản xuất theo hướng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tại địa phương và các vùng lân cận, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm, ngoài ra còn có chăn nuôi dê, cừu nhưng số lượng không đáng kể.

Đồng thời với việc phát triển trồng trọt và phát triển sản xuất thức ăn gia súc, công tác chăn nuôi cần có chính sách khuyến khích phát triển để tăng nguồn thu nhập trong dân cư.



    • Lâm nghiệp

Vốn là huyện rừng núi của tỉnh nhưng do tình hình khai thác rừng lấy gỗ và chặt phá rừng làm nương rẫy nên diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp và hiện nay Chính phủ đang đẩy mạnh khuyến khích việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc vùng đất Tây Nguyên. Tại vùng khảo sát dự án phát triển cao su gồm 4 tiểu khu 826, 839, 840 và 854 tình hình phát triển trồng rừng chỉ đạt diện tích 28,7 ha, gồm các loại cây keo (16,1 ha), xoan (12,5 ha), lat mexico (0,9 ha)…

2.4.1.2 Về Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản và giao thông vận tải.

(1) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Trên địa bàn khu vực dự án việc sản xuất và chế biến công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa được phát triển mạnh, còn phụ thuộc vào tiêu thụ của nhân dân do đó chỉ có một số hộ đăng ký kinh doanh là nghề hàn xì, máy móc, khung cửa, nghề mộc và sửa chữa một số trang thiết bị gia đình.



(2) Dịch vụ thương mại

Trên địa bàn toàn xã có 4 cơ sở đăng ký vận chuyển hàng hóa và khách đi lại chủ yếu là phục vụ tại địa phương. Năm 2007 huyện Cư Jut có số lượng lao động phục vụ đạt 2.334 người; Tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.590 tỷ đồng.

Nhìn chung hoạt động và quy mô của ngành thương mại dịch vụ du lịch còn chưa phát triển.

(3) Công trình hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống lưới điện trung thế của huyện Cư Jut đã được nối đến các thôn lân cận vùng dự án và đang tích cực phục vụ cho đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng.



Hệ thống thông tin liên lạc tại vùng dự án đã kết nối với hệ thống thông tin di động. Hệ thống bưu diện các xã có thể phục vụ cho quá trình thực hiện dự án.

(4) Giao thông vận tải

+ Hiện trạng: Vùng dự án nằm cách xa trung tâm huyện, với hệ thống đường giao thông đi lại khó khăn trong mùa mưa.Trục giao thông chính là đường nhựa đang xuống cấp chạy theo hướng Nam – Bắc xuyên suốt vùng dự án từ huyện lỵ Cư Jut – Quốc lộ 14, qua các xã Nam Dong – Đăk Win đến xã Ea Pô rộng 6m, dài 30km. Còn lại là các trục đường cấp phối và đường đất đi đến các Thôn lân cận các tiểu khu 826, 839, 840 và 854. Trong nội vi các tiểu khu này chỉ có đường mòn lâm nghiệp, đường đất dung cho công tác kiểm lâm. Các trục đường này thuận lợi trong mùa khô nhưng bị lầy trong mùa mưa.

  • Tương lai: Nhằm quán triệt Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Nông “Về phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020” và thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đề ra, ngày 22/10/2007, Ban Thường vụ huyện ủy Cư Jút đã ban hành Chương trình phát triển GTVT trên địa bàn huyện giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

  • Về mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2007 - 2010: ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện và đường đô thị; đầu tư nhựa hoá, cứng hoá, xây dựng mới các tuyến đường xã, thôn, buôn, bon, các tuyến đường qua khu dân cư tập trung để phục vụ giao thông thông suốt, thuận lợi. Về đường huyện: đầu tư duy tu bảo dưỡng và nâng cấp mở rộng thành đường cấp IV miền núi có chiều dài 61,364 km được nhựa hoá 65 % với các tuyến đường từ Quốc lộ 14 đoạn km 738+400 đi Đắk Win dài 20 km, đường từ Quốc lộ 14 đoạn km 737+50 đi trường cấp 3 dài 1,4 km; mở mới các tuyến đường từ buôn Trum xã Tâm Thắng đến buôn Nui xã Ea Pô dài 12 km; đường từ thị trấn Ea T'ling đến xã Đắk D’rông dài 8 km; đường từ xã Trúc Sơn đi khu kinh tế mới Hoà An xã Cư Knia dài 10 km; đường từ xã Đắk Win đến Đồn biên phòng 751 dài 30 km, đường du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpốk dài trên 7 km.

    • Về các tuyến đường đô thị: đầu tư xây dựng và nhựa hoá toàn bộ các tuyến đường đô thị với chiều dài là 11,14 km, đồng thời nâng cấp cứng hoá, nhựa hoá 70% hệ thống đường trung tâm thị trấn Ea T’ling mà chưa đủ tiêu chuẩn là đường đô thị với chiều dài 5,95 km; mở mới các tuyến đường: đường khu du lịch văn hoá thể thao Hồ Trúc 5 km, đường tuyến 2 Bệnh viện đa khoa huyện dài 2 km, đường vành đai theo quy hoạch (đường cạnh bệnh viện đến đầu đập Hồ Trúc dài 2,5 km, đường từ Trung tâm thương mại huyện đi qua Khối 7, nối đường Du lịch sinh thái dọc sông Sêrêpốk dài 2,5 km).

    • Về hệ thống đường xã, thôn: đầu tư xây dựng nhựa hoá 50% đường cấp phối hiện có của các xã với chiều dài 32 km trên tổng số 64,79 km đường cấp phối; rải cấp phối 70% đường đất hiện có với chiều dài 49 km trên tổng số 70,01 km; tổ chức quản lý, bảo trì, sử dụng có hiệu quả hệ thống đường huyện, đường xã hiện có và rải nhựa đường nội buôn, bon. Đảm bảo 100% buôn, bon được xây dựng 1 - 2 km đường nhựa; nhựa hoá toàn bộ các trục đường qua trung tâm các xã, kiên cố hoá các cầu, cống trên tất cả các tuyến đường huyện, xã; quy hoạch hành lang lộ giới giao thông đúng quy định; xây dựng hoàn thiện tuyến đường biên giới (đường xã Đắk Win đi Đồn biên phòng 751) để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng- an ninh.

    • Về hệ thống vận tải: quy hoạch nâng cấp hệ thống bến bãi và dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá; đầu tư nâng cấp hợp tác xã vận tải cả về quy mô và chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàn địa bàn

  • Về định hướng phát triển GTVT đến năm 2020: phát triển, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường huyện thành đường cấp IV miền núi, xây dựng kiên cố hoá toàn bộ cầu, cống trên tất cả các tuyến đường huyện; nhựa hoá hoặc cứng hoá 85% các tuyến đường của xã;

2.4.2 Điều kiện văn hoá xã hội


Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Cư Jút gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc trong tỉnh Đắk Lăk và vùng Tây Nguyên.

Toàn huyện hiện tại có 19 dân tộc anh em sinh sống bao gồm: Kinh, Tầy, Nùng, Êđê, Bana, M’Nông, Thổ, Mạ, Lào, Hoa, Mường, Khơ me, H’Mông, Dao, Giarai, Sán chảy, Chăm, Sán dìu, Thổ. Trong đó đồng bào các dân tộc tại chỗ như Êđê, M’Nông đang sống tại 12 buôn thuộc 7 xã trong huyện.

Cộng đồng các dân tộc ở Cư Jút với những truyền thống của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo riêng, trong đó nổi lên bản sắc văn hóa truyền thống của người Êđê, M’Nông và một số dân tộc bản địa khác.

Văn hóa cổ truyền của các dân tộc huyện Cư Jút thể hiện sự giàu có, đa dạng của kho tàng văn hóa dân gian được sáng tạo lưu truyền bảo tồn cho đến ngày nay.

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, những truyền thuyết về những vị anh hùng, các danh nhân văn hóa, các sinh hoạt lễ hội, phong tục tập quán lành mạnh vẫn được các dân tộc trong huyện giữ gìn và phát triển.

Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng nhưng qua quá trình giao lưu phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc đã hình thành nên ở Cư Jút nhiều ngành nghề mang tính nghệ thuật cao như: nghệ thuật tạo hình trên thổ cẩm, nghệ thuật khắc gỗ, vẽ tranh thờ…

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc huyện Cư Jút luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống giặc ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ‎ý chí tự lực tự cường khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất đất tranh cải tạo tự nhiên, phát triển nền văn hóa, kinh tế, xã hội. Đây thực sự là thế mạnh lớn đưa Cư Jút phát triển mạnh trong tương lai.

Là vùng sâu vùng xa, nên nói chung dân cư trong các vùng dự án tại huyện Cư Jut được chính quyền các cấp quan tâm xây dựng trường lớp và phổ cập văn hóa các cấp học cho con em trong vùng.

Lao động giản đơn chủ yếu trong tổn số lao động xã hội trên địa bàn vùng dự án. Nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Theo nguồn số liệu Niên giám thống kê tỉnh Đăk Nông năm 2006 của Cục thống kê tỉnh Đăk Nông và kết quả điều tra nắm bắt về tình hình dân sinh, kinh tế xã hội trên địa bàn vùng dự án được tổng hợp phân tích như sau:



Bảng 2.14: Dân cư và lao động khu vực dự án

Dân số



Dân số (người)

Lao động (người)

Số hộ

Dân số

Tổng

Nam

Nữ

Ea Pô (22 thôn)

2.577

11.459

7.223

3.643

3.680

Đăk Win (16 thôn)

1.850

8.410

4.896

2.416

2.480

Thành phần chủ yếu là dân tộc Nùng, Tày, Thái và phân bố tập trung chủ yếu tại các thôn lân cận vùng dự án.

Ngành giáo dục của huyện trong những năm gần đây được các cấp chính quyền quan tâm. Toàn huyện có 28 trường học, trong đó có 17 trường tiểu học, 9 trường trung học cơ sở và 2 trường phổ thông trung học. Đặc biệt, năm 2006 huyện Cư Jut đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.

Mạng lưới y tế của huyện Cư Jut co 9 cơ sở được phân bố đều trên toàn huyện. Tám xã phường đều có trạm y tế và 1 bệnh viện đa khoa đặt tại trung tâm huyện lỵ trang bị 70 giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của nhân nhân trong vùng.

Cán bộ y tế của huyện có 25 bác sỹ, 43 y sỹ, 62 y tá và 14 người trình độ khác, vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong vùng được cải thiện đáng kể.


2.4.3 Đánh giá chung


2.4.3.1 Thuận lợi

  • Vùng có các yếu tố về khí hậu và đất đai tương đối thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng, đặc biệt cây lâu năm như: Cao su, tiêu…cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu đỏ, dâu tằm….đồng thời cũng thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc, lợn, gia cầm….

  • Quỹ đất dồi dào, tập trung, địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc thiết kế khai hoang, bố trí vườn cây cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng với chi phí thấp.

  • Nguồn nước mặt khá phong phú, có khả năng khai thác sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.

  • Nguồn lao động dồi dào, sẵn có dễ tuyển dụng và đào tạo.

  • Được sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã.

2.4.3.2 Khó khăn

  • Trong vùng dự án có các diện tích đất rừng tự nhiên bị xâm canh là ruộng, rẫy, điều của nhân dân cần phải thu hồi và diện tích rừng tự nhiên phải đưa vào quản lý bảo vệ Công ty phải đầu tư vồn trong công tác hỗ trợ đền bù, giải tỏa, tái định cư và quản lý bảo vệ rừng tự nhiên để triển khai thực hiện dự án. Cần thiết phải có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp đoàn thể để thực hiện.

  • Cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ thâm canh và kỹ thuật canh tác thấp.


CHƯƠNG 3

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương