MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN



tải về 1.93 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

2.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.2.1 Tài nguyên đất


Theo kết quả điều tra của Viện Quy Hoạch thiết Kế nông nghiệp 1980 và chuyển đổi sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO-UNESCO năm 1995 trên toàn huyện có 8 đơn vị:

+ Đất vàng trên đá cát (Fq): 26.460 ha (32,94%)

+ Đất đỏ vàng trên đa phiến thạch sét (Fs): diện tích 23.180 ha (28,85 %) có độ dốc trong khu vực từ cấp II đến cấp III, tầng canh tác mỏng <30cm.

+ Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): diện tích 11.450 ha (14,25%) có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đa phần diện tích này đã được đưa vào sản xuất cây công nghiệp dài ngày chủ yếu (là cây cà phê, cao su).

+ Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu) diện tích 3.190 ha (3,97%) có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, được khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày.

+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan (Fk) diện tích 7.710 ha (9,60%), độ dốc cấp I, II, tầng dày <30 cm, thích hợp với nhiều loại cây dài ngày và ngắn ngày nhưng do đất có tầng canh tác mỏng nên chỉ thích hợp với những loại cây ngắn ngày, một phần diện tích đất này có địa hình bằng phẳng, khả năng tưới tiêu thuận lợi đã đưa vào canh tác lúa 1 vụ, 2 vụ. Tuy nhiên loại đất này có hàm lượng đá lẫn nhiều do đó khó khăn trong việc khai thác đưa vào sử dụng.

+ Đất xám trên đá bột kết (Xa): 1.730 ha (2,15%)

+ Đất dốc tụ thung lũng (D): 1.595 ha (1,99%) được khai thác trồng lúa và nuôi trồng thủy sản tương đối hiệu quả.

+ Đất trên đá bazan có 3 đơn vị đất đai với diện tích 19.662 ha chiếm 23,82% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất tốt nhất của huyện đã được khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy diện tích đất có tầng dày trên 100 cm chỉ có 9.010 ha, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Số còn lại là đất tầng mỏng và trung bình, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu.

Các loại đất khác độ phì thấp, đất có phản ứng chua và giữ nước kém.


2.2.2 Tài nguyên nước


- Nguồn nước ngầm: Khu vực nằm ở vùng rìa cao nguyên Buôn Ma Thuột có nguồn nước ngầm dưới đất tương đối lớn và khá phong phú với hai tầng chứa nước khác nhau. Tại xã Ea Pô có nguồn nước ngầm xuất lộ nông có thể khai thác với trữ lượng khoảng 34.500 m3/ngày đêm, lưu lượng kiệt đạt 1000 lít/s (8790 m3/ngày) là nguồn nước sạch, đã và đang được nhân dân khai thác phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, kinh tế. Tuy nhiên, do sự suy giảm về chất lượng rừng, việc khai thác nước ngầm vẫn mang tính chất tự phát, nên mực nước ngầm bị giảm, đặc biệt ở những vùng trồng cà phê.

Các khu vực khác có nền địa chất trên các loại mẫu chất và trên đá mẹ như đá Granít, đá phiến sét và đá biến chất…khả năng về nước ngầm kém.



- Nguồn nước mặt: Với lượng mưa lớn trong năm được đổ vào sông Sêrêpôk và 10 con suối chính chảy qua địa bàn huyện cùng với trên 100 ha đất hồ chứa nước đã tạo cho huyện có nguồn nước mặt khá dồi dào – là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, lượng nước trong sông, suối phân bố không đều trong năm do sự phân hóa của khí hậu theo mùa, nên nhiều vùng về mùa khô bị thiếu nước trầm trọng.

Bên cạnh đó, do sự phân bố của hệ thống thủy văn trên lãnh thổ đã hình thành các vùng có khả năng khác nhau về cung cấp nguồn nước phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế.

+ Vùng có nguồn nước thuận lợi: Tập trung dọc theo hai bên sông Sêrêpôk thuộc địa bàn các xã Hòa Phú, Hòa Khánh và Xuân Hòa, vườn tưới của công trình thủy lợi Ea Kao, các xã nằm dọc theo các coi: Ea Knir, Đắk Tour…phía Đông sông Sêrêpôk.

+ Vùng nước tương đối khó khăn: Là vùng đất bazan và các loại đất khác nằm ở địa bàn xã Nam Dong, và một phần xã Ea Pô, lưu vực các nhánh suối Đắk Erông, Ea Mao, Đắk Dan…Đây là vùng đất có hệ số sử dụng đất cao (tỷ lệ đất canh tác so với đất tự nhiên), mật độ lưới sông suối thưa thớt khó bố trí các công trình thủy lợi.

+ Vùng có nguồn nước đặc biệt khó khăn: Vùng đất rừng khộp phía Tây huyện, lưu vực các suối: Đắk Dam, Đắk Ken, Eandrich…

Trên cơ sở phân loại các vùng có khả năng cung cấp nguồn nước làm căn cứ bố trí xây dựng công trình thuỷ lợi và cơ cấu cây trồng hợp l‎ý.


2.2.3 Tài nguyên rừng


Khu vực dự án nằm trên 4 tiểu khu là 826, 839, 840 và 854 với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 2045,3 ha. Trong đó đất rừng chuyển đổi sang trồng cao su là 962,9 ha và đất quy hoạch khoanh nuôi bảo vệ rừng là 1.082,4 ha.

Bảng 2.9 Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực dự án

TT

Hiện trạng

Diện tích (ha)

TK 826

TK 839

TK 840

TK 854

I

Rừng tự nhiên

864,2

329,5

102,3

719,3

1

Rừng gỗ thường xanh










1,2




Rừng non (IIa)










1,2

2

Rừng gỗ bán thường xanh

6,4

9,5




45,0

a

Rừng trung bình (1/2IIIa2)

4,8

2,7




35,0

b

Rừng nghèo (1/2IIIa1)

1,6

6,8




9,2

c

Rừng non (1/2IIb)










0,8

3

Rừng khộp

738,4

25,6

102,3

14,8

a

Rừng trung bình (R.IIIa2)

22,4










b

Rừng nghèo (R.IIIa1)

628,3

18,5

19,2

4,4

c

Rừng non phục hồi (R.II)

116,8

7,1

83,1

10,4

4

Rừng gỗ hỗn giao tre nứa

118,6







614,6

a

Rừng TX tre nứa

6,8

3,1




2,1

b

Rừng bán TX xen tre nứa

110,2

258,9




606,9

4

Rừng tre nứa

0,8

10,0




23,5

a

Rừng le (Le)

0,8

9,3




2,4

b

Rừng lồ ô (lo)




0,7




21,2

II

Rừng trồng

0,3

2,1

26,6

1,0

1

Rừng trồng xoan

0,3

2,1

9,6

1,0

2

Rừng trồng keo







16,1




3

Rừng trồng lát Mêxicô







0,9




Nguồn: Trung tâm QH.KS.TK Nông lâm nghiệp Đăk Nông

2.2.4 Cảnh quan môi trường


Là một huyện miền núi cao nguyên, cảnh quan môi trường Cư Jút rất phong phú đa dạng. Trên địa bàn huyện, thiên nhiên đã ban tặng rất nhiều cảnh đẹp và thơ mộng với nhiều loại hình phong phú như sông, thác, ao hồ, đồi núi…là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, du lịch. Tuy nhiên do tác động của con người trong hoạt động sản xuất và đời sống, nên đã có ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường sinh thái trong huyện:

+ Môi trường sinh thái bức xúc nhất hiện nay là diện tích rừng trong những năm qua giảm mạnh sang đất nông nghiệp, diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều. Để tái tạo cảnh quan môi trường của huyện cần có các biện pháp bảo vệ và trồng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ Môi trường nước tuy ít bị ô nhiễm nhưng do nguồn nước sinh hoạt phần lớn lộ thiên chịu tác động trực tiếp của tự nhiên, con người, động vật nên nhiều nơi không đảm bảo vệ sinh. Trong tương lai ngành công nghiệp huyện được đầu tư và phát triển nên cần có các biện pháp xử l‎ý rác thải và hóa chất, trồng rừng để tăng tốc độ che phủ bảo vệ môi trường nước.

Từ những vấn đề nêu trên, trong thời gian tới cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hột nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường phát triển bền vững là vô cùng cần thiết.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương