MỞ ĐẦu xuất xứ DỰ ÁN


Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác



tải về 1.93 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.93 Mb.
#20032
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

3.1.5 Đối tượng bị tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác


3.1.5.1 Đối tượng bị tác động bởi nước thải

a) Nước thải sinh hoạt

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ sinh hoạt của công nhân làm việc Số lượng công nhân khoảng 777 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt cao nhất ước khoảng: 80 lít/người.ngày x 777 người = 62.160 lít/ngày. Nước thải sinh hoạt chứa các hợp chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh. Nếu không được thu gom và xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực dự án, thẩm thấu xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và nguồn nước ngầm.



Bảng 3.22: Nồng độ chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính theo 1 người/ngày đêm

Chỉ tiêu ô nhiễm

Nồng các chất ô nhiễm

Nồng độ chất thải (mg/l, với q=90lit/ người, ngày)

Không qua xử lý

Xử lý bằng bể tự họai 3 ngăn

BOD5 (mg/l)

469 - 560

150-250

55

SS (mg/l)

729 - 1510

120-180

110

Tổng Photpho (mg/l)

8 - 42

10-30

6.6

Tổng Coliform (MPN/100ml)

104-107

10.000

5.5000

Nguồn: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải với QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.



Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân trên nông trường thì lượng BOD cao hơn tiêu chuẩn 9 -11 lần. Đặc biệt là coliform, vì các lán trại được xây cất trên đỉnh các ngọn đồi. Nên nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý hợp lý tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Bảng 3.23: Một số vi sinh vật có trong phân và khả năng gây bệnh.

Ký sinh trùng

Lượng

Khả năng gây bệnh

Điều kiện bị diệt

Nhiệt độ (oC)

Thời gian (phút)

Samonella typhi

-

Thương hàn

55

30

Samonella paratiphi A & B

-

Phó thương hàn

55

30

Shigella (SPP)

-

Lỵ

55

60

Vibrio cholerae

-

Tả

55

60

Escherichia. Coli

105/100ml

Viêm dạ dày, ruột

55

60

Hepatite A

-

Viêm gan

55

3 – 5

Teniasaginata

-

Sán

50

3 – 5

Micrococcus var

-

Ung nhọt

54

10

Stepococcus

102/100ml

Làm mủ

50

10

Ascariclumbricoides

-

Giun đũa

50

60

Mycobacterium

-

Lao

60

20

Tubecudsis

-

Bạch hầu

55

45

Coryner Bacterium

-

Bại liệt

65

30

Diptheriae

-

Sởi

45

10

Poliovirus Hominis

-

Giun tóc

55

10

Giardia Lamblia

-

Sán bò

60

30

Tricguris Trichiura

-

Sán heo

60

30

Nguồn: Nguyễn Việt Anh, Bể tự hoại-bể tự hoại cải tiến, 2007

b) Đối tượng bị tác động do nước mưa chảy tràn

Dựa vào diện tích khu vực dự án và lượng mưa bình quân hàng năm khu vực, tính toán được tải lượng nước mưa chảy tràn hàng năm khoảng 54.785.500 m3. Nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt khu vực dự án, cuốn theo đất đá, cành lá cây, tàn dư thực vật và các chất ô nhiễm xuống nguồn nước. Bên cạnh đó nó còn góp phần đáng kể vào khả năng gây bồi lắng các con suối này đặc biệt là nước mưa chảy tràn trong giai đoạn khai hoang, xây dựng. Các suối bị ảnh hưởng của các tác động do nước mưa chảy tràn như: suối Đăk N’ri, Ea Sier, Ea Mao, Ea Roman và cả sông Sêrêpok đoạn chảy qua khu vực dự án.



3.1.5.2 Đối tượng bị tác động bởi khí thải

Trong giai đoạn thi công không khí khu vực dự án bị ô nhiễm nhẹ do bụi và khói đốt rừng, tiếng ồn do hoạt động cơ giới chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.



Bảng 3.24: Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông

Chất

Ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm (g/km)

Động cơ < 1.400cc

Động cơ 1.400 - 2.000 cc

Động cơ > 2.000 cc

Bụi

0,07

0,07

0,07

SO2

1,9 x S

2,22 x S

2,74 x S

NO2

1,64

1,87

2,25

CO

45,6

45,6

45,6

VOCs

3,86

3,86

3,86

Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment , 1995

a) Tác động đối với sức khỏe con người

Các chất ô nhiễm không khí có khả năng gây một số tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng đặc biệt đối với công nhân trực tiếp lao động tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào đặc tính và nồng độ các chất ô nhiễm cụ thể như sau:



  • Bụi:

Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất khác nhau sẽ có tác hại khác nhau đối với sức khỏe của công nhân. Tuy nhiên có một số loại bệnh đặc trưng do bụi gây ra mà trước hết là bệnh bụi phổi. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hóa phổi, gây nên những bệnh hô hấp. Nếu là bụi nhôm thì công nhân bị bệnh bụi phổi Aluminose. Bệnh này tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc và hay tái phát; Công nhân làm việc tại các nhà máy gốm sứ,..thì dễ bị mắc bệnh bụi phổi Silicose. Bệnh này có thể gây biến chứng thành lao, suy phổi mãn tính.

Ngoài bệnh phổi, một số loại bệnh khác ở đường hô hấp cũng do bụi gây ra như công nhân tiếp xúc nhiều với bông bụi trong các nhà máy may mặc có thể bị phù thủng niêm mạc, viêm loét lòng phế, khí quản. Bụi các loại còn gây nên những tổn thương cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh ở đường tiêu hóa. Nó cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, thú vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm nói trên.



  • Các khí SOx:

Là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO3 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 cùng tác dụng thì tác hại lại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải ammoniăc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn tiêu chuyển hóa protein - đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxyhóa Fe(II) thành Fe(III).

  • Khí NO2 :

Là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong;

  • Oxit Cacbon CO:

Đây là một chất gây ngất, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Ở nồng độ 250 ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu;

  • Đánh giá tác động của ồn và rung:

Do các khu vực xây dựng dự án nằm trong vùng dân cư thưa thớt, cho nên ồn và rung chỉ có ảnh hưởng đối với công nhân trực tiếp lao động mà không ảnh hưởng đối với khu vực dân cư xung quanh. Tiếng ồn trước hết có ảnh hưởng đối với thính giác của công nhân. Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hóa.

  • Tác động do thuốc bảo vệ thực vật:

Thuốc BVTV có thể gây đau đầu buồn nôn, bỏng da, hư hại mắt, khó thở... Nếu ngộ độc nặng có thể gây tử vong. Thuốc có thể ngấm qua da hay theo đường hô hấp và ăn uống. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn do nhà sản xuất qui định.

Ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường trong khi sử dụng các loại thuốc BVTV là mùi hơi của thuốc. Dự án không sử dụng thuốc BVTV định kỳ mà chỉ sử dụng hoá chất BVTV khi có dịch sâu, bệnh hại nên đánh giá mức gây độc cho không khí xung quanh của dự án ở dạng trung bình.

Mùi hơi thuốc BVTV rất độc hại cho con người khi hít phải, đặc biệt những người trực tiếp sử dụng thuốc. Thuốc BVTV có thể gây đau đầu buồn nôn, bỏng da, hư hại mắt, khó thở... Nếu ngộ độc nặng có thể gây tử vong. Thuốc có thể ngấm qua da hay theo đường hô hấp và ăn uống. Do đó khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn do nhà sản xuất qui định. Tuỳ thuộc vào tốc độ gió mà hơi của thuốc sẽ phát tán xa hay gần. Ngoài ra, hướng gió thổi cũng sẽ quyết định các vùng chịu ảnh hưởng, như khi sử dụng thuốc các vùng nằm ở cuối hướng gió sẽ bị tác động mạnh hơn rất nhiều. Vì vậy, việc chọn thời điểm phun, an toàn khi dùng thuốc là rất quan trọng.


  • Tác động do mùi hôi từ mủ cao su

Amoniac sử dụng như là chất chống đông ngay từ ngoài vườn cây. Trong quá trình khuấy trộn trước khi đánh đông, một phần hơi Amoniac sẽ bay ra khỏi hỗn hợp, thực tế do sự liên kết solvat hóa rất lớn nên lượng Amoniac bay ra ngoài không khí không đáng kể, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của công nhân. Mùi hôi đáng kể nhất trong giai đoạn này là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong mủ, đồng thời sinh ra các chất khí bay hơi như: Mercaptan, các Amin, Aldehyde, Sunfuahydro,... làm phát sinh mùi hôi có cảm giác khó chịu cho người tiếp xúc ngay trong khu vực. Ngoài ra, các bệnh trên cây trồng như bệnh thối trái, bệnh loét sọc mặt cạo cũng có thể gây ra mùi hôi thối trong các lô cao su của dự án.

b) Tác động đối với động, thực vật

  • Đối với động vật:

Nói chung các chất ô nhiễm có tác hại đối với con người đều có tác hại đối với động vật hoặc trực tiếp qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều nhưng có thể khẳng định là các khí acid SO2, NO2, bụi hóa học và cơ học..., đều gây tác hại cho động vật và vật nuôi.

  • Đối với thực vật:

Các nghiên cứu cho thấy rõ hơn ảnh hưởng của các chất ô nhiễm không khí đối với thực vật. Cụ thể:

    • Nói chung các khí SOx, NOx khi bị oxy hóa trong không khí và kết hợp với nước mưa sẽ tạo nên mưa acid gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật;

    • SO2 làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối khi có nồng độ trong không khí bằng 3 ppm. Ở nồng độ cao hơn có thể gây rụng lá và gây chết cây;

    • CO ở nồng độ 100 ppm ÷ 10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu;

    • Bụi bám trên bề mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.

3.1.5.3 Tác động dự án đến chất lượng môi trường đất

a) Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm đất

Đất là thùng chứa hoá chất BVTV trong môi trường. Đất nhận thuốc BVTV từ các nguồn khác nhau. Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất đã để lại các tác hại đáng kể cho môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu khi phun thuốc cho cây trồng có tới trên 50% số thuốc phun ra bị rơi xuống đất. Đó là chưa kể phương pháp bón thuốc trực tiếp vào đất. Ở dưới đất một phần thuốc được hấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại. Thuốc tồn trong đất dần dần được phân giải qua hoạt động sinh học của đất và các tác động của các yếu tố hoá, lý. Tuy nhiên tốc độ phân giải của thuốc chậm, nếu thuốc tồn tại ở trong đất với lượng lớn, nhất là ở đất có hoạt động sinh học yếu (đất cát) và do đó thuốc có thể bị rữa trôi gây nhiễm bẩn các nguồn nước. Sự thâm nhập của chúng vào trong đất sẽ làm đất bị nhiễm độc với chu kỳ phân hủy kéo dài hàng chục năm.

Khi bón thuốc BVTV vào đất, bên cạnh việc trừ những loại có hại cho cây, hoá chất BVTV còn có tác dụng đến những loại có lợi cho cây. Nhiều loại côn trùng thuộc bộ Bọ đuôi bật (collembola), một số loài bét (Acarina), rết râu chẻ (Pauropoda) trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng, những tàn dư thực vật không phân giải được, tạo thành lớp lá, cành trên mặt đất. Lớp đất mặt sẽ bí, chặt. Vi sinh vật sẽ không thể phát triển được. Giun đất (Lumbricus terresstris) sống trong đất với số lượng rất lớn, ngoài tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối rất lớn trong đất, góp phần đáng kể cho việc duy trì độ màu mở của đất trồng trọt.



  • Tác động của thuốc BVTV đến những động vật không xương sống cư trú trong đất

Trong đất canh tác, tập đoàn những động vật không xương sống đã góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất.

Nhiều loại côn trùng thuộc Bộ đuôi bật, một số loài bét, rết râu chẻ, tuyến trùng… chuyên sống bằng những tàn dư trên mặt đất và trong lớp đất mặt đã đóng vai trò trong việc nghiền nhỏ xác thực vật, tạo điều kiện cho các vi sinh vật đất hoạt động tốt, cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thiếu chúng lớp lá, cành trên mặt đất, lớp đất mặt sẽ bị bí, chặt, vi sinh vật đất sẽ không thể phát triển được.

Đáng quan tâm là loài giun đất sống trong đất với số lượng rất lớn, ngoài tác dụng làm đất được tơi xốp, thoáng khí, giun đất còn cùng với các loại động vật khác tạo nên một sinh khối lớn trong đất, góp phần đáng kể trong việc duy trì độ màu mỡ của đất trồng trọt.


  • Tác động của thuốc BVTV đến hệ vi sinh vật đất

Khu hệ vi sinh vật đất hết sức phức tạp, bao gồm vi khuẩn nấm, xạ khuẩn, tảo, nguyên sinh động vật. Số lượng của chúng trong đất vô cùng lớn. Mỗi gram đất có khoảng 100 triệu vi khuẩn, 10 triệu xạ khuẩn, 10 vạn - 1 triệu nấm, 1-10 vạn tế bào tảo và động vạt nguyên sinh. Chúng là tác nhân chủ yếu của các quá trình chuyển hoá vật chất trong đất. Có thể nói số lượng và thành phần vi sinh vật phản ánh độ phì nhiêu của đất và có quan hệ mật thiết với sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Tác động của thuốc trừ sâu đến hệ sinh vật đất. Các thuốc trừ sâu lân hữu cơ nói chung ít ảnh hưởng đến tập đoàn vi sinh vật đất. Trộn đất với nồng độ 10ppm, Diazinnon tuy có ức chế phát triển của vi khuẩn và nấm mốc nhưng tác động này cũng không chỉ kéo dài trong khoảng tuần lễ. Thuốc trừ sâu lân hữu cơ ức chế hoạt động của vi sinh vật đất thường thường chỉ xảy ra khi đất bị nhiễm thuốc ở liều cao. Tác động của thuốc trừ nấm đến hệ vi sinh vật đất. Trong các vi khuẩn cư trú trong đất, những vi khuẩn nitrit hoá và nitrat hoá đạm Nitrosomonas và Nitrobacter thường mẫn cảm với thuốc trừ nấm hơn các vi khẩu gây bệnh cây. Ở liều lượng thông dụng, các thuốc trừ nấm không xông hơi như Zineb, Maneb, Nabam, Dazomet, có thể ức chế nitrat hoá, của đạm trong đất.



b) Tác động của việc bón phân lên môi trường đất

Hàng năm dự án có kế hoạch bón phân cho cây trồng vào đầu và cuối mùa mưa. Bón phân không những làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp cho cây cao su phát triển nhanh, chắc chắn, tạo cho thân cây có độ dẻo dai và giảm khả năng gãy đổ, bón phân còn làm tăng chất mùn trong đất làm kết dính các phần tử đất lại với nhau, làm cho đất tơi xốp, vừa giữ nước, vừa thoáng khí, đồng thời các vi sinh vật có ích trong đất hoạt động mạnh, làm tăng độ phì nhiêu của đất. Ngoài ra, việc trồng xen các cây hàng năm vào các lô cao su khi cây cao su còn nhỏ như các cây họ đậu, bắp,…sẽ góp phần làm tăng màu mỡ cho đất, giảm hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất khi có mưa lớn. Khối lượng dư thừa từ các cây trồng xen, thảm cỏ được tủ gốc giúp giữ ẩm cho đất.

Bón phân đúng cách sẽ có tác dụng làm tăng năng suất nông nghiệp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Tuy nhiên, nếu dự án sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật sẽ phát sinh lượng đạm, kali, lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý còn tồn dư axít làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như Al3+, Fe3+, Mn2+, giảm hoạt tính sinh học của đất. Do vậy, Công ty sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng cao su thích hợp (Kỹ thuật trồng cao su của Công ty cao su Việt Nam đã áp dụng thành công trên các vườn cây trên địa bàn) nhằm tránh các tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

c) Khả năng xói mòn đất

Sức nước và sức gió có thể làm cho các phần tử đất di chuyển từ nơi cao xuống nơi thấp, từ nơi này sang nơi khác, bào mòn cuốn trôi các vật liệu các màu mỡ của đất. Đó là hiện tượng rữa trôi, xói mòn.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, lượng mưa tập trung rơi trong 142 ngày với lượng mưa tổng cộng khoảng 2.500mm, do vậy khả năng xói mòn là rất lớn. Dòng nước không chỉ rữa trôi và bào mòn đất mà còn làm cho đất bạc màu và hoá chua. Quá trình rữa trôi, dòng nước đã cuốn đi các phần tử sét và dưỡng chất như chất mùn, NH4+, NO3-, P2O5, K2O…làm cho đất ngày càng nhẹ, kiệt màu, cấu trúc bị phá hủy, khả năng giữ nước giữ màu của đất ngày càng kém.

Nhiều khảo sát và thực nghiệm đã cho biết, 1 ha đất gò đồi với độ dốc 8-10o, nếu không có thực vật che phủ hoặc không có công trình chống xói mòn bảo vệ thì sau một mùa mưa với lượng nước 2000-2500mm, hàng chục tấn đất mặt bị bào mòn, rữa trôi, hàm lượng mùn bị giảm 25-30%, hàm lượng lân dễ tiêu cũng giảm tới 35%, mặt đất bị chai cứng. Lớp đất bị rữa trôi chính là tầng đất canh tác, gồm các chất hữu cơ đã phân hủy thành mùn và nhiều nguyên tố dinh dưỡng cùng hệ vi sinh vật có ích cho cây trồng.



Bảng 3.25: Cấp xói mòn đất

Cấp

Ký hiệu cấp

Lượng đất bị xói mòn (tấn/ha.năm)

Biện pháp chống xói mòn

Cấp I – yếu

1.2

1.2


1.3

1.4


< 0,5

0,5 < A  1

1 < A  5

5 < A  10



Không cần

Không cần

Biện pháp lâm sinh

Biện pháplâm sinh



Cấp II- tương đối mạnh

II

10 < A  50

Biện pháp lâm sinh và cơ giới

Cấp III mạnh

III

50 < A  200

Biện pháp lâm sinh và cơ giới

Cấp IV- rất mạnh

IV

A > 200

Biện pháp lâm sinh và cơ giới

Nguồn : Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt, 2004

    • Công thức tính độ xói mòn theo tiêu chuẩn Việt Nam 5299-1995

A tính bằng tấn/ha được xác định bằng phương trình:

A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha.năm)

Trong đó:

R- Yếu tố xói mòn của mưa;

K- Yếu tố để tính xói mòn của đất;

L- Yếu tố độ dài sườn dốc; (m)

S- Yếu tố nghiêng sườn dốc; (độ nghiêng %)

C- Yếu tố thực vật và luân canh;

P- Yếu tố hiệu quả của các biện pháp chống xói mòn.



  • Chỉ số tiềm năng mưa gây xói mòn (R):

R = 0,5.p

Với p là lượng mưa trung bình năm trên vùng khảo sát (2.500mm)

R = 0,5 x 2.500 = 1.250


  • Hệ số về tính xói mòn của đất (K):

Hệ số K biểu hiện tính xói mòn của đất, đó là tính dễ bị tổn thương hay tính dễ bị xói mòn của đất. Hệ số K càng lớn thì đất càng dễ bị xói mòn.

Bảng 3.26: Kết quả tính chỉ số xói mòn đất K của một số loại đất vùng đồi núi Việt Nam

Loại đất

K

1. Đất xám bạc màu

0,2

2. Đất xám có tầng loang lỗ

0,23

3. Đất xám Feralit

0,22

4. Đất xám mùn trên núi

0,2

Nguồn tài liệu tham khảo: Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt,2004

  • Hệ số địa hình (LS):

Biểu thị ảnh hưởng của nhân tố độ dốc và chiều dài sườn dốc tới hoạt động xói mòn đất

Khi 1 hoặc 2 nhân tố trên tăng thì LS cũng tăng theo và lượng đất bị xói mòn tăng lên

Trong đó:

X – chiều dài sườn dốc (m)

S – độ nghiêng sườn dốc (%)

m – hệ số mũ, xác định như sau:

m= 0,2 nếu S < 0,5% và m = 0,5 nếu S ≥ 5%


  • Hệ số bảo vệ đất (P):

Biểu thị ảnh hưởng của các biện pháp canh tác nông nghiệp tới xói mòn đất.

Những biện pháp canh tác kết hợp bảo vệ đất chống xói mòn trên đất dốc là:



  • Trồng cây theo đường đồng mức

  • Trồng cây theo đường đồng mức và theo băng

  • Trồng cây theo luống

Bảng 3.27: Hệ số bảo vệ đất (P) theo kỹ thuật canh tác

Độ dốc

(%)

Trồng cây theo đường đồng mức

Trồng cây theo đường đồng mức và trồng theo băng

Trồng theo luống

2

0,6

0,3

0,12

8

0,5

0,25

0,1

12

0,6

0,3

0,12

16

0,7

0,35

0,14

20

0,8

0,4

0,16

25

0,9

0,45

0,18

Nguồn tài liệu tham khảo: Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt, 2004

  • Hệ số cây trồng (C):

Biểu thị ảnh hưởng của nhân tố cây trồng (độ che phủ) tới hoạt động xói mòn đất.

Nếu độ che phủ của cây trồng giảm sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn đất.



Bảng 3.28: Hệ số cây trồng hay mật độ che phủ

Hiện trạng sử dụng đất

C

Hoa màu

0,24

Cỏ

0,05

Rừng thay lá

0,009

Rừng thường xanh

0,004

Rừng hỗn hợp

0,007

Rừng cây lấy gỗ

0,003

Đất hoang

1

Trồng bắp

0,25

Đồng cỏ dày

0,004

Đồng cỏ thưa

0,1

Cây hàng năm

0,4

Ngũ cốc

0,35

Vườn theo mùa vụ

0,5

Cây ăn quả

0,1

Khoai mì

0.4

Nguồn tài liệu tham khảo: Khoa môi trường, Đại học Đà Lạt,2004

Dễ nhận thấy rằng địa hình khu vực dự án có độ dốc trung bình 8 - 9 0 tương đương 10% , bên cạnh các ngọn đồi có hình bát úp độ dốc >90 đây là một yếu tố bất lợi của dự án.



    • Dự báo tốc độ xói mòn từ năm đầu đến giai đoạn ổn định

Kỹ thuật canh tác của dự án là làm ruộng bậc thang và để cỏ giữa các hàng cao su, nhưng để giảm áp lực thay đổi đời sống người dân trong khuôn viên quy hoạch, dự án cho người dân trồng xen canh đậu, bắp hoặc khoai mì. Do đó để dự báo tốc độ xói mòn, chúng tôi xét các khả năng sau:

(1) Năm đầu tiên của dự án- (cao su năm 1)

  • Trường hợp 1, chia ô bậc thang, để cỏ giữa các luống trồng

A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha.năm)

R = 1250; K = 0,22;



X= 3m (chiều dài nấc ruộng bậc thang),

m = 0,2; độ nghiêng S = 1%

LS = 0,0439; C = 0,1 (cỏ thưa)



P = 0,6

Vậy A = 1,789 tấn/ha năm

  • Trường hợp 2, chia ô bậc thang, trồng xen bắp giữa các luống trồng C = 0,25 (bắp); A = 4,473 tấn/ha.năm

  • Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,3 (đậu); A = 5,367 tấn/ha.năm

  • Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,4 (khoai mì); A = 7,157 tấn/ha năm

(2) Năm thứ hai của dự án (cao su năm 2)

  • Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su: C = 0,05 (cỏ để lại từ năm đầu + cao su); A = 0,895 tấn/ha

  • Trường hợp 2, trồng bắp với cao su; C = 0,2 (trồng bắp + cao su); A = 3,578 tấn/ha

  • Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,25 (đậu+cao su năm 2); A = 4,473 tấn/ha năm

  • Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,3 (khoai mì +cao su năm 2); A = 5,367 tấn/ha năm

(3) Năm thứ 3 của dự án (cao su năm 3)

  • Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su; C = 0,04 (để cỏ+ cao su năm 3);

  • A = 0,716 tấn/ha

  • Trường hợp 2, chia ô bậc thang, trồng xem bắp giữa các luống trồng; C = 0,15 ( trồng bắp + cao su năm 3); A = 2,864 tấn/ha

  • Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,20 (đậu+cao su năm 3); A = 3,578 tấn/ha năm

  • Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,25 (khoai mì +cao su năm 3); A = 4,473 tấn/ha năm

(4) Năm thứ 4 của dự án (cao su năm 4):

  • Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su: C = 0,035 (để cỏ+ cao su); A = 0,626 tấn/ha

  • Trường hợp 2, trồng xen canh bắp với cao su; C = 0,1 ( trồng bắp + cao su năm 4); Vậy A = 1,789 tấn/ha

  • Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,15(đậu+cao su năm 4); A = 2,684 tấn/ha năm

  • Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,20 (khoai mì +cao su năm 4); A = 3,578 tấn/ha năm

(5) Năm thứ 5 của dự án (cao su năm 5)

  • Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su; C = 0,03 (để cỏ+ cao su); A = 0,537 tấn/ha.năm

  • Trường hợp 2, trồng bắp xen canh; C = 0.09 ( trồng bắp + cao su); A = 1,610 tấn/ha

  • Trường hợp 3, chia ô bậc thang, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,10 (đậu+cao su năm 5); A = 1,789 tấn/ha năm

  • Trường hợp 4, chia ô bậc thang, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,15 (khoai mì +cao su năm 5); A = 2,684tấn/ha.năm

(6) Năm thứ 6 của dự án (cao su năm 6)

  • Trường hợp 1, để cỏ giữa các luống với cao su; C = 0,02 (để cỏ+ cao su); A = 0,358 tấn/ha

  • Trường hợp 2, xen canh cây bắp; C = 0,08 (trồng bắp + cao su); A = 1,431 tấn/ha

  • Trường hợp 3, trồng xen đậu giữa các luống trồng; C = 0,09 (đậu+cao su năm 6); A = 1,610 tấn/ha.năm

  • Trường hợp 4, trồng xen khoai mì giữa các luống trồng; C = 0,1 (khoai mì + cao su năm 6); A = 1,789 tấn/ha năm

(7) Năm thứ 7 của dự án (cao su năm 7)

Đến năm này cao su đã lớn, lá rụng nhiều vào mùa khô, do vậy lớp thảm phủ sẽ dày tính chung lấy thông số C = 0,009; A = 0,161 tấn/ha



Bảng 3.29: Khả năng xói mòn qua các năm theo các trường hợp kỹ thuật canh tác

Năm

T.hợp

Năm 1 (tấn/ha)

Năm 2 (tấn/ha)

Năm 3 (tấn/ha)

Năm 4 (tấn/ha)

Năm 5 (tấn/ha)

Năm 6 (tấn/ha)

Năm 7 (tấn/ha)

Để cỏ

1,789

0,895

0,716

0,626

0,537

0,358

0,161

Trồng ngô

4,473

3,578

2,684

1,789

1,610

1,431

-

Trồng đậu

5,367

4,473

3,578

2,684

1,789

1,610

-

Trồng khoai mì

7,157

5,367

4,473

3,578

2,684

1,789

-

Đánh giá chung: Như vậy nếu trồng cây cao su, chỉ làm cỏ xung quanh gốc và để cỏ trên đường lô và đường liên lô thì khả năng đất bị rữa trôi sẽ ở mức thấp (TH1). Tuy nhiên trồng xen canh thu lại nguồn lợi kinh tế cho nông dân. Tác động xói mòn chỉ kéo dài đến năm thứ 6, khi cây cao su giao tán nhau, tác động xói mòn là tối thiểu.

So sánh trong trường hợp không thực hiện dự án

Khi không có dự án, các hoạt động sản xuất, phá rừng diễn ra bình thường, thói quen đốt rừng vào mùa khô để gieo trồng vào mùa mưa của đồng bào tiếp diễn.

Tính độ xói mòn tương đối theo tình hình gieo trồng hiện nay:

Áp dụng công thức:A = 2,47.R.K.LS.C.P (Tấn/ha.năm)

Trong đó

R =0.5*p (p = 2.500) = 1.250

K =0,22 (đất feralit)

Trong đó:

X = 70m (độ dài trung bình các con dốc trong khu vực dự án)

m = 0,2 ; S = 1%

LS = 0,1467

C = 0,4 (trồng khoai mì)

P = 0,6 (tính theo cách trồng trên đường đồng mức)

Vậy A = 23,915 tấn/ha.năm

3.1.5.4 Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái trong khu vực


Khi cây cao su đi vào giai đoạn chăm sóc và khai thác sẽ hình thành một hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái trong các lô cao su của vùng dự án. Một hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và thường đồng nhất về cấu trúc, cho nên khó bền vững. Hệ sinh thái thường bị ảnh hưởng chủ yếu từ các tác động của con người như các biện pháp kỹ thuật canh tác từ giống, làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng chống và diệt trừ sâu bệnh hại, đến khai thác mủ và vận chuyển tiêu thụ trên từng hệ sinh thái nông nghiệp đó. Nhìn chung, hệ sinh thái nông nghiệp của dự án sẽ giảm tính đa dạng tự nhiên như tính đa dạng của giống loài bị giảm thông qua sự đơn điệu của cây cao su và khả năng gây độc cho môi trường bởi hoá chất diệt cỏ và thuốc BVTV.

Trong quá trình chăm sóc cây cao su sẽ sử dụng một lượng lớn hóa chất BVTV, sử dụng nhiều hóa chất BVTV điều này đem lại lợi ích là tăng năng suất cây trồng nhưng mặt khác cũng làm cho hệ sinh vật đất nói chung cũng bị hủy hoại, một số các sinh vật thụ phân, rác hữu cơ, bảo đảm độ phì cho đất cũng bị tiêu diệt như các loài giun, mối, các loại vi khuẩn, tảo, nấm mốc... dẫn đến làm biến đổi tính chất của đất.

Cùng với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cũng có tác hại không nhỏ cho những quần thể động vật mà sự sống của chúng phụ thuộc vào các loại cây cỏ bị tiêu diệt, đặc biệt đối với hệ sinh vật đất, nồng độ độc hại đã làm ức chế mọi hoạt động của chúng.

Thuốc BVTV của dự án sử dụng để bảo vệ cây cao su được phát triển tốt, mục đích là tiêu diệt những sinh vật có hại cho cây trồng. Tuy nhiên, lượng thuốc rơi vãi khi sử dụng (chiếm khoảng 50% lượng thuốc sử dụng) hoà tan vào đất, ngấm vào nguồn nước sẽ gây ra ảnh hưởng tới các loài sinh vật sống trong môi trường khu vực, tiêu diệt các loại côn trùng có ích (bắt mồi, ký sinh, thụ phấn,…), làm xáo động trong hệ sinh thái khu vực. Tuỳ từng trường hợp, thuốc BVTV có thể tác động ở các mức độ khác nhau, dưới đây là những tác động của thuốc BVTV trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại sinh vật thường cho năng suất sinh học cao và tương đối ổn định. Trong một hệ luôn luôn có những quan hệ cạnh tranh, ký sinh, đối kháng có tác dung kìm hãm sự phát triển quá mức, sự bùng nổ về số lượng của một số loài do vậy tránh được những bệnh dịch lan tràn trên những vùng rộng lớn. Hệ sinh thái luôn có những mắt xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau để tạo ra mối cân bằng trong một hệ. Nhưng do tác động của con người, đặc biệt khi sử dụng thuốc BVTV sẽ làm xáo trộn của hệ đang được duy trì này.

Thuốc BVTV càng được sử dụng nhiều lần, thời gian sử dụng được kéo dài thì nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn. Rõ nhất ở một số địa phương trong tỉnh khi sử dụng thuốc để bảo vệ cây trồng đã làm suy giảm số cá thể, số lượng loài sinh vật khu vực.



Bảng 3.30: Tổng hợp điểm các nguyên nhân gây giảm đa dạng sinh học

Mục

Biện pháp- nguyên nhân

Mức ảnh hưởng

(Điểm)

Phương thức trồng rừng

Để lại dưới 10% diện tích tự nhiên trong diện tích dự án

-3

Tính đơn điệu giống loài

Tổ thành loài có tỉ lệ cao nhất trong rừng trồng vượt quá 50%

-3

Thuốc diệt cỏ

Sử dụng hơn 2 lần

-2

Thuốc BVTV

Sử dụng khi có dịch hại

-1

Lửa rừng

Tỷ lệ tổ thành loài cây lá kim không quá 50%

0

Tổng hợp




-9

Theo tiêu chuẩn đánh giá >= - 2: tác động yếu; = - 5: tác động trung bình; < - 5: Mạnh. Tổng hợp số điểm là – 9, kết luận khả năng gây giảm đa dạng sinh học là mạnh.

Tuy nhiên, diện tích cây cao su góp phần đáng kể cho việc che phủ đất, chống xói mòn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây cao su hoàn lại cho đất một khối lượng dinh dưỡng đáng kể cho đất như cây rừng do bộ lá rụng hàng năm, góp phần làm tăng lượng mùn cho đất. Cây có nhu cầu phân bón không cao và là cây có khả năng hấp thu khối lượng cacbonic lớn. Do vậy, cây cao su được xem là một giải pháp để giảm tác hại hiệu ứng nhà kính. So sánh sinh khối tạo ra 



Bảng 3.31: So sánh năng suất sinh khối một số vùng rừng

TT

Hệ sinh thái

Sinh khối khô (tấn/ha)

1

Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh







Malaysia: + Vùng Pasoh

+ Vùng Mulu



475-665

210-650





Thái lan: + Vùng Khao Chong

331




New Guinea

295-310




Brasil- vùng Manaus

473

2

Nông Trường Cao Su







5 năm tuổi

48.6




11 năm tuổi

205.1




24 năm tuổi

248.6




30 năm tuổi

444.9

Nguồn số liệu: Wan Abdul Rahman & Abu amu (2002). Natural rubber as an ecofriendly material. Rubber planters’ Conference, India 2002, pp. 327-244

Cây cao su thông qua việc quang tổng hợp hấp thu khí CO2 trong khí quyển để tích lũy trong sinh khối của cây. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiệu qủa sinh khối cây cao su tương đương sinh khối rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, trong chu kỳ kinh doanh một ha cao su có thể đồng hóa đến 135tấn cacbon, trong đó khỏang 42 tấn cho sản xuất mủ cao su và 93 tấn cho việc tạo sinh khối. Điều này có ý nghĩa trong bối cảnh khí hậu trái đất ngày càng nóng và lượng khí thải CO2 không ngừng tăng lên trong những năm qua. Mở ra tiềm năng buôn bán Quota khí thải, cho trồng cao su thiên nhiên theo nghị định thư Kyoto.

Trồng Cao su thiên nhiên còn mang ý nghĩa thân thiện môi trường, do nhu cầu năng lượng để sản xuất mủ của cao su thiên nhiên thấp hơn cao su nhân tạo (từ 7 đến 11 lần).

Bảng 3.32: Mức tiêu thụ năng lượng cho sản xuất cao su thiên nhiên và nhân tạo


TT

Loại cao su

Mức tiêu thu năng lượng (Gj/tấn)

1

Cao su thiên nhiên

16

2

Polychloroprene

120

3

SBR

130

4

Polybutadiene

108

5

Cao su Butyl

174

Nguồn số liệu: James Jacob (2002). Eco- Frendly Creadentials of natural Rubber. Rubber Planters’ Conference, India 2002, pp. 245-251

So với với một số cây trồng phổ biến, cây cao su có hiệu quả quang hợp và hiệu quả sử dụng nước cao hơn, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường khô hạn.



Bảng 3.33: Hiệu suất quang hợp một số loại cây

TT

Loại cây

Hiệu suất quang hợp (mol CO2/m/s)

Chỉ số hiệu quả sử dụng nước

1

Cao su

11-12

4,4

2

Acasia (Keo lá tràm)

7

2,7

3

Eucalyptus (Bạch đàn)

10

2,6

So với một số cây trồng dài ngày khác như cây chè, dừa, cọ dầu, cây lượng thực. Cây cao su lấy đi một lượng khoáng chất thấp, do đó hao hụt dinh dưỡng là không đáng kể.

3.1.5.5 Tác động của thuốc trừ sâu, diệt cỏ tới hệ sinh thái nông nghiệp

a) Ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất

Bản thân đất tạo nên một hệ sinh thái với một quần thể động vật phong phú cả về số lượng lẫn chủng loại. Hệ sinh vật này là tác nhân chuyển hóa các hợp chất bẩn hữu cơ để đảm bảo độ phì trong đất (như giun, giáp xác, nhện, mối, bọ nhảy, các vi khuẩn, tảo, nấm mốc…)

Việc sử dụng các loại hóa chất trừ sâu đã tác động vào trong đất những nồng độ đậm đặc của các loại chất độc có độ bền vững cao như nhóm Clo hữu cơ (DDT, endrin, tocaphen…) các chất độc hại này làm giảm một số lượng lớn chủng loại vi sinh vật trong đất làm cho đất bị giảm độ phì nhiêu.

b) Ảnh hưởng tới cây trồng

Các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ chủ yếu mang lại ích lợi trong nông nghiệp do việc chúng bảo vệ các loại cây trồng luôn xanh tốt, các loại sâu bệnh bị tiêu diệt năng suất lao động tăng nhanh.



c) Ảnh hưởng đến kinh tế xã hội

Đa số các loại bệnh tật theo đường truyền bệnh từ đất được phân thành các nhóm sau:



(1) Nhóm truyền bênh người – đất – người

Do đất bị ô nhiễm bởi các loại trực khuẩn lỵ, thương hàn, phấy khuẩn tả hoặc amip. Các loài côn trùng như ruồi, bọ tiếp xúc với đất bị ô nhiễm bởi phân, sinh sản ở đó và truyền đi các mầm bệnh. Các loại trực khuẩn lỵ tồn tại trong đất lâu nhờ có các hợp chất hữu cơ chứa trong đó. Nó thường bị các tia bức xạ mặt trời tiêu diệt. Người bị nhiễm khuẩn do ăn phải các loại rau, quả tưới phân… Các loại trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn tồn tại trong đất từ 2 – 4 tuần tùy vào mức độ nhiễm bẩn và tùy vào từng loại đất. Các loại giun sán được truyền qua đất cũng trở thành tác nhân gây bệnh ở người.



(2) Nhóm truyền bệnh vật nuôi – đất – người

Bao gồm các bện xoắn khuẩn vàng da. Các vật nuôi mang bệnh thường là trâu, bò, chuột cống… Những người lao động nông nghiệp thường mắc phải bệnh này do tiếp xúc trực tiếp với cánh đồng tưới, trồng trọt…

Ngoài ra còn có bệnh sốt, viêm gan do giun… Những người thường phải tiếp xúc với chất phóng uế của vật nuôi thải ra thường hay bị mắc bệnh này.

(3) Nhóm truyền bệnh đất – người

Các loại nấm hoặc xạ khuẩn phát triển hoại sinh trong đất hoặc xâm nhập vào da người qua các vết thương và gây các bệnh nấm nặng và u nấm. Uốn ván cũng là loại bệnh gây bởi sự ô nhiễm xây sát với đất nhiễm phân



3.1.5.6 Tác động đến điều kiện vi khí hậu trong khu vực

Chế độ điều kiện vi khí hậu trong giai đoạn này mang tính tích cực so với giai đoạn đầu khai hoang. Cây cao su của dự án phát triển đồng nghĩa với việc tạo cho khu vực một thảm phủ thực vật rừng trồng cây công nghiệp, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí nơi đây. Những năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản khi cây cao su còn nhỏ, các tán lá chưa che phủ mặt đất thì chế độ khí hậu khu vực chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn khai hoang. Chế độ khí hậu khu vực được cải thiện mạnh nhất khi cây cao su vào thời kỳ khai thác với rễ cây phát triển, tán lá rộng làm khả năng hút nước từ trong đất và làm bốc hơi nước qua các lá mô là rất lớn, ngoài ra khi mưa xuống một phần nước bị giữ trên tán lá cây, từ đó bốc hơi 15-20% lớn hơn so với khu vực đất trống khoảng 10%, góp phần làm tăng độ ẩm không khi khu vực. Thực tế đi vào các lô cao su vào những ngay nóng bức, con người cảm giác không khí trong lành, mát mẻ hơn rất nhiều khi đi trên đất trống. Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Ẩn, nhiệt độ trong rừng (ở đây rừng công nghiệp cây cao su) có thể mát hơn từ 5-80C so với khu vực ngoài đất trống.


3.1.6 Đánh giá tác động dự án đến sức khỏe cộng đồng


An toàn lao động: Đây là các công tác đặc biệt quan trọng trong suốt thời gian xây dựng các hạng mục công trình mới. Cũng giống như bất cứ một nông trường xây dựng với qui mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu đầu tư cho đến người lao động trực tiếp thi công trên nông trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:

Các vấn đề ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời (thường xảy ra đối với các công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu);

Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;

Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các nông cụ. Khi nông trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt té cho người lao động đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công;

Trong quá trình phát quang, chuẩn bị đất trồng và trong giai đoạn chăm sóc cây rất dễ bị những động vật như rắn, bò cạp, kiến, côn trùng… có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị cắn.

Khu vực dự án được tiến hành trong khu vực không có dân cư sinh sống, vì vậy tác dụng khói bụi chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân.

Ảnh hưởng xa hơn có thể xảy ra do nước mưa chảy tràn mang theo các chất ô nhiễm và mầm bệnh đến cộng đồng dân cư phía hạ lưu.

Khả năng thi có thể đụng phải các vũ khí chiến tranh còn sót lại. Khi phát hiện sẽ báo lên các cơ quan chức năng nhờ xử lý.


3.1.7 Đánh giá tác động dự án đến việc cải thiện môi trường, kinh tế, xã hội, cảnh quan và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.


Trong bối cảnh đất rừng bị phá nham nhở, việc hình thành dự án vừa tăng thu nhập cho người dân và xã hội, phục hồi và cải tạo đất của dự án là những tác động mang tính tích cực. Việc phát triển kinh tế các khu vực vùng biên giới là một vấn đề cấp bách cần thiết và lâu dài, góp phần giữ vững anh ninh quốc phòng và nâng cao vị thế của đất nước.

a) Các tác động tích cực

Sự hình thành và hoạt động của dự án có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế huyện Cư Jút nói riêng và của cả tỉnh Đắk Nông nói chung.

Việc hình thành công ty với cụm dân cư mới sẽ góp phần cải tạo điều kiện sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nâng dần mức sống về kinh tế, văn hóa trong khu vực.

Cùng với sự phát triển của vùng nói riêng và của cả nền kinh tế của tỉnh nói chung cũng làm tăng thêm giá trị của đất đai trên địa bàn khu vực dự án tạo nên một cảnh quan mới với tiến trình phát triển nhanh hơn, điều này cũng góp phần làm tăng mức dân trí và tăng các hoạt động trao đổi văn hóa nhân dân trong khu vực.



b) Các tác động tiêu cực

Dự án khi thực hiện sẽ phải một số hộ gia đình sẽ phải thảy đổi công ăn việc làm, như vậy sẽ có phần nào gây xáo trộn nếp sinh hoạt của các hộ gia đình trong thời gian ổn định và công việc làm mới.

Giảm khả năng thu lượm lâm sản như lấy củi, đào củ, hái thuốc…của người dân

Cùng với số tiền bồi thường từ đất đai, một bộ phận nông dân dễ tiêu xài hoang phí, gây ra các tệ nạn xã hội và tái nghèo khi đã sử dụng hết tiền đền bù.

Việc tập trung một lực lượng lao động không nhỏ trong thời gian dài sẽ tạo ra các xáo trộn nhất định trong đời sống xã hội khu vực dự án và vùng lân cận, cụ thể sẽ có các biện pháp quản lý tốt tránh gây ra các tệ nạn xã hội, các xung đột giữa công nhân từ nơi khác đến làm việc và nhân dân trong vùng.

Tăng áp lực cho ngành giáo dục và y tế do một bộ phận công nhân làm việc lâu dài sẽ sinh con, hoặc mang theo con. Do vậy về lâu dài công ty sẽ có phương án để giảm thiểu tác động này.


3.1.8 Đánh giá mức độ phù hợp về mặt môi trường và kinh tế xã hội của dự án


3.1.8.1 Những thuận lợi của dự án

  • Về mặt môi trường:

Dự án triển khai trên đất nông nghiệp đã được khai thác một phần và một phần đang bị hoang hóa. Điều kiện tự nhiên và địa hình thích hợp cho cây cao su, kế hoạch chính của dự án. Do dự án triển khai trên đất đã được khai thác nên tác động đến đa dạng sinh học gây ra bởi thực hiện dự án là không lớn.

  • Thuận lợi về mặt kinh tế

Trong những năm gần đây giá mủ cao su trên thị trường tăng, dự kiến nhu cầu và giá sẽ còn tăng trong những năm tiếp theo. Việc thủ tướng chỉ đạo phát triển 100 ngàn ha cao su tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các chính sách khuyến khích tăng diện tích cây cao su, thúc đẩy kinh tế xã hội do giá trị cây cao su mang lại.

3.1.8.2 Những bất lợi của dự án

  • Về mặt môi trường

Bên cạnh những thuận lợi về khí hậu và thời tiết, tuy nhiên địa hình cũng gây khó khăn cho canh tác cây cao su với các ngọn đồi hình bát úp và thành phần chủ yếu là feralit nên khả năng giữ nước vào mùa khô là rất thấp. Vì vậy nếu xảy ra các biến cố thời tiết như mùa khô kéo dài, hay mùa khô đến sớm sẽ ảnh hưởng đến thành công của dự án.

Trong quá trình xây dự dự án nếu không có các biện pháp quản lý thích hợp sẽ có tác động xấu đến môi trường.



  • Về mặt kinh tế - xã hội

Dự án triển khai trên một qui mô lớn sẽ gặp phải những khó khăn về nguồn vốn. Bên cạnh việc triển khai thực hiện dự án, công việc đền bù giải tỏa sao cho ít tác động đến đời sống đồng bào là vô cùng khó khăn.

3.1.8.3 Nhận xét chung

Qua những phân tích trên ta thấy dự án có nhiều thuận lợi để thực hiện. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn nhất định tuy nhiên, các khó khăn đã đặt ra ở trên không phải là không có biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó chủ đầu tư đã kết hợp với các cơ quan chuyên môn tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và gây khó khăn cho dự án qua đó đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp để dự án được đi vào hoạt động không gây tác động đến môi trường, xã hội và cảnh quan.


3.1.9 Phân tích tổng hợp trường hợp có và không có dự án


3.1.9.1 Trong điều kiện có dự án

Bảng 3.34: Phân tích tổng hợp điều kiện có dự án

TT

Hoạt động

Đất (Xói mòn, dòng chảy mặt)

Độc nước

Độc Không khí

Giảm tài nguyên sinh học

Kinh tế -Xã hội

Công tác chuẩn bị

1

Sinh hoạt công nhân

+

+

0

0

+

2

Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

0

0

+

0

0

Xây dựng

1

Sinh hoạt công nhân

0

0

0

0

+

2

Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

0

0

+

0

+

3

Hoạt động cơ giới (cày, ủi, san lấp)

+++

+

+

++

+

4

Xây dựng cơ sở hạ tầng

0

0

0

++

+

Giai đoạn gieo trồng chăm sóc

1

Sinh hoạt công nhân

+

+

+

++

++

2

Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

+

0

+

0

+

3

Công nghệ trồng rừng

Hoạt động sản xuất (bón phân, phun thuốc, thu hoạch chế biến mủ)



+++

+++

+

+

+

Ghi chú:

0: Không có tác động hay tác động không đáng kể

+: tác động ở mức độ nhẹ

++: tác động ở mức trung bình dễ kiểm soát.

+++:Tác động ở mức mạnh cần được quan tâm kiểm soát chặt chẽ.

Như vậy dự án triển khai và hoạt động ảnh hưởng lớn là đất, nước và tài nguyên sinh học. Tuy nhiên chỉ ảnh hưởng nhiều trong 1-2 năm đầu của dựa án.



3.1.9.2 Đánh giá tác động trong điều kiện không có dự án

Bảng 3.35: Phân tích tổng hợp trong điều kiện không có dự án

TT

Hoạt động

Đất (Xói mòn, dòng chảy mặt)

Độc nước

Độc không khí

Giảm tài nguyên sinh học

Kinh tế -Xã hội

Sinh hoạt của người dân địa phương

1

Dân địa phương

+

+

0

+

0

2

Hoạt động các phương tiện vận chuyển.

+

0

0

0

0

Hoạt động sản xuất

1

Cày xới, đốt rừng, canh tác lạc hậu

+++

+++

++

+++

0

2

Hoạt động các phương tiện vận chuyển (nông sản, lâm sản)

0

0

0

0

0

3

Xây dựng nhà cửa (khoan giếng, hố xí)

0

0

+

+

+

Nhận xét:

  • Về mặt môi trường

  • Xói mòn vẫn diễn ra và không có chiều hường giảm do thói quen canh tác của người dân.

  • Hao hụt dinh dưỡng đất do canh tác cây mì và người dân thường không dùng phân bón

  • Ít gây độc cho đất do người dân ít phun thuốc trừ cỏ.

  • Ít gây độc nước do người dân thực hiện ít dùng thuốc BVTV.

  • Gây độc không khí nhiều hơn, do thói quen đốt nương rẫy.

  • Ít giảm đa dạng sinh học, do canh tác loang lỗ, vẫn còn sót lại các khoảng rừng nhỏ nơi không thể trồng mì.

Hiện nay các hoạt động phá rừng làm nương rẫy của người dân vẫn diễn ra, nạn trộm cắp gỗ và đốt rừng (rừng còn lại trong khu vực) làm nương rẫy ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, suy giảm tài nguyên đất, khả năng đất bị thoái hoá thành đồi trọc, đất bị xói mòn và nguy cơ lũ lụt phía hạ nguồn.

  • Về mặt xã hội

Một vài năm đầu nguồn gỗ rừng, khoai mì có thể mang lại đời sống tốt hơn cho một bộ phận người dân phá rừng, nhưng về càng về sau thì nguồn lợi này giảm dần. Đời sống của người dân tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó người việc canh tác theo kiểu tự phát, cây trồng manh mún, trồng theo phong trào, không tạo thành một lượng lớn hàng hoá, khó kiểm soát sản lượng cũng như chất lượng. Do vậy khó phát triển mạnh kinh tế của địa phương. Việc phá rừng trồng mì theo kỹ thuật cũ như chúng tôi đã khảo sát và phỏng vấn người dân, đất trồng mì chỉ canh tác được 4 đến 5 vụ thì phải chuyển sang đất khác, hoặc phải thay đổi cây trồng như cây điều.Việc trồng cây điều sau khi trồng khoai mì cũng cho giá trị kinh tế, tuy nhiên trồng cây điều không cho giá trị kinh tế cao như cây cao su và không ổn định



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương