Mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam và một số nước trên thế giới



tải về 2.49 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích2.49 Mb.
#35792
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.2.2 Tình hình thị trường mở OMO:

NVTTM là công cụ Điều hành CSTT chủ yếu nhất và có khối lượng giao dịch chiếm phần lớn trên TTTT. Kết quả giao dịch NVTTM năm 2008 như sau:




Bảng 4: Kết quả giao dịch NVTTM năm 2008


Loại giao dịch

Tổng số dự kiến

Khối lượng Đăng ký

Khối lượng trúng thầu

LS trúng thầu b.quân (%/năm)

Mua có kỳ hạn (260 phiên)

979.800

3.883.098

947.205

12,92

Bán hẳn (133 phiên)

368.000

135.553

76.837

4,6

Bán có kỳ hạn (9 phiên)

12.022

12.022

12.022

14,91

Tổng số

1.359.822

1.030.673

1.036.066



Năm 2008, NVTTM Đảo chiều so với năm 2007 với tổng số phiên giao dịch là 402 phiên, tăng 47 phiên so với năm 2007; doanh số giao dịch Đạt 1.036.066 tỷ Đồng, tăng 148% so với năm 2007, trong Đó doanh số mua chiếm 91,42%  và gấp 15 lần so với năm 2007, doanh số bán giảm 4,6%. Đặc biệt, mức lãi suất Đặt thầu trong một số phiên mua kỳ hạn trong quý I/2008 ở mức rất cao, có lúc lên tới 40%/năm vì vậy NHNN Đã áp dụng phương thức Đấu thầu khối lượng, lãi suất thống nhất cho tất cả các kỳ hạn giao dịch (từ 9-15%/năm) Để ổn Định lãi suất thị trường. Diễn biến này phản ánh những biến Động bất thường của TTTT năm 2008 và khó khăn về thanh khoản của các TCTD. Kết quả giao dịch cụ thể của từng quý thể hiện như sau:


Bảng 5: Kết Quả Giao Dịch năm 2008

Giao dịch



Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

LS (%)

KL (tỷ)

LS (%)

KL (tỷ)

LS (%)

KL (tỷ)

LS (%)

KL (tỷ)

Mua kỳ hạn

12,18

190.214

11,88

445.000

15

283.100

13,6

28.891

Bán hẳn

8,5

1.867

7,75

1.578







4,5

74.986

Bán kỳ hạn

14,91

12.022



















      

  3.1.2.1 Quý I/2008: Thời kỳ bắt Đầu thắt chặt

Trong Quý I, trên TTM diễn ra cả hai loại giao dịch mua và bán nhưng kết quả mua là chủ yếu (khoảng 93%) ( thắt chặt) và áp dụng cả hai phương pháp Đấu thầu là Đấu thầu lãi suất và Đấu thầu khối lượng, thời hạn giao dịch phổ biến là 07 và 14 ngày trong nghiệp vụ Mua kỳ hạn trên TTM. Từ tháng 2/2008, do tình hình lãi suất Đặt thầu và thắng thầu tăng cao, NHNN chỉ sử dụng phương pháp Đấu thầu  khối lượng, mức lãi suất thống nhất Được sử dụng trong tuần Đầu tiên là 15% nhằm tạo Định hướng cho thị trường, trong các tuần tiếp theo lãi suất Được Điều chỉnh giảm xuống 14%, 13%, 10% và 9% cho phù hợp với lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Tháng 03/2008, NHNN phát hành 20.300 tỷ Đồng tín phiếu NHNN bắt buộc Đối với 41 NHTM Để hút tiền lưu thông trong nền kinh tế.

 3.1.2.2 Quý II và Quý III/ 2008: Thời kỳ tăng cường thắt chặt

           Sang quý II, Để Đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHNN một mặt áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng mặt khác vẫn hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD qua kênh NVTTM. Lượng vốn bơm ra thị trường trong thời kỳ này Đạt mức kỷ lục là 445.000 tỷ Đồng, chiếm 99,65% tổng khối lượng giao dịch NVTTM trong Quý II. NHNN tiếp tục áp dụng hình thức Đấu thầu khối lượng với mức lãi suất thống nhất Được Điều chỉnh tăng dần từ 9% lên 12%/năm.

          Quý III, tình hình vốn trên thị trường Đã bớt căng thẳng. NHNN tiếp tục tổ chức Mua kỳ hạn trên TTM và duy trì hình thức Đấu thầu khối lượng với mức lãi suất Được Điều chỉnh tăng lên 15%/năm cho phù hợp với Định hướng Điều hành lãi suất và kiềm chế lạm phát của NHNN.

NHNN Điều hành thắt chặt tín dụng hạn chế ở mức 30%, Đặc biệt giám sát nghiêm ngặt cho vay chứng khoán và bất Động sản theo hạn mức. Từ ngày 25/09/2008, NHNN cho phép các TCTD sử dụng 20.300 tỷ Đồng tín phiếu NHNN bắt buộc Để cầm cố vay vốn, chiết khấu tại NHNN.

3.1.2.3 Quý IV/2008 tới nay: Thời kỳ nới lỏng

          Bước sang Quý IV, lạm phát Đã Được kiềm chế và Chính phủ ưu tiên cho mục tiêu chống suy giảm kinh tế, nguồn vốn khả dụng của các TCTD Đã Được cải thiện Đáng kể. NHNN Đã tổ chức cả hai loại giao dịch mua và bán; trong Đó giao dịch mua vẫn áp dụng hình thức Đấu thầu khối lượng nhưng lãi suất Đấu thầu Được Điều chỉnh giảm dần từ 15% xuống 9%/năm. Kết quả, lượng vốn Đưa ra qua kênh mua chỉ bằng 38,53% so với lượng vốn hút về qua kênh bán. 

          Với hiệu quả rõ rệt của NVTTM, số lượng thành viên tham ra nghiệp vụ này Đã tăng từ mức 44 TCTD trong năm 2007 lên mức 56 TCTD trong năm 2008, tỷ lệ thành viên tham gia giao dịch cũng tăng từ mức 21 TCTD lên mức 35 TCTD.


  • Theo Quyết Định số 211/QĐ-TTg, ngày 13/2, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính quyết Định khối lượng của từng Đợt phát hành trên cơ sở nhu cầu vốn Đầu tư cho các dự án trọng Điểm và nhu cầu bù Đắp bội chi NSNN. Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức cá nhân cư trú hoạt Động hợp pháp tại Việt Nam. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu là Đô La Mỹ ( USD). Theo chủ trương này, chiều ngày 17/03/2009, TTGDCK Hà Nội ( HaSTC) và NHNN Việt Nam Đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát hành TPCP bằng ngoại tệ Đợt I năm 2009. Theo kế hoạch, trong tháng 3.2009 sẽ có 3 phiên Đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ tại HaSTC với khối lượng 100 triệu USD mỗi phiên. Phiên Đầu tiên diễn ra ngày 20.3 cho loại trái phiếu kỳ hạn 1 năm, phiên 2 ngày 24.3 với kỳ hạn 2 năm và phiên 3 ngày 27.3 với kỳ hạn 3 năm.

         

Thanh khoản thị trường trái phiếu bị thắt chặt: “Thiện chí và khả năng tham gia vào thị trường sơ cấp của các nhà Đầu tư giảm Đáng kể bởi tính thanh khoản thị trường bị thắt chặt và lãi suất chung cuộc tại các phiên Đấu giá Đã xuống thấp dưới mức thị trường thứ cấp”.



  • Chuyên gia phân tích Khalil Belhimeur của Standard Chartered Bank cho biết như vậy khi nói về thị trường trái phiếu Việt Nam. Theo lý giải của Khalil Belhimeur, kết quả từ việc phục hồi hoạt Động cho vay mạnh mẽ của các ngân hàng là chất xúc tác khiến tính thanh khoản của trái phiếu bị “thắt chặt”. Kho bạc Nhà nước (KBNN) Đã gặp nhiều khó khăn trong việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng Đồng Việt Nam trong suốt năm 2009.

  • Như vậy, dù kế hoạch ban Đầu phát hành khoảng 55 - 75 nghìn tỷ Đồng (một số báo cáo Đề cập mục tiêu có thể lên tới 126 nghìn tỷ Đồng), KBNN mới chỉ có thể phát hành trên 22,2 nghìn tỷ Đồng. Hình thức phát hành là tín phiếu KBNN, trái phiếu bằng Đồng Việt Nam, trái phiếu bằng USD và thị trường cho thấy các khoản nợ ngoại tệ Được ưa chuộng hơn.

  • Ngoài việc giảm lượng phát hành tại thị trường sơ cấp, một số Đợt phát hành Đã Đến kỳ Đáo hạn trong năm vừa qua. “Thực tế, quy mô của các Đợt phát hành trái phiếu và tín phiếu chính phủ bằng Đồng Việt Nam Đã giảm từ 123,7 nghìn tỷ xuống 100,4 nghìn tỷ kể từ Đầu năm 2009.

b). Mt s hn chế, bt cp:

Có thể thấy, trong năm 2008 NVTTTT có nhiều diễn biến phức tạp song Đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực thi CSTT nói chung và chính sách Thị trường Mở OMO nói riêng, góp phần kiểm soát lạm phát, Đảm bảo khả năng thanh khoản cho các TCTD, giữ vững tính an toàn và bền vững của hệ thống Ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức Đấu thầu khối lượng cũng khiến cho các ngân hàng nhỏ, nắm giữ ít GTCG không cạnh tranh Được về khối lượng Đặt thầu với các ngân hàng lớn nên chỉ trúng thầu với khối lượng ít và phải vay lại của các ngân hàng lớn với lãi suất cao hơn.

Các giải pháp rút tiền từ lưu thông nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát mà NHNN áp dụng Được nhận Định là Đúng Đắn nhưng liều lượng và thời gian thực hiện chưa thích hợp. Kết quả là thanh khoản của một số ngân hàng thương mại nhỏ bị giảm sút nghiêm trọng dẫn Đến cuộc Đua lãi suất giữa các ngân hàng nổ ra Đẩy lãi suất huy Động và cho vay liên tiếp kịch trần, thậm chí lãi suất qua Đêm liên tục gia tăng kỷ lục buộc ngân hàng thương mại phải siết chặt các khoản cho vay ảnh hưởng Đến hoạt Động Đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra còn có một số hạn chế sau:



  • Luật công cụ chuyển nhượng Đã có hiệu lực từ năm 2006 nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.

  • Thiếu hệ thống giao dịch sơ cấp; thanh khoản thị trường trái phiếu bị thắt chặt; TPCP Địa phương vẫn còn kém hấp dẫn; và lãi suất thấp của TPCP Đã hạn chế nhu cầu của NH Đối với tín phiếu KBNN.

  • Các giấy tờ có giá có thể sử dụng trong các giao dịch trên TTTT vẫn tập trung chủ yếu ở các NHTM Nhà nước. Một số công cụ Đã Được sử dụng khá phổ biến trên TTTT các nước như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi... nhưng hầu như vẫn chưa Được hình thành, hoặc còn ít sử dụng ở Việt Nam.

  • Kỳ hạn của các TPCP – công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở vẫn chưa thực sự Đa dạng, nhất là tín phiếu Kho bạc với thời hạn ngắn dưới 6 tháng.

  • Số lượng thành viên tham gia hạn hẹp nên lãi suất nghiệp vụ thị trường mở chưa phản ánh Đúng quan hệ cung-cầu về vốn trên thị trường.


4. Thị trường hối Đoái :

Trên thị trường tài chính, thị trường hối Đoái là thị trường có tính thanh khoản cao nhất với doanh số giao dịch lớn nhất hiện nay. Và tỷ giá hối Đoái Được sử dụng như thước Đo chủ yếu Để nhận Định thị trường hối Đoái tại một quốc gia có Đang phát triển ổn Định hay không. Trên thực tế, tỷ giá hối Đoái là công cụ hữu hiệu Để Điều tiết hoạt Động xuất nhập khẩu cũng như dòng dịch chuyển của các luồng ngoại tệ. Nghĩa là, nó vẫn có thể trái ngược với trên thị trường quốc tế.

Xu hướng hội nhập gắn liền với chiến lược cạnh tranh bằng hàng xuất khẩu Đã tạo áp lực thay Đổi cách quản lý tỷ giá danh nghĩa, trong Đó, việc phá giá Đồng Việt Nam Được xem là bước “Đột phá” nhưng có thể gây xáo trộn lớn trong nền kinh tế.

Cụ thể là việc Điều chỉnh tỷ giá “phá giá 5% tiền Đồng” vừa qua. Theo như Đánh giá của báo Wall Street Journal ngày 27 tháng 11 năm 2009: “Quyết Định phá giá Đồng tiền Việt Nam Đang làm căng thẳng gia tăng trên cả Châu Á vì các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu trong vùng Đang tranh nhau tạo ưu thế khi Đơn Đặt hàng từ Âu Mỹ dần phục hồi.”

Trong lần Điều chỉnh tỷ giá này, mô hình chung, Chính phủ Đã có hướng giải cho bài toán xuất khẩu và các vấn Đề trong nước, nhất là nạn Đầu cơ. Đây cũng là bước Đột phá mà tờ báo nổi tiếng Wall Street Journal Đã nhận Định “..không có mấy nước Châu Á làm theo Việt Nam nhưng nước cạnh tranh như Thái Lan Đang phải chuẩn bị Để không bị rớt khỏi cuộc chơi..”. Hay như Financial Times, “Đây là cách “trợ giá thô” cho ngành xuất khẩu Việt nam, là làm thiệt hại cho các nước xuất khẩu khác. Nhưng sẽ không có chuyện Việt Nam bị trả Đũa”.

a). Kết quả Đạt Được:

Quy chế hoạt Động giao dịch hối Đoái Được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt Động kinh doanh hối Đoái, Đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường; tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến Động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lại; giúp cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các Đơn vị kinh tế chủ Động trong kinh doanh; thúc Đẩy và phát triển các giao dịch hối Đoái Để góp phần hoàn thiện thị trường hối Đoái ở Việt Nam.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức Được hình thành từ năm 1994. Thị trường này giúp kết nối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng. Qua thị trường này, NHNN Đã theo dõi Được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, thấy Được diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò là người mua bán cuối cùng. NHNN tham gia thị trường này nhằm thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Kể từ năm 1999, ngoài Điều hành linh hoạt tỷ giá, NHNN còn thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời tỷ giá trên thị trường giúp các NHTM cân Đối ngoại tệ Đã góp phần làm ổn Định tỷ giá.

Việc NHNN Điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (Điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên Độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3%(ngày 07/11/2008) lên +5%(ngày 24/03/2009) hoặc giảm +3% (ngày 25/11/2009) Đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống Đầu cơ ngoại tệ ; bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu Đảm bảo ổn Định sản xuất và Đời sống Đã góp phần Điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.



b). Một số hạn chế, bất cập:

Thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nước trong khu vực, kể cả quy mô và chiều sâu do chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy Định lỏng lẻo, tạo Điều kiện cho những hành vi vi phạm về quản lý. Phổ biến tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp vẫn còn diễn ra phổ biến, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa Được thu hút vào hệ thống ngân hàng, chưa nâng cao Được tính chuyển Đổi của Đồng Việt Nam và chưa phát huy Được tác dụng trong việc khắc phục tình trạng Đô la hóa của nền kinh tế.

Những vấn Đề hết sức quan trọng của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ Được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa Được Điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch. Đối với công cụ tỷ giá: Nếu như trước Đây NHNN vẫn khống chế biên Độ tỷ giá (±0.5%) trong một thời gian dài thì nay Đã cho phép các NHTM giao dịch trong biên Độ (±1%) Điều này Đã hạn chế quyền chủ Động linh hoạt của các NHTM trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ có liên quan Đến ngoại hối.

Các giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chủ yếu Được thực hiện dưới hình thức giao ngay. Các công cụ mang tính phòng ngừa rủi ro, công cụ phái sinh còn ít Được áp dụng hoặc mới bước Đầu triển khai, nhất là giao dịch kỳ hạn, quyền chọn và giao dịch hoán Đổi với các hình thức hoán Đổi lãi suất, hoán Đổi tiền tệ.

Song song thị trường ngoại tệ chính thức còn có sự tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ Đen mà Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Quang Huy nhận Định là có quy mô tương Đối nhỏ nhưng có tác Động lớn Đến tâm lý.

Sự ra Đời và tồn tại của thị trường ngoại tệ chợ Đen là một tất yếu xuất phát từ thực trạng kinh tế và cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam. Độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ Đen Đã tạo nên khái niệm Độ mở “cánh kéo” giúp Đánh giá mức Độ hợp lý trong Điều hành tỷ giá. Tính hợp lý bộc lộ khi hai tỷ giá xích lại gần nhau. Không nhất thiết làm chúng trùng nhau vì thị trường chợ Đen cũng chỉ là một mảng nhỏ trong tổng thể thị trường, và tính bất hợp pháp của nó luôn chứa Đựng một khoản rủi ro nhất Định.

Thị trường tiền tệ nổi trội với những Đồng tiền mạnh như: USD, EUR, JPY. Nhưng chỉ duy nhất USD chiếm tỷ trọng ưu thế trong tổng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Ngay cả Việt Nam, Chính phủ vẫn tập trung vào dự trữ Đồng USD. Mặc dù có tỷ giá tương Đối ổn Định, EUR và JPY vẫn chưa Được sự quan tâm Đúng mức trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ.

Thị trường ngoại hối Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào USD - Đã gây nên hiện trạng “Đô la hóa”, Để rồi phải suy ngẫm và tìm cách khắc phục. Làm mất giá Đồng tiền nội tệ có là giải pháp hữu hiệu Để phát triển kinh tế xuất khẩu, thu hút Đầu tư?

Đến nay, thị trường hối Đoái Việt Nam vẫn mang Đặc trưng là thiếu các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Các công cụ hoạt Động trên thị trường hối Đoái, như: hợp Đồng giao ngay (Spot), hợp Đồng hoán Đổi (Swap), hợp Đồng kỳ hạn (Forward), hợp Đồng quyền chọn (Option)... thật sự rất cần thiết cho các nhà kinh doanh ngoại tệ, các công ty xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp dễ chịu tổn thất khi tỷ giá biến Động nếu các công cụ này vẫn chưa Được hoàn thiện và phát huy hết tác dụng.
Phn 3 : MC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GII PHÁP PHÁT TRIN TH TRƯỜNG TIN T VIT NAM ĐẾN 2010 VÀ TM NHÌN ĐẾN NĂM 2015

1. Mục tiêu, Định hướng:

1.1. Mục tiêu:

Ổn Định và phát triển thị trường tiền tệ Để thực hiện có hiệu quả vai trò Điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn, Đáp ứng yêu cầu thúc Đẩy nền kinh tế phát triển bền vững phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện Đại hóa Đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Định hướng:

Để thực hiện mục tiêu trên, thị trường tiền tệ Việt Nam cần phát triển theo Định hướng sau: Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, Đồng bộ, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch Định và Điều hành chính sách tiền tệ, huy Động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Theo Đó, thị trường tiền tệ sẽ phát triển mạnh trên cơ sở tổ chức lại và củng cố thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt Động thông thoáng, tăng cường vai trò giám sát, Điều hành, khả năng kiểm soát, Điều tiết thị trường của NHNN; phát triển thị trường Đấu thầu tín phiếu Kho bạc; tăng cường hoạt Động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có Độ an toàn và tính thanh khoản cao Được phép giao dịch; tăng cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả năng chuyển Đổi rủi ro giữa các thị trường; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt Động thị trường tiền tệ.


2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ Đến năm 2010 và tầm nhìn 2015:

2.1. Giải pháp trước mắt:

2.1.1 Tháo gỡ ngay một số vướng mắc pháp lý Để tạo thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ và tăng cường công cụ giao dịch thị trường:

Đề nghị Chính phủ cho phép trái phiếu Đặc biệt Được giao dịch trên thị trường tiền tệ như các loại trái phiếu khác của Chính phủ.

Đề nghị Bộ Tài chính xem xét phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc với nhiều loại kỳ hạn.

Đề nghị NHNN bổ sung, sửa Đổi một số qui Định Để tăng thêm tính thông thoáng cho thị trường:



  • Sửa Đổi quy chế cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá của NHNN Đối với các ngân hàng theo hướng không qui Định Điều kiện thời hạn còn lại của giấy tờ có giá dài hạn Được phép cầm cố (qui Định hiện nay là không quá 2 năm); Đồng thời có thể giải chấp ngay các giấy tờ có giá cầm cố bảo Đảm nợ Đã quá hạn thanh toán Để tăng cung cho thị trường;

  • Sửa Đổi Quy chế chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN theo hướng quy Định hạn mức tín dụng trên cơ sở giá trị giấy tờ có giá NHTM nắm giữ Để phù hợp nhu cầu của từng ngân hàng và khuyến khích các NHTM tăng cường giao dịch, nắm giữ giấy tờ có giá Đủ Điều kiện giao dịch trên thị trường mở và bảo Đảm trong nghiệp vụ tái cấp vốn.

  • Bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành vào Quy chế bảo lãnh của ngân hàng Đối với khách hàng Để tạo Điều kiện thuận lợi cho việc phát hành giấy tờ có giá của doanh nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường tiền tệ trong tương lai và là cầu nối giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.

2.1.2 Điều hành linh hoạt thị trường mở và thị trường Đấu thầu trái phiếu chính phủ:

Điều hành linh hoạt thị trường mở với việc tăng số phiên và khối lượng giao dịch, Đa dạng hoá kỳ hạn và lãi suất Để hút vốn khả dụng tạm thời dôi dư của các TCTD.



Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước Đấu thầu hàng quý, hàng năm và linh hoạt hơn nữa lãi suất Đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến thị trường.

2.2. Các giải pháp thường xuyên và lâu dài:

Mt là, tiếp tc hoàn thiện khung pháp lý cn thiết cho s pt triển ca TTTT

Rà soát và sm hoàn thiện các qui đnh hiện hành v phát hành các công cụ trên TTTT sơ cấp như phát hành thương phiếu, chng ch tiền gi, ca các NHTM, cần tiếp tc chun hoá đ tạo điu kiện cho các công cụ này đưc giao dịch trên th trường th cp.

Ban hành đồng b văn bản hướng dn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa ri ro theo thông l quốc tế; đẩy mnh các nghip v k hn và hoán đổi. Tiếp tc b sung, sửa đổi các văn bản tạo khuôn kh pháp lý cho hoạt động ca th trưng th cấp như quy đnh v việc mua bán giấy t giá gia các TCTD; quy đnh v việc chiết khấu giấy t giá ca TCTD đối với khách hàng... nhằm tăng nh thanh khoản ca các công cụ trên TTTT, tạo điu kiện thuận li cho hot đng ca các TCTD và các thành viên khác trên th trường.

Tiếp tc triển khai việc hoàn thin các văn bn pháp lý cho việc hình thành và phát triển các thành viên chuyên nghip trên TTTT, nhất là các nhà tạo lp th tờng.



Hai là, pt trin và hn thiện cu trúc TTTT Việt Nam

- Cần nghiên cu, xem xét nhm xây dng TTTT Việt Nam hoàn chnh trên cơ s các th trưng b phận như th trưng nội tệ, th trường ngoại tệ, th tờng đấu thầu n phiếu kho bạc, OMO, tạo s thống nhất giữa các th tờng b phận ca TTTT nhm đm bo li ích ca các thành viên tham gia th tng, tng bưc tạo kênh truyền dn đ NHNN th kiểm soát và can thiệp ch động tng qua điều tiết giá cả (lãi sut) trên TTTT, tng bưc làm cho TTTT trở thành th trường thực s năng động, mang tính cạnh tranh cao và nhạy cm tc nhng thay đổi v chính sách ca NHNN.

- Tiếp tc hoàn thiện các quy đnh v t chc, hoạt động và kiểm soát TTTT, đc biệt là



đưa ra các quy đnh chung nhất v tư cách thành viên trên TTTT, trong đó:

(1) NHNN tham gia trên cả TTTT sơ cấp và th cấp vi tư ch vừa là ngưi t chức, điều hành, kiểm soát và chi phi TTTT tng qua các nghip v th trưng cũng như thc hiện vai t ngưi cho vay cuối cùng (nếu cần) đ đạt đưc s cân bng th trưng và phù hp với mc tiêu điều hành CSTT.

(2) Thành lập h thống các đại lý cấp I trong đó ch trương lựa chn 5-7 TCTD là ngân hàng hoặc TCTD phi ngân hàng đáp ng đầy đ nhất các điu kiện do NHNN đặt ra làm đi lý cấp I. Các thành viên trên th tng phải đầy đ và hot động mang tính chuyên nghip cao, cụ thể: (i) Các nhà tạo lp th trường (là nhng t chc kinh doanh tiền t chuyên nghiệp, cam kết yết giá 2 chiều đ đm bo hình thành khung lãi sut ca th trường); (ii) thành viên khác ca TTTT (các TCTD, các đnh chế tài chính khác đ điều kiện v tư cách thành viên); (iii) các thành viên đưc tham gia giao dịch hối đoái (áp dụng đối với các giao dịch đưc thc hin bng ngoi t trên TTTT)… (iv) các t chc môi gii tiền t (nhà môi gii tiền tệ) tham gia TTTT vi mc tiêu kết nối cung- cầu nhm hưởng phí môi gii; (v) các công ty xếp hng tín nhiệm đ giúp cho việc đnh giá giấy t giá đưc chính xác và hạn chế ri ro hoạt động ca các thành viên th tng.

Trên s đặc điểm tn, cấu trúc TTTT Việt Nam th khái quát như sau:



Sơ đ 1. Cu trúc th trường tiền tệ Việt Nam

CẤU TC THỊ TRƯNG TIỀN TỆ VIỆT NAM


Bộ Tài chính Nn hàng Nhà nước Việt Nam




TT sơ cp

(TT1)

OMO (Spots/ Repos)



S giao djch chng khoán

/Trung tâm lưu ký chng khoán

tp trung

Dai cp I (Dealer)
TT th

cp (TT2)
(M.Maker, broker)
TCV, TCK, DTBB


Thị trường vn

Thành viên khác của TTTT

Thị trường tiền t


Ba là, pt trin ha tng và hn thiện quy tc gi

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương