MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN


Tổ chức quản lý và nhu cầu lao động



tải về 1.93 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

1.4.4 Tổ chức quản lý và nhu cầu lao động


1.4.4.1 Tổ chức quản lý

a) Mô hình quản lý

Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông trực thuộc tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động theo điều lệ của Công ty, có tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp hạch toán độc lập, các đơn vị phụ thuộc hạch toán phụ thuộc. Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự chủ kinh doanh. Mô hình tổ chức Công ty: Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban kiểm soát, các phòng ban và các nông trường trực thuộc.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty cổ phần. Việc phân công trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng quản trị thực hiện theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cổ phần quy định.

Ban Tổng giám đốc: Gồm 1 tổng giám đốc, 02 Phó tổng giám đốc, do hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm.



  • Tổng giám đốc là thành viên của Hội đồng quản trị, phụ trách toàn diện công ty và là thuyết trình viên tại các phiên họp của Hội đồng.

  • 01 Phó tổng giám đốc phụ trách 2 phòng kế hoạch – XDCB + nông nghiệp.

  • 01 Phó tổng giám đốc phụ trách 2 phòng Tài chính – Kế toán + Tổ chức hành chính

Cơ cấu phòng gồm 4 phòng:

  • Phòng Tổ chức hành chính: Phụ trách tổ chức, hành chính, văn thư, quản lý bảo vệ rừng và bảo vệ vườn cây.

  • Phòng Tài chính Kế toán: Phụ trách kế toán, tài vụ.

  • Phòng Kế hoạch – XDCB: Phụ trách kế hoạch của Công ty, kiểm tra sản xuất, cung ứng vật tư, kinh doanh sản phẩm, và các công trình xây dựng cơ bản.

  • Phòng Nông nghiệp: Phụ trách kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su.

b) Sơ đồ tổ chức bộ máy

Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông






Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông

c) Chế độ tuyển dụng

Nhân sự sẽ được Công ty ưu tiên tuyển lao động tại chổ, tùy theo yêu cầu tình hình cụ thể về nhân sự có thể tuyển dụng và phải được chấp thuận của Hội đồng quản trị.

Việc tuyển dụng và chế độ lao động sẽ được thỏa thuận giữa Công ty và cá nhân người lao động thông qua hợp đồng lao động, các điều khoản của hợp đồng này phải phù hợp với quy chế lao động của nước Việt Nam.

d) Phương án sử dụng lao động

(1) Lao động

Nhu cầu lao động: Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, chỉ tiêu định mức lao động của ngành cao su, dự kiến nhu cầu lao động của công ty như sau:



Bảng 1.6 Nhu cầu lao động

TT

Hạng mục

ĐVT

Định mức

Số lượng

A

GIAI ĐOẠN KHAI HOANG XÂY DỰNG VÀ TRỒNG CAO SU










I

Công nhân trực tiếp

Người




177

II

Lao động gián tiếp

Người




23

a

Cán bộ quản lý, lãnh đạo

Người




3

b

Chuyên trách

Người




12

c

Thủ kho, văn phòng, lái xe

Người




6

d

Trạm xá

Người




2

Cộng I + II







200

B

GIAI ĐOẠN CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC










I

Công nhân trực tiếp

Người




742

a

Lao động nông nghiệp







691




Cao su

Người




691

b

Lao động công nghiệp







51




Trực tiếp chế biến

Tấn

2

31




Lao động khác







20

II

Lao động gián tiếp

Người




35

a

Cán bộ quản lý, lãnh đạo

Người




3

b

Chuyên trách

Người




12

c

Thủ kho, văn phòng, lái xe

Người




6

d

Bảo vệ rừng & vườn cây

Người




12

e

Trạm xá

Người




2

Cộng I + II







777

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư

Căn cứ vào nhu cầu lao động, tiến độ phát triển sản xuất về các mặt trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến cùng với các hoạt động quản lý, dịch vụ khác Công ty sẽ có kế hoạch tuyển dụng lao động cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.



(2) Nguồn tuyển dụng lao động và chế độ đào tạo

Với nhu cầu và tiến độ cần sử dụng của Công ty thì nguồn lao động tại địa phương có khả năng đáp ứng được và nông trường sẽ ưu tiên tuyển lao động tại chỗ nếu thiếu sẽ tuyển lao động từ nơi khác đến.

Công ty có thể tổ chức thường xuyên các đợt tập huấn về các khâu sản xuất cho công nhân mới tuyển trên cơ sở sử dụng một số công nhân và cán bộ đã có kinh nghiệm của Công ty.

(3) Chế độ tiền lương

Công ty sẽ thực hiện chế độ tiền lương theo các quy định của nước Việt Nam

Mức lương thấp nhất là 1.500.000 đồng/tháng cho công nhân phổ thông.

Mức lương cao nhất là 6 – 7 triệu đồng/tháng cho Ban giám đốc công ty.

Công ty sẽ xây dựng hệ thống bậc lương theo chức danh, trình độ, thâm niên, ngành nghề... theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước.

1.4.5 Vốn đầu tư


1.4.5.1 Tổng mức đầu tư

Tổng số : 356.936.720.000 đồng

Trong đó


I/- Trồng cao su : 350.120.761.000 đồng

1. Xây lắp : 215.781.866.000 đồng

- KTCB vườn cây cao su : 168.239.763.000 đồng

- Kiến trúc – Vật kiến trúc : 33.330.400.000 đồng

- Giao thông : 4.060.103.000 đồng

- Hệ thống điện nước : 10.151.600.000 đồng

2. Thiết bị : 13.406.200.000 đồng

3. Dự phòng phí : 11.459.403.000 đồng

4. KTCB khác : 48.147.117.000 đồng

Như vậy

Suất đầu tư 01 ha cao su – Kiến thiết cơ bản vườn cây: 62.311.000 đồng/ha

Suất đầu tư cho 01 ha cao du bao gồm cả chế biến và XDCB khác là: 129.674.000 đồng/ha

Các hạng mục, CSHT, thiết bị được đầu tư ở mức vừa đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt có hiệu quả.



II/- Trồng rừng: (110ha) : 3.502.508.000 đồng

1. Trồng rừng : 2.874.748.000 đồng

2. Dự phòng phí : 271.160.000 đồng

3. Chi phí khác : 356.600.000 đồng

Như vậy

Suất đầu tư cho 01 ha trồng rừng – KTCB là: 26.134.000 đồng

Suất đầu tư cho 01 ha trồng rừng (kể cả chi phí khác là) 31.841.000 đồng/ha

III/- Chi phí Bảo vệ môi trường : 765.000.000 đồng

IV/- Chi phí KN, QLBVR và PCCCR: 2.548.451.000 đồng

Công ty sẽ tính toán chi phí cho từng giai đoạn 05 năm, trong dự toán trước mắt tính cho giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Trong giai đoạn này suất đầu tư cho 01 ha là tương đối cao vì lý do phải đầu tư mới toàn bộ các công trình phục vụ.


1.4.6 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liêu, hóa chất, điện, nước sử dụng


a) Nhu cầu phân bón

Theo điều 80, 118, 119 của cuốn quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam và cùng với hạng đất, mật độ trồng cao su của dự án thì nhu cầu phân bón cho cây trồng hàng năm như sau:



(1) Thời kỳ kiến thiết cơ bản

Bảng 1.7 Lượng phân bón của dự án trong thời kỳ KTCB

Năm

T số

kg/ha

Thành phần

Đạm

Lân

Kali

kg/ha

kg/ha

kg/ha

1

215

50

150

15

2

510

120

360

30

3÷7

640

150

450

40

Tổng

3925

920

2760

245

Nguồn số liệu: Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam

(2) Thời kỳ cao su kinh doanh

Bảng 1.8 Lượng phân bón trong thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)

Năm cạo

Tổng

Đạm

Lân

Kali

N

Urê

P2O5

Lân

K2O

KCL

1-10

985

80

174

68

450

80

133

11-20

1.159

100

217

75

500

100

167

Nguồn số liệu: Quy trình kỹ thuật cây cao su của Tổng công ty cao su Việt Nam

Thời kỳ bón phân cho cây trồng thường vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) và cuối mùa mưa (tháng 10) với tổng lượng phân bón trong thời kỳ KTCB là 10.597,5 tấn (trong suốt 7 năm), tổng lượng phân bón thời kỳ cao su kinh doanh là 57.888 tấn (trong suốt 20 năm). Và tổng lượng phân bón sử dụng trong suốt quá trình của dự án là 68.485,5 tấn (27 năm). Các loại phân bón sử dụng vào dự án là phân bón được Bộ NN và PTNT cho phép lưu hành sử dụng (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2000/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 2 năm 2000).



b) Thuốc bảo vệ thực vật

Trên cây cao su thường mắc một số bệnh như héo đen đầu lá, rụng lá, nấm hồng, khô cành, nứt vỏ, loét sọc mặt cạo, khô miệng cạo,...Để diệt cỏ và phòng trừ các bệnh trên, dự án sẽ sử dụng một số loại thuốc BVTV như thuốc diệt cỏ, Validamycine, vôi, Basudin, CuSO4,... Các loại thuốc trên được sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng.



Bảng 1.9 Khối lượng hoá chất sử dụng để bảo vệ cây cao su hàng năm

Đơn vị:Lít hoặc Kg/ha

Loại thuốc BVTV

Thuốc diệt cỏ (lít)

Validamycine (lít)

Vôi (kg)

Basudin (kg)

CuSO4 (kg)

Hệ số sử dụng

2,0

2,0

0,5

2,0

2,0

Tổng

5400

5400

1350

5400

5400

Tổng lượng hóa chất sử dụng để bảo vệ cây cao su trong suốt quá trình của dự án (27 năm) là 619,65 tấn bao gồm các loại như thuốc diệt cỏ, Validamycine, vôi, basudin và đồng sunfat.

c) Nhu cầu về điện, nhiên liệu

Hiện nay, trong khu vực dự án đã có đường điện lưới kéo vào. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của dự án trong trường hợp lưới điện quốc gia có sự cố thì công ty dự kiến mua 03 máy phát điện công suất 10 KAV. Máy phát điện sử dụng dầu DO, nhu cầu nhiên liệu hàng tháng vào khoảng 870 lít dầu.



d) Nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng

Trong giai đoạn thi công xây dựng tổng khối lượng vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án khoảng 4.500 tấn (bao gồm xi măng, sắt, thép, gạch, cát, đá…)



e) Nhu cầu sử dụng nước

Công ty sẽ khoan 03 giếng để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của công nhân. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của dự án:



    • Giai đoạn khai hoang, xây dựng: 200 người x 100 lít/người = 20,0 m3/ngày.

    • Giai đoạn chăm sóc và khai thác: 777 người x 100 lít/ngày = 77,7 m3/ngày.

Dự án sẻ sử dụng 02 xe bồn chuyên dụng để phòng cháy chữa cháy rừng với lượng nước dự trữ khoảng 15 – 20 m3/xe

Nhu cầu nước tưới cho 15 ha vườn ươm: 10m3/ha.ngày thì lượng nước tưới cần thiết cho 15 ha là 150 m3/ngày. Dự án sẽ sử dụng nguồn nước suối Đăk N’Ri, Ea Sier, Ea Roman, Ea Mao và đặc biệt là sông Serepok để cung cấp nước tưới cho vườn ươm và cho cây cao su vào mùa khô.



Ngoài ra nhu cầu sử dụng nước để vệ sinh công nghiệp (vệ sinh sàn nhà, thiết bị công nghiệp, tưới đường, vệ sinh nhà xưởng…) với nhu cầu ước tính khoảng 20 m3/ngày.

1.4.7. Đầu tư thiết bị xe máy


Căn cứ vào khối lượng công việc trong sản xuất như trồng mới, chăm sóc vườn cây, vận chuyển mủ và hàng hóa, vật tư phân bón cũng như các công việc phục vụ cho quản lý và phúc lợi cộng đồng. Trong quá trình sản xuất sẽ trang bị đồng bộ các trang thiết bị phù hợp, đối với công việc có tính cách thời vụ như khai hoang đơn vị quan lý có thể ký hợp đồng với các đơn vị thi công bên ngoài. Nhu cầu thiết bị như sau

Bảng 1.10 Danh mục các thiết bị đầu tư

TT

Danh mục

ĐVT

Nhu cầu

Xuất xứ

A

Cao su + Rừng










I

XE MÁY










1

Xe ô tô quản lý

Chiếc

02

USA

2

Xe tải

Chiếc

01

Hàn Quốc

3

Bồn nhiên liệu

Bồn

02

Việt Nam

4

Xe hai bánh

Chiếc

10

Việt Nam

5

Xe nâng

Chiếc

01

Hàn Quốc

6

Xe máy kéo

Chiếc

02

Việt Nam

7

Xe bồn chở mủ nước

Chiếc

04

Việt Nam

II

MÁY MÓC THIẾT BỊ










1

Dàn chảo cày, bừa

Dàn

02

Việt Nam

2

Dàn khoan hố

Dàn

02

Việt Nam

3

Dàn phát cỏ

Dàn

04

Việt Nam

4

Remorque vận chuyển vật tư

Chiếc

02

Việt Nam

5

Bồn chứa mủ

Bồn

08

Việt Nam

6

Máy phun thuốc

Máy

08

Việt Nam

7

Máy phát điện 40 KW

Máy

03

Việt Nam

8

Máy bơm 50m3/h

Máy

03

Việt Nam

9

Máy bơm 10m3/h

Máy

02

Việt Nam

10

TB chế biến mủ tờ RSS

TB

01

Trung Quốc

B

QLBV rừng










I

Xe máy










1

Xe 2 bánh

Chiếc

08

Việt Nam

2

Xe bồn chở nước chuyên dụng

Chiếc

02

Trung Quốc

II

Máy móc thiết bị










1

Máy định vị vệ tinh

Cái

01

Nhật Bản

2

Địa bàn cầm tay

Cái

08

Nhật Bản

C

Thiết bị văn phòng










1

Máy vi tính và máy in

Bộ

04

Việt Nam

2

Máy điện thoại

Máy

04

Việt Nam

3

Máy photocopy

Máy

01

Trung Quốc

4

Máy fax

Máy

01

Malaysia

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư

1.4.8 Kế hoạch khai hoang


Chương trình trồng mới 2700 ha cao su trong đó khai hoang diện tích đất có rừng là 962,9 ha và trồng mới trong vòng 3 năm. Với kế hoạch khai hoang đến đâu trồng mới đến đó. Nhằm giảm khả năng phát triển cỏ dại vừa đáp ứng được khả năng cung cấp giống và đảm bảo chương trình chăm sóc cây cao su.

Năm thứ nhất: Khai hoang trên tổng diện tích 1050 ha, trong đó khai hoang diện tích rừng là 362,9 ha. Trồng mới 1000ha cao su.

Năm thứ hai: Khai hoang trên tổng diện tích 1050 ha, trong đó khai hoang trên diện tích rừng là 350 ha. Trồng mới 1000 ha cao su.

Năm thứ ba: Khai hoang trên diện tích còn lại là 799,7 ha, trong đó khai hoang trên diện tích rừng là 250 ha. Trồng mới 700 ha cao su.



Kế hoạch thực hiện chủ yếu vào mùa khô. Kế hoạch khai hoang cụ thể như sau:

Bảng 1.11 Kế hoạch khai hoang

Năm

Diện tích canh tác (ha)

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

2010

Khai hoang

Đất không có rừng

137,1

140

140

90

90

90

Đất có rừng

62,9

60

60

60

60

60

2011

Khai hoang

Đất không có rừng

140

140

140

90

90

100

Đất có rừng

60

60

60

60

60

50

2012

Khai hoang

Đất không có rừng

100

110

110

109,7

60

60

Đất có rừng

50

40

40

40

40

40

CHƯƠNG 2

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương