MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN


ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG



tải về 1.93 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG




3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải


3.1.1.1 Nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su

Bảng 3.1 Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chuẩn bị, khai hoang xây dựng và trồng cao su

Các hoạt động

Nguồn phát sinh chất thải

Chất thải

Tập kết công nhân

Lán trại tạm và sinh hoạt hàng ngày của công nhân

Các chất thải sinh hoạt của công nhân:

  • Nước thải;

  • Chất thải rắn.

Phát quang, san lấp mặt bằng, chuẩn bị nền xây lán trại ổn định

Hoạt động của các phương tiện đốn hạ cây, san ủi đất.


  • Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công.

  • Chất thải rắn (cành lá cây bị đốn hạ)

Tập kết vật liệu xây dựng và các máy móc phục vụ nông nghiệp đến nông trường.

Hoạt động của các phương tiện vận chuyển vật liệu và thiết bị

  • Các chất thải từ các phương tiện vận chuyển.

  • Bụi từ quá trình tập kết nguyên vật liệu.

Xây dựng các hạng mục công trình chính

Hoạt động của các phương tiện thi công

  • Chất thải từ xây dựng (xà bần, gạch ngói...)

  • Chất thải sinh hoạt (nước thải, chất thải rắn)

  • Tiếng ồn, khí thải, bụi từ các phương tiện thi công

Cày xới 2.897,7 ha đất chuẩn bị trồng

Hoạt động của máy cày xới

  • Chất thải từ phương tiện cày xới (máy cày)

  • Tiếng ồn

  • Bụi khuếch tán từ hoạt động cày xới

Trồng cao su

Hoạt động của công nhân.

Vận chuyển nguyên vật liệu (cây giống, phân bón…)



  • Chất thải sinh hoạt (nước thải, rác thải

  • Bụi, tiếng ồn

  • Chất thải rắn bao bì


a) Nguồn phát sinh bụi, khí thải và tiếng ồn.

    • Bụi khuếch tán từ quá trình san nền

Bụi phát sinh từ quá trình san lấp mặt bằng xây dựng nhà làm việc, đường giao thông và nhà ở của công nhân. Qua số liệu có thể thấy lượng đất vận chuyển để san lấp chủ yếu lấy trong phạm vi diện tích của dự án, lượng đất mang từ nơi khác đến chỉ chiếm một phần nhỏ. Đây là một vấn đề thuận lợi trong quá trình thi công tránh việc phát tán bụi trong quá trình vận chuyển.

Hệ số ô nhiễm bụi (E) khuếch tán từ quá trình san nền được tính dựa trên công thức cải tiến của M.E Berliand (Air pollution Vol 3: Measuring, monitoring and surveillance of air pollution, London. 1995) như sau:



Trong đó:



  • E: Hệ số ô nhiễm (kg/tấn)

  • K: Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,20

  • U: tốc độ gió trung bình khu vực dự án (3,8 m/giây)

  • M: độ ẩm trung bình của đất mùa khô (thường là 20%)

Vậy trung bình 1 tấn đất đá sang lấp sinh ra 2,6*10-3kg bụi.

Trong quá trình xây dựng cần san lấp 8,9 ha nền, 17,8 ha đường nông thôn (đường rộng 10m, chiều dài 17,8 km), chiều cao đường so với nền cũ 0,5m. Ước tính khối lượng đất đá cần sang lấp 240.300 tấn đất đá, sinh ra một khối lượng bụi khuếch tán tương đương 624,8 kg bụi. Thời gian thi công xây dựng là 12 tháng, trung bình một tháng làm việc 26 ngày vậy lượng bụi phát sinh trong một ngày là 2,0kg bụi/ngày

Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển vật liệu san nền có thể ước tính như sau:



  • L: tải lượng bụi (kg/km.lượt xe.năm)

  • k: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,20

  • s: tỷ lệ lượng lớp đất phủ bề mặt (8,9 %)

  • S: vận tốc trung bình của các phương tiện vận chuyển vật liệu san nền trong khu vực dự án (5 km/h)

  • W: tải trọng của phương tiện (10 tấn)

  • w: số bánh xe trung bình (10 bánh)

  • p: số ngày mưa trong năm (90 ngày)

Thay số ta được L = 0,078 kg/km.xe.năm

Với 240.300 tấn đất chủ yếu do quá trình san gạt tại chổ chỉ có một phần nhỏ phải dùng xe tải chở đi đổ ở nơi khác. Ước tính có khoảng 24.000 tấn sử dụng xe tải loại 10 tấn chuyên chở thì số chuyến xe là 2.400 chuyến trong thời gian 12 tháng, tương đương 8 chuyến/ngày, đoạn đường chịu ảnh hưởng khoảng 15 km thì tải lượng bụi phát sinh trong một ngày là: 0,078 x 15 x 8 = 9,36 kg/ngày.



    • Bụi khuếch tán từ cày xới 2.897,7 ha đất chuẩn bị trồng

Trung bình lưỡi cày cày sâu khoảng 0,2m, vậy trên 1m2 đất có khoảng 0,2m3 đất bị xáo trộn, lớp đất này được xem như phần san nền.

Vì vậy ước tính trên 1m2 đất có 0,36 tấn đất bị xới. Lớp đất mặt vào mùa khô có độ ẩm trung bình 8 %

Vậy áp dụng công thức tính

Ước tính lượng bụi khuếch tán do cày xới 2.897,7 ha đất là 2,6.10-3 kg/tấn x 28.977.000m2 x 0,36 tấn/m2 = 27,12 tấn. Theo tiến độ thực hiện khai hoang thì quá trình khai hoang diễn ra trong 3 năm nhưng chỉ thực hiện trong mùa khô (18 tháng). Thì tính được tải lượng phát sinh bụi trong một ngày là 57,95 kg/ngày



    • Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển

Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng.

Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải, các máy móc sử dụng trên công trường chứa các thành phần gây độc hại như CO, NOx, SOx, các chất hữu cơ bay hơi và bụi…

Nồng độ các chất ô nhiễm tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu sử dụng, tình trạng vận hành và tuổi thọ của các động cơ. Phương tiện vận chuyển và máy móc càng cũ, nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải càng lớn, do đó tác động đến môi trường càng lớn.

Xác định được số lượng máy hoạt động hàng ngày và số lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ việc phân tích thành phần khói thải do sử dụng nhiên liệu để chạy máy được nêu ở bảng 3-3 ta có thể tính được một cách tương đối tải lượng các chất ô nhiễm không khí thải vào môi trường từ các hoạt động giao thông vận tải.



Bảng 3.2: Khối lượng nhiên liệu sử dụng trên công trường

Tên máy

Số lượng

Nhiên liệu dầu diezen (l/ca)

Khối lượng (l/ngày)

Xe tải

5

75

275

Máy lu

1

40,3

80,6

Máy ủi

1

54,6

109,2

Máy đào

2

29,7

118,8

Máy cày

4

8

64

Tổng







647,6

Tính 1 ngày máy làm 2 ca và thời điểm cao nhất tất cả các loại cùng hoạt động.

Như vậy, có thể ước tính được tổng lượng dầu tối đa trong khu vực công trường có thể sử dụng vào khoảng 647,6 l/ngày.

Với tỷ trọng trung bình của dầu là 0,87 kg/l. Khối lượng nhiên liệu sử dụng 1 ngày là 563,5 kg/ngày.

Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu Diesel bao gồm bụi, SO2, NOx, CO và VOCs.



Bảng 3.3 : Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%)

STT

Chất ô nhiễm

Hệ số phát thải (kg/tấn nhiên liệu)

Tải lượng (kg/ngày)

1

Bụi (C)

0,71

0,40

2

SO2

20S

5,64

3

NOx

9,62

5,42

4

CO

2,19

1,23

Đây là khu vực rộng lớn không khí dễ được pha loãng, không phải tất cả các thiết bị đều hoạt động cùng một lúc vì vậy, với khối lượng chất ô nhiễm trên thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng sẽ bố trí các máy hoạt động xen kẽ không hoạt động đồng thời quá nhiều thiết bị dẫn đếm ô nhiễm cộng dồn.

    • Bụi từ dầu từ dầu Diesel tiêu thụ của máy cày xới và san lấp chuẩn bị đất trồng

Dự tính mỗi ha đất cày xới cần khoảng 90 lít dầu DO bao gồm dầu cho xe cuốc, xe ủi và xe máy cày, như vậy để cày xới hết 2.700 ha cần 243.000lít dầu Diesel. Hoạt động cày xới trên địa hình đồi núi là không thể liên tục, do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Ước tính trong điều kiện thuận lợi, mỗi ngày nông trường cày xới 10 ha, vậy lượng nhiên liệu đốt là 900 lít dầu. Vậy lượng bụi do đốt 900lít dầu Diesel/ngày như sau: 0,64 kg bụi; 18 kg SO2; 8,66 kg NOx ; 1,97 kg CO.

Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong một ngày là:

9,36 + 57,95 + 0,4 + 0,64 = 68,35 (kg/ngày)


    • Tiếng ồn của các trang thiết bị, máy móc thi công

Tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công.

Mức ồn các nguồn cách nguồn của các phương tiện vận chuyển và thi công được tính toán theo công thức sau:

Lp(X) = Lp(X0) +20 log10(X0/X)

Trong đó:



  • LP(X0): mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

  • LP(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán

  • X: vị trí cần tính toán

  • X0 = 1m

Bảng 3.4 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thi công

STT

Phương tiện


Mức ồn cách nguồn 1 m

Mức ồn cách nguồn

Khoảng

Trung bình

20m

50m

1

Xe ủi




93,0

67,0

59,0

2

Xe lu

72,0 – 74,0

73,0

47,0

39,0

3

Máy cạp đất

80,0 – 93,0

86,5

60,5

52,5

4

Xe tải

82,0 – 94,0

88,0

62,0

54,0

5

Máy cày

84,0 – 98,0

90,0

65,0

56,0




TCVN 5949 (1998)

50 – 75 dBA

Nhìn chung mức độ ồn ở vị trí từ 20m cách nguồn phát sinh đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, hơn nữa thời gian gây ra tác động này chỉ trong khu vực xa dân cư, nên ảnh hưởng đến người dân nói chung thấp.

b) Nguồn phát sinh nước thải

            • Nước mưa chảy tràn

Hoạt động khai hoang, xây dựng các công trình phục vụ dự án sẽ phát sinh nhiều các chất thải rắn như gỗ vụn, cành cây, lá cây, các vật liệu vụn vỡ trong khi xây dựng, dầu mỡ thải của các máy móc,…Khi gặp mưa lớn, các dòng chảy sẽ cuốn các chất thải rắn xuống dòng suối trong khu vực, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước khu vực. Tổng diện tích khai hoang trồng cao su và xây dựng các công trình của dự án là 3.130,6 ha (không bao gồm diện tích 1.082,4 ha khoanh nuôi và bảo vệ rừng), tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 2.500mm, trừ đi hệ số thấm và bốc hơi còn lại tạo thành dòng chảy (K = 0,7).

Tải lượng nước mưa chảy tràn



(m³/năm)

Bảng 3.5 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn

TT

Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/l)

1

Tổng Nitơ

0,5 – 1,5

2

Tổng Phospho

0,003 – 0,004

3

COD

10 – 20

4

TSS

10 – 20

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

            • Nước thải sinh hoạt

Lượng nước thải phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công trường thường không được kiểm soát. Số lượng công nhân làm việc tại công trường dự kiến khoảng 200 người. Lượng nước sử dụng trung bình khoảng 100 lít/người.ngày vậy tải lượng thải phát trung bình một người một ngày khoảng 80 lít/người/ngày (80% lượng nước sử dụng) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt là 16m3/ngày.

Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ (g/người.ngày)

Khoảng

Trung bình

BOD5

45 – 54

50

COD

72 – 102

87

SS

70 – 145

108

Dầu mỡ

10 – 30

20

Tổng N

6 – 12

9

Amoni

2,4 – 4,8

3,6

Tổng P

0,8 – 4,0

2,4

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Bảng 3.7. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai hoang, xây dựng và trồng cao su

TT

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)

1

BOD5

10.000

2

COD

17.400

3

SS

21.600

4

Tổng Nitơ

4.000

5

NH4

1.800

6

Dầu mỡ

720

7

Tổng Phospho

480

Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ khi không xử lý (mg/l)

Nồng độ khi xử lý bằng bể tự hoại (mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(B)


BOD5

625,0

100-200

50

COD

1.087,5

180-360

-

TSS

1.350,0

80-160

100

Dầu mỡ

250,0




5

Tổng N

112,5

20-40

20

NH4

45,0

5-15

10

Tổng P

30,0




10

So với QCVN 14:2008/BTNMT mức B, hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt qua giới hạn cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh cho nên để bảo vệ môi trường nước, sức khoẻ con người cần phải có các biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

            • Dầu mỡ thải

Dầu mỡ thải theo quy định về quản lý chất thải nguy hại được xếp vào loại chất thải nguy hại. Lượng dầu mỡ phát sinh chủ yếu từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án. Lượng dầu mỡ thải phát sinh nhiều hay ít tùy thuộc vào phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường, chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng. Ước tính lượng dầu nhớt thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công trung bình khoảng 16 lít/lần thay với khoảng 8 xe hoạt động và chu kỳ thay là 3 lần/năm thì lượng dầu nhớt thải hàng năm khoảng 384 lit.

c) Nguồn phát sinh chất thải rắn

  • Chất thải sinh hoạt

Trong quá trình thi công, công nhân nếu được ăn uống tại công trường, mức phát sinh chất thải rắn theo kết quả khảo sát vào khoảng 0,5 kg/người/ngày. Nếu đối với trường hợp của dự án với lượng công nhân khoảng 200 người thì lượng chất thải phát sinh trung bình ngày khoảng 100 kg/ngày, lượng chất thải tuy không lớn nhưng sẽ có biện pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải này.

            • Cành, thân cây phát quang

Trữ lượng sinh khối của quá trình phát quang, khai hoang trong diện tích quy hoạch trồng cao su được tính toán đưa ra trong bảng sau:

Bảng 3.9: Tổng trữ lượng gỗ trong quá trình phát quang, khai hoang

TT

Hiện trạng

Diện tích chuyển sang trồng cao su (ha)

Trữ lượng gỗ (m3)

Trữ lượng tre nứa

(1000 cây)

1

Rừng gỗ thường xanh

1,2

7,6




2

Rừng gỗ bán thường xanh

10,3

530,9




3

Rừng khộp

762,5

33.013,1




4

Rừng gỗ TX hỗn giao tre nứa

5,2

24,9

48,0

5

Rừng gỗ BTX hỗn giao tre nứa

123,7

6.191,4

818,4

6

Rừng khộp hỗn giao tre nứa

15,9

744,4

184,3

7

Rừng tre nứa hỗn giao gỗ TX

2,3

23,8

40,0

8

Rừng tre nứa hỗn giao rừng BTX

13,5

823,1

441,1

9

Rừng tre nứa

28,3




383,6




Tổng cộng

962,9

41.359,2

1.915,4

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư (Phụ biểu 2)

Tổng lượng sinh khối gỗ là 41.359,2 m3 với trọng lượng riêng trung bình của gỗ là 0,8 tấn/m3 thì trong quá trình phát quang khai hoang sẽ phát sinh ra 33.087,36 tấn. Lượng cành vụn và lá cây ước tính bằng 10% tổng khối lượng gỗ. Vì vậy tổng lượng cành vụn và lá cây phát sinh trong giai đoạn này là 3.308,736 tấn.



3.1.1.2 Nguồn tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Trong giai đoạn này hoạt động sản xuất một số các hoạt động có thể gây ra ô nhiễm môi trường không khí nước và đất.



Bảng 3.10. Nguồn gây ô nhiễm trong giai đoạn chăm sóc và khai thác

Các hoạt động chính yếu

Nguồn phát sinh tác động

Tác động có liên quan đến chất thải

Chăm sóc cây

- Sinh hoạt hàng ngày của công nhân.

- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật



Các chất thải sinh hoạt của công nhân:

  • Nước thải;

  • Chất thải rắn.

Chất thải do hoạt động sản xuất:

  • Dư lượng phân bón

  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

  • Khói thải các phương tiện máy móc

Khai thác mủ

  • Mùi hôi từ mủ cao su

  • Hoạt động vận chuyển mủ

  • Sinh hoạt hằng ngày của công nhân

Các chất thải sinh hoạt của công nhân:

  • Nước thải;

  • Chất thải rắn.

Chất thải do hoạt động khai thác mủ

  • Mùi hôi từ các bồn chứa mủ

  • Khói thải, khí thải, bụi từ hoạt động vận chuyển mủ


a) Nguồn tác động gây ô nhiễm không khí

    • Ô nhiễm bụi và khí thải

Trong các hoạt động cày xới đất vào mùa khô, với nền đất bazan pha cát, bụi sinh ra từ hoạt động này sẽ rất lớn.

Hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển vật liệu san nền có thể ước tính như sau:





  • L: tải lượng bụi (kg/km.lượt xe.năm)

  • k: cấu trúc hạt có giá trị trung bình 0,20

  • s: tỷ lệ lượng lớp đất phủ bề mặt (8,9 %)

  • S: vận tốc trung bình của các phương tiện vận trong khu vực dự án (5 km/h)

  • W: tải trọng của phương tiện (10 tấn)

  • w: số bánh xe trung bình (10 bánh)

  • p: số ngày mưa trong năm (90 ngày)

Thay số ta được L = 0,078 kg/km.xe.năm

Mỗi ngày ước tính có khoảng 8 xe hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu, vật tư, và vận chuyển mủ trong khu vực dự án với quãng đường bị ảnh hưởng ước tính khoảng 20km thì tải lượng bụi phát sinh trong một ngày là: 0,078 x 20 x 8 = 12,48 kg/ngày.

Bên cạnh đó còn có lượng khí thải sinh ra từ hoạt động của xe cơ giới. Trong hoạt động sản xuất hoạt động chuyên chở cây trồng phân bón ra vào nông trường, vận chuyển lương thực thực phẩm, hoạt động của máy bơm nước phục vụ sinh hoạt rửa xe, tưới cây vườn ươm cũng sinh ra một lượng khí thải đáng kể.

Bảng 3.11: Số lượng xe thi công có thể có trên nông trường


Tên máy

Số lượng

Nhiên liệu dầu diezen (l/giờ/máy)

Khối lượng (l/ngày)

Xe bồn chở mủ nước

02

7

112

Xe remorque vận chuyển vật tư

02

6

96

Xe tải

04

7

224

Tổng







432

Với tỷ trọng trung bình của dầu là 0,87 kg/l. Khối lượng nhiên liệu sử dụng trong một ngày là 375,84 kg.

Khí thải sinh ra từ quá trình đốt dầu Diesel bao gồm bụi, SO2, NOx, CO và VOCs.



Bảng 3.12: Tải lượng một số chất ô nhiễm do máy thi công sinh ra chính trong công trường có thể xảy ra (dầu Diesel hàm lượng S= 1%)

STT

Chất ô nhiễm

Hệ số phát thải (kg/tấn nhiên liệu)

Tải lượng (kg/ngày)

1

Bụi (C)

0,71

0,27

2

SO2

20S

7,52

3

NOx

9,62

3,62

4

CO

2,19

0,82

Đây là khu vực rộng lớn không khí dễ được pha loãng, không phải tất cả các thiết bị đều hoạt động cùng một lúc vì vậy, với khối lượng chất ô nhiễm trên thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng sẽ bố trí các máy hoạt động xen kẽ không hoạt động đồng thời quá nhiều thiết bị dẫn đếm ô nhiễm cộng dồn.

Đây là khu vực rộng lớn không khí dễ được pha loãng, không phải tất cả các thiết bị đều hoạt động cùng một lúc vì vậy, với khối lượng chất ô nhiễm trên thì ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí là không lớn. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng sẽ bố trí các máy hoạt động xen kẽ không hoạt động đồng thời quá nhiều thiết bị dẫn đến ô nhiễm cộng dồn.



    • Ô nhiễm tiếng ồn của các trang thiết bị, máy móc

Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và làm việc trên nông trường.

Nhìn chung mức độ ồn ở vị trí từ 20m cách nguồn phát sinh đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, hơn nữa thời gian gây ra tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên nông trường, hơn nữa không phải lúc nào các máy cũng làm việc.



    • Ô nhiễm các hợp chất thuốc trừ cỏ, thuốc BVTV bay hơi

Khả năng gây ô nhiễm không khí do thuốc BVTV là có thể xảy ra, tuy nhiên với thời gian ngắn, vì khi có dịch bệnh mới phải sử dụng.

Dự báo lượng thuốc bảo vệ thực vật có khả năng sử dụng hàng năm ước tính khoảng 8.000kg

Việc phun thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm không khí, do các hạt nước mang theo thuốc từ máy phun ra, các hạt nhẹ có thể được gió mang đi xa. Tuy nhiên, quá trình này không kéo dài, thời điểm ô nhiễm bắt đầu từ khi phun và kéo dài sau 5 giờ.

Trong quá trình hoạt động sản xuất một số thuốc có thể được sử dụng như:



  • Trừ nấm: Formalin, Cloropicrin, Bromua, methylen (CH3Br), Anvil 5SC, Callihex 50SC)

  • Trừ sâu: Bi 58, Basudin, Bassa, DDVP, Thiodan, Sumicidine…

  • Diệt cỏ: Glyphosate IPA

Nồng độ các chất này còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh khi canh tác. (Danh mục thuốc có thể thay đổi, phù hợp với quy định của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn)

b) Nguồn tác động gây ô nhiễm nước

    • Nước thải sinh hoạt công nhân

Nước thải sinh hoạt công nhân nếu không có biện pháp quản lý phù hợp sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Lượng nước thải phát sinh do hoạt động của công nhân xây dựng làm việc tại công trường thường không được kiểm soát. Số lượng công nhân làm việc tại nông trường theo dự án đầu tư là 777 người. Lượng nước thải phát sinh theo ước tính trung bình một người một ngày khoảng 80 lít/người/ngày thì tổng lượng nước thải là 62.160 lít/ngày.

Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ (g/người.ngày)

Khoảng

Trung bình

BOD5

45 – 54

50

COD

72 – 102

87

SS

70 – 145

108

Dầu mỡ

10 – 30

20

Tổng N

6 – 12

9

Amoni

2,4 – 4,8

3,6

Tổng P

0,8 – 4,0

2,4

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Bảng 3.14: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn khai hoang, xây dựng và trồng cao su

TT

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm (g/ngày)

1

BOD5

38.850,0

2

COD

67.599,0

3

SS

83.916,0

4

Tổng Nitơ

15.540,0

5

NH4

6.993,0

6

Dầu mỡ

2.797,2

7

Tổng Phospho

1.864,8

Bảng 3.15 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ khi không xử lý (mg/l)

Nồng độ khi xử lý bằng bể tự hoại (mg/l)

QCVN 14:2008/BTNMT

(B)


BOD5

625,0

100-200

50

COD

1.087,5

180-360

-

TSS

1.350,0

80-160

100

Dầu mỡ

250,0




5

Tổng N

112,5

20-40

20

NH4

45,0

5-15

10

Tổng P

30,0




10

So với QCVN 14:2008/BTNMT mức B, hầu hết các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khi không xử lý có nồng độ vượt qua giới hạn cho phép rất nhiều lần. Bản chất nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và mầm bệnh cho nên để bảo vệ môi trường nước, sức khoẻ con người cần phải có các biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên.

    • Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân:

Chất thải rắn gồm chất thải rắn sinh hoạt của công nhân. Thành phần rác thải bao gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa...) và các chất hữu cơ. Nếu chủ đầu tư dự án không có kế hoạch thu gom hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí tại khu vực và vùng lân cận .

  • Với điều kiện sinh hoạt của công nhân ước tính mỗi ngày một công nhân thải ra khoảng 0,5kg /ngày

  • Lượng rác thải sinh hoạt toàn khu (với lượng người tối đa là 777 người)

777 * 0,5 = 388,5 kg/ngày

Thành phần rác thải sinh hoạt của dự án chủ yếu là các hợp chất hữu cơ và các loại bao bì khó phân huỷ như PVC, PE, ...



    • Chất thải rắn do hoạt động sản xuất

Chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các bao bì chứa phân bón, các vỏ chai đựng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu,...

Thời kỳ cao su kiến thiết cơ bản: Thời gian 7 năm tính từ lúc trồng đến thời kỳ cây cao su bắt đầu đi vào khai thác, nhu cầu khối lượng phân bón trong giai đoạn này rất lớn, đồng nghĩa với lượng bao bì chứa phân phát sinh ra môi trường khu vực nhiều. Dựa vào bảng sau, tính toán tổng lượng phân trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB) như sau:

Bảng 3.16: Khối lượng phân bón vô cơ sử dụng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (kg/ha)

TT

Giai đoạn

Loại phân bón

I

Trồng cao su Giai đoạn KTCB

URE

APATIT

KCL

1

Năm 1

50

150

15

2

Năm 2

120

360

30

3

Năm 3

150

450

40

4

Năm 4

150

450

40

5

Năm 5

150

450

40

6

Năm 6

150

450

40

7

Năm 7

150

450

40

II

Trồng rừng nguyên liệu










1

Năm 1

20

48,4

78,4

2

Năm 2

20

48,4

78,4

3

Năm 3

20

48,4

78,4

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư

Với hệ số các bao bì phát sinh khi bón phân là 4 kg/tấn phân, thì tổng lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn KTCB (thời gian 7 năm) của dự án khoảng 42.390 kg bao bì, mỗi năm rác thải phát sinh trung bình 6.056 kg.

Bên cạnh đó trong 03 năm đầu lượng phát thải bao bì từ bón phân rừng keo lai là 17.248 kg phân bón tương đương với 69 kg bao bì.

Thời kỳ cao su kinh doanh

Bảng 3.17: nhu cầu phân bón thời kỳ cao su kinh doanh (kg/ha)


Thời kỳ kinh doanh

Đạm

Lân

Kali

Năm 1 – năm 20

212

515

163

Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư

Dựa vào nhu cầu phân bón của dự án thời kỳ kinh doanh tại thì nhu cầu phân bón trong giai đoạn này trung bình khoảng 2.403 tấn/năm, lượng rác thải phát sinh hàng năm trong giai đoạn này vào khoảng 9.612 kg bao bì.

Để bảo vệ cho cây cao su phát triển tốt, hàng năm dự án sẽ sử dụng các loại hoá chất để diệt cỏ dưới gốc cây trồng, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh cho cây. Trong khi sử dụng sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn như bao bì, chai lọ đựng hoá chất. Dựa vào định mức sử dụng hàng năm các loại hoá chất trên 1 ha cao su, theo đó tính toán được lượng hoá chất cần thiết hàng năm của dự án và ước tính khối lượng bao bì, chai lọ phát sinh hàng năm như sau:

Bảng 3.18: Lượng hoá chất và lượng rác thải phát sinh hàng năm


Diện tích (ha)

Thuốc diệt cỏ

(lít)

Validamycine

(lít)

Vôi (kg)

Basudin

(kg)

CuSO4

(kg)

1

2

2

0,5

2

2

2.700

5.400

5.400

1.350

5.400

5.400

Hệ số phát thải

0,1kg/lít

0,1kg/lít

0,1kg/kg

0,1kg/kg

0,1kg/kg

Lượng thải (kg)

540

540

135

540

540

Lượng bao bì chai lọ này còn chứa tàn dư các loại hóa chất nên thu gom, lưu trữ, xử lý theo quy trình của chất thải nguy hại.

Ngoài ra, trong giai đoạn chăm sóc và bảo vệ cây cao su của dự án có quá trình làm cỏ, cắt chồi cũng phát sinh một khối lượng chất thải rắn tại khu vực dự án. Khối lượng này không chứa nhiều độc hại và được dự án sử dụng tủ gốc giữ ẩm đất cho cây trồng.



    • Nguồn từ cây rừng

Một số giống loài cây trong thân, lá, quả, hạt có chứa các chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường đất và nước cũng như không khí. Chất độc từ lá cây rụng, trái cây … gây độc môi trường nước làm hủy diệt hệ sinh thái thủy, hay hệ sinh thái trên cạn. Đặc biệt là hệ sinh thái thủy rất dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc có trong các lá cây. Khi rụng, lá cây sẽ theo gió rơi xuống suối, ở đây chúng bị phân hủy và tiết các chất độc. Một số loài cây trong lá chứa tinh dầu cũng góp phần gây độc cho đất và nước. Ví dụ cây bạch đàn trong lá chứa nhiều tinh dầu, khi rụng xuống nước số lượng nhiều sẽ gây độc cho cá.

Trong trường hợp dự án, cây cao su không được xem là cây chứa chất độc hại, do vậy, nguồn gây độc từ cây cao su được xem như không có.




    • Nguồn nước mưa chảy tràn qua diện tích canh tác

Nước chảy tràn qua diện tích canh tác mang theo dư lượng phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ. Trong nông nghiệp áp dụng đúng kỹ thuật canh tác nguồn ô nhiễm này rất nhỏ và có thể xem như không có. Tuy nhiên nếu áp dụng kỹ thuật canh tác không đúng thì đây sẽ là một nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước. Do xung quanh khu vực dự án hiện là đất rừng, không có dân cư sinh sống, không có hệ thống thoát nước nên nước mưa được thẩm thấu một phần xuống đất, một phần còn lại đổ về các con suối. Nước từ suối một phần chảy về sông Sêrêpok một phần đổ vào hồ chứa.

Tổng diện tích trồng cao su và xây dựng các công trình của dự án là 3.130,6 ha (không bao gồm diện tích 1.082,4 ha khoanh nuôi và bảo vệ rừng), tổng lượng mưa bình quân hàng năm là 2.500mm, trừ đi hệ số thấm và bốc hơi còn lại tạo thành dòng chảy (K = 0,7).

Tải lượng nước mưa chảy tràn



(m³/năm)

Bảng 3.19 Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn

TT

Chất ô nhiễm

Nồng độ (mg/l)

1

Tổng Nitơ

0,5 – 1,5

2

Tổng Phospho

0,003 – 0,004

3

COD

10 – 20

4

TSS

10 – 20

Nguồn số liệu: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993

Lượng nước mưa chảy tràn là khá lớn, lượng nước chảy tràn có thể tăng hoặc giảm tùy theo thảm phủ, địa hình, độ nhám trên bề mặt địa hình dự án. Thảm phủ trên bề mặt dự án càng dày thì lưu lượng nước chảy tràn càng nhỏ và ngược lại. Địa hình càng nhám làm cản vận tốc dòng chảy làm tăng thời gian lưu nước, tăng lượng nước được thấm hút vào đất.



c) Nguồn tác động gây ô nhiễm đất

Nguồn tác động gây ô nhiễm đất bao gồm các nguồn gây ô nhiễm nước và không khí. Trong quá trình các chất độc hại phát tán trong môi trường thì một phần được gió mang đi gây ô nhiễm không khí, một phần được nước mang đi gây ô nhiễm nước, phần còn lại ngấm và đất gây ô nhiễm đất và trực di xuống bên dưới gây ô nhiễm nước ngầm. Chất thải gây ô nhiễm đất trong trường hợp dự án đi vào hoạt động chủ yếu là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong trường hợp này đất canh tác của dự án là đất nghèo dinh dưỡng, nên khả năng gây ô nhiễm do dư lượng phân bón khó xảy ra. Như vậy khả năng gây ô nhiễm đất chủ yếu là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Khả năng này còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thực tế.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương