MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN


MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 TÊN DỰ ÁN



tải về 1.93 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN




1.1 TÊN DỰ ÁN


DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU, TRỒNG RỪNG VÀ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG

1.2 CHỦ DỰ ÁN


CÔNG TY CỔ PHẨN CAO SU ĐỒNG PHÚ – ĐĂK NÔNG

Trụ sở giao dịch : xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông

Chủ tịch HĐQT : PHẠM VĂN LUYỆN

Tổng Giám đốc : LƯU MINH TUYẾN

Điện thoại : 0918 035 111; 0919257213

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA L‎Í CỦA DỰ ÁN


Vùng dự kiến phát triển cao su nằm trên diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các tiểu khu 826, 839, 840, và 854 của Lâm trường Cư Jút, ở xã Ea Pô và xã Đăk Win của huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông với tổng diện tích là 4.213 ha, được UBND tỉnh giao cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông phát triển cao su đại điền theo tinh thần công văn số 1361/UB-NL ngày 27/06/2007 V/v bàn giao nguyên trạng rừng và đất lâm nghiệp cho Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông quản lý.

Vùng dự kiến phát triển cao su Đồng phú giáp ranh:



  • Phía Đông giáp sông Serepok – Đăk Lăk

  • Phía Tây giáp Công ty KDTH Đăk Win – Đăk Nông

  • Phía Nam giáp xã Đăk Đrông

  • Phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk

Vùng dự án được nối với Quốc lộ 14 là lộ nhựa liên xã với chiều dài 30km qua các xã Nam Dong, Ea Pô và Đăk Win, từ đó có các đường cấp phối và đường đất tỏa về chân rừng của các tiểu khu.

Giới hạn tọa độ địa lí: Vùng dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú – Đăk Nông được giới hạn bởi tọa độ địa lý như sau:



  • 12036’ – 12050’ Vĩ tuyến Bắc

  • 107048’ – 107056’ Kinh độ Đông

(Sơ đồ vị trí khu vực dự án xem trang sau)

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Hình thức đầu tư, quy mô đầu tư và giới hạn của dự án


1.4.1.1 Hình thức đầu tư

Chu kỳ kinh tế của 1ha cao su là 27 năm (thời gian kiến thiết cơ bản là 7 năm, thời gian khai thác là 20 năm). Đối với vườn cây thì theo tiến trồng mới, cụ thể từ khi bắt đầu trồng mới năm 2008 đến kết thúc thời kỳ khai thác năm 2036 là 28 năm, cộng thêm 2 năm thanh lý vườn cây, tổng cộng thời gian hoạt động của dự án là 30 năm kể từ ngày dự án phát triển cây cao su của Công ty chính thức được phê duyệt và nếu cần có thể gia hạn thời gian hoạt động theo quy định của Nhà nước.



Đầu tư mới toàn bộ từ các khâu khai hoang, trồng mới, chăm sóc, và khai thác 2.700 ha cao su đứng bằng các biện pháp thâm canh để đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng mới các công trình cần thiết cho sản xuất và đời sống.

1.4.1.2 Quy mô đầu tư

a) Quy mô diện tích: 4.213 ha; Trong đó:

  • Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng đạt 2.700 ha.

    • Đất có rừng chuyển đổi quy hạch trồng cao su: 962,9 ha

    • Đất không có rừng Quy hoạch trồng cao su: 1.934,8 ha

  • Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha.

  • Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha

  • Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha; nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha)

  • Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha

b) Ngành sản xuất chính: Phát triển cao su

  • Diện tích cao su định hình: 2.700 ha

  • Năng suất bình quân trong suốt quá trình KD (20 năm): 2 tấn/ha

  • Sản lượng bình quân trong 1 năm (quy khô): 5.400 tấn/năm

  • Tổng sản lượng suốt chu kỳ kinh doanh (quy khô): 108.000 tấn

Trong đó

  • Mủ nước (4 nước = 1 khô): 85% 319.600 tấn mủ nước = 91.800 tấn mủ khô

  • Mủ tạp: (2 tạp = 1 khô): 15% 28.200 tấn mủ nước = 16.200 tấn mủ khô

Sản lượng bình quân năm trong 10 năm cao điểm (năm 2022 – 2031): 5.841 tấn

c) Ngành sản xuất phụ: Sản phẩm tận thu

  • Gỗ cao su: 135.000m3 (50m3/ha)

  • Củi: 270.000 ster (100ster/ha)

  • Dầu hạt (trong 15 năm): 270 tấn (0,01 tấn/ha)

1.4.2.3 Mục tiêu của dự án

  • Góp phần thực hiện chiến lược phát triển của ngành cao su Việt Nam. Trên cơ sở đó mục tiêu của công ty phấn đấu đầu tư trồng mới theo phương thức nông – lâm kết hợp;

  • Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi trọc, cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng cao su có năng suất cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn, nhất là đồng bào tại chỗ, vùng sâu, vùng xa.

  • Nâng cao độ che phủ rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy.

  • Tạo nhiều sản phẩm đa dạng từ sản phẩm cao su, đáp ứng một phần nhiên liệu cho ngành cao su và nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế.

  • Tạo sự cân bằng sinh thái giữa sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành khác.

  • Góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, tăng nguồn đóng góp vào ngân sách nhà nước, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn.

  • Quản lí bảo vệ được đất và tài nguyên thiên nhiên của nhà nước.

1.4.2 Chương trình đầu tư – Khối lượng đầu tư


Căn cứ vào thổ nhưỡng, địa hình và yêu cầu về sinh lý sinh thái cây cao su cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật về xây dựng cơ bản cũng như đảm bảo về bảo vệ môi trường, nguồn nước và giảm xói mòn. Đồng thời căn cứ và năng lực đầu tư vốn, khả năng quản lý của Công ty hiện nay... Phương án sử dụng đất phát triển trên cao su tại 4 tiểu khu như sau:

Diện tích đất tự nhiên: 4.312 ha.



  • Đất trồng cao su: Quy hoạch trồng cao su 2.897,7 ha. Diện tích cao su đứng đạt 2.700 ha.

  • Đất trồng keo lai: Quy hoạch 122,4 ha, dự kiến trồng 110 ha.

  • Đất khoanh nuôi và QLBVR: 1.082,4 ha

  • Đất xây dựng cơ sở hạ tầng: 26,7 ha (Trong đó đường giao thông: 17,8 ha; nhà, xưởng, kho bãi: 8,9 ha)

  • Đất khác (sình lầy, khe suối…): 83,8 ha

1.4.2.1 Quy mô đầu tư và biện pháp thực hiện

Căn cứ theo kết quả khảo sát thổ nhưỡng và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/50.000 của huyện Cư Jút và dựa trên các tiêu chuẩn phân hạng đất ban hành năm 2004 của ngành Cao su Việt Nam, nhận định sơ bộ đất trồng cao su của các vùng dự án chủ yếu là đất hạng IIb và hạng III. Như vậy, hầu hết đất trong khu vực khảo sát đều thích hợp cho việc trồng cao su.

Tuy nhiên, công ty cần thực hiện công tác phân hạng đất cụ thể theo các tiêu chuẩn quy định trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 để làm cơ sở tiến hành trồng mới hàng năm, từ đó đầu tư chăm sóc vườn cây có hiệu quả hơn.

Dự kiến trồng mới quy mô đông đặc 2.700ha cao su



1.4.2.2 Đền bù giải tỏa

Nằm trên diện tích đất quy hoạch của dự án có 576,7 ha đất nương rẫy 1.072,0 ha điều + (cây khác) do người dân xâm canh. Số diện tích đất này sẽ được chuyển sang trồng cao su.

Tổng diện tích đã thực hiện đền bù: 732,4ha/461 hộ.

Diện tích còn lại: 916,3 ha/300 hộ.

Đối với diện tích đã đền bù: Chủ đầu tư sẽ báo cáo chi tiết về công tác đền bù trong năm 2007 – 2008 kèm theo dự án.

Theo tinh thần kết luận Cuộc họp thẩm định Dự án trồng cao su, trồng rừng và QLBVR Đồng Phú – Đăk Nông ngày 25/11/2008, Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú – Đăk Nông đã làm tờ trình số 06/TTr-ĐP-Đ ngày 01/12/2008 về việc cam kết thực hiện tốt công tác đền bù cho diện tích đất xâm canh còn lại trên vùng dự án và UBND huyện Cư Jut có Công văn số 1139/UBND-TNMT, ngày 08/12/2008 về việc nhận định Phương án bồi thường hỗ trợ của công ty đã thực hiện là phù hợp và đề nghị công ty tiếp tục thực hiện theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo thuận lợi cho các hộ có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống. Đồng thời, để sớm thẩm định dự án và phấn đấu đưa dự án đi vào hoạt động kịp thời vụ, UBND tỉnh Đăk Nông đã có công văn số 3051/UBND-NL, ngày 23/12/2008 về việc thẩm định dự án đầu tư của Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú Đăk Nông. Công ty phải thực hiện tốt việc phối hợp với địa phương xây dựng phương án đền bù cho diện tích xâm canh còn lại.

Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đăk Nông ngày 24/10/2007 về giá bồi thường cây cối, hoa màu áp dụng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Trên cơ sở đó Chủ đầu tư sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tính toán đền bù, di dời hợp lý cho người dân, đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với người dân năm trong quy hoạch của Dự án đã được phê duyệt.

Dự kiến giá đền bù, di dời tạm tính khoảng 22 triệu đồng/ha.

Ngoài ra Chủ đầu tư có trách nhiệm tuyển dụng người dân thuộc diện đền bù giải tỏa vào làm việc trong các nông trường của Công ty và đào tạo tay nghề trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương