MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN


NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ



tải về 1.93 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ

3.2.1 Các phương pháp đánh giá


Việc đánh giá các tác động môi trường là nhằm dự báo trước các tác động có thể xảy ra khi triển khai xây dựng dự án và khi dự án đi vào hoạt động để đưa ra các biện pháp giảm thiểu và khắc phục. Trong quá trình đánh giá nhóm thực hiện đã áp dụng nhiều phương pháp để nhằm mô phỏng một cách tốt nhất các quá trình có thể xảy ra khi dự án triển khai. Trong đó quan trọng nhất là sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp liệt kê. Việc áp dụng phương pháp so sánh nhằm xem xét các dự án trước đây đã được thực hiện và dự vào kinh nghiệm làm việc nhiều năm của nhóm thực hiện nhằm thực hiện tốt nhất trong khả năng có thể của mình. Sử dụng phương pháp ma trận môi trường để nhằm xác định tương tác giữa các hoạt động từ khi dự án bắt đầu cho đến khi đưa dự án vào hoạt động với các nhân tố môi trường đề nhằm xác định các tác động tích cực và tiêu cực của dự án.

Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo:



  • Thống kê: sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tư nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.

  • Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, độ ồn tại khu vực dự án.

  • So sánh: dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án.

  • Phương pháp liệt kê mô tả và có đánh giá mức tác động: nhằm liệt kê các tác động đến môi trường do hoạt động của Dự án gây ra, bao gồm các tác động từ nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường trong khu vực. Đây là một phương pháp tương đối nhanh và đơn giản, cho phép phân tích các tác động của nhiều hoạt động khác nhau lên cùng một nhân tố.

  • Đánh giá nhanh: phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình khai thác dự án theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập.

  • Dự báo: trên cơ sở nghiên cứu khảo sát các nguy cơ các tác động tiềm tàng do hoạt động của dự án đối với môi trường.

Đây là những phương pháp đã được thiết lập và được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Các đánh giá trong báo cáo đánh giá tác động môi trường dựa trên cơ sở những phân tích, đánh giá và nguồn số liệu đã được kiểm chứng qua thực nghiệm nên mức độ chính xác được đánh giá là trên 80%. Tuy nhiên, các số liệu trích dẫn cũng chỉ mang tính tương đối vì nó được thiết lập trên phạm vi rộng, trong thời điểm nhất định…

3.2.2 Nhận xét mức độ tin cậy của các đánh giá


  • Căn cứ vào mức độ phát sinh tác động trong quá trình thi công cũng như trong quá trình hoạt động của Dự án.

  • Căn cứ vào các tài liệu liên quan, các dự án có cùng quy mô.

Có thể nhận xét mức độ chi tiết và độ tin cậy của các đánh giá như sau:

  • Dự báo, đánh giá các tác động, rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra của dự án trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động là đầy đủ chi tiết và có độ tin cậy cao

  • Các nguồn gây ô nhiễm được phân tích đánh giá cụ thể rõ ràng theo mức độ số lượng của từng giai đoạn hoạt động.


CHƯƠNG 4

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Những tác động của dự án đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội đã được phân tích đánh giá cụ thể qua các giai đoạn triển khai thực hiện dự án và đã được mô tả trong chương 3.

Với những tác động tiêu cực trên cơ sở đã được đánh giá, chúng tôi trình bày các biện pháp giảm thiểu.

4.1 ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU

4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su.


4.1.1.1 Biện pháp giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải

Quá trình khai hoang thi công xây dựng cơ bản và trồng cao su được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, khu vực thi công tương đối rộng, vì vậy dự án cần quan tâm và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường, an toàn lao động và sức khỏe công nhân.



a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

(1) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi

  • Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực dự án, phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.

  • Xe vận chuyển và các máy móc sử dụng khai hoang luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.

  • Phân phối lượng xe vận chuyển ra vào khu vực dự án, điều tiết các máy móc làm việc phù hợp tránh làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí.

  • Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xi măng,... tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển và phát tán bụi cho môi trường xung quanh.

  • Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.

  • Chủ dự án phối hợp với chính quyền địa phương giám sát đơn vị thi công thực hiện các biện pháp trên, trong trường hợp nồng độ khí thải, bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937:2005; TCVN 5938:2005) áp dụng các biện pháp bổ sung.

(2) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

  • Điều tiết chế độ làm việc của các phương tiện máy móc khai hoang, vận chuyển phù hợp, theo đó các hoạt động khai hoang, xây dựng của dự án chỉ nên tập trung vào ban ngày và hạn chế hoạt động vào các giờ nghỉ ngơi của công nhân.

  • Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.

  • Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt động tốt. Tuyệt đối không sử dụng phương tiện, máy móc thi công quá cũ, kém chất lượng.

Ghi chú: Các biện pháp trên sẽ được đưa vào trong hồ sơ mời thầu như là điều kiện bắt buộc đối với các nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng môi trường không khí, bụi, tiếng ồn cho khu vực thi công.

b) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng

(1) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do của công nhân

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ lán trại công nhân 16 m3/ngày, trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh. Bể tự hoại đang được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản. Khi được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 40 - 60% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại. Chính ưu điểm của nó và khả năng đảm bảo chất lượng nguồn nước khi thải ra, Doanh nghiệp sẽ thiết kế và xây dựng một bể tự hoại đảm bảo đạt tiêu chuẩn về thể tích bể, kích thước bể để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt của công nhân.





Hình 4.1 Sơ đồ thu gom nước thải

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại: Cặn được giữ lại trong bể tự hoại từ 3-6 tháng phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế.

Theo thời gian, cặn bị phân huỷ, một phần nổi lên trên tạo một lớp nổi và được gọi là màng nổi, một phần cặn bị nén đến độ ẩm 84 - 90% bị thối rửa và ở đáy xảy ra quá trình lên men.

Kết quả của quá trình này là các bọt khí nổi lên lôi kéo theo các hạt cặn và bám dính vào màng nổi làm tăng chiều dày của màng này.

Ở đấy, nhiều loại nấm phát triển và các sợi nấm đóng vai trò làm tăng độ bền của màng nổi. Màng này có tác dụng giữ nhiệt cho bể tự hoại và đã làm tăng nhanh cho quá trình xử lý sinh học yếm khí.

Ở màng nổi có cả vi khuẩn hiếu khí, chúng hấp thụ oxy, kết quả là tạo một chế độ yếm khí cho bể tự hoại.

Nước thải vận chuyển giữa màng nổi và lớp cặn sẽ bị nhiễm bẩn do các sản phẩm thối rữa như H2S gây cho nước thải có mùi rữa hôi khó chịu và có tính xâm thực, phá hoại các công trình sau chúng.

Còn nước thải mới đưa vào bể tự hoại không được xáo trộn đều làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoá. Quá trình sinh hoá dừng lại ở giai đoạn tạo nên các axít béo bay hơi, làm pH giảm nhỏ hơn 5.

Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại được trình bày ở trên với điều kiện khi chúng làm việc bình thường, có nghĩa là mọi chế độ và điều kiện làm việc của chúng hoặc các hệ số tính toán đều phù hợp với các điều kiện đã ghi trong quy phạm.

Bùn trong bể tự hoại hợp đồng định kỳ với bộ phận chuyên trách vào hút hầm cầu đưa đi xử lý đúng nơi quy định.



  • Tính toán hầm tự hoại

Công suất : 16 x 1,5 = 24 m3/ngày, chọn 3 bể tự hoại đặt trong khu dự án ở các nơi khác nhau theo từng năm, tận dụng sau này cho công nhân trong giai đoạn chăm sóc và khai thác.

Bảng 4.1 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại

Lưu lượng nước thải Q, m3/ngày

Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngày

Bể tự hoại xử lý nước đen + xám

Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC

10

0,7

1,4

11

0,7

1,4

12

0,6

1,3

13

0,6

1,2

>14

0,5

1

Nguồn số liệu: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

Tổng lượng nước thải vào bể tự hoại = 24 m3/ngày

tn = 0,5 ngày =12 h

Dung tích cần thiết của vùng lắng tách cặn:

Vn= Q x tn = 24 m3/ngày x 0,5 ngày= 12 m3

Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi là:

Vb=0,5.N.tb/1000= 0,5 x 200 x 46/1000= 4,6m3

Với tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ, lấy theo bảng sau:



Bảng 4.2 Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải

Nhiệt độ nước thải, oC

10

15

20

25

30

35

Thời gian cần thiết để phân hủy cặn tb, ngày

104

63

47

40

33

28

Dung tích vùng chứa bùn đã phân hủy (nằm dưới đáy bể):

Vt= r.N.[T – tb/365]/1000

Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người trong 1 năm = 40 l/người.năm

T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. Chọn T=1



Vt = 40 x 200 [1 – 46/365]/1000= 7 (m3)

Dung tích phần váng nổi

Vv= (0,40,5)Vt= 3,5 m3

Tổng diện tích bể tự hoại

V= (Vn + Vb + Vt + Vv) + Vk

Với Vk – dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại=0,2Vn

V= (12+ 4,6 + 7 + 3,5) + 0,2*12 = 29,5 (m3)

Nước thải sau khi qua bể tự hoại ba ngăn đạt giá trị C (cột B vì nước thải xuống các suối trong khu vực dự án Đăk N’Ri, Ea Roman, Ea Sier... không sử dụng vào mục đính sinh hoạt mà chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp) của QCVN 14:2008/BTNMT sẽ được thoát ra nguồn tiếp nhận.

Giá trị Cmax được xác định bằng Cmax = C x K

Đối với dự án áp dụng cho cơ sở sản xuất dưới 500 người nên K = 1,2



Để hầm tự hoại hoạt động hiệu quả:

  • Giám sát việc xây dựng bể xử lý nước thải đúng cách: có ống thông hơi, đường kính không dưới 60mm, dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất 0,7 m để tránh mùi, khí độc hại, bố trí tấm chắn hướng dòng hay tê dẫn nước vào, ra đặt ngập dưới mặt nước không ít hơn 0,4m (đảm bảo cách mặt dưới lớp ván cặn không dưới 0,15m) để ngăn ván cặn trôi ra khỏi bể, ổn định dòng chảy, tránh hiện tượng chảy tắt. Đồng thời, để tránh sục cặn, bùn từ đáy bể, miệng tê dẫn nước vào và ra phải cách lớp bùn cao nhất không dưới 0,3m. Đầu trên của tê cao hơn mặt nước không ít hơn 0,15m. Sử dụng ống nhựa đường kính ống tối thiểu: 0,1 m, đoạn ống dẫn nước thải trước khi chảy vào bể đặt nằm ngang, độ dốc ~2%, chiều dài không quá 12m. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 0,05m.

  • Không được xả vào bể tự hoại các loại chất thải như hóa chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu, băng vệ sinh, các loại vải, nhựa, cao su,…Tối thiểu 6 tháng 1 lần phải kiểm tra tình trạng làm việc của bể: kiểm tra các đường ống, tường, nấp bể, kiểm tra mực nước, chiều dày lớp ván cặn và lớp bùn trong bể, sự xuất hiện các vết nứt, rò rỉ, sụt lún,…Việc kiểm tra cũng phải được thực hiện ngay trước và sau khi hút bùn bể tự hoại.

Để kiểm tra chiều dày lớp ván cặn và lớp bùn đáy bể tự hoại và quyết định khi nào cần phải hút bể, phương pháp đơn giản nhất là quấn quanh mảnh vải trắng vào thanh gỗ và nhúng dọc theo chiều sâu bể. Màu đen của lớp bùn sẽ phân biệt với màu của lớp nước bên trên.

(2) Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn khai hoang, xây dựng khi có mưa lớn thì nước mưa sẽ chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án sẽ cuốn theo đất cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi,…làm tăng khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt trên các con suối. Việc giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực dự án được đề suất như sau:



  • Tại các khu vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu lán trại công nhân của dự án sẽ thiết kế hệ thống kênh thoát nước mưa. Trên kênh được bố trí các song chắn rác, hố ga để tách và lắng cặn đất cát, rác thải.

  • Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi.

  • Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt.

  • Lượng dầu mỡ thải sẽ được thu gom tại trạm bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Khi gom được khối lượng lớn công nhân sẽ vận chuyển đi xử lý.

  • Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công đường giao thông, các công trình khác của dự án.

c) Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn

Đối với các thân cây khi phát sinh khi phát quang, khai hoang rừng sẽ được tận thu gỗ. Phương án tận thu gỗ rừng của dự án như sau:



  • Việc tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển đổi đã được quy định trong Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ban hành kèm theo Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 và việc quản lý, đóng búa bài cây, búa kiểm lâm gỗ khai thác được quy định tại Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • Thực hiện Công văn hướng dẫn số 486/BNN-LN ngày 04/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khai thác tận dụng gỗ trên diện tích rừng chuyển đổi sang trồng cao su.

  • Xác định ranh giới, diện tích rừng chuyển đổi, sơ bộ xác định trữ lượng, khối lượng gỗ, lâm sản có thể tận thu, được thực hiện bằng thị sát ngoài thực địa và xác định trên bản đồ, xác định phương án khai thác.

  • Chủ đầu tư, kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm sơ bộ xác định trữ lượng tại thực địa, có biên bản thống nhất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định.

  • Trên cơ sở kế hoạch triển khai dự án trồng cao su sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép được khai thác tận thu lâm sản, giải phóng mặt bằng theo thời gian cụ thể.

  • Quá trình thực hiện, Chủ đầu tư có trách nhiệm tập kết toàn bộ số gỗ và lâm sản khác tại bãi tập trung trong khu vực dự kiến làm đường lô trồng cao su. Chủ rừng và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm trực tiếp giám sát quá trình khai thác.

  • Việc tiêu thụ sẽ do UBND tỉnh giao cho chủ rừng hoặc các đơn vị có chức năng của tỉnh thực hiện việc tiêu thụ gỗ và lâm sản khác tận thu được theo khối lượng thực tế tại bãi tập kết. Thủ tục nghiệm thu đóng búa kiểm lâm thực hiện theo qui định hiện hành.

  • Việc tận thu, tận dụng lâm sản trên diện tích chuyển đổi phải đảm bảo đúng các thủ tục lâm luật theo quy định của pháp luật, quản lý tốt việc tận thu, tận dụng gỗ và tránh lạm dụng vào rừng khác.

  • Còn khối lượng cành, lá, rễ cây phát sinh khi khai hoang rừng được thu gom vào các bờ gom, ủ làm phân bón lót cho cây cao su trong quá trình trồng mới và trồng dặm. Đây là biện pháp vừa hạn chế được ô nhiễm không khí do đốt và giảm chi phí phân bón cho chủ đầu tư.

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chính là các chất hữu cơ, chủ yếu được phát sinh từ các khu lán trại của công nhân. được thu gom vào các thùng rác 240L đặt tại khu vực ra vào lán trại của công nhân. Khi lượng rác trong các thùng tương đối nhiều, rác được tập trung về thùng rác lớn hơn là 660L và được vận chuyển định kỳ đến bãi rác của huyện Cư Jút.

4.1.1.2 Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

a) Bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học

Trong khi thực hiện khai hoang, xây dựng dự án việc bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học trong khu vực là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tất cả các loài sinh vật trong khu vực dự án được bảo vệ, không được săn bắt bừa bãi, không những đối với vùng dự án mà cả những khu vực lân cận. Các giải pháp sẽ phải thực hiện là:



  • Biện pháp về cơ chế chính sách: Thực hiện tốt các văn bản, nội quy, quy định và hướng dẫn cho cán bộ công nhân tham gia làm việc trong vùng dự án về tác động và những biện pháp có thể nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động khi tiến hành thực hiện dự án tới vùng dự án.

  • Đơn vị thi công các hạng mục công trình có nhiệm vụ quản lý công nhân của mình. Nếu để xảy ra hoạt động chặt phá rừng, săn bắn chim thú các khu vực rừng lân cận vùng dự án thì Trưởng bộ phận thi công sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

  • Khai hoang từng khu vực theo tiến độ của dự án đầu tư, hoàn thành khu vực này mới chuyển sang khu vực khác. Để tạo điều kiện không gian và thời gian cho các sinh vật di chuyển sang các khu rừng lân cận.

  • Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và tài nguyên sinh vật của Công ty. Trong đó, Tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền công nhân trước khi bắt đầu công tác khai hoang, tổ chức sinh hoạt và phổ biến quy chế 02 tháng/lần, và cần phải tiếp tục duy trì trong thời gian dự án đi vào chăm sóc và khai thác.

  • Giáo dục ý thức và các hình thức hỗ trợ ổn định cuộc sống, đặc biệt của những người nhập cư và dân tộc sẽ giảm đáng kể việc chặt phá rừng và săn bắt động vật rừng. Quản lý chặt chẽ công nhân xây dựng, nghiêm cấm không cho họ săn bắn động vật rừng bừa bãi.

  • Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực. Qui định cụ thể đối với lực lượng lao động về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng, nghiêm cấm săn bắt động vật.

Lập kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng xung quanh vùng dự án, bảo vệ nơi cư trú của các loài động vật theo quy định, tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2006, Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng.

b) Giảm thiểu các tác động đến vườn quốc gia Yok Đôn

Khu vực dự án cách xa vườn Quốc gia Yok Đôn, từ ranh giới dự án đến ranh giới vườn quốc gia Yok Đôn cách 13km tính theo đường chim bay theo hướng Tây Bắc và không ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam. Tác động của quá trình khai hoang xây dựng đối với vườn quốc gia Yok Đôn là rất ít.



c) Biện pháp giảm thiểu hao hụt dinh dưỡng của đất, giảm thiểu xói mòn đất và trượt lở đất đá

Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên đất do việc khai hoang, trồng cao su của dự án, dự án sẽ thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:



(1) Giảm thiểu sự hao hụt dinh dưỡng của đất

Khi khai hoang đất rừng để trồng cao su, hàng trăm ha diện tích khu vực bị trống. Khi gặp mưa hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất sẽ làm hao hụt dinh dưỡng của đất. Ngoài ra, cây cao su sau khi trồng hàng năm cũng hút đi một lượng lớn dinh dưỡng của đất. Vì vậy, khi trồng cao su dự án có biện pháp cải tạo đất để bồi hoàn độ màu mỡ cho đất, đồng thời giúp cây cao su dự án phát triển tốt.

Biện pháp sử dụng tro khi đốt cành, lá, rễ cây, cây bụi,…phát sinh khi khai hoang rừng để bón lót cho cây. Tro đốt có hàm lượng các chất khoáng K2O từ 5,9-12,4%; P2O5 từ 3,1-3,4%; CaO từ 22,1-25,2%, khi bón vào đất sẽ cung cấp khoáng chất cho đất. Ngoài ra, tro còn có tính kiềm nên có thể khử được chua đất. Một tấn tro khử chua tương đương 300kg vôi bột.

Khi trồng mới cao su, dự án thực hiện bón phân hữu cơ, phân vô cơ, vôi nông nghiệp,…đáng kể nhất là lượng phân bón hữu cơ của dự án khoảng 5 tấn/ha. Khối lượng phân được bón vào trong đất giúp cho đất tơi xốp hơn, chất mùn nhiều hơn, tăng mật độ côn trùng có ích và giữ được độ phì của đất.



(2) Giảm thiểu xói mòn đất và trượt lở đất đá

  • Biện pháp làm đất và cải tạo đất

  • Cày sâu 30 cm theo đường đồng mức: đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm tạo ra nhiều rãnh nhỏ nằm ngang mặt dốc, mỗi luống cày có tác dụng như một bờ ngăn nước, làm cho nước mưa được giữ lại nhiều. Mặt khác đất cày sâu độ xốp sẽ tăng nên khả năng thấm và giữ nước của đất cũng được nâng cao, do đó hạn chế được dòng chảy. Tuy nhiên, ở những nơi có độ sốc cao, lượng mưa lớn, đất chặt khó thấm nước thì hiệu quả của biện pháp này không lớn, nên phải kết hợp với các biện pháp khác.

  • Làm luống theo đường đồng mức: Trên cơ sở cày sâu trên đường đồng mức, làm luống trên đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và dòng chảy rất lớn, còn tăng sản lượng cây trồng rõ rệt, nhất là những loại cây trồng phải qua mùa mưa. Theo quan trắc của nhiều trạm nghiên cứu chống xói mòn ở Trung Quốc thì làm luống theo đường đồng mức có thể giảm được lưu lượng dòng chảy 60-90%, giảm lượng bào mòn mặt đất tới 80-95%, sản lượng tăng 8-33% so với đất sản xuất không làm luống.

Tính ưu việt của làm luống ngang dốc là cải tạo địa hình, diện tích hứng mưa của mặt đất tăng lên, lượng mưa trên đơn vị diện tích giảm; mỗi luống có tác dụng như một bờ chắn nước cắt ngang dòng chảy, lượng nước không thấm kịp sẽ được dồn xuống giữ ở khoảng giữa 2 luống rồi tiếp tục thấm vào đất, mặt khác do làm luống đất tơi xốp cũng tăng khả năng thấm nước. Vì những lý do đó mà giảm được lưu lượng dòng chảy, giảm đươc xói mòn, giữ cho chất dinh dưỡng khỏi bị tổn thất. Ngoài ra do làm luống vét rãnh nên độ sâu tầng canh tác tăng lên, đất trên luống chống ải, chống thực hóa, lượng phân bón cũng tập trung ở luống nên đất nhanh chóng được cải tạo.

  • Các biện pháp kỹ thuật khác

Những vùng gần bờ suối có đất bở rời, độ dốc lớn thì dự án hạn chế khai hoang thảm phủ rừng hiện có. Đồng thời để giảm xói mòn trượt lở đất khu vực, dự án đắp bờ ven bờ suối là một trong những biện pháp công trình thủy lợi cơ bản và đơn lẻ để phòng chống xói mòn, trượt lở đất đá trên đất dốc. Ở nơi dốc thoải đất nhẹ, có sức thấm nước tốt hoặc trung bình mà dòng chảy không lớn lắm để đắp những bờ ngang dốc theo đường đồng mức, trên thân và mặt bờ đồng cỏ. Bờ cao 34-42cm, đáy bờ rộng 1,0-1,5m. Có thể làm theo hình thức bờ mềm (đắp không nện chặt), hoặc nửa bờ cứng (nện chặt nửa dưới và không nện chặt nửa trên). Nếu mưa lớn, bờ cỏ không giữ hết nước vẫn có thể tràn qua bờ (mương ).

(3) Biện pháp phòng chống xói mòn, rửa trôi bồi lắng lòng suối

Những vùng gần bờ suối có đất bở rời, độ dốc lớn thì dự án hạn chế khai hoang thảm phủ rừng hiện có. Đồng thời để giảm xói mòn trượt lở đất khu vực, dự án đắp bờ ven bờ suối là một trong những biện pháp công trình thủy lợi cơ bản và đơn lẻ để phòng chống xói mòn, trượt lở đất đá trên đất dốc. Ở nơi dốc thoải đất nhẹ, có sức thấm nước tốt hoặc trung bình mà dòng chảy không lớn lắm để đắp những bờ ngang dốc theo đường đồng mức, trên thân và mặt bờ đồng cỏ. Bờ cao 34-42cm, đáy bờ rộng 1,0-1,5m. Có thể làm theo hình thức bờ mềm (đắp không nện chặt), hoặc nửa bờ cứng (nện chặt nửa dưới và không nện chặt nửa trên). Nếu mưa lớn, bờ cỏ không giữ hết nước vẫn có thể tràn qua bờ (mương).

Trong phương án khai hoang xây dựng, hạn chế khai hoang sát bờ suối. Cụ thể để lại một vùng đệm là thảm thực vật tự nhiên dày 30 - 50m từ mép suối (tùy vào độ dốc) nhằm hạn chế khả năng xói mòn rửa trôi làm bồi lắng lòng suối. Ngoài khả năng chống xói mòn, rửa trôi và bồi lắng lòng suối vùng đệm này còn góp phần làm giảm tác động đến tài nguyên sinh học đặc biệt thủy sinh vật trong khu vực dự án.

d) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến KT-XH khu vực

(1) Giải pháp thu hút và sử dụng lao động địa phương


  • Công ty vận động và thu nhận người dân địa phương vào làm công nhân và giao khoán chăm sóc vườn cây theo năng lực của từng hộ và tiến độ trồng cây hàng năm của Công ty.

  • Khi công nhân lao động được tiếp nhận vào làm, Công ty sẽ quan tâm đến đời sống và xây dựng một môi trường làm việc tốt. Đảm bảo 100% công nhân sau khi ký hợp đồng đều được tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được hưởng lương, thưởng và các phụ cấp khác.

  • Hàng năm Công ty sẽ phát đầy đủ cho công nhân lao động các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giầy dép,…

  • Công ty sẽ chú trọng đào tạo nâng cao trình độ tay nghề lao động cho công nhân.

(2) An ninh trật tự xã hội

  • Chủ đầu tư ưu tiên công nhân xây dựng tại địa phương nhằm hạn chế những tác động xấu đến tình hình văn hoá và trật tự xã hội khu vực.

  • Chủ đầu tư kết hợp cới công an địa phương để đề ra các biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.

  • Xây dựng các đội dân phòng tự quản nhằm kết hợp với công an giữ gìn an toàn trật tự trong khu vực.

  • Đề ra nội quy về trật tự an ninh trong khu vực, xây dựng nếp sống văn hoá mới, bài trừ tội phạm, ma tuý, các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan.

(3) Phòng chống dịch bệnh

      • Tổ chức bữa ăn tập trung cho công nhân tại công trường, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

      • Phun thuốc trừ muỗi cho khu vực lán trại công nhân, ít nhất mỗi năm 1 lần trước mùa mưa.

      • Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng, cấp phát thuốc phòng chống dịch bệnh cho công nhân dự án.

      • Tập huấn, hướng dẫn cho công nhân lao động các biện pháp an toàn lao động và phong chống dịch bệnh thông thường.

Dự án sẽ bố trí, sắp xếp hợp lý trong việc điều động xe vận chuyển gỗ tận thu, vật liệu xây dựng của dự án và các xe vận chuyển không được chở quá tải cho phép tránh gây xung đột giao thông, gây nguy hiểm cho người và phương tiện thi công công trình, cũng như dân cư sống dọc theo các con đường vận chuyển.

(4) Các biện pháp giảm thiểu tác động do đền bù và giải phóng mặt bằng

Theo nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày25/05/2007 của Chính phủ về việc quy định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai và thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/07/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, công tác đền bù và tái định cư cho dự án do chủ đầu tư thực hiện.

Nghị định 197/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004 của Chính phủ ra về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Các nét chính của phương án đền bù và giải phóng mặt bằng cho dự án có thể tóm tắt như sau:



Mục tiêu

  • Giảm thiểu các tác động đến đời sống, kinh tế-xã hội của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.

  • Không gây ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển khai thực hiện dự án.


Các nguyên tắc

  • Thời gian thực hiện ngắn nhất có thể.

  • Có sự chấp thuận của các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.

  • Công tác đền bù cho các hộ dân được thực hiện một lần.

  • Chủ đầu tư phải đảm bảo chương trình đền bù và giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả.

  • Kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác thực thi kế hoạch đền bù và giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo được thực hiện đúng thời gian và hiệu quả.

Phương thức thực hiện

  • Công bố quy hoạch rộng rãi đến các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.

Công tác công bố quy hoạch dự án thông qua:

    • UBND huyện Cư Jút

    • UBND xã Ea Pô, Đăk Win

    • Bản đồ quy hoạch dự án tại vị trí quy hoạch dự án.

    • Phương tiện truyền thanh

    • Cung cấp thông tin băng văn bản cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.

      • Kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao đổi ‎ý kiến với các hộ dân.

Các nội dung dự kiến trao đổi/thỏa thuận gồm:

    • Giới thiệu về dự án.

    • Thỏa thuận về cho phí đền bù gồm:

    • Đất đai

    • Hoa màu

    • Nhà cửa

    • Các vật dụng khác

    • Thỏa thuận về chi phí trợ cấp xã hội gồm:

        • Trợ cấp bù mất thu nhập

        • Trợ cấp chuyển đổi nghề nghiệp

        • Trợ cấp di dời

Trách nhiệm thực hiện

Chủ đầu tư:



    • Thỏa thuận trao đổi trực tiếp với từng hộ dân.

    • Chuẩn bị đền bù theo các quy định hiện hành.

    • Thực hiện đền bù theo các quy định hiện hành.


Các bước thực hiện

    • Sau khi có quyết định giao đất, chủ đầu tư sẽ tiến hành thống kê diện tích đất đai của từng hộ. Tính toán chi phí cần phải đền bù cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án theo đơn giá quy định.

    • Thỏa thuận trao đổi trực tiếp với từng hộ dân

    • Căn cứ vào bản thỏa thuận đã ký kết với các hộ dân, chủ đầu tư sẽ tiến hành đền bù và giải phóng mặt bằng cho các hộ dân có quyền lợi liên quan đến dự án.

Các chính sách xã hội

    • Hỗ trợ đào tạo, tạo điều kiện cho các đối tượng có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp để họ được làm việc tại dự án.

    • Trong những năm đầu của dự án khi cây cao su còn nhỏ, sẽ để cho đồng bào trong xen canh đậu hoặc bắp để tăng thu nhập cho người dân, và giảm thiểu các tác động tiêu khác.

Theo kết quả khảo sát và thống kê thì tổng diện tích đất nông nghiệp của người dân trong khu vực dự án vào khoảng 1.575,68 ha. Trong đó đất nương rẫy là 533 ha và 1.042,68 ha đất trồng điều và cây công nghiệp dài ngày với tổng số hộ là 947 hộ (số liệu khảo sát tính đến tháng 7 năm 2008).

Đến nay, tổng số diện tích đã đền bù cho người dân là 912, 86 ha của 582 hộ với tổng số tiền chi trả cho người dân là 23.668.716.693 đồng. Tổng số diện tích còn lại là 662,82 ha của 365 hộ chúng tôi đang tiếp tục thực hiện công tác đo đạc thống kê lập phương án bồi thường và chi trả cho người dân trong thời gian sớm nhất.


4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chăm sóc và khai thác


4.1.2.1 Giảm thiểu tác động có liên quan đến chất thải

a) Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, tiếng ồn

Khi dự án đi vào thời kỳ chăm sóc và khai thác, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ phương tiện vận chuyển phân bón, mủ cao su, từ mùi hơi của thuốc BVTV, mùi hôi từ mủ cao su,... Nhìn chung, mức độ gây ô nhiễm là không lớn, gây ô nhiễm không khí đáng kể nhất trong giai đoạn này là mùi hơi của thuốc BVTV phát sinh khi sử dụng. Để hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường không khí, đảm bảo phát triển nông lâm nghiệp bền vững, Chủ đầu tư sẽ áp dụng một số các biện pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật sau:



    • Đối với ô nhiễm khí thải từ hoạt động giao thông

  • Dự án sử dụng các xe tải chuyên chở mủ, phân bón đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, có đầy đủ các thiết bị hiện đại để hạn chế khí thải trong quá trình vận chuyển.

  • Dự án sẽ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp ( 0,5%) cho các phương tiện vận chuyển của dự án.

  • Hàng năm dự án cho tu sửa, nâng cấp một số tuyến đường giao thông trong khu vực, giúp cho việc vận chuyển phân bón và mủ cao su dự án được thuận tiện.

  • Xe vận chuyển của dự án luôn được kiểm tra kỹ thuật định kỳ, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.

    • Đối với mùi hôi từ thuốc BVTV, kho chứa thuốc BVTV, kho chứa mủ.

Đối với mùi hơi của thuốc phát sinh từ kho chứa thuốc, từ quá trình sử dụng thuốc. Dự án sẽ thực hiện một số biện pháp giảm thiểu như sau:

  • Trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch.

  • Không sử dụng bình phun bị rò rỉ và rửa sạch bình sau khi phun và không đổ xuống hồ hoặc nơi chăn thả gia súc.

  • Không phun ngược chiều gió (hướng gió chủ đạo theo chiều Đông Bắc – Tây Nam) và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả bộ phận của cơ thể.

  • Kho chứa thuốc và kho chứa mủ đặt xa khu ở của công nhân. Hướng gió chủ đạo của khu vực là Đông Bắc – Tây Nam, nên để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát tán mùi hôi từ kho thuốc BVTV và kho chứa mủ đến khu ở của công nhân chúng tôi chọn khu vực kho đặt ở hướng Tây Bắc theo hướng khu ở của công nhân. Kho được xây dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, trong kho có các phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu.

    • Đối với ô nhiễm tiếng ồn

Các xe vận chuyển thường xuyên được bảo dưỡng, kiểm tra độ mòn chi tiết thường kỳ, cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng. Dự kiến cứ ba tháng, chủ dự án cho bảo dưỡng máy móc một lần.

Đối với máy gây tiếng ồn lớn như máy phát điện dự phòng, chủ dự án sẽ xây dựng và lắp đặt máy trong phòng kín, riêng biệt. Phòng máy có xây dựng tường cách âm, các vật liệu tiêu âm. Máy phát điện của dự án khi lắp đặt sẽ có các thiết bị phụ trợ kèm theo như vỏ chống ồn, ống xả giảm thanh, nhằm giảm độ ồn tối đa khi máy hoạt động.



b) Giảm thiểu tác động môi trường nước

(1) Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Trong quá trình thi công sẽ có khoảng 777 người trực tiếp lao động trên nông trường. Với lượng nước sử dụng trung bình khoảng 100 lít/người/ngày thì lượng nước sử dụng trong một ngày vào khoảng 77,7 m3/ngày, lượng nước thải chiếm 80% tổng lượng nước sử dụng tương đương khoảng 62,16 m3/ngày.



  • Để kiểm soát lượng nước này tại công trình sẽ xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh các lán trại của công nhân.

  • Nước thải tắm giặt sẽ được thu gom riêng và được thải ra theo hệ thống mương thu gom nước mưa chảy tràn. Nếu tính trung bình lượng nước tắm giặt mỗi người là 60 lít/người.ngày, vậy 777 người là 46,2m3. Nước thải tắm giặt qua song chắn rác, qua bể lắng và được thải vào các con suối Ea Sier và Ea Roman. Chúng tôi xác định hệ số Kq và Kf của nước thải: Kq = 0,9; Kf = 1,2 (theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường).

(Vị trí xây dựng bể tự hoại được đính kèm trong phần phụ lục 4 – Các bản đồ bản vẽ liên quan đến dự án; sơ đồ số 11 : Sơ đồ bố trí các hạng mục công trình)

Sơ đồ hầm tự hoại




Hình 4.1 Bể tự hoại


Nguyên tắc hoạt động:

Các ngăn bể tự hoại được chia làm hai phần: phần lắng nước thải (phái trên) và phần lên men cặn lắng (phía dưới).Nước thải vào với thời gian lưu nước trong bể ½ ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Hiệu quả lắng cặn trong bể tự hoại có thể đạt từ 40-60% phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ quản lí và vận hành bể. Qua thời gian từ 3-6 tháng, cặn lắng lên men yếm khí. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit. Các chất khí tạo nên trong quá trình phân giải (CH4, CO2, H2S …) nổi lên kéo theo các hạt cặn khác có thể làm cho nước thải nhiễm bẩn trở lại và tạo nên một lớp váng nổi trên mặt nước.

Để dẫn nước thải vào và ra khỏi bể người ta phải nối ống bằng phụ kiện Tê với đường kính tối thiểu là 100mm với một đầu ống đặt dưới lớp màng nổi, đầu kia được nhô lên phía trên để tiện việc kiểm tra, tẩy rửa và không cho lớp cặn nổi trong bể chảy ra đường cống. Cặn trong bể tự hoại được lấy theo định kì. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân huỷ cặn.


  • Tính toán hầm tự hoại

Công suất : 46,2 x 1,5 = 69,3 m3/ngày.

Bảng 4.3 Thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng của bể tự hoại

Lưu lượng nước thải Q, m3/ngày

Thời gian lưu nước tối thiểu tn, ngày

Bể tự hoại xử lý nước đen + xám

Bể tự hoại xử lý nước đen từ WC

10

0,7

1,4

11

0,7

1,4

12

0,6

1,3

13

0,6

1,2

>14

0,5

1

Nguồn số liệu: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

Tổng lượng nước thải vào bể tự hoại = 69,3 m3/ngày

tn = 0,5 ngày =12 h

Dung tích cần thiết của vùng lắng tách cặn:

Vn= Q x tn = 69,3 m3/ngày x 0,5 ngày= 34,65 m3

Dung tích cần thiết của vùng phân hủy cặn tươi là:

Vb=0,5.N.tb/1000= 0,5 x 777 x 46/1000= 17,88 m3

Với tb là thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ, lấy theo bảng sau:



Bảng 4.4 Thời gian cần thiết để phân hủy cặn theo nhiệt độ nước thải

Nhiệt độ nước thải, oC

10

15

20

25

30

35

Thời gian cần thiết để phân hủy cặn tb, ngày

104

63

47

40

33

28

Dung tích vùng chứa bùn đã phân hủy (nằm dưới đáy bể):

Vt= r.N.[T – tb/365]/1000

Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người trong 1 năm = 40 l/người.năm

T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm. Chọn T=1



Vt = 40 x 777 [1 – 46/365]/1000= 27,16 (m3)

Dung tích phần váng nổi

Vv= (0,40,5)Vt= 13,6 m3

Tổng diện tích bể tự hoại

V= (Vn + Vb + Vt + Vv) + Vk

Với Vk – dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại=0,2Vn



V= (34,65 + 17,88 + 27,16 + 13,58) + 0,2*34,65 = 100 (m3)

Tuy nhiên trong giai đoạn khai hoang đã xây dựng 3 bể tự hoại với dung tích 29,5 m3 có thể tận dụng cho giai đoạn này. Vậy dung tích bể tự hoại cần phải xây dựng mới là 100 – 29,5 = 70,5 (m3). Chia làm 08 đơn nguyên mỗi đơn nguyên khoảng 8,82 m3

(2) Giảm thiểu do nước chảy tràn

Chủ đầu tư sẽ tuân thủ qui trình canh tác đúng kỹ thuật sẽ hạn chế được dư lượng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật do đó sẽ giảm thiểu ô nhiễm nguồn này.



  • Không phun thuốc BVTV vào lúc trời sắp mưa, hạn chế thuốc cuốn trôi xuống nguồn nước.

  • Không phun thuốc BVTV gần khu vực có nguồn nước phục vụ sinh hoạt, gần khu vực suối.

  • Thu gọn các loại chai, lọ, bao bì chứa thuốc BVTV, phân bón phát sinh khi chăm sóc và bảo vệ cao su.

  • Khu vực văn phòng, nhà ở công nhân được thu gom qua hệ thống cống, sau đó đưa qua các song chắn rác, hố ga trước khi đưa lượng nước thải này vào nguồn tiếp nhận.

  • Khu vực kho chứa phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu được thiết kế, xây dựng và che chắn cẩn thận.

(3) Giảm thiểu ô nhiễm và cạn kiệt nước ngầm

  • Sẽ xây dựng một số đập tràn giúp giữ nước tưới tiêu và điều hòa dòng chảy, hạn chế lũ lụt phía dưới hạ lưu. Bên cạnh đó đập tràn giữ nước trên các dòng suối lâu hơn góp phần bổ sung nguồn nước ngầm.

  • Không khoan giếng bừa bãi, phải chọn địa điểm phù hợp, các giếng khoan nếu không sử dụng phải được lấp lại đúng kỹ thuật.

c) Giảm thiểu tác động môi trường đất

Quá trình chăm sóc cao su sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật nếu sử dụng không đúng quy cách sẽ làm gây nên ô nhiễm đất. Chúng tôi sẽ sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đúng theo chỉ định của nhà sản xuất, không sử dụng bừa bãi gây hoang phí và ô nhiễm môi trường.

Kho chứa mủ, kho chứa thuốc bảo vệ thực vật sẽ được che chắn cẩn thận tránh để rò rỉ rơi vãi xuống đất gây ô nhiễm.

d) Giảm thiểu tác động động do chất thải rắn

Trên cơ sở phân tích kỹ thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của chăm sóc, bảo vệ cây trồng và các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu như sau:

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng nhưng không phải là chất thải nguy hại, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp giảm thiểu như sau:

Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn phát sinh trong chăm sóc và bảo vệ cây cao su:





Hình 4.2 Sơ đồ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải rắn

Chất thải rắn có thể tái sử dụng được: Bao gồm các chai nhựa, hộp giấy, bao bì,…được được phân loại tách riêng đựng trong các thùng 240 L có đề nhãn ghi chú cho từng loại chất thải và cung cấp lại cho các nhà phân phối, nhà sản xuất.

Chất thải không có khả năng tái sử dụng: Các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học (thức ăn thừa, võ trái cây,…) và các chất thải khó phân hủy sinh học (đá, gạch vụn, thủy tinh, bao bì nilon,…) được thu gom riêng bằng các thùng 240 L và được tập trung vào các thùng 660 L trước khi vận chuyển đến bãi rác chung của huyện Cư Jút.

Trên cơ sở phân tích kỹ thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng và các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn, trong giai đoạn này cũng được áp dụng như giai đoạn kiến thiết cơ bản.

Đối với lá cao su rụng, khối lượng dư thừa thực vật từ cây trồng xen, cỏ dại, dự án sẽ vun đất hoặc tủ gốc cho cây cao su vào đầu mùa khô. Đây là biện pháp ngoài giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn phát sinh nó còn có tác dụng rất lớn cho việc giữ ẩm đất.

+ Đối với lá cao su rụng, khối lượng dư thừa thực vật từ cây trồng xen, cỏ dại, dự án sẽ vun đất hoặc ủ gốc cho cây cao su vào đầu mùa khô. Đây là biện pháp ngoài giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn phát sinh nó còn có tác dụng rất lớn cho việc giữ ẩm và tăng cường độ mùn cho đất.



d) Giảm thiểu chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại bao gồm bao bì chứa hoá chất, thuốc BVTV, giẻ lau dính dầu mỡ sẽ được thu gom, lưu giữ trong kho bê tông mác cao và ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án.



Hình 4.3 Sơ đồ quản lý chất thải nguy hại của dự án

Dầu mỡ thải phát sinh sẽ được thu gom vào trong các thùng chứa thích hợp đặt trong khu vực dự án, tái sử dụng làm chất đốt.

Công ty sẽ chịu trách nhiệm thu gom riêng tất cả những chất thải rắn nguy hại sinh ra theo đúng quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ, cam kết thu gom và quản lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT, ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

e) Giảm thiểu tác động đa dạng sinh học


  • Phòng chống cháy rừng.

  • Quản lý và giáo dục công nhân không được chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.

  • Khoanh nuôi bảo vệ 1.082,4 ha rừng và trồng mới 110 ha rừng.

  • Xây dựng trạm kiểm soát công nhân và người dân ra vào rừng.

f) Giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái vườn quốc gia Yok Đôn

Vì dự án nằm xa vườn quốc gia Yok Đôn, từ ranh giới dự án đến ranh giới vườn quốc gia Yok Đôn là 13km tính theo đường chim bay nên các ảnh hưởng của dự án đến vườn quốc gia này là không đáng kể. Mặt khác vườn quốc gia Yok Đôn nằm phía Tây Bắc nên không ảnh hưởng bởi hướng gió chủ đạo Đông Bắc – Tây Nam nên không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thuốc bảo vệ thực vật, mủ cao su… Vì vậy không cần những biện pháp giảm thiểu các tác động về môi trường cho vườn quốc gia Yok Đôn.



g) Biện pháp canh tác nông nghiệp hợp lý nhằm giảm thiểu suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước khu vực

  • Trồng xen canh: Xen canh gối vụ là kinh nghiệm sản xuất lâu đời của nhân dân ta và cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước nhiệt đới. Xen canh là biện pháp tận dụng tối đa khả năng sản xuất của điều kiện lập địa, đồng thời trồng xen có tác dụng che phủ và cải tạo đất rất tốt. Dự án sẽ thiết lập thảm phủ họ đậu, trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5m. Các cây trồng xen không ảnh hưởng đến cây cao su và không là ký chủ của những mầm bệnh trên cây cao su, dự kiến các loại cây họ đậu dự án chọn để trồng xen. Thảm phủ họ đậu sẽ cải tạo đất, hạn chế hiện tượng xói mòn đất trên khu vực.

  • Sử dụng hợp lý phân bón trong việc chăm sóc cây cao su như về lượng phân bón, chia các đợt bón và cách bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật cây cao su.

  • Dự án sử dụng thuốc BVTV cho cây trồng một cách hiệu quả theo yêu cầu như sau: đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng. Dự án không sử dụng các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cấm của nhà nước và thuốc không rõ nguồn gốc. Việc sử dụng thuốc hợp lý, hiểu quả sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm độc đất, nhiễm độc nguồn nước khu vực.

h) Biện pháp bảo vệ rừng, bảo vệ vườn cây cao su của dự án

Để bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên các tiểu khu xung quanh và vườn cao su của dự án, phát huy khả năng điều tiết nguồn nước, điều hoà khí hậu, giữ đất tại khu vực dự án, nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững và nâng cao đời sống của người dân. Chủ dự án sẽ thực hiện một số các biện pháp bảo vệ như sau:



(1) Bảo vệ rừng khoanh nuôi, rừng tự nhiên xung quanh dự án

Do hoạt động sản xuất sẽ làm hệ sinh thái rừng khu vực bị ảnh hưởng như số lượng, chất lượng rừng có khả năng bị suy giảm. Dự án sẽ thực hiện bảo vệ hệ sinh thái rừng theo đúng quy định tại Điều 40 Luật Bảo vệ và phát triển rừng như chủ dự án xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lượng,

Việc khai thác gỗ trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vườn rừng sẽ thực hiện theo quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và quy trình, quy phạm về khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quản lý và bảo vệ tốt các động vật rừng quý hiếm. Hạn chế việc săn, bắt và nuôi nhốt động vật rừng của công nhân.

Việc phòng cháy, chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định của Luật phòng cháy, chữa cháy; theo quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng và theo các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chủ đầu tư sẽ tổ chức giám sát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng rừng trên diện tích rừng Nhà nước giao, được thuê. Dự kiến sẽ tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng cho dự án như sau:



  • Dự án bố trí 6 đồng chí chuyên trách bảo vệ rừng của dự án.

  • Khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

  • Hợp tác hoặc liên kết giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

  • Thuê các lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp để bảo vệ rừng.

  • Chủ đầu tư quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các lực lượng nêu trên theo quyền hạn của mình và theo quy định của pháp luật.

(2) Bảo vệ vườn cây cao su dự án

Vào mùa khô, Công ty sẽ có các biện pháp phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Đặt biển báo cấm lửa trên các đường liên lô, nơi thường xuyên có người qua lại.

Tổ chức đội chữa cháy có trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện chữa cháy, phân công công nhân túc trực để làm nhiệm vụ. Trường hợp khi cây cao su bị cháy công nhân sử dụng dung dịch vôi 5% quét lên lớp vỏ cây bị ảnh hưởng.

Trong khu vực trồng cao su, dự án thường xuyên cho tu sửa các đường lô, đường trục để đảm bảo tốt việc khai thác mủ. Những khu vực có khả năng xói mòn mạnh dự án củng cố và bổ sung các bờ chống xói mòn.

Nghiêm cấm các đàn gia súc thả trong vườn cao su hoặc chúng đi ngang qua vườn cây cao su. Nghiêm cấm các hành vi tự tiện chặt phá, đốn tỉa cây cao su trong vườn cây cao su khai thác của dự án.

Dự án phân công rõ trách nhiệm của giám đốc Công ty, giám đốc Nông trường, các đội trưởng, tổ trưởng và các công nhân cạo mủ trong việc quản lý và bảo vệ vườn cây cao su.



4.1.2.2Giảm thiểu tác động môi trường xã hội

Về lâu dài dự án mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho địa phương, tăng thu nhập cho người dân đóng góp tài chính cho tỉnh nhà. Làm tăng giá trị sử dụng tài nguyên đất, góp phần ổn định và phát triển kinh tế theo định hướng đã được thông qua theo Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg, ngày 20/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc Phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.

Để giảm thiểu các tác động do giải tỏa mặt bằng, chủ đầu tư cũng nhưng các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện sắp xếp và lên kết hoạch một cách cụ thể phân rõ chức năng cũng như nhiệm vụ của từng ban ngành, từng Sở.


  • Xây dựng một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm đối vấn đề này.

  • Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, vận động và đưa thông tin đến từng người dân, từng hộ gia đình.

Để giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan đến mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương, Chủ đầu tư sẽ thực hiện các biện pháp như sau:

  • Giáo dục tuyên truyền ‎ý thức công dân đối với công nhân xây dựng tại khu vực dự án.

  • Giới thiệu với lao động nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa phương để tránh những trường hợp hiểu lầm đáng tiếc giữa người lao động nhập cư và người dân địa phương.

Trong điều kiện của khu vực dự án, đời sống người dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nghề nghiệp không có thì việc phải thực hiện tìm kiếm một công việc mới là một nỗi lo lớn nhất.

Qua quá trình nghiên cứu cho thấy để giảm thiểu tình trạng này có thể sử dụng một số các biện pháp sau đây:



  • Giới thiệu việc làm, thu nhận nông dân vào làm việc cho nông trường.

  • Liên kết sản xuất với hình thức tổ sản xuất hay hợp tác xã.

  • Có thể quy đổi giá trị đất và hợp tác dưới dạng cổ đông của nông trường.

  • Đào tạo chuyển giao kỹ thuật đối với các hộ dân còn đất canh tác ở khu vực lân cận để thâm canh cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất.

  • Ưu tiên giải quyết công ăn việc làm cho những lao động dư thừa trong khu vực do mất đất nông nghiệp thông qua các dịch vụ lao động khác.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương